1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CHUYÊN đề các yếu tố KHÍ hậu, môi TRƯỜNG đất, kỹ THUẬT CANH tác cây bắp TRÊN nền đất ĐEN BAZAN

22 346 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 146 KB

Nội dung

1. ĐẤT ĐEN BAZAN Diện tích 22.707 ha, chiếm 23,4% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung dọc hai bên bờ sông Đồng Nai thuộc các xã Phú Lợi, Phú Tân, Phú Vinh và Thanh Sơn. Đất được hình thành từ đá bọt Bazan, giàu kiềm nên thường có màu đen, rất giàu đạm (0,12 – 0,35%), mùn (2,0 – 4,0%), lân (0,1 – 0,4%). Mặt khác dung lượng trao đổi chất dinh dưỡng trong đất và độ no bazơ rất cao (đạt 30 – 40me100g sét và 50 – 80%) nên rất thuận lợi để khai thác trồng nhiều loại cây ăn quả. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số trong đất đen tương đối cao và giảm chậm theo chiều sâu phẫu diện. Ở độ sâu 80 – 100cm hàm lượng chất hữu cơ vẫn đạt 1,6 – 1,7%, đạm tổng số từ 0,10 – 0,11%, lân tổng số rất giàu. Riêng kali tổng số nghèo (0,5 – 1,0%) là do bản chất của đá bazan nghèo kali. Vì hàm lượng kali trong đất thường nghèo (chỉ đạt 0,06 – 0,5%), lại ở các dạng địa hình cao nên rất dễ bị rửa trôi, cần chú trọng đến các biện pháp làm đất và che phủ đất chống xói mòn. Khả năng sử dụng: đây là loại đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng và cây ăn trái nhưng việc bố trí cây ăn trái phải tùy thuộc vào địa hình và độ dày tầng đất. Tuy nhiên, hạn chế chính của nhóm đất này trên địa bàn huyện là trên 52% diện tích có tầng rất mỏng < 30cm (11.807 ha) và 38% diện tích có tầng mỏng từ 30 – 50cm (8.628 ha), ít thích hợp cho cây trồng lâu năm, kể cả các loại cây ăn trái. Hiện trạng trên đất tầng mỏng người dân đang trồng bắp, đậu nành, thuốc lá và trên đất tầng dày trồng cà phê, cây ăn trái. Nhìn chung về hình thái đất đen bazan đều có đặc điểm chung là tầng đất rất mỏng, trong phẫu diện lẫn rất nhiều mảnh đá vụn hoặc kết von, nhiều nơi tầng đất mịn chỉ sâu vài cm và trên bề mặt đất có rất nhiều đá lộ đầu, có nơi tạo thành cụm dày đặc. Những thuận lợi: độ phì nhiêu rất cao, các chất dinh dưỡng rất cân đối ngoài trừ kali, cấu trúc đoàn lạp tơi xốp. Những hạn chế: tầng đất thường rất mỏng, lẫn nhiều đá và kết von, nhiều đá lộ đầu. 2. CÂY BẮP 2.1. Giới thiệu Bắp là cây lương thực quan trọng đứng thứ 3 sau lúa nước và lúa mì. Ở nhiều vùng đất cao, không chủ động nước, cây bắp trở thành cây lương thực chủ yếu. Về giá trị dinh dưỡng bắp không thua kém so với lúa nước và lúa mì (tính cho 100gram hạt tươi). Đặc biệt, thành phần protein và lipit ở bắp cao hơn hẳn so với lúa nước và lúa mì. Ngoài ra trong thành phần protein, bắp chứa nhiều các axit amin không thay thế như lysin, tryptophan, leusin…. rất cần thiết cho cơ thể người. Bắp ngoài dùng làm lương thực cho người, cây và hạt cũng dùng làm thức ăn quan trọng cho gia xúc. Bột bắp là nguyên liệu có giá trị trong công nghiệp thực phẩm (chế biến bánh kẹo, bột ngọt……) và còn cho nhiều ngành khác. Trên thế giới cây bắp được trồng ở khắp các châu lục do khả năng thích ứng rộng. Những năm gần đây diện tích trồng bắp trên toàn thế giới khoảng 130 triệu ha với tổng sản lượng khoảng 500 triệu tấn năm. Ở Việt Nam, bắp là cây lương thực quan trọng thứ 2 đứng sau cây lúa. Ở vùng núi phía Tây Bắc bà con dân tộc sống chủ yếu bằng bắp. Cây bắp được trồng rộng khắp trên cả 3 miền của nước ta. Năng suất trung bình hàng năm khoảng 2,7 tấnha. Mục tiêu đến năm 2010 đạt diện tích trồng là 1200 triệu ha với năng suất bình quân 4–5 tấnha, để có tổng sản lượng 56 triệu tấn hạtnăm. Để đạt mục tiêu trên, trước hết cần nhanh chóng tăng diện tích và áp dụng đồng bộ kỹ thuật thâm canh cùng với chính sách phù hợp. Những vùng trồng bắp lớn của nước ta là Đông Nam bộ, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung Nam bộ. Các tỉnh trồng nhiều nhất là Đồng Nai, Đắc Lắc, Sơn La, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An (mỗi tỉnh trên 40.000ha). Trong các loại bắp, bắp lai được trồng phổ biến nhất, chiếm 70% diện tích trồng bắp của cả nước. Diện tích trồng bắp lai của cả nước hiện nay hơn 1 triệu ha, nhưng sản lượng bình quân chỉ đạt khoảng 3,5 triệu tấnnăm, không đủ cung ứng cho nhu cầu trong nước nên Việt Nam vẫn còn phải nhập thêm bắp từ nước ngoài. Tỷ trọng chăn nuôi ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng bắp làm thức ăn chăn nuôi ngày càng cao. Do đó, rất cần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây bắp lai. Năm 2005, Viện Dinh dưỡng cây trồng quốc tế Chương trình Ðông Nam Á phối hợp với Trường Ðại học Cần Thơ, Viện Lúa ÐBSCL, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên triển khai thực hiện dự án “Quản lý dinh dưỡng chuyên vùng cho bắp ở Việt Nam”. Dự án được thực hiện từ năm 2005 đến 2008 với mục tiêu: gia tăng năng suất và lợi nhuận của bắp ở những vùng trồng bắp chủ yếu của Việt Nam, thông qua việc áp dụng kỹ thuật canh tác tối ưu, biện pháp quản lý chất dinh dưỡng chuyên vùng và quản lý chất dinh dưỡng tổng hợp. Năm 20052006, các viện, trường đã thực hiện thí nghiệm trên ruộng của nông dân ở một số tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên, Ðông Nam bộ và Ðồng bằng sông Cửu Long, để tìm hiểu năng suất tối đa có thể đạt được và hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng của bắp. Qua đó, các nhà khoa học đã xây dựng phương pháp xác định cách quản lý chất dinh dưỡng NPK tốt nhất dùng cho bắp, dựa trên những kỹ thuật canh tác và quản lý bắp tốt nhất mà nông dân có thể áp dụng. Phương pháp này đang được thử nghiệm trên từng thửa ruộng của nông dân ở từng vùng cụ thể. Tình hình cây bắp ở Đồng Nai Một chương trình khuyến nông trọng điểm nhằm chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp vào vụ đông xuân tại những cánh đồng vốn độc canh từ 2 3 vụ lúa, đã được Trung tâm khuyến nông (TTKN) Đồng Nai triển khai trong vụ đông xuân 2004 2005 vừa qua. Kết quả, từ 75 hécta thí điểm đầu tiên đã cho thấy những tín hiệu khá khả quan.

Chuyên đề : CÂY BẮP CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG ĐẤT, KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY BẮP TRÊN NỀN ĐẤT ĐEN BAZAN 1. ĐẤT ĐEN BAZAN Diện tích 22.707 ha, chiếm 23,4% diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố tập trung dọc hai bên bờ sông Đồng Nai thuộc các xã Phú Lợi, Phú Tân, Phú Vinh và Thanh Sơn. Đất được hình thành từ đá bọt Bazan, giàu kiềm nên thường có màu đen, rất giàu đạm (0,12 – 0,35%), mùn (2,0 – 4,0%), lân (0,1 – 0,4%). Mặt khác dung lượng trao đổi chất dinh dưỡng trong đất và độ no bazơ rất cao (đạt 30 – 40me/100g sét và 50 – 80%) nên rất thuận lợi để khai thác trồng nhiều loại cây ăn quả. Hàm lượng chất hữu cơ và đạm tổng số trong đất đen tương đối cao và giảm chậm theo chiều sâu phẫu diện. Ở độ sâu 80 – 100cm hàm lượng chất hữu cơ vẫn đạt 1,6 – 1,7%, đạm tổng số từ 0,10 – 0,11%, lân tổng số rất giàu. Riêng kali tổng số nghèo (0,5 – 1,0%) là do bản chất của đá bazan nghèo kali. Vì hàm lượng kali trong đất thường nghèo (chỉ đạt 0,06 – 0,5%), lại ở các dạng địa hình cao nên rất dễ bị rửa trôi, cần chú trọng đến các biện pháp làm đất và che phủ đất chống xói mòn. Khả năng sử dụng: đây là loại đất tốt, thích hợp với nhiều loại cây trồng và cây ăn trái nhưng việc bố trí cây ăn trái phải tùy thuộc vào địa hình và độ dày tầng đất. Tuy nhiên, hạn chế chính của nhóm đất này trên địa bàn huyện là trên 52% diện tích có tầng rất mỏng < 30cm (11.807 ha) và 38% diện tích có tầng mỏng từ 30 – 50cm (8.628 ha), ít thích hợp cho cây trồng lâu năm, kể cả các loại cây ăn trái. Hiện trạng trên đất tầng mỏng người dân đang trồng bắp, đậu nành, thuốc lá và trên đất tầng dày trồng cà phê, cây ăn trái. Nhìn chung về hình thái đất đen bazan đều có đặc điểm chung là tầng đất rất mỏng, trong phẫu diện lẫn rất nhiều mảnh đá vụn hoặc kết von, nhiều nơi tầng đất mịn chỉ sâu vài cm và trên bề mặt đất có rất nhiều đá lộ đầu, có nơi tạo thành cụm dày đặc. Những thuận lợi: độ phì nhiêu rất cao, các chất dinh dưỡng rất cân đối ngoài trừ kali, cấu trúc đoàn lạp tơi xốp. Những hạn chế: tầng đất thường rất mỏng, lẫn nhiều đá và kết von, nhiều đá lộ đầu. 1 Chuyên đề : CÂY BẮP 2. CÂY BẮP 2.1. Giới thiệu Bắp là cây lương thực quan trọng đứng thứ 3 sau lúa nước và lúa mì. Ở nhiều vùng đất cao, không chủ động nước, cây bắp trở thành cây lương thực chủ yếu. Về giá trị dinh dưỡng bắp không thua kém so với lúa nước và lúa mì (tính cho 100gram hạt tươi). Đặc biệt, thành phần protein và lipit ở bắp cao hơn hẳn so với lúa nước và lúa mì. Ngoài ra trong thành phần protein, bắp chứa nhiều các axit amin không thay thế như lysin, tryptophan, leusin…. rất cần thiết cho cơ thể người. Bắp ngoài dùng làm lương thực cho người, cây và hạt cũng dùng làm thức ăn quan trọng cho gia xúc. Bột bắp là nguyên liệu có giá trị trong công nghiệp thực phẩm (chế biến bánh kẹo, bột ngọt……) và còn cho nhiều ngành khác. Trên thế giới cây bắp được trồng ở khắp các châu lục do khả năng thích ứng rộng. Những năm gần đây diện tích trồng bắp trên toàn thế giới khoảng 130 triệu ha với tổng sản lượng khoảng 500 triệu tấn /năm. Ở Việt Nam, bắp là cây lương thực quan trọng thứ 2 đứng sau cây lúa. Ở vùng núi phía Tây Bắc bà con dân tộc sống chủ yếu bằng bắp. Cây bắp được trồng rộng khắp trên cả 3 miền của nước ta. Năng suất trung bình hàng năm khoảng 2,7 tấn/ha. Mục tiêu đến năm 2010 đạt diện tích trồng là 1200 triệu ha với năng suất bình quân 4– 5 tấn/ha, để có tổng sản lượng 5-6 triệu tấn hạt/năm. Để đạt mục tiêu trên, trước hết cần nhanh chóng tăng diện tích và áp dụng đồng bộ kỹ thuật thâm canh cùng với chính sách phù hợp. Những vùng trồng bắp lớn của nước ta là Đông Nam bộ, Tây Nguyên, miền núi phía Bắc và duyên hải miền Trung Nam bộ. Các tỉnh trồng nhiều nhất là Đồng Nai, Đắc Lắc, Sơn La, Hà Giang, Thanh Hóa, Nghệ An (mỗi tỉnh trên 40.000ha). Trong các loại bắp, bắp lai được trồng phổ biến nhất, chiếm 70% diện tích trồng bắp của cả nước. Diện tích trồng bắp lai của cả nước hiện nay hơn 1 triệu ha, nhưng sản lượng bình quân chỉ đạt khoảng 3,5 triệu tấn/năm, không đủ cung ứng cho nhu cầu trong nước nên Việt Nam vẫn còn phải nhập thêm bắp từ nước ngoài. Tỷ trọng chăn nuôi ngày càng phát triển, nhu cầu sử dụng bắp làm thức ăn chăn nuôi ngày càng cao. Do đó, rất cần nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế của cây bắp lai. 2 Chuyên đề : CÂY BẮP Năm 2005, Viện Dinh dưỡng cây trồng quốc tế- Chương trình Ðông Nam Á phối hợp với Trường Ðại học Cần Thơ, Viện Lúa ÐBSCL, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam, Viện Nông hóa Thổ nhưỡng và Viện Khoa học Kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên triển khai thực hiện dự án “Quản lý dinh dưỡng chuyên vùng cho bắp ở Việt Nam”. Dự án được thực hiện từ năm 2005 đến 2008 với mục tiêu: gia tăng năng suất và lợi nhuận của bắp ở những vùng trồng bắp chủ yếu của Việt Nam, thông qua việc áp dụng kỹ thuật canh tác tối ưu, biện pháp quản lý chất dinh dưỡng chuyên vùng và quản lý chất dinh dưỡng tổng hợp. Năm 2005-2006, các viện, trường đã thực hiện thí nghiệm trên ruộng của nông dân ở một số tỉnh phía Bắc, Tây Nguyên, Ðông Nam bộ và Ðồng bằng sông Cửu Long, để tìm hiểu năng suất tối đa có thể đạt được và hiệu quả sử dụng chất dinh dưỡng của bắp. Qua đó, các nhà khoa học đã xây dựng phương pháp xác định cách quản lý chất dinh dưỡng NPK tốt nhất dùng cho bắp, dựa trên những kỹ thuật canh tác và quản lý bắp tốt nhất mà nông dân có thể áp dụng. Phương pháp này đang được thử nghiệm trên từng thửa ruộng của nông dân ở từng vùng cụ thể. Tình hình cây bắp ở Đồng Nai Một chương trình khuyến nông trọng điểm nhằm chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bắp vào vụ đông -xuân tại những cánh đồng vốn độc canh từ 2 - 3 vụ lúa, đã được Trung tâm khuyến nông (TTKN) Đồng Nai triển khai trong vụ đông -xuân 2004 - 2005 vừa qua. Kết quả, từ 75 hécta thí điểm đầu tiên đã cho thấy những tín hiệu khá khả quan. Từ vụ đông - xuân 2004 – 2005 nhiều hộ nông dân chuyển sang trồng bắp trên cánh đồng lúa đã "trúng" lớn khi đều đạt năng suất trên 11 tấn/hecta. Theo tính toán của Trung tâm Khuyến Nông tỉnh, phần lớn trong số 75 hecta đất thí điểm chuyển từ trồng lúa sang trồng các giống bắp lai ngắn ngày trong vụ đông - xuân 2004 - 2005 đều đem lại cho nông dân mức thu nhập tăng từ 1,5 đến 2 lần so với trồng lúa trước đây. Trong khi đó, giá bắp những năm gần đây khá cao (niên vụ 2004 - 2005 đạt mức 2.400 - 2.500 đồng/kg) và có "đầu ra" ổn định tại các nhà máy chế biến thức ăn gia súc đóng trên địa bàn Đồng Nai. 3 Chuyên đề : CÂY BẮP Việc thâm canh cây bắp vụ đông - xuân trên ruộng độc canh lúa cũng được xem là một giải pháp tiết kiệm nguồn nước. Thực tế từ huyện Định Quán cho thấy, địa phương này có khoảng 1.000 hecta lúa 3 vụ, trong đó xã Thanh Sơn chiếm gần 40% diện tích. Tất cả diện tích này trước đây đều độc canh cây lúa, vì vậy áp lực nước tưới trong vụ đông - xuân là rất lớn. Trong khi đó, đặc điểm của mùa vụ này là càng cuối vụ càng khan hiếm nước. Vụ đông - xuân 2004 - 2005, huyện chọn 11 hecta trên cánh đồng ấp 8, xã Thanh Sơn để thí điểm việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ độc canh cây lúa sang trồng 2 vụ lúa và 1 vụ bắp thâm canh. Kết quả, nhiều hộ đã tiết kiệm được từ 40 - 50% lượng nước tưới so với trồng lúa và không còn tình trạng "tranh giành" nguồn nước như trước đây. Ngoài ra, việc trồng bắp trên đất lúa còn giúp bà con nông dân ở đây giải quyết được nhiều vấn đề như: cắt được chu kỳ sinh sản của một số sâu bệnh và cỏ dại, tạo nguồn thức ăn dự trữ cho chăn nuôi trâu, bò Bên cạnh đó, vẫn còn những khó khăn cho hướng đi mới này, vì chuyển từ cây lúa sang cây bắp không chỉ là chuyện chuyển đổi cây trồng mà còn chuyển đổi cả một thói quen, một tập quán canh tác … Trong sản xuất cây bắp lai, công tác giống được coi là một biện pháp kỹ thuật tiền đề và đột phá đầu tiên để đưa năng suất tăng nhảy vọt và ổn định. Vì vậy từ những năm đầu tiên triển khai chương trình, Trung tâm Khuyến nông đã kịp thời chọn lọc và bổ sung các giống bắp mới. Điều này không chỉ giúp cho việc nâng cao năng suất trồng bắp mà còn làm cho giống bắp ngày càng phong phú và đa dạng, từ đó người dân có điều kiện chọn lựa các loại giống bắp phù hợp với điều kiện sinh thái của địa phương. Các giống bắp được sử dụng là những giống bắp ngắn ngày có dạng cây và dạng lá gọn, tính chống chịu tốt và đặc biệt có năng suất cao và ổn định được trồng nhiều trên địa bàn tỉnh là các giống bắp CP888, LVN10, C919,NK67… Hơn nữa, một số vấn đề cần lưu ý đối với cây bắp nếu giống là tiền đề thì mật độ - khoảng cách và chế độ phân bón là biện pháp kỹ thuật có tính chất quyết định đến năng suất và phẩm chất của cây bắp lai. Khi xây dựng chế độ phân bón cho cây bắp cần lưu ý bón phân cân đối N:P:K theo tỷ lệ 2:1:1 đặc biệt là vụ đông xuân. Hiện nay một số nông dân trồng bắp còn bón nặng về phân đạm nhẹ kali và chỉ bón kali ở giai 4 Chuyên đề : CÂY BẮP đoạn sau, điều này sẽ bất hợp lý vì khi bố trí tăng mật độ mà bón tăng lượng đạm kali thì cây bắp sẽ phát triển tăng chiều cao, dẫn đến năng suất và phẩm chất giảm. Ngoài ra việc dùng phân hữu cơ để chăm bón sẽ mang lại hiệu quả cao. Kinh nghiệm từ 75 hecta thí điểm trồng bắp trên đất lúa vừa qua cho thấy muốn sản xuất hiệu quả phải chuyển đổi một cách đồng bộ. Nhiều nông dân đã quen trồng lúa nên khi chuyển sang trồng bắp cũng gặp những khó khăn nhất định. Vì bên cạnh những yếu tố thuộc về thổ nhưỡng, trình độ canh tác thì việc áp dụng khoa học kỹ thuật cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây trồng. Đối với một số hộ không đạt kết quả như mong muốn, là do đã tự ý bón thêm hoặc bỏ bớt phân bón, trong khi đó trồng bắp lai cần tuân thủ theo một quy trình kỹ thuật khá nghiêm ngặt. Điều này cũng giải thích một phần vấn đề tại sao cùng một giống bắp lai nhưng có địa phương cho năng suất cao nhưng có địa phương lại khá thấp. Chẳng hạn như cùng giống bắp lai NK54, Tân Phú đạt năng suất trung bình 11 tấn/ hecta, Vĩnh Cửu 10 tấn/ hecta, trong khi Cẩm Mỹ chỉ đạt 7,5 tấn/ hecta Theo Trung tâm Khuyến nông Đồng Nai, mục đích của chương trình chuyển đổi cây trồng trọng điểm này là "đánh" vào vùng sâu, vùng xa nhằm tạo ra những chuyển biến về tâm lý, tập quán canh tác của nông dân. Vì vậy, việc giải quyết nguồn vốn cho nông dân vùng sâu, vùng xa trong lần đầu tiên đầu tư vào cây bắp cũng là điều cần được các ngành chức năng hỗ trợ kịp thời. Bởi, thực tế cho thấy, nông dân vùng sâu, vùng xa không chỉ đã hạn chế về vốn, mà chi phí đầu tư cho cây bắp lại thường lớn hơn cây lúa. Trong khi đó, giá vật tư, phân bón trong vụ đông - xuân vừa qua lại tăng cao hơn so với năm trước, dẫn tới chi phí đầu tư của nông dân bị hạn chế, làm ảnh hưởng một phần tới năng suất bắp. Trong thời gian tới, tỉnh Đồng Nai sẽ tiếp tục phát huy và đầu tư phát triển chương trình bắp đông xuân ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc. 5 Chuyên đề : CÂY BẮP 2.2. Đặc tính 2.2.1 Đặc điểm thực vật học Cây bắp là cây ngắn ngày hàng niên thuộc họ Hòa Thảo. Rễ: thuộc loại rễ chùm, ăn nông, phân bố chủ yếu ở tầng đất mặt sâu 20cm. Chúng có 2 loại rễ là rễ chính và rễ phụ. Rễ chính phát triển từ rễ mầm, tạo thành chùm, là bộ rễ hấp thu thức ăn chủ yếu. Rễ phụ mọc ra từ các đốt thân gần gốc, ngoài việc trợ giúp hút thức ăn rễ phụ còn có vai trò quan trọng là giúp cây chống đổ ngã còn gọi là rễ chân kiên. Giống bắp có bộ rễ phụ phát triển là giống có khả năng chống đổ ngã tốt. Thân: phần lớn các giống bắp có chiều cao từ 180 – 210cm. Thân tròn hoặc hơi có cạnh, ruột thân hơi xốp, chia làm nhiều đốt, các đốt phía dưới có khả năng sinh rễ phụ: Lá: hình lưỡi mác, dài 1.0 - 1.5 m, rộng từ 7 – 10 cm, có màu xanh đậm, hai bên rìa lá có gai cứng nhỏ, mặt lá hơi nhám. Phiến lá gồm 1 gân chính và nhiều gân phụ song song chạy dọc phiến lá. Bẹ lá dài ôm kín thân, có nhiều lông, màu nâu tím nhạt. Cả đời sống cây bắp có trung bình từ 18 đến 20 lá tùy giống. Hoa và trái: bắp là cây hoa đơn tính, gồm hoa đực và hoa cái. Hoa đực mọc thành chùm ở đỉnh thân (còn gọi là bông cờ). Hoa đực nhỏ gồm cánh hoa màu vàng, chùm nhị đực và bao phấn, cá biệt trên chùm nhị đực có vài hoa cái không hoàn chỉnh. Hoa cái gồm nhiều hoa xếp liền nhau thành hàng dọc xung quanh trục chính, bên ngoài bao phủ bởi một số lá mỏng (gọi là lá bi). Toàn bộ lớp lá bi và chùm hoa cái bên trong sau này tạo thành quả bắp. Hoa cái không cánh, gồm một bầu noãn trần và một vòi nhụy dài màu nâu vàng nhạt, sau chuyển thành màu đen. Tất cả vòi nhụy tập trung vươn dài ra đầu lớp lá bi để hứng nhụy đực, thời kỳ này được gọi là bắp phun râu. Sau khi thụ phấn noãn tạo thành hạt, đóng thành trái bắp. Trái bắp dài 15 – 20 cm, rộng 4 – 6 cm, gồm 12-16 hàng, mỗi hàng có từ 25 – 50 hạt tùy giống. Mỗi cây bắp chỉ có 1 bông cờ 1 – 2 bắp. Bắp là cây dị hoa thụ phấn, hiện tượng thụ phấn chéo tạp giao rất cao. Hạt: hạt bắp hình tròn, bầu dục hoặc hình răng ngựa. Vỏ hạt mỏng, láng bóng, màu trắng vàng hoặc đỏ hồng, có giống màu hạt hơi tím. Khối lượng của 1000 hạt 6 Chuyên đề : CÂY BẮP khoảng 280 – 320 gram. Hạt gồm phần lớn là nội nhũ chất dinh dưỡng và một phôi nhỏ. Quá trình sinh trưởng và phát triển: Thời gian sinh trưởng và phát triển của cây bắp từ 80 – 120 ngày tùy thuộc giống và thời vụ gieo trồng. Thời vụ gieo trồng có nhiệt độ cao thì thời gian sinh trưởng và phát triển ngắn hơn những thời vụ có nhiệt độ thấp. Giống có thời gian sinh trưởng và phát triển dưới 90 ngày là giống có thời gian sinh trưởng và phát triển thấp, 90 – 100 ngày là giống có thời gian sinh trưởng và phát triển trung bình, trên 100 ngày là giống chín muộn (dài ngày). Quá trình sinh trưởng và phát triển của cây bắp được chia ra thành 5 giai đoạn: Giai đoạn mọc mầm: Sau khi gieo trồng từ 24 – 48 giờ thì hạt mọc mầm. Lúc này các chất dinh dưỡng từ nội nhũ được chuyển hóa để giúp rễ mầm và thân mầm phát triển. Giai đoạn mọc mầm cần nhiệt độ thích hợp từ 25 – 30 0 C, ẩm độ đất từ 75 – 80 %. Giai đoạn cây con (từ 1 – 5 lá mầm): là thời gian từ 10 – 12 ngày sau khi mọc mầm. Lúc này cây hình thành lá thật và bộ rễ bắt đầu phát triển. Từ lúc mọc mầm cho đến khi có 3 lá thật, cây con sống nhờ các chất dinh dưỡng trong phôi nhũ. Sau đó hút chất dinh dưỡng từ đất. Để cây con phát triển mạnh cần bón phân lót và thúc đợt 1 kịp thời. Giai đoạn tăng trưởng: từ 10 – 12 ngày đến 45 – 60 ngày sau khi mọc mầm. Giai đoạn này cây bắp phát triển mạnh thân và lá tới mức tối đa và chuẩn bị tạo mầm hoa đực, hoa cái nên cần nhiều nước và chất dinh dưỡng. Cần bón phân thúc về sau tập trung hết trong giai đoạn này. Giai đoạn trổ cờ và phun râu: Từ 45 – 60 ngày đến 60 – 75 ngày sau khi mọc mầm, kéo dài khoảng 10 – 15 ngày. Cả quá trình thụ phấn diễn ra trong giai đoạn này. Nếu gặp nhiệt độ quá cao hay quá thấp hoặc gặp khô hạn sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ phấn, làm trái bắp ít hạt thậm chí không có hạt. Trong việc chọn thời vụ gieo trồng ở các vùng cần đặc biệt chú ý đến giai đoạn này, nhất là với các giống bắp lai nhập nội kém thích ứng. 7 Chuyên đề : CÂY BẮP Giai đoạn chính: Sau khi thụ phấn bắt đầu hình thành hạt. Hạt qua các giai đoạn chín sữa, chín sáp rồi chín hoàn toàn, kéo dài khoảng 30 – 40 ngày. Thời kỳ này cây vẫn tiếp tục quang hợp chuyển hóa chất dinh dưỡng để nuôi hạt tạo thành năng suất. 2.2.2. Yêu cầu điều kiện sống Khí hậu: Cây bắp có thể sinh trưởng và phát triển trong phạm vi nhiệt độ từ 15 – 35 0 C, thích hợp nhất là ở khoảng nhiệt độ từ 20 – 30 0 C, dưới 25 0 C hạt bắp nảy mầm chậm và yếu. Dưới 20 0 C có thể không nảy mầm. Trên 30 0 C thời gian sinh trưởng rút ngắn rõ rệt và giảm năng suất. Cây bắp cần nhiều ánh sáng, vì vậy cần trồng nơi đủ ánh sáng và nhiệt độ thích hợp để cây không che khuất nhau. Thiếu ánh sáng thân cây nhỏ, lá nhạt màu quang hợp yếu và kém năng suất. Đất đai: Cây bắp có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau nhưng cần thoát nước tốt. Thích hợp nhất là các loại đất nhẹ, độ màu mỡ cao, đất bãi phù sa ven sông. Độ pH từ 5,5 – 8. Với yêu cầu khí hậu và đất đai như trên, các vùng sinh thái nước ta đều có thể trồng bắp. Chất dinh dưỡng: Cây bắp cũng cần có đầy đủ các chất đa lượng, đạm (N), lân và kali (K). Đồng thời cũng cần một số chất trung lượng và vi lượng như canxi (Ca), lưu huỳnh (S), magiê (Mg), Kẽm (Zn), đồng (Cu), bo (B)… + Đạm: là loại dinh dưỡng cần thiết cho sự tăng trưởng về thân lá, là nguồn dinh dưỡng chủ yếu để tạo thành hạt. Đủ đạm cây sinh trưởng tốt, năng suất cao. Ngược lại thiếu đạm cây sinh trưởng chậm, còi cọc, cây non có màu vàng nhạt, cây lớn thì các lá gốc nhanh chuyển vàng, sớm khô làm ảnh hưởng xấu đến năng suất của cây. Thừa đạm cây xanh mượt, mềm, yếu ớt, dễ bị đổ ngã và nhiều sâu bệnh . + Lân: là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bộ rễ, tăng khả năng quang hợp của cây, giúp cho hạt to và chắc. Cây bắp cần lân ngay từ nhỏ, nếu thiếu lá sẽ chuyển sang màu đỏ tím. Khi cây lớn nếu thiếu kali cây sẽ phun râu chậm, trái nhỏ, nhiều hạt lép và chín muộn làm giảm năng suất. 8 Chuyên đề : CÂY BẮP + Kali: giúp tăng cường sự hấp thu và tổng hợp đạm, lân, cây khỏe mạnh, cứng cáp tăng khả năng chịu hạn và chống chịu sâu bệnh, hạt ít lép. Thiếu kali biểu hiện đầu tiên là dọc theo mép các lá phía dưới có vệt màu nâu vàng sau đó lan dần vào phía trong phiến lá và các lá phía trên, đầu múp trái hạt lép nhiều, hạt kém chắc, giảm khả năng chống hạn, dễ bị sâu bệnh, năng suất giảm đáng kể. + Magiê và canxi: là những chất trung lượng giúp tăng cường phát triển bộ rễ, hấp thu các chất dinh dưỡng được tốt, cây sinh trưởng khỏe mạnh. Thiếu Magiê các mép dưới xuất hiện các sọc trắng dọc theo gân lá, mép lá có màu đỏ tím. + Kẽm, đồng và bo: là những nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho cây bắp, giúp tăng cường khả năng quang hợp, xúc tiến các quá trình chuyển hóa chất trong cây, có vai trò quan trọng đối với quá trình sinh trưởng của cây và năng suất hạt. Thiếu Kẽm xuất hiện các sọc màu vàng úa trên lá non, đốt thân ngắn lại, cây sinh trưởng kém. Thiếu đồng các lá phía trên sẽ xoắn lại và khô. Thiếu Bo hạt sẽ bị xốp, nhẹ. Vùng đất đồi núi bị rửa trôi, đất bạc màu vùng trung du thường bị chua và và thiếu chất đinh dưỡng, cần bón phân hữu cơ và cung cấp đầy đủ đạm, lân, kali và các chất trung lượng, vi lượng khác. 2.3. Giống bắp Trong công tác nghiên cứu tuyển chọn lai tạo và trong sản xuất cần chú ý một số đặc điểm cơ bản của giống. Các đặc điểm này là cơ sở cho để cho năng suất, chất lượng cao, đồng thời phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất và mục đích sử dụng và cuối cùng là mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Các đặc điểm của các giống bắp lai cần chú ý Nguồn gốc, xuất xứ tác giả tuyển chọn, lai tạo. Giống gốc để tuyển chọn lai tạo là giống gì, nguồn gốc từ đâu. Dạng cây: bao gồm tất cả các đặc điểm về cây như chiều cao cây, dạng lá (màu lá, lá đứng hay rũ), độ lớn của thân cây, rễ chân kiềng nhiều hay ít… Dạng bắp và hạt: số bắp trên một cây, chiều cao bắp, kích thước bắp, độ phủ của lá bi trên đầu bắp (kín hay hở), số hạt trên một bắp, cùi bắp nhỏ hay lớn. Dạng và màu sắc hạt, khối lượng 1000 hạt, hạt cứng hay dẻo. 9 Chuyên đề : CÂY BẮP Khả năng chống chịu: đối với các điều kiện bất lợi (chú ý khả năng chống hạn), khả năng chống đổ ngã, tính chống chịu sâu bệnh, sức chịu phân…. Năng suất tùy thuộc điều kiện tự nhiên và kỹ thuật thâm canh của từng địa phương. Các nhóm giống bắp Dựa vào đặc điểm di truyền của từng giống và mục đích sử dụng ở ta hiện nay chia thành các nhóm sau: Giống thụ phấn tự do: Bao gồm các giống tuyển chọn từ bắp địa phương hoặc nhập nội, hạt giống tạo thành từ thụ phấn tự do không qua lai tạo. Đặc điểm của nhóm này là thích ứng cao, sản xuất được trong điều kiện ngoại cảnh khắc nghiệt, trình độ thâm canh thấp. Hạt vụ trước có thể dùng làm giống cho vụ sau. Nhược điểm là độ đồng đều không cao và năng suất thấp (trung bình 3 - 4 tấn/ha, thâm canh cao có thể đạt 5 – 6 tấn/ha). Giống bắp lai: Là các giống được hình thành do lai nhân tạo. Ưu điểm nổi bật của các giống lai là năng suất cao (trung bình từ 5 – 6 tấn/ha, cao có thể đạt 8 – 12 tấn/ha), độ đồng đều cao thích hợp với kỹ thuật thâm canh cao. Nhươc điểm là khả năng thích ứng kém hơn các giống thụ phấn tự do, hạt giống chỉ dùng 1 vụ, giá thành hạt giống cao. Các giống bắp lai được chia thành 2 nhóm nhỏ là giống bắp lai không qui ước và giống bắp lai có qui ước Giống bắp lai không qui ước gồm các giống bắp lai giữa 2 giống thụ phấn tự do, lai giữa một giống thụ phấn tự do và một giống thuần hoặc với 1 giống lai qui ước. Giống bắp lai qui ước là giống lai giữa các giống thuần tự phối, gồm giống lai đơn (A x B) và lai ba (A x B) X C. Giống lai không qui ước có năng suất cao hơn giống thụ phấn tự do nhưng thấp hơn giống lai qui ước tuy nhiên khả năng thích ứng lại cao hơn so với giống qui ước. Vì vậy các giống bắp lai không qui ước được khuyến cáo sử dụng ở giai đoạn đầu khi nông dân chuyển từ trồng bắp thường sang trồng bắp lai nhất là các vùng điều kiện tự nhiên còn khó khăn, trình độ thâm canh chưa cao, giá thành hạt giống tương đối rẻ. 10 [...]... đặc biệt trên các chân đất thâm canh thuộc phù sa ven sông, đất đỏ bazan, đất đen dốc tụ… Gieo trồng được tất cả các vụ trong năm 2.4 Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc Vùng Đông Nam bộ nói chung, huyện Định Quán – Đồng Nai rói riêng là những vùng bắp hàng hóa có tiềm năng nhất ở nước ta 14 Chuyên đề : CÂY BẮP 2.4.1 Chọn giống Cần chọn giống bắp phù hợp trong từng mùa vụ, phù hợp với cơ cấu cây trồng,... thâm canh tốt có thể đạt 6-6.5 tấn/ha Bắp dài 13-15cm, mỗi bắp có 12-14 hàng hạt, khối lượng 1.000 hạt 270-280 gram Hạt dạng răng ngựa, màu trắng Thấp cây chống đổ tốt, chịu mật độ cao Chịu hạn, chịu rét tốt Bị sâu đục thân và rệp cờ nhẹ Nhiễm khô vằn ngặng nhất là trong vụ đông trên đất 2 vụ lúa 11 Chuyên đề : CÂY BẮP Khả năng thích ứng rộng, có thể trồng ở các vụ trong năm tại các vùng, trên các chân.. .Chuyên đề : CÂY BẮP Giống bắp lai qui ước cho năng suất cao nhưng điều tự nhiên và kỹ thuật chăm sóc không thích hợp sẽ cho năng suất giảm Ngoài các nhóm giống chính trên còn có nhóm giống bắp nếp (hạt mềm, dẻo), giống bắp đường (hạt có vị ngọt) và giống bắp rau (bắp thu hoạch non để dùng như một loại rau) Các giống dùng trong sản xuất • Các giống bắp thụ phấn tự do + Giống bắp TSB-2: Do... xám và đất phù sa sông Đất bazan có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng cao, tơi xốp, ít chua, rất thuận lợi cho trồng bắp Đất xám có nguồn gốc từ đất phù sa cổ, nhẹ, thoát nước tốt, tuy hàm lượng mùn và dinh dưỡng không cao nhưng có độ ẩm cây héo rất thấp nên đây cũng là loại đất thích hợp cho trồng bắp nhưng cần phải bón phân mức cao hơn so với trên đất bazan Đất trồng bắp cần cày sâu bừa kỹ sạch... Chuyên đề : CÂY BẮP 2.4.4 Cách gieo và mật độ gieo Mỗi vùng đất và mỗi nhóm giống cần áp dụng cách gieo và khoảng cách gieo hợp lý để tận dụng tối đa dinh dưỡng đất và thời gian chiếu sáng cũng như cường độ ánh sáng nhằm đạt số bắp/ đơn vị diện tích và năng suất hạt cao nhất Cách gieo: Tùy vào sa cấu đất, hột giống được gieo sâu từ 3-10cm Đất sét nặng, ẩm và trời lạnh thì phải gieo cạn (3-5cm) Nếu đất. .. thâm canh tốt có thể đạt tới 60-65 tạ/ha Bắp dài 14-16cm, mỗi bắp có 14-16 hàng hạt, khối lượng 1000 hạt: 300-320g, hạt dạng bán răng ngựa, màu vàng Khả năng thích ứng rộng, dễ tính, có thể trồng được ở các vùng bắp, trên các chân đất thuộc phù sa ven sông, đất đồi dốc, đất ruộng ướt có lên luống Giống này gieo trồng được tất cả các vụ trong năm + Giống bắp LS8: do Viện nghiên cứu Bắp tạo ra Là giống bắp. .. trên các chân đất phù sa ven sông, đất đồi dốc, đất ướt được lên luống, kể cả đất núi đá và đất chua phèn Cần trồng dầy khoảng 5,9-6,2 vạn cây/ ha, khoảng cách 70cm x 24-25cm Nên sử dụng giống MSB-49 vào vụ đông trên đất 2 vụ lúa ở các tỉnh phía Bắc Giống thấp, cây gọn lá, cần trồng dầy hơn các giống khác + Giống bắp Q2: Do Viện nghiên cứu Bắp chọn lọc từ giống nhập nội của CIMMYT Giống bắp Q2 được tạo... từ 10-20 t/ha, nhất là trên đất sét nặng, để cung cấp chất mùn cho đất + Phân hóa học: thường bón cho bắp từ 80-150 kg N, 80-120 kg P2O5 và 60-120 kg K2O/ha Nhu cầu NPK trên đất cát lớn hơn đất sét Cách bón: Tất cả phân chuồng, P (vì chậm tác dụng) và K đều được bón lót và rải đều trên đất trước khi gieo Phân N nên bón theo hàng để cây sử dụng được hữu hiệu hơn và phải chôn dưới đất để giảm bớt bốc hơi... vấn đề ảnh hưởng quan trọng đến sự tăng trưởng và năng suất bắp 2.4.6 Chăm sóc Tỉa dặm Để loại bỏ cây xấu và bảo đảm mật độ trồng Khoảng 4-6 ngày sau khi gieo (cây con được 1 lá) phải gieo dặm những nơi mọc thiếu Sau đó, nhổ bỏ những cây mọc yếu, chừa đúng số cây/ hốc đã định khi cây được 3-4 lá (12-15 ngày sau khi gieo) Tỉa và dặm trễ sẽ làm cây mọc yếu, giảm năng suất Diệt cỏ 17 Chuyên đề : CÂY BẮP... năng suất cao, năng suất trung bình 50-55 tạ/ha, thâm canh tốt có thể đạt tới 70-75 tạ/ha Bắp dài 15-16cm, mỗi bắp có 14-16 hàng hạt, khối lượng 1000 hạt 300-320g Dễ tính hơn các giống lai khác, có thể trồng ở mọi vùng, trên các chân đất tốt thuộc phù sa sông, đất đồi dốc, đất ướt có lên luống Giống này gieo trồng được tất cả các vụ trong năm + Giống bắp P60: là giống lai ghép của Công ty Pacific Seed . Chuyên đề : CÂY BẮP CÁC YẾU TỐ KHÍ HẬU, MÔI TRƯỜNG ĐẤT, KỸ THUẬT CANH TÁC CÂY BẮP TRÊN NỀN ĐẤT ĐEN BAZAN 1. ĐẤT ĐEN BAZAN Diện tích 22.707 ha, chiếm 23,4%. tưới. 2.4.3. Đất trồng Đất trồng bắp: chủ yếu là đất bazan, đất xám và đất phù sa sông. Đất bazan có hàm lượng mùn và các chất dinh dưỡng cao, tơi xốp, ít chua, rất thuận lợi cho trồng bắp. Đất xám. dưỡng của bắp. Qua đó, các nhà khoa học đã xây dựng phương pháp xác định cách quản lý chất dinh dưỡng NPK tốt nhất dùng cho bắp, dựa trên những kỹ thuật canh tác và quản lý bắp tốt nhất mà

Ngày đăng: 15/04/2015, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w