1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài hạn chế tình trạng học sinh bỏ học ở trường phổ thông

10 458 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 48 KB

Nội dung

Tên đề tài: Hạn chế tình trạng học sinh bỏ học Đặt Vấn Đề Hiện nay chúng ta đang sống vào thế kỷ 21, thế kỷ của nền văn minh công nghiệp, giáo dục. Việt Nam đã trải qua bao nhiêu năm đổi mới và thu hoạch được nhiều thành tựu quan trọng và đa dạng hóa nhiều hình thức giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất cho nhà trường. Trình độ dân trí được nâng cao và chất lượng giáo dục có nhiều sự chuyển biến đáng khích lệ. Trường có nhiều giáo viên giỏi và có nhiều học sinh giỏi. Song bên cạnh những kết quả đạt được sau nhiều năm đổi mới giáo dục Việt nam nói chung và giáo dục Bình Phước - Bù Đốp nói riêng vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập. Từ đó chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 đã xác đònh mục tiêu, giải pháp và các bước đi theo phương châm đa dạng hóa, chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, xây dựng một nền giáo dục có tính thực tiễn và hiệu quả, tạo bước chuyển mạnh mẽ về chất lượng, đưa nền giáo dục nước ta sớm tiến kòp các nước phát triển trong khu vực, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đắc lực thực hiện các mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội 2001 - 2010. Từ đó một câu hỏi đặt ra cho chúng ta là Tỉnh Bình Phước là tỉnh vùng sâu, vùng xa liệu có đạt được kết quả giáo dục tốt hay không và cần đạt điều đó chúng ta phải làm gì ? Một câu hỏi, một bài toán khó đối với Bình Phước nói chung và Huyện Bù Đốp nói riêng. Vì ở Tỉnh Bình Phước là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có nhiều trẻ em khó khăn vẫn chưa nhận thức rõ học để làm gì ? Học cho ai ?.v.v Và từ đó dẫn đến kết quả không như mong đợi của các cấp lãnh đạo, nhà trường. Hiện nay, ở Tỉnh Bình Phước nói chung và Huyện Bù Đốp nói riêng số trẻ em đến độ tuổi cắp sách đến trường mà vẫn chưa được biết gì về trường, lớp. Đặc biệt là số học sinh có hoàn cảnh rất khó khăn, số học sinh dân tộc Khơme, S’tiêng.v.v vấn đề học sinh đến tuổi không đến lớp, học sinh đang theo học nghỉ học giữa chừng là vấn đề gây nhứt nhối cho các cấp lãnh đạo, người trực tiếp làm công tác quản lý và giáo viên chủ nhiệm. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trẻ em rơi vào tình trạng nghỉ học nói trên ? Làm thế nào để giúp các em đến trường , đến lớp lại mà hạn chế không nghỉ học nữa. Đó chính là một bài toán nan giải đặt ra cho các ban ngành, các cấp có liên quan đặc biệt là ngành giáo dục, Ban giám hiệu, giáo viên đứng lớp. Không phải vì vậy mà chúng ta bỏ cuộc, chán nản mà không tìm tòi các biện pháp để giúp các em ra lớp. Vì vậy 18 năm trong nghề dạy học, một năm làm công tác quản lý, tôi đã nhận thức được. Để khắc phục tình trạng trên phải do Ban Giám hiệu cùng ban ngành đoàn thể trong nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm là chính. Nhận thức được tình hình đó tôi đã nghiên cứu một số phương pháp tối ưu nhằm mục đích “Hạn chế tình trạng học sinh nghỉ học”. Để góp phần đưa số lượng và chất lượng giáo dục ngày một đi lên và thực hiện tốt “Xã hội hóa giáo dục” như chiến lược phát triển giáo dục đã đề ra, để thực hiện được điều đó tôi đã đưa những phương pháp nghiên cứu của mình vào thực tiễn. Tuy bước đầu thực hiện còn gặp nhiều khó khăn nhưng tôi thấy kết quả đạt được rất khả quan, có xu hướng rất tốt so với những năm trước đây. I - THỰC TRẠNG : 1. Thuận lợi : Trong những năm gần đây được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp lãnh đạo và các ban ngành đoàn thể ngành giáo dục đã có nhiều thay đổi về mục tiêu giáo dục, đa dạng hóa giáo dục, tạo điều kiện cho người học tốt hơn. Sự ổn đònh chính trò và những thành quả kinh tế, văn hóa cải thiện, đời sống nhân dân được nâng cao. Đó cũng là một điều kiện để tôi thực hiện những biện pháp của mình. Bên cạnh đó chính là sự chỉ đạo, quan tâm sâu sát của Phòng giáo dục, Hiệu trưởng, Công đoàn, Chi đoàn, Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh của trường, Ủy ban nhân dân thò trấn, các khu phố, các ấp cận kề.v.v đã tạo điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Không chỉ như vậy, cơ sở vật chất cũng là nguồn lực thuận lợi cho tôi, đó là lớp học kiên cố, nằm tại trung tâm thò trấn nên tôi có thời gian thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các bậc cha mẹ học sinh, cũng như ban ngành về những thuận lợi khi làm công tác quản lý giáo dục. 2. Khó khăn : Bên cạnh những thuận lợi trên thì cũng không tránh được những khó khăn như trình độ văn hóa của người dân còn thấp, vật chất còn nghèo và từ đó dẫn đến những nguyên nhân sau : * Thứ nhất : Một số người dân còn chưa hiểu biết về tầm quan trọng của kiến thức và chưa hiểu được kiến thức là gì ? có kiến thức để làm gì ? họ chỉ biết làm thế nào để duy trì cuộc sống. * Thứ hai : Một số người dân chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học tập, không có tiền bạc của cải để cho con em họ đến trường, đến lớp, thiếu áo quần, sách vở, đồ dùng.v.v * Thứ ba : Một số hộ dân rất nghèo hoặc có hoàn cảnh éo le thường di cư tự do, nay đây mai đó dẫn đến việc học tập của con em họ bò gián đoạn giữa chừng. * Thứ tư : Một số phụ huynh nhập học cho con em mình quá tuổi, lúc vào lớp thấy mình lớn hơn các bạn cùng lớp nên mắc cỡ, chỉ học được một thời gian rồi nghỉ. * Thứ năm : Do người dân ý thức còn kém về sinh đẻ có kế hoạch, dẫn đến nhà đông con cũng ảnh hưởng đến việc học sinh đến lớp. * Thứ sáu : Cha mẹ ly dò đi ở với cô, chú hoặc ở với ông bà không có điều kiện nghỉ giữa chừng. * Thứ bảy : Một số em bò mồ côi cả cha lẫn mẹ cũng khó khăn nghỉ học.v.v II - BIỆN PHÁP THỰC HIỆN : Qua nhận thức được vấn đề và tình hình chung nơi đây tôi đã áp dụng một số biện pháp để thực hiện như sau : 1. Giúp học sinh và phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của kiến thức : Tôi thiết nghó, bất kỳ làm việc gì cũng đòi hỏi sự nhiệt tình, tính kiên trì khéo léo thì mới đạt được kết quả cao. Để giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của kiến thức tôi thường tranh thủ những giờ rảnh rỗi hoặc lồng ghép tiết học ngoài trời kể cho học sinh nghe những tấm gương hiếu học như “Mạc Đónh Chi, Trần Minh.v.v ” ngày xưa để nhằm giáo dục các em “Ai cũng cần học tập để có kiến thức sau này lớn lên xây dựng đất nước và tạo cho mình một cuộc sống vững vàng tươi đẹp”. Tôi thường xuyên nêu gương những anh chò trong các năm học trước mà nay đã thành đạt là nhờ sự kiên trì, bền bỉ đến lớp và tự học thêm ở nhà Với phụ huynh tôi cùng các đồng nghiệp thường xuyên đến nhà thăm hỏi, trò chuyện cùng họ nói cho họ biết ý nghóa của việc học kể cho họ nghe chuyện vì sao đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên bò dụ dổ bỏ xứ ra đi, chống phá Nhà nước. Đó chính là do họ không biết chữ và không có trình độ hiểu biết dẫn đến nhẹ dạ, cả tin, không biết được âm mưu chia rẽ của kẻ xấu. Qua những việc làm trên phần nào phụ huynh và học sinh đã nắm được tầm quan trọng của việc học mà cho các con em đến lớp. 2. Giúp học sinh khắc phục khó khăn để đến lớp đầy đủ : Đây là một việc làm quan trọng đòi hỏi sự hợp tác của nhiều cơ quan, đoàn thể, cá nhân và các đồng chí đồng nghiệp trong nhà trường quyên góp sách cũ, đồ dùng học tập cũ còn dùng được và áo quần cũ còn mặc được để mang vào lớp phân phát cho các em đặc biệt khó khăn. Trong thời gian học tôi thường kêu gọi các cơ quan, đoàn thể, Hội phụ nữ, Hội chữ thập đỏ tiếp tục quyên góp và phân phát cho các em. Thường xuyên phối hợp với tổng phụ trách Đội kêu gọi các Đội viên xây dựng quỹ bằng hình thức nuôi heo đất để hỗ trợ những học sinh nghèo gặp khó khăn trong học tập cũng như trong cuộc sống. Giới thiệu các học sinh nghèo hiếu học để được nhận “Quỹ học bổng lá xanh”. Sinh hoạt với học sinh và chào cờ đầu tuần, khi nào gia đình hay các em gặp khó khăn gì thì trao đổi với thầy cô chủ nhiệm hay Ban giám hiệu để kêu gọi giúp đỡ. Nhờ những việc làm trên mà các em học sinh, các gia đình đỡ khó khăn phần nào, yên tâm cho con em đến lớp đầy đủ. 3. Khắc phục tình trạng nhập học quá độ tuổi : Trong mỗi trường hiện nay đều có bộ phận phổ cập xóa mù. Cứ vào đầu năm học, ở Tỉnh Bình Phước vào khoảng tháng 8, bộ phận phổ cập xóa mù phối hợp với giáo viên cùng các cấp lãnh đạo của thò trấn, phường, tổ, ấp tiến hành điều tra trẻ em trong độ tuổi đến trường để vận động những em đến tuổi vào lớp một (6 tuổi) tới trường đăng ký để nhập học, nếu phụ huynh nào có điều gì chưa biết về thủ tục nhập học cũng như có khó khăn gì thì trao đổi trực tiếp để người điều tra có hướng giúp đỡ giải quyết. Những em đang học (lớp 1 lên lớp 2, lớp 2 lên lớp 3, lớp 3 lên lớp 4, lớp 4 lên lớp 5) mà có xu hướng nghỉ học, trong năm học tới thì vận động, trao đổi với phụ huynh nguyên nhân vì sao để có hướng giúp đỡ giải quyết Đảng viên. Những em đã nghỉ học từ vài năm trước thì vận động các em ra lớp phổ cập để học. Trường hợp học sinh đang học bổng nhiên nghỉ học giữa chừng, nguyên nhân do lớn tuổi hơn nhiều so với các bạn cùng lớp thì trao đổi với Hiệu trưởng để vận động các em theo học lớp phổ cập xóa mù. Trường hợp cha mẹ ly dò hoặc mồ côi, bản thân tôi gặp giáo viên chủ nhiệm thường xuyên đến nhà những người có liên quan đến các em học sinh, để động viên và giúp đỡ về vật chất, tình cảm, các em học tập đầy đủ theo kòp chương trình và các bạn. Ví dụ : Em Trần Minh Quang học lớp 2À mồ côi cả cha lẫn mẹ, bản thân tôi đã cho em sách vở, áo quần.v.v để em tiếp tục đi học và còn nhiều em khác. Tôi thiết nghó, với lòng quyết tâm phối hợp với nhà trường, lãnh đạo đòa phương và bộ phận phổ cập xóa mù tổ chức điều tra vào đầu năm học thì tình trạng học sinh đi học quá độ tuổi sẽ được khắc phục. 4. Để học sinh đến lớp người quản lý giáo viên cần thực hiện : Gần gũi, giúp đỡ, tổ chức những tiết sinh hoạt, buổi sinh hoạt vui vẻ tạo không khí sôi nổi để học sinh thích đến lớp. Tuổi học sinh, đặc biệt là học sinh tiểu học là lứa tuổi thơ ngây, ham chơi và đùa nghòch. Sau những giờ học căng thẳng trên lớp, chúng ta cần tổ chức cho học sinh những giờ vui chơi giải trí bổ ích, tránh tình trạng lạm dụng giờ chơi của học sinh để bắt ép học sinh học. Nhất là học sinh dân tộc, học sinh khuyết tật, học sinh yếu kém. Trong các buổi sinh hoạt, quản lý và giáo viên cần thường xuyên thay đổi, nghe kể chuyện, trò chơi, cách sinh hoạt để tạo không khí mới lạ các em yêu thích giờ học, sinh hoạt ngoài trời hơn. Gần gũi động viên học sinh còn yếu chậm tiến bộ trong học tập để các em dần tiến bộ theo kòp các bạn cùng lớp, cùng khối. Với cách làm này phần nào giúp học sinh đến lớp đều đặn không nghỉ học. 5. Tổ chức thi đua sự chuyên cần trong các khối, trong từng lớp, tổ, nhóm : Ngoài những phong trào thi đua học tập, thi đua rèn luyện chữ viết.v.v Chúng ta cần tổ chức thi đua sự chuyên cần của học sinh trong các khối, lớp theo tổ học nhóm. Việc làm này giúp các em trong các khối, lớp, tổ, nhóm động viên lẫn nhau để đến lớp đều, đầy đủ và cứ mỗi tiết sinh hoạt ta cần tổng hợp và tuyên dương những tổ thực hiện tốt sự chuyên cần và nắm xem khối nào, lớp nào, tổ nào chưa thực sự tốt. Cụ thể em nào trong tổ chưa thực hiện tốt sự chuyên cần ta kòp thời tìm hiểu nguyên nhân và động viên các em cần sửa chữa ngay. 6. Tổ chức họp phụ huynh học sinh : Ngoài những cuộc họp phụ huynh theo đònh kỳ như quy đònh của nhà trường. Tôi thường tổ chức những buổi họp phụ huynh trong năm học để nắm được gia đình và tình hình học tập ở nhà của học sinh và đưa ra những biện pháp giáo dục thích hợp phù hợp với từng đối tượng học sinh và giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn, từ đó tránh được tình trạng học sinh nghỉ học. Từ khi áp dụng các biện pháp trên đối với học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5 và thời gian trong năm học áp dụng vào các khối cho toàn trường, tôi thấy đã đạt được những kết quả hết sức khả quan. Năm nay tôi làm công tác quản lý các khối lớp đều có học sinh trễ tuổi. Trong năm học 2006 - 2007 này, trường của chúng tôi đã duy trì sỉ số một cách rất tốt, tình trạng học sinh bỏ học giữa chừng con số rất nhỏ là do khách quan. Đó là một điều khích lệ mà tôi cùng các ban ngành đoàn thể giáo viên, Hiệu trưởng nhà trường đã ra sức củng cố tuyên truyền giáo dục để đạt được. Tôi nghó rằng trường chúng tôi mỗi ngày sẽ đạt được những kết quả tốt hơn nữa, các em học sinh sẽ hăng hái, tích cực hơn nữa trong học tập. Đặc biệt là hạn chế được tối đa tình trạng học sinh nghỉ học, chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao khi có sự quan tâm của các bậc phụ huynh, đặc biệt là sự quan tâm của các cấp lãnh đạo ban ngànhđoàn thể. IV - BÀI HỌC KINH NGHIỆM : Sau nhiều năm áp dụng các biện pháp như đã nêu ở phần trên và kết quả qua từng năm học của Trường Tiểu học Thanh Bình A nói chung và các tổ, khối, lớp nói riêng. Bản thân tôi đã rút ra được cho mình một bài học ghi nhớ trong công tác quản lý, làm giáo viên trong công tác về vấn đề “Hạn chế học sinh nghỉ học” là : Luôn luôn gần gũi, giúp đỡ học sinh lúc khó khăn cũng như thường xuyên thăm hỏi trò chuyện và động viên các em trong việ học ở trường, học ở nhà, kể cả nhắc nhở, hướng dẫn các em trong vui chơi, trong công việc giúp đỡ gia đình. Điều quan trọng là không nên cáu gắt với học sinh mà cần phải kiên trì khuyên răn, khuyến khích và tạo không khí “Học vui, vui học” trong từng tiết học, buổi học, ngày học để các em luôn yêu thích đến trường, đến lớp. Khi học sinh nghỉ học không xin phép ta cần tìm hiểu từ các bạn ở gần nhà. Sau đó đến nhà để tìm rõ nguyên nhân nghỉ học rồi đề ra biện pháp thích hợp hướng khắc phục nhắc nhở học sinh. V - KẾT LUẬN : Một trong những vấn đề quan trọng của nước ta hiện nay là thực hiện “Xã hội hóa giáo dục”. Muốn làm được điều này đòi hỏi sự phối hợp của toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội quan tâm, nếu sự phối hợp được thực hiện tốt, chặt chẽ thì tình trạng học sinh nghỉ học giữa chừng sẽ hạn chế. Mà thay vào đó là tất cả các em trong độ tuổi đi học đều được đến trường và đến trường học đúng độ tuổi, người dân sẽ có ý thức tự học, tự rèn luyện để nâng cao kiến thức. Có như vậy thì việc thực hiện “Xã hội hóa giáo dục” đến tận vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc có nhiều học sinh khó khăn sẽ sớm thành công. Qua đề tài “Làm thế nào để hạn chế học sinh tiểu học nghỉ học” của tôi đã nêu ra để các đồng nghiệp tham khảo, xem xét ápdụng vào thực tiễn tại cơ sở. Rất mong sự đóng góp ý kiến của cấp trên và đồng nghiệp làm cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn trong sự nghiệp trồng người. Thanh Bình A, ngày tháng năm 2007 Người viết Nguyễn Thò Hiền NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ . áp dụng các biện pháp như đã nêu ở phần trên và kết quả qua từng năm học của Trường Tiểu học Thanh Bình A nói chung và các tổ, khối, lớp nói riêng. Bản thân tôi đã rút ra được cho mình một. đồng nghiệp làm cho sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn trong sự nghiệp trồng người. Thanh Bình A, ngày tháng năm 2007 Người viết Nguyễn Thò Hiền NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG

Ngày đăng: 15/04/2015, 06:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w