1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu thực thi HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 140012010 cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco

107 567 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 917,46 KB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, loài người đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong các lĩnh vực kinh tế xã hội với một trình độ khoa học kỹ thuật hiện đại, nhưng đồng thời cũng gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường sinh thái. Sự ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, suy giảm tài nguyên, sự thay đổi khí hậu toàn cầu là hậu quả trực tiếp, gián tiếp của tác động do các dự án, chính sách không thân thiện với môi trường gây ra. Ngày nay, việc quản lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường và chống ô nhiễm đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của mọi quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Do đó, việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn quốc tế về môi trường như ISO 14001 sẽ giúp chúng ta hội nhập trong nền kinh tế khu vực và thế giới một cách dễ dàng và nhanh chóng. Ngành dược là một trong những ngành sản xuất quan trọng trong nền kinh tế của nước ta hiện nay và là một mặt hàng thiết yếu với nhu cầu ngày càng cao của người dân. Nhưng trong quá trình sản xuất, do đặc tính công nghệ và trang thiết bị nên thường sinh ra nhiều chất thải rắn, nước thải và các yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng đến sức khỏe của người công nhân. Do đó, cùng với xu thế phát triển ISO 14001 ngày càng tăng nhanh và nắm bắt được tình hình trên, Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco (Công ty CPDP Ampharco) đã tiến hành “nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004/Cor. 1:2009” (hay còn gọi là TCVN ISO 14001: 2010, viết tắt là ISO 14001:2010) sẽ giúp cán bộ, công nhân viên nhà máy có ý thức hơn về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, khi áp dụng hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu, nhà máy sẽ giảm tối thiểu chi phí hoạt động và tăng cường tối đa hóa lợi nhuận, đáp ứng các yêu cầu nội bộ, hạn chế rủi ro và cải thiện môi trường. SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 1 Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, việc bảo vệ môi trường đã trở thành vấn đề toàn cầu chứ không chỉ là việc riêng của một quốc gia nào. Nhiều nước trên thế giới đã yêu cầu sản phẩm muốn nhập khẩu phải có “nhãn xanh” ISO 14001. Bên cạnh một số điều kiện khác, ISO 14001 đã trở thành giấy thông hành quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào thị trường thế giới. Hơn thế nữa, đất nước chúng ta đã từng bước hội nhập với nền kinh tế thế giới nên tính cạnh tranh của mỗi công ty ngày càng phải được nâng cao. Đây chính là phương pháp duy nhất để các doanh nghiệp Việt Nam có thể cùng hội nhập và phát triển. Một trong những yếu tố cạnh tranh cần quan tâm hiện nay đó là việc chứng tỏ cho khách hàng và các bên hữu quan thấy được sự quan tâm đến môi trường của doanh nghiệp; cụ thể là các kết quả hoạt động môi trường tốt thông qua việc kiểm soát ảnh hưởng môi trường do các hoạt động, sản phẩm và dịch vụ của mình, mà hệ thống quản lý môi trường là bằng chứng rõ ràng và dễ thấy nhất. Khi nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, mức sống của người dân đang nâng cao thì nhu cầu về việc sử dụng các loại thuốc tốt, có uy tín ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Đáp ứng nhu cầu này, trên thị trường đã có rất nhiều loại thuốc trong nước lẫn nước ngoài cạnh tranh với nhau, và Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco cũng không nằm ngoài quỹ đạo chung đó. Công ty đang trên bước đường tự khẳng định mình, khẳng định vị thế trong nước, trong khu vực và trên thế giới. Để thực hiện tốt đồng thời cả mục tiêu kinh tế và mục tiêu môi trường, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, được thực hiện trong điều kiện đảm bảo môi trường; đồng thời nâng cao tính cạnh tranh trong thị trường khu vực và thế giới thì việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý môi trường (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO 14001 là điều vô cùng cần thiết và cần làm ngay. SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 2 Vì vậy, việc nghiên cứu thực thi HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco là điều hết sức thiết thực, và đó cũng chính là lý do em chọn đề tài này. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể sau: − Nghiên cứu các yêu cầu và cơ sở cần thiết cho việc xây dựng mô hình HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho công ty. − Phân tích và đánh giá khả năng áp dụng tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại công ty. Từ đó, xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco. 1.3 Nội dung nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đề ra, đề tài được thực hiện với các nội dung sau: − Giới thiệu tóm lược về HTQLMT ISO 14001; − Tìm hiểu hiện trạng và năng lực quản lý môi trường tại công ty.; − Xây dựng những qui trình xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa tại công ty; và − Hướng dẫn các bước xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho công ty. 1.4 Phương pháp nghiên cứu 1.4.1 Phương pháp luận Trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, cùng với quá trình mở cửa và hội nhập, sự cạnh tranh trên thương trường diễn ra gay gắt và quyết liệt. Với sức ép của người tiêu dùng không chỉ quan tâm đến chất lượng sản phẩm, mà còn chú trọng đến chất lượng môi trường trong sản xuất hàng hóa và dịch vụ, thì việc nghiên SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 3 cứu áp dụng hệ thống môi trường cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco nói riêng là điều cần thiết. Ngành Dược là một ngành rất được xã hội quan tâm do đặc tính an toàn trong sử dụng của nó. Chính vì vậy, việc chọn HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 (ngoài tiêu chuẩn ISO 9001, GMP, GSP) là một lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp dược sản xuất thuốc. Nghiên cứu xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco là phải nắm bắt, hiểu rõ về HTQLMT, các yêu cầu trong điều khoản của ISO 14001:2010; tình hình hoạt động thực tế cũng như hiện trạng và khả năng giải quyết các vấn đề về môi trường của Công ty. Để làm được điều này, xem xét môi trường ban đầu và đánh giá khả năng áp dụng là một việc làm cần thiết đối với Ban Giám Đốc công ty nhằm định hướng đúng và lên kế hoạch cung cấp nguồn lực cũng như tài chính cho quá trình áp dụng. Đề tài sử dụng phương pháp luận về nhận dạng, đánh giá và phân loại các khía cạnh môi trường và tác động của chúng. Từ các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, đề xuất các mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi trường là những thành tố rất quan trọng khi áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010. 1.4.2 Phương pháp thực tế Thu thập và phân tích các tài liệu về ISO 14001 và những vấn đề liên quan. Ngoài ra, còn tìm hiểu về các qui định, tiêu chuẩn của Nhà nước về HTQLMT. Từ đó đưa ra một quy định cụ thể, phù hợp chuẩn bị cho cho việc xây dựng và thực thi ISO 14001 áp dụng cho công ty, nhằm đạt dược các yêu cầu của tiêu chuẩn. SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 4 1.4.2.1 Phương pháp điều tra phỏng vấn Tiến hành điều tra phỏng vấn theo dạng trực tiếp, các câu hỏi phỏng vấn được chuẩn bị trước theo mục đích của thông tin cần nắm bắt, xen vào đó là các câu hỏi nảy sinh trong quá trình phỏng vấn không được chuẩn bị trước. Đối tượng phỏng vấn: − Ban lãnh đạo − Phòng kỹ thuật − Phòng hành chính nhân sự − Phân xưởng sản xuất − Phòng quản lý chất lượng − Trung tâm chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn QUACERT 1.4.2.2 Phương pháp thống kê Thu thập các thông tin về hoạt động và môi trường của công ty: − Quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức. − Tình hình kinh doanh, nhân sự và tình hình tài chính. − Quy trình công nghệ sản xuất thuốc – hoàn tất. − Tình hình quản lý môi trường thực tế tại công ty. − Lượng nguyên liệu đầu vào, chất thải rắn, chất thải nguy hại, nước thải. − Kết quả quan trắc môi trường. Tình hình thực thi hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 trên thế giới và ở Việt Nam trong các năm qua. 1.4.2.3 Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp tổng hợp là phương pháp được sử dụng rộng rãi và thường SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 5 xuyên trong các ngành nghiên cứu khoa học. Phân tích là phương pháp chia tổng thể hay chia một số vấn đề phức tạp thành những phần đơn giản hơn để nghiên cứu, giải quyết Tổng hợp là phương pháp liên kết, thống nhất lại các bộ phận, các yếu tố đã được phân tích, khái quát hóa vấn đề trong sự nhận thức tổng thể. 1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu − Các vấn đề môi trường phát sinh từ hoạt động sản xuất, hỗ trợ sản xuất của Công ty. − Tiêu chuẩn ISO 14001:2010 Hệ thống quản lý môi trường – Các quy định và hướng dẫn sử dụng. 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu Do thời gian thực hiện đề tài hạn chế nên không thể nghiên cứu thực hiện việc áp dụng HTQLMT theo ISO 14001:2010 cho toàn bộ các sản phẩm của Công ty, mà chỉ tập trung áp dụng cho một số sản phẩm. Hệ thống quản lý môi trường xây dựng tập trung cho khâu sơ chế, bào chế, đóng gói, nhập kho. 1.6 Giới hạn đề tài − Đề tài chỉ đưa ra các bước cần thực hiện trong quá trình xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 và xây dựng các thủ tục quan trọng chứ không xây dựng toàn bộ hệ thống tài liệu cho công ty. − Các mục tiêu và chỉ tiêu, chương trình môi trường mà đề tài đưa ra là đề xuất ban đầu cho công ty nên chưa tính toán chi phí thực hiện. 1.7 Cấu trúc của đồ án SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 6 Toàn bộ nội dung chính của đề tài được chia thành 7 chương như sau: − Chương 1: Mở đầu – đưa ra lý do chọn đề tài, nội dung và phương pháp nghiên cứu. − Chương 2: Giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001 - giới thiệu về tiêu chuẩn ISO 14001 và tình hình áp dụng hiện nay. − Chương 3: Tổng quan về Công ty Cổ phần Dược phẩm Ampharco – giới thiệu về Công ty CPDP Ampharco và hiện trạng môi trường của công ty. − Chương 4: Khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco – đánh giá khả năng áp dụng HTQLMT của công ty theo các điều khoản − Chương 5: Xác định khía cạnh môi trường của Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco – dựa vào hiện trạng môi trường của công ty để xác định khía cạnh môi trường có ý nghĩa. − Chương 6: Xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001: 2010 tại Công ty Cổ phần Dược phẩm Ampharco – sau khi đã xác định được khía cạnh môi trường có ý nghĩa và dựa vào tiêu chuẩn ISO 14001: 2010 để xây dựng HTQLMT cho công ty. − Chương 7: Kết luận và kiến nghị - đưa ra các kết luận và kiến nghị về việc xây dựng HTQLMT ở công ty CPDP Ampharco. SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 7 Chương 2: GIỚI THIỆU VỀ TIÊU CHUẨN ISO 14001 2.1 Tổng quan về tiêu chuẩn ISO 14001 2.1.1 Định nghĩa ISO ISO (International Organization for Standard) là một tổ chức quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tổ chức quốc gia của 111 nước. ISO được thành lập vào năm 1946 tại Geneva (Thụy Sĩ), chính thức hoạt động vào ngày 23/02/1947 nhằm mục đích xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin. Tùy theo từng nước mức độ tham gia tiêu chuẩn ISO khác nhau. Mục đích của các tiêu chuẩn ISO là tạo điều kiện cho các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ được hiệu quả. Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều nước chấp nhận tiêu chuẩn ISO và coi như là tính chất bắt buộc. 2.1.2 Định nghĩa hệ thống quản lý môi trường Bộ tiêu chuẩn (TC) ISO 14000 đã đưa ra định nghĩa về HTQLMT như sau: “Hệ thống quản lý môi trường EMS (Environmental Management System) là một phần của hệ thống quản lý chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, qui tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì chính sách môi trường”. Theo ISO, HTQLMT có thể xây dựng chính sách môi trường, nhưng bản thân chính sách môi trường lại là điểm trọng tâm của HTQLMT. Nếu như theo định nghĩa thì vào thời điểm thiết lập chính sách môi trường, có thể chưa có hệ thống quản lý môi trường, nhưng khi đã có HTQLMT thì chắc chắn là phải có chính sách môi trường. Một hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu có thể hỗ trợ các tổ chức trong việc điều khiển, đo lường và cải thiện những phương tiện liên quan tới môi trường trong các hoạt động của tổ chức. Nó có thể làm cho những yêu cầu bắt buộc và tự SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 8 nguyện về môi trường được đáp ứng tốt hơn. Nó có thể hỗ trợ quá trình đổi mới của tổ chức một khi những tập quán quản lý môi trường đã được gắn liền với những hoạt động tác nghiệp chung của tổ chức. Những Hệ thống quản lý môi trường liên quan rất chặt chẽ đến những hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL). Chúng là những cơ chế cung cấp cho một chu trình hệ thống cải thiện không ngừng. Như vậy, HTQLMT là một phần của hệ thống quản lý chung của tổ chức, trong đó có đề cập đến các khía cạnh môi trường của các hoạt động của tổ chức đó, tạo ra các kết quả hoạt động thân thiện với môi trường để tiến tới “Cải tiến liên tục”, khẳng định trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội, thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường trong phát triển bền vững. Hình 2.1 Mô hình hệ thống quản lý môi trường 2.1.3 Mục tiêu của Hệ thống quản lý môi trường  Xác định các yêu cầu luật pháp liên quan đến môi trường. SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 9  Xác định các khía cạnh môi trường và các hoạt động môi trường và kiểm soát được.  Xác định các cơ hội, các yếu tố quan trọng để cải tiến.  Thiết lập chính sách các mục tiêu ưu tiên và các công việc cần làm trong từng giai đoạn để đạt được mục tiêu đó.  Giám sát và đánh giá được tính hiệu quả của hệ thống, thúc đẩy cải tiến.  Minh chứng cho cộng đồng và xã hội việc đơn vị đang tuân thủ luật pháp và các cam kết về môi trường. 2.1.4 Quá trình soát xét của tiêu chuẩn ISO 14001 ISO 14001 là tiêu chuẩn quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường cho phép tổ chức thiết lập, thực hiện chính sách và các mục tiêu về môi trường của mình, có xem xét đến các yêu cầu của pháp luật và yêu cầu khác mà tổ chức tuân thủ, cũng như có xét đến các khía cạnh môi trường có ý nghĩa liên quan đến hoạt động, sản phẩm, dịch vụ mà tổ chức đó có thể kiểm soát và có ảnh hưởng. ISO 14001 được ban hành lần thứ nhất vào năm 1996 bởi Tổ chức quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) và được áp dụng vào Việt Nam năm 1998. Tiêu chuẩn ISO 14001 được xem là một trong những hành động tích cực đáp lại yêu cầu về phát triển bền vững kể từ Hội nghị thượng đỉnh Trái đất lần thứ nhất tại Rio de Janeiro vào năm 1992. Ngày 28 tháng 7 năm 2006, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã ra Quyết định số 1696/QĐ-BKHCN về việc ban hành TCVN ISO 14001:2005 (ISO 14001:2004), trong đó có nhiều cải tiến đột phá về phương pháp tiếp cận đối với quản lý môi trường theo mô hình P-D-C-A, đồng thời thể hiện sự tương thích của tiêu chuẩn về hệ thống quản lý môi trường với tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000. Ngày 29 tháng 12 năm 2010, Bộ Khoa học và Công nghệ đã ban hành Quyết định số 2943/QĐ – BKHCN về việc hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam ISO 14001:2005 SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 10 [...]... này hoàn toàn khẳng định cho “xu thế phát triển của tiêu chuẩn ISO 14001” SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 23 Chương 3: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM AMPHARCO 3.1 Giới thi u tổng quát về công ty 3.1.1 Giới thi u tổng quát về Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco Tên công ty: Công ty Cổ phần Dược phẩm Ampharco Tên gọi tắt là: Công ty Ampharco (Hay Ampharco) Chi nhánh kinh doanh: 1 Chi nhánh TP.HCM:... TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001 TẠI CÔNG TY 4.1 Năng lực quản lý môi trường của công ty 4.1.1 Công tác bảo vệ môi trường Công ty có lực lượng công đoàn thanh niên năng động, nhiệt tình tham gia ngày chủ nhật xanh, đồng thời, với sự ý thức của mỗi cán bộ công nhân viên trong công ty nên ban chấp hành công đoàn đã phát động những kỳ lao động công ích và nhận được sự hưởng ứng tích cực của công nhân viên công. .. công nghiệp dược, Ampharco đã được quyền xuất nhập khẩu trực tiếp với các đối tác quốc tế, đây là thế mạnh của công ty Ngoài ra công ty còn sản xuất nhượng quyền, làm đối tác phân phối độc quyền cho các hãng dược phẩm của Mỹ và Châu Âu tại Việt Nam Hiện nay, Công ty Ampharco không những kinh doanh và tiếp thị những dược phẩm do nhà máy sản xuất, mà còn là nhà phân phối độc quyền cho các hãng dược phẩm. .. của Công ty CPDP Ampharco 3.1.5 Chức năng và nhiệm vụ của công ty Công ty Ampharco hiện nay hoạt động trong các lĩnh vực sản xuất và kinh doanh dược phẩm, dược mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, chiết xuất thảo dược thi n nhiên dưới các dạng viên nang mềm, viên nang, viên nén, viên nén bao phim, thuốc kem bôi ngoài da,… Về kinh doanh Tổ chức mở rộng kinh doanh, không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh, nghiên. .. lợi và khó khăn của việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 2.3.1 Lợi ích của việc thực hiện HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 − Đáp ứng nhu cầu khách hàng trong nước và quốc tế − Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế − Tăng cường hiệu suất nội bộ để thực hiện những tiêu chuẩn bắt buộc và SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 14 tiêu chuẩn quốc tế về môi trường... − Chi phí cho việc xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 − Các chi phí tư vấn trước khi lập đồ án SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 15 − Thi u chính sách hỗ trợ từ nhà nước 2.4 Tình hình áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 2.4.1 Các nước trên thế giới Theo cuộc điều tra thường niên được Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO tiến hành, các dữ liệu được ISO thu thập... đạo, chức trách của các công ty Dược thì việc triển khai áp dụng HTQLMT ISO 14001 vẫn chưa thực sự là cần thi t Việt Nam là nước đang phát triển, điều kiện nước ta hiện nay còn hạn chế, nhất là trong ngành Dược Mà để thực hiên HTQLMT ISO 14001, chúng ta phải đảm bảo được nguồn lực, tiến độ phát triển kinh tế, công nghệ khoa học kỹ thuật phải cao Trong khi đó, mô hình các công ty Dược nước ta thì lại nhỏ... trì sự có mặt lâu dài của Ampharco tại Việt Nam, năm 1994, Ampharco đã chính thức thành lập văn phòng đại diện tại Việt Nam và duy trì hoạt động cho đến nay Đến năm 2003, Ampharco lại đánh dấu bước phát triển mới khi thành lập Công Ty Cổ phần Dược phẩm Ampharco đáp ứng chính sách khuyến khích đầu tư của nhà nước Việt Nam với mục đích trực tiếp sản xuất trong nước các dược phẩm có chất lượng cao, tương... Trang 21 thích vì sao mà HTQLMT ISO 14001 vẫn chưa được phổ biến trong ngành Dược ở Việt Nam Bảng 2.3: Danh sách các doanh nghiệp Dược áp dụng ISO 14001 STT 01 02 03 04 Tổ chức được chứng nhận Công ty sản xuất kinh doanh vật Tổ chức chứng nhận Ngày CN Quacert 21/09/2004 DNV 31/12/2003 tư và thuốc Thú y Cần Thơ Rhone Poulenc Công ty liên doanh mỹ phẩm LG VINA Công ty TNHH Nông Dược Điên Bàn, chi nhánh... của tiêu chuẩn ISO 14001 Theo điều tra mới của ISO chứng tỏ chứng nhận ISO 14001 ngày càng tăng nhanh, ý thức của cộng đồng về vấn đề môi trường ngày càng cao, thị trường tiêu thụ không chỉ quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm, mà còn quan tâm đến vấn đề môi trường Có lẽ vậy mà, HTQLMT ngày càng được chấp nhận và áp dụng rộng rãi trên phạm vi toàn cầu Cho thấy “xu thế phát triển của tiêu chuẩn ISO . (HTQLMT) theo tiêu chuẩn ISO 14001 là điều vô cùng cần thi t và cần làm ngay. SVTH: Nguyễn Thị Thảo Hà Trang 2 Vì vậy, việc nghiên cứu thực thi HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 cho Công ty. Ampharco – giới thi u về Công ty CPDP Ampharco và hiện trạng môi trường của công ty. − Chương 4: Khả năng áp dụng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010 tại Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Ampharco – đánh. việc chọn HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001 (ngoài tiêu chuẩn ISO 9001, GMP, GSP) là một lựa chọn tối ưu cho các doanh nghiệp dược sản xuất thuốc. Nghiên cứu xây dựng HTQLMT theo tiêu chuẩn ISO 14001:2010

Ngày đăng: 14/04/2015, 21:38

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Gái (2005). Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 tại Công ty Cổ Phần Thép Nam Kim, Bình Dương. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Kỹ Thuật Công Nghệ TP.HCM, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩnISO 14001:2004 tại Công ty Cổ Phần Thép Nam Kim, Bình Dương
Tác giả: Nguyễn Thị Gái
Năm: 2005
2. Đặng Tuấn Hào (2002). Chuyên gia đánh giá môi trường. Chương trình đào tạo, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên gia đánh giá môi trường
Tác giả: Đặng Tuấn Hào
Năm: 2002
3. Kim Thúy Ngọc – Trần Nguyệt Ánh – Nguyễn Tùng Lâm (2003). Tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000 – Chứng chỉ hệ thống môi trường. Nhà xuất bản thế giới Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiêu chuẩnquốc tế ISO 14000 – Chứng chỉ hệ thống môi trường
Tác giả: Kim Thúy Ngọc – Trần Nguyệt Ánh – Nguyễn Tùng Lâm
Nhà XB: Nhà xuất bản thế giới
Năm: 2003
4. Ngô Quang Thái (2006). Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001:2004 cho Công ty TNHH Chế biến thủy sản Hải Nam. Luận văn tốt nghiệp Đại học, Đại học Nông lâm, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩnISO 14001:2004 cho Công ty TNHH Chế biến thủy sản Hải Nam
Tác giả: Ngô Quang Thái
Năm: 2006
5. Trần Văn Vinh (2003). Các chính sách pháp luật, tiêu chuẩn môi trường liên quan đến hội nhập kinh tế quốc tế Nhà xuất bản Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các chính sách pháp luật, tiêu chuẩn môi trường liênquan đến hội nhập kinh tế quốc tế
Tác giả: Trần Văn Vinh
Nhà XB: Nhà xuất bản Hà Nội
Năm: 2003
8. Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN ISO 14001:2010, Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng.9. Nguồn internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yêu cầu và hướng dẫn sửdụng
7. Tiêu chuẩn Việt Nam, TCVN ISO 14001:2005, Các yêu cầu và hướng dẫn sử dụng Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w