D. Điều 4.5 4 Kiểm soát hồ sơ
Y Các yếu tố Trọng
6.2 Chính sách môi trường
Ban lãnh đạo cao nhất cần phải xác định chính sách môi trường của công ty, trong phạm vi đã được xác định của HTQLMT ở trên.
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP GVHD: TS. Thái Văn Nam
Chúng tôi mong rằng khách hàng sử dụng sản phẩm của chúng tôi sẽ luôn an tâm về sức khỏe của mình và luôn thành đạt, vì vậy chúng tôi cam kết:
− Tuân theo các yêu cầu pháp luật về môi trường của nước Việt Nam, các yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn TCVN ISO 14001:2010 và các yêu cầu khác của các bên liên quan.
− Giảm lượng nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất làm ô nhiễm môi trường bằng việc sử dụng các phương pháp có lợi về kinh tế.
− Sử dụng năng lượng và tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả.
− Đào tạo và huấn luyện có hệ thống cho tất cả các nhân viên trong công ty tuân theo yêu cầu của hệ thống quản lý môi trường.
− Quản lý an toàn các hóa chất độc hại.
− Học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các công ty bạn trong việc quản lý môi trường.
− Giải quyết các vấn đề môi trường ở công ty và không ngừng thực hiện việc cải tiến liên tục về môi trường bằng cách sử dụng nguyên tắc phòng chống ô nhiễm.
− Giảm đến mức thấp nhất các tác động môi trường do các hoạt động, sản phẩm của công ty tạo ra.
Phương châm, chính sách, mục tiêu và chương trình quản lý môi trường cần phải được truyền đạt thông qua các văn bản liên quan đến môi trường cho toàn bộ nhân viên, sao cho thấu hiểu và tuân thủ tất cả các quy định đã được thống nhất.
Phương châm chính sách môi trường sẽ được cập nhật một cách rộng rãi trong và ngoài công ty thông qua mạng internet sao cho những bên liên quan cần thiết có thể truy cập một cách dễ dàng.
6.2.2 Thực hiện
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP GVHD: TS. Thái Văn Nam
2. Thực hiện, duy trì và thông tin liên lạc tới các nhân viên và các bên liên quan bằng cách:
− Phổ biến chính sách môi trường cho nhân viên, các bên liên quan mới.
− Phổ biến lại chính sách môi trường trong các cuộc họp với nhân viên hoặc các bên liên quan.
− Đưa chính sách môi trường lên các bảng thông báo, các biểu ngữ hoặc dạng thẻ đính kèm phía sau thẻ nhân viên.
− Cung cấp thông tin về chính sách môi trường trên các bảng tin của công nhân.
− Đưa chính sách môi trường vào hợp đồng làm việc.
3. Công bố rộng rãi chính sách môi trường ra cộng đồng bằng cách đưa chính sách môi trường vào báo cáo cho các bên liên quan, tài liệu quảng bá của công ty, trên trang web của công ty.
6.2.3 Kiểm tra
Sau một thời gian thực hiện, nhân viên môi trường của công ty tiến hành đánh giá thực trạng về chính sách môi trường (xác định theo biểu mẫu các câu hỏi đánh giá trong Bảng4.1, điều 4.2)
Sau khi hoàn thành đánh giá thực trạng, nhân viên môi trường trình kết quả phân tích cho Ban lãnh đạo xem xét, cập nhật thêm các yếu tố để cải tiến nội dung của chính sách cho phù hợp hơn.
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP GVHD: TS. Thái Văn Nam
Tất cả khía cạnh môi trường có liên quan đến các hoạt động và các khu vực trong công ty ở điều kiện bình thường, bất thường và tình huống khẩn cấp.
6.3.1.3 Các định nghĩa
Điều kiện bình thường: điều kiện làm việc tự nhiên, thường xuyên, liên tục.
Điều kiện bất thường: điều kiện làm việc định kỳ không liên tục, đột xuất hay ngoài dự kiến nhưng không khẩn cấp về môi trường như các hoạt động bảo trì, sự cố hư hỏng máy móc,…
Điều kiện khẩn cấp: điều kiện rủi ro, nguy hiểm ngoài mong muốn như cháy nổ, rò rỉ, tràn đổ hóa chất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và con người.
6.3.1.4 Trách nhiệm và quyền hạn
Trưởng ban ISO cùng các trưởng bộ phận:
− Xác định đánh giá chọn lọc các khía cạnh môi trường đáng kể (KCMTĐK) trong từng đơn vị.
− Thường xuyên cập nhật và đánh giá lại khi phát hiện khía cạnh môi trường mới hay khi có sự thay đổi trong sản xuất hay dự án mới.
− Ban lãnh đạo công ty, đại diện môi trường, cùng ban môi trường xác lập chỉ tiêu cụ thể cho từng KCMTĐK cần ưu tiên, lập kế hoạch kiểm soát nếu cần.
− Các bộ phận thiết lập các hướng dẫn công việc để kiểm soát KCMTĐK đó.
− Thông báo cho tất cả nhân viên trong bộ phận biết để thực hiện.
6.3.1.5 Thủ tục
A. Nhận dạng các khía cạnh môi trường
Các khía cạnh môi trường có thể thêm vào hay bớt ra tùy thuộc vào thay đổi về sản xuất, quy trình hoạt động.
ĐỒ ÁN TỐT NGIỆP GVHD: TS. Thái Văn Nam
Định kỳ kiểm tra các khía cạnh môi trường (KCMT) tiềm tàng, thường xuyên rà soát, phân tích để cập nhật và nhận dạng các KCMT mới nếu có.
B. Đánh giá các khía cạnh môi trường: xem phần chương 5, mục 5.5
C. Ghi nhận kết quả và báo cáo cho lãnh đạo
Các bảng kết quả sẽ được ghi nhận lại và báo cáo cho Ban giám đốc.