Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
547 KB
Nội dung
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam có 80 % dân số, trên 70 % lao động sống và làm việc tại địa bàn nông thôn do vậy việc quan tâm đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có ý nghĩa chính trị quan trọng quyết định cho sự phát triển đất nước vừa giải quyết công ăn việc làm cho người lao động vừa tạo ra nguồn nguyên, vật liệu cung cấp cho ngành công nghiệp. Phát triển nông nghiệp nông thôn không những đảm bảo về an ninh lương thực mà còn góp phần ổn định tình hình chính trị, nâng cao đời sống nhân dân, đưa nước ta từng bước thực hiện thành công sự nghiệp CNH - HĐH. Từ Đại hội Đảng lần thứ VI, nền nông nghiệp nông thôn nước ta đã có những bước phát triển đời sống nông dân được ổn định và từng bước được cải thiện. Nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN, làm động lực khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nhiều của cải, trong đó NNNT đã đạt được những thành tựu nhất định, từ một nền sản xuất nhỏ, lạc hậu tự cung, tự cấp chuyển sang nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa; phá thế độc canh cây lúa sang áp dụng các tiến bộ KHKT, trồng các loại cây trồng cho năng suất, sản lượng, gía trị kinh tế cao. Đến nay không những cung cấp lương thực cho nhu cầu tiêu dùng trong nước mà còn có lương thực để xuất khẩu sang các nước, đứng thứ 2 trên thế giới, từng bước tạo nền NN bền vững, đảm bảo môi trường sinh thái, góp phần xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, do đặc thù riêng của nông thôn Việt Nam, nền NN nước ta mới bắt đầu phát triển, vẫn còn mặt hạn chế trong sản xuất NN. Tình trạng manh mún, nhỏ lẻ, phụ thuộc lớn vào điều kiện tự nhiên, năng suất sản lượng còn thấp, giá trị của mặt hàng NN vẫn còn chủ yếu là sơ chế thủ công, trang bị về cơ sở vật chất còn lạc hậu, chưa đáp ứng được nhu cầu cải thiện đời sống nhân dân, chưa cung cấp đủ nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu chuyển đổi cơ 1 cấu cây trồng trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác, đảm bảo an ninh lương thực, khai thác tối đa thế mạnh, bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng hóa sản phẩm nhằm cải thiện đời sống của nhân dân đang là đòi hỏi bức thiết của Đảng và Nhà nước ta. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Đảng đã chỉ rõ: “Phát triển nông - lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến phát triển toàn diện kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu để ổn định tình hình kinh tế xã hội” Sự phát triển NN và kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa trong quá trình CNH - HĐH đất nước. Coi đó là nhiệm vụ chiến lược có tầm quan trọng hàmg đầu. Đến hội nghị lần thứ 5 BCH TW khóa IX, Đảng ta đã ra Nghị quyết về đẩy mạnh “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến để tiêu thụ trên thị trường, thực hiện cơ khí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ trước hết là công nghệ sinh học đưa thiết bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa thị trường”. Thực hiện chủ trương của Đảng về phát triển nông nghiệp nông thôn, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Tỉnh Quảng Nam nói chung, huyện Tiên Phước nói riêng, trong đó có xã Tiên Cảnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhân dân đã tiếp thu nhanh các tiến bộ KHKT vào thâm canh, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống, tăng hệ số sử dụng đất, mang lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diên tích. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, khoanh vùng quy hoạch, áp dụng tiến bộ KHKT vẫn còn chậm, hiệu quả kinh tế thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân, sản phẩm nông nghiệp còn nghèo, chất lượng thấp, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, thiếu vững chắc, việc xây dựng cánh đồng 50 triệu/ ha còn nhiều lúng túng, chưa có giải pháp cụ thể; thị trường đầu ra cho cho sản phẩm nông nghiệp còn nhiều khó khăn. Xã Tiên Cảnh là xã nằm trong bối cảnh chung của huyện Tiên Phước, là một đơn vị có nhiều cố gắng trong sản xuất 2 nông nghiệp, có nguồn lương thực lớn trên địa bàn huyện, mặc dù trong những năm qua sản xuất nông nghiệp có nhiều tiến bộ, nhưng công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm, chưa mang tính đột phá. chưa đạt yêu cầu, trình độ thâm canh của người dân còn nhiều hạn chế, năng suất sản lượng, giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích/ năm chưa cao, đời sống của người dân vẫn còn nhiều khó khăn. Xuất phát từ thực tế nói trên, trong thời gian thực tập tại địa phương, chúng tôi chọn đề tài: “Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Tiên Cảnh huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam” * Mục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng cơ cấu cây trồng trên địa xã trong những năm qua, từ đó xây dựng kế hoạch, đề ra một số giải pháp để thực hiện công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong thời gian tới, nhằm khai thác tối đa lợi ích kinh tế, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích / thời gian một năm, để nâng cao đời sống nông dân. * Phương pháp nghiên cứu: Để phục vụ cho công tác nghiên cứu và hoàn thành đề tài này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau: -Phương pháp duy vật biện chứng -Phương pháp điều tra phỏng vấn trực tiếp. -Phương pháp thống kê kinh tế. Nghiên cứu công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp, vì trong sản xuất nông nghiệp phụ thuộc rất lớn vào điều kiện tự nhiên thời tiết và khí hậu, tính chất, độ màu mỡ của đất, mùa vụ, đặc tính, yêu cầu kỹ thuật của từng loại giống cây trồng, đồng thời phải qua thực tiễn sản xuất đúc kết rút kinh nghiệm phong phú của người nông dân và liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực sản xuất, dịch vụ trong kinh tế quốc dân . 3 * Phạm vi nghiên cứu: Do thời gian thực tập có hạn, do điều kiện vừa học vừa làm nên không có thời gian để nghiên cứu ở phạm trù rộng, nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã trong 3 năm: từ năm 2003 đến năm 2005. Phân tích hiệu quả kinh tế của ngành trồng trọt, từ đó rút ra những ưu điểm, lợi thế, những nhược điểm hạn chế trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã trong thời gian qua. Đề xuất các biện pháp cơ cấu cây trồng thích hợp cho hiệu quả kinh tế cao trong thời gian đến. Xã có 8 thôn chia thành 62 tổ, tùy theo từng vùng mà có điều kiện tự nhiên và phong tục tập quán khác nhau, cho nên chúng tôi lựa chọn mẫu 40 hộ trên 8 khu vực của xã để tiến hành nghiên cứu. 4 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái quát về chuyển dổi cơ cấu cây trồng Để phát triển đất nước, bất kỳ một nước nào dù là nước giàu hay nước đang phát triển cũng cần phải thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tùy vào điều kiện cụ thể hoàn cảnh của mỗi nước mà quyết định và tìm hướng đi cụ thể, phù hợp cho nước mình. Công nghiệp hóa nông thôn vẫn là sự quan tâm của mỗi quốc gia, đảm bảo an ninh lương thực, tạo đà cho phát triển các lĩnh vực kinh tế khác; đưa đất nước phát triển với điều kiện cụ thể. Ở nước ta sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn là vấn đề tất yếu mà Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, là cơ sở để hoạch định các chính sách chiến lược về phát triển nông nghiệp, nông thôn. Nó là nền móng vững chắc cho ổn định chính trị- xã hội, bởi công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện tác động vào sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế, xã hội. Từ sử dụng lao động thủ công là chính; chuyển sang sử dụng máy móc hiện đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và sự tiến bộ của KHKT, tạo ra năng suất lao động cao. Trong CNH, HĐH không đơn giản, chỉ là tăng thêm tốc độ và tỷ trọng của sản xuất nông nghiệp mà còn là quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội gắn liền với đổi mới cơ bản về công nghệ, tạo nền tảng cho nền kinh tế cao và phát triển bền vững của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Đối với nông nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng, chuyển đổi cơ cấu thể hiện cho sự thay đổi trong quan hệ sản xuất của nội bộ ngành cũng như vùng kinh tế, vì đối tượng sản xuất nông nghiệp là những cơ thể sống, mỗi cơ thể sống của nông nghiệp có một yếu tố kỹ thuật và sinh học riêng, yêu cầu canh tác khác nhau, với chu kỳ phát triển khác nhau. Sản xuất nông nghiệp phần 5 lớn tiến hành canh tác ngoài trời, phụ thuộc rất lớn vào điều kiện của thiên nhiên. Vì vậy trong ngành trồng trọt phải tự điều chỉnh, phân bố cơ cấu cây trồng hợp lý dựa trên ưu thế của từng vùng, điều kiện địa lý, khí hậu của vùng đó để khai thác lợi thế so sánh, khả năng sinh lợi của cây trồng. Để đáp ứng được điều đó, đòi hỏi người sản xuất phải biết chọn những ưu điểm, thế mạnh của từng vùng để lựa chọn quy mô sản xuất, cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện cụ thể để tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Yêu cầu lớn nhất của cơ cấu cây trồng trong quá trình canh tác là tận dụng triệt để các điều kiện thời tiết, khí hậu, đất đai nhằm hạn chế tối đa những rủi ro do thời tiết, thiên tai, lũ lụt và hạn hán gây ra, không ngừng bồi bổ đất đai lợi dụng đặc điểm sinh học của cây trồng, khả năng chống chịu các điều kiện ngọai cảnh, sâu bệnh; tính thích nghi rộng rãi, có khả năng cho năng suất cao có chất lượng sản phẩm tốt . Thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, HĐH đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đến phát triển nông nghiệp, nông thôn .Ban hành nhiều chủ trương chính sách, trong đó chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một nhiệm vụ được ưu tiên, vì có chuyển đổi cơ cấu cây trồng thì mới đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp, có năng suất cao và chất lượng tốt. Cung cấp đủ lương thực trong nước và xuất khẩu, tạo điều kiện cho nông dân tiếp thu các tiến bộ KHKT, biết hạch toán kinh tế trong sản xuất, kinh doanh và như vậy sẽ tránh được sản xuất mang tính truyền thống lạc hậu, tự cung, tự cấp, ảnh hưởng đến sự nghiệp phát triển đất nước trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế; nhất là trong lúc nước ta đang bước đầu hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) . Hiện nay nước ta đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH HĐH nông nghiệp, nông thôn với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. CNH, HĐH nông nghiệp là một trọng điểm cần được tập trung sự chỉ đạo và có nguồn lực cần thiết, tiếp tục phát triển mạnh đưa Nông - Lâm - Ngư nghiệp lên một trình độ mới, áp dụng các tiến bộ KHKT. Đổi mới giống cây trồng vật nuôi, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, giải quyết vấn đề 6 tiêu thụ hàng hóa nông sản, đẩy mạnh thủy lợi hóa, cơ giới hóa, điện khí hóa, đầu tư phát triển mạng lưới công nghiệp, dịch vụ, kết cấu hạ tầng ở nông thôn. Phát triển nghành nghề một cách đa dạng, nhất là công nghiệp chế biến nông sản, chế tạo cơ giới phục vụ nông nghiệp. Phát triển các làng nghề, các loại hình dịch vụ tạo nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân và dân cư nông thôn. Như vậy, ngành sản xuất nông nghiệp cũng phải chuyển đổi cơ cấu sản xuất theo hướng chuyển đổi cơ cấu hàng hóa, nhằm mục đích khai thác tối đa lợi thế so sánh của từng vùng, từng địa phương, tạo năng suất, sản phẩm có chất lượng, hiệu quả kinh tế gắn với bảo vệ môi trường, để việc bố trí cơ cấu cây trồng một cách hợp lý, đạt hiệu quả kinh tế cao cần chú trọng đến phương thức canh tác, áp dụng các tiến bộ KHKT, đặc điểm sinh học thích ứng với từng điều kiện tự nhiên ở mỗi vùng. Để chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa một cách có hiệu quả và hợp lý điều quan tâm là phải biết được nhu cầu tiêu thụ trên thị trường để bố trí một cách hợp lý trong quá trình sản xuất ở địa phương, nhằm khai thác tối đa tiềm năng xã hội, có sự phân công lao động và tạo ra sản phẩm một cách hợp lý. Do vậy, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng có mối quan hệ mang tính ràng buộc với các đối tượng sản xuất, với hành lang pháp lý, tạo cơ chế thuận lợi trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Do vậy, khi nghiên cứu và xây dựng cần phải chú ý đến tổng thể mối quan hệ đảm bảo cho quá trình chuyến dịch mang tính ổn định bền vững; để thực hiện yêu cầu này cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: - Việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng phải đảm bảo tính hiệu quả kinh tế, tận dụng tối đa lợi thế so sánh, nghĩa là khi tiến hành sản xuất kinh doanh người sản xuất phải tính đến kinh phí đầu tư ở mức thấp nhất nhưng thu được hiệu quả kinh tế cao nhất.Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng việc khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất kinh doanh, sản xuất ra nhiều của cải vật chất nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập, đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân góp phần làm giàu cho đất nước, đồng thời có khoản tiết kiệm, tích lũy để đầu tư tái sản xuất . 7 - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải đảm bảo tính khoa học và thỏa mãn các yếu tố tự nhiện, xã hội để việc bố trí các loại cây trồng một cách hợp lý và phát triển cân đối đảm bảo sự cân bằng sinh thái, nhu cầu thị trường, điều kiện cụ thể của từng địa bàn -Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải tuân thủ theo quy luật tự nhiên, cơ chế chính sách và hoạch định chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước. Vì vậy; việc quy hoạch bố trí cơ cấu cây trồng phải điều tra đánh gía một cách đầy đủ, chặc chẻ, cụ thể với từng điều kiện ở mỗi địa bàn, đảm bảo sự thích ứng của từng loại cây trồng và hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất; kết hợp với việc chuyển giao các tiến bộ KHKT, cung cấp những thông tin cần thiết về đặc điểm sinh học của từng loại cây trồng, cơ chế khuyến khích đầu tư của Nhà nước, các kế hoạch và chủ trương của các ngành liên quan, tăng cường mở rộng công tác khuyến nông, khuyến lâm xây dựng các mô hình trình diễn để nhân dân học tập kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. - Chuyển dịch cơ cấu cây trồng không làm ảnh hưởng đến tập quán canh tác ở từng vùng và nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng. Do vậy; việc quy hoạch phải đảm bảo với điều kiện ở từng vùng, phù hợp với đặc điểm của từng loai cây trồng để cơ cấu một cách hợp lý nhằm đảm bảo cho các loại cây trồng cùng bổ sung, hỗ trợ, tác động với nhau cùng phát triển. Trong sản xuất nông nghiệp phải thống nhất về tư duy của việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng; để thực hiện một cách đồng bộ, cần chú ý không vì những lợi ích trước mắt làm ảnh hưởng đến tính phát triển bền vững, trong quá trình chuyển đổi phải đảm bảo mục tiêu tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích, cân bằng môi trường sinh thái, bảo vệ nâng cao độ phì của đất, đáp ứng nhu cầu của thị trường, tiềm năng thực tế về lao động, đất đai nguồn vốn, kiến thức KHKT… *Tóm lại: Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải phát huy lợi thế so sánh giữa các loại cây, giữa từng vùng, đảm bảo hiệu qủa kinh tế, cải tạo môi trường sinh thái làm cơ sở cho sự phát triển một cách cân đối và bền vững trong quá trình thực hiện CNH - HĐH đất nước 8 1.1.2. Những yếu tố cơ bản tác động đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng 1.1.2.1. Yếu tố tự nhiên Sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện tự nhiên, bởi đối tượng sản xuất chủ yếu của ngành nông nghiệp là cơ thể sống, sản xuất chủ yếu ở ngoài trời nên điều kiện tự nhiên quyết định rất lớn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp. -Vị trí địa lý: Đóng vai trò quan trọng trong việc bố trí cây trồng của đơn vị sản xuất, đồng thời là cơ sở để xác định lợi thế so sánh của đơn vị sản xuất, kinh doanh; khi tiến hành định hướng sản xuất để có hiệu quả như mong muốn cần phải chọn sản xuất cây gì, giống nào, cung cấp cho thị trường nào đều phải dựa vào vị trí địa lý nơi sản xuất như những vùng đất trung tâm thị xã, thị trấn … có thể bố trí những cây trồng mang tính truyền thống, cây phục vụ cho nhu cầu về lương thực, thực phẩm và những cây đặc sản. Còn những nơi xa trung tâm thì bố trí các loại cây lâu năm, cây nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến, để tạo ra sản phẩm phục vụ cho nghành công nghiệp, cung ứng cho thị trường, chuyển dịch cơ cấu cây trồng từng bước tạo điều kiện thuận lợi cho công tác nghiên cứu KHKT, phát triển ngành nghề chế biến. -Đất đai: Là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp. Khi được sử dụng đất đai hợp lý thì ngày càng làm tăng độ phì của đất, tức là khi bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý sẽ cải tạo đất, làm cho đất màu mỡ góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích. Tùy vào điều kiện địa hình, độ dốc, thành phần cơ giới, độ phì của đất để bố trí cây trồng cho phù hợp. Mỗi loại cây có đặc điểm sinh trưởng riêng. Do vậy ta phải bố trí các loại cây trồng thích hợp, không nên bố trí các loại cây trồng có tác dụng làm xấu đi thổ nhưỡng của đất, nhằm bảo vệ và cải tạo đất để có hướng sản xuất bền vững. -Thời tiết, khí hậu: Là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt trong trồng trọt, vì nó được tiến hành sản xuất ngoài trời nên thời tiết khí hậu mang tính quyết định lớn cho năng suất của cây 9 trồng. Chính dựa vào yếu tố này mà sinh ra tính thời vụ của cây trồng, nắm vững được yếu tố này để bố trí các loại cây trồng và công thức luân canh phù hợp giảm được thiệt hại do thiên tai gây ra nhằm làm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế. Ngày nay, mặc dù trình độ KHKT đã có những bước tiến vượt bậc nhưng cũng chỉ khắc phục được phần nào chứ không hoàn toàn làm chủ về yếu tố tự nhiên. 1.1.2.2. Về yếu tố kinh tế - Kỹ thuật: -Chuyển đổi cơ cấu cây trồng không những phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà nó còn phụ thuộc vào nhân tố kinh tế - kỹ thuật như: -Nhân tố lao động: Lực lượng lao động là yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến mọi quá trình trong sản xuất, kinh doanh, là động lực thúc đẩy, tạo ra của cải vật chất cho xã hội, bất kỳ một hoạt động sản xuất, kinh doanh nào cũng cần đến lao động, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp, bởi con người là nhân tố quyết định các phương án tổ chức sản xuất, kinh doanh. Hình thành việc chuyển đổi cơ cấu ngành trồng trọt, cơ cấu lao động hợp lý để thúc đẩy sản xuất phát triển. Tuy nhiên, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải dựa vào trình độ dân trí, khả năng cơ giới hóa, đến phân công, bố trí lực lượng lao động cho phù hợp. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhanh hay chậm; tổ chức sản xuất kinh doanh, có năng suất, chất lượng đem lại hiệu quả kinh tế cao đều phụ thuộc vào nhân tố con người. Hiện nay, với sự phát triển của KHKT đòi hỏi con người phải có trình độ nắm bắt các tiến bộ KHKT vào sản xuất, kinh doanh. Một thực tế cho thấy, ở nơi nào trình độ dân trí thấp thì việc bố trí xác lập hệ thống chuyển đổi cơ cấu cây trồng chậm; năng suất, chất lượng hàng hóa nông sản, hiệu quả kinh tế thấp; vì trong nền kinh tế mở và hội nhập như hiện nay, việc nắm bắt quy luật kinh tế, khả năng dự báo tình hình là hết sức phức tạp; đòi hỏi con người phải có trình độ, kiến thức văn hóa, KHKT, khả năng quản lý, kinh doanh để lựa chọn phương án tối ưu. +Vốn: Cùng với nhân tố lao động, thì nhân tố về vốn cũng là một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong 10 [...]... TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒNG Ở XÃ TIÊN CẢNH QUA 3 NĂM (NĂM 2003 - 2005) 3.1 CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY TRỒNG Ở XÃ TIÊN CẢNH Diện tích gieo trồng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Nó là điều kiện để con người quyết định quy hoạch vùng sản xuất cơ cấu cây trồng hợp lý đối với từng khu vực, phù hợp với điều kiện thâm canh, truyền thống và kinh nghiệm sản xuất của từng địa phương để cây trồng sinh trưởng... ha; gồm đất trồng cây hàng năm 624,7 ha; đất trồng lúa chỉ có 320,7 ha, còn lại đất trồng cây hàng năm khác như cây màu, rau, đậu các loại, đất trồng cỏ chăn nuôi và đất trồng cây lâu năm là 300 ha Bảng 5b: Cơ cấu cây trồng lâu năm của xã Tiên Cảnh qua 3 năm 2003 – 2005 Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu Đất trồng cây lâu năm 1 Cây ăn quả - Boòn boon - Cây ăn quả khác 2 Cây công nghiệp -Quế -Dó bầu -Cây công nghiệp... dịch cơ cấu cây trồng ở Quảng Nam Quảng Nam là một Tỉnh nằm ở Trung trung bộ, có diện tích tự nhien và dân số tương đối lớn , luôn bị thiên tai lụt bão xảy ra đất đai bị chia nhỏ manh mún bởi hệ thống sông ngòi, đồi núi cách trở nên ảnh hưởng lớn đến quá trình sản xuất nông nghiệp Với đặc thù đó ,Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Ban hành nhiều chủ trương chính sách để phát triển nông nghiệp nông dân chuyển đổi cơ cấu. .. chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn còn chậm, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn nhiều lúng túng, việc quy hoạch phân vùng, bố trí giống cây trồng chưa được thực hiện một cách cụ thể đã ảnh hưởng đến quá trình sản xuất nông nghiệp của huyện 18 CHƯƠNG II ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI CỦA XÃ TIÊN CẢNH 2.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN 2.1.1.Vị trí địa lý Là xã miền núi nằm về phía tây nam của huyện. .. sự nghiệp CNH, HĐH đất nước 1.2.3 Kết quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng ở huyện Tiên Phước Trong 5 năm qua kinh tế có bước tăng trưởng khá nông nghiệp được phát triển tương đối toàn diện theo hướng chuyển dịch từ sản xuất cây lương thực là chủ yếu sang phát triển các loại cây trồng con vật nuôi lấy cây nguyên liệu cây ăn quả chăn nuôi gia súc làm trọng tâm Huyện ủy đã tập trung lãnh đạo triển khai ngay... điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, trình độ thâm canh, tùy theo đặc điểm mà hình thành nên cơ cấu cây trồng trên từng vùng khác nhau tùy thuộc vào từng loại đất mà cơ cấu cây trồng cho phù hợp; có sự quy hoạch một cách cụ thể để bố trí cây trồng hợp lý thì mới cho hiệu quả kinh tế cao Với điều kiện tự nhiện của vùng, việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ rất quan trọng, mỗi loại cây trồng đều thích ứng với điều... dân Phát huy vai trò công tác khuyến nông, khuyến lâm, tiếp tục vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch của xã nhằm đấy nhanh việc thâm canh cây trồng, chuyển dịch cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả cao để nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm cây trồng, tăng thu nhập phát triển kinh tế làm thay đổi bộ mặt nông thôn mới 2.2.2 Biến động dân số và lao động: Dân số và lao động là... bố trí luân canh cây trồng hợp lý sẽ cho hiệu quả kinh tế cao trên một đợn vị diện tích Để biết quy mô cơ cấu đất canh tác, đất gieo trồng ta xem bảng sau: 32 Bảng 5a : Cơ cấu diện tích cây trồng hằng năm của xã Tiên Cảnh qua 3 năm 2003 – 2005 Đơn vị tính: ha Chỉ tiêu Tổng diện tích canh tác 1 Đất lúa - Hai vụ - Một vụ 2 Đất màu -Cây màu - Cây ngô -Chuối - Đậu, mè các loại - Đất trồng cây khác Năm 2003... thôn, 62 tổ Vị trí của xã Tiên Cảnh nằm ở: Phía nam giáp xã Tiên Hiệp, Tiên An Phía bắc giáp với thị trấn Tiên Kỳ Phía tây giám giáp xã Tiên Ngọc, Tiên Châu Phía đông giáp với xã Tiên Lộc 21.2 Về điều kiện khí hậu thời tiế Như chúng ta đã biết đặc điểm tự nhiên có sự chi phối đến quá trình sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào một số yếu tố cơ bản đó là vị trí địa hình, địa lý ở mỗi vùng khác nhau sẽ... trọng đến việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng 1.1.2.4 Mục tiêu, phương hướng sản xuất: Trong sản xuất kinh doanh, việc xác định cho mình một mục tiêu, phương hướng sản xuất đóng vai trò quyết định cho hiệu quả kinh tế Mục tiêu, phương hướng sản xuất vừa là nhân tố quyết định chuyển dịch cơ cấu cây trồng vừa giúp hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh, chính vì thế, việc bố trí cơ cấu cây trồng, vật nuôi . tôi chọn đề tài: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Tiên Cảnh huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam * Mục đích nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu thực trạng cơ cấu cây trồng trên địa xã trong những năm. triển nông nghiệp nông thôn, công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng của Tỉnh Quảng Nam nói chung, huyện Tiên Phước nói riêng, trong đó có xã Tiên Cảnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhân dân đã. của xã để tiến hành nghiên cứu. 4 PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Khái quát về chuyển dổi cơ cấu cây trồng