CV mua, sua nha TD co TSDB
b. Những nguyên nhân chủ yếu:
3.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng TMCP Á Châu
Thứ nhất, phối hợp chặt chẽ với NHNN để tổ chức có hiệu quả chương trình thông tin tín dụng, nâng cao chất lượng và mở rộng phạm vi thông tin giúp các chi nhánh phòng ngừa rủi ro một cách tốt nhất.
Thứ 2, ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn. ACB đã có nhiều văn bản hướng dẫn việc thực hiện qui trình tín dụng tiêu dùng. Tuy nhiên một số qui định cụ thể về từng loại hình CVTD lại chưa đầy đủ do đó để giúp cho cán bộ tín dụng nhất là cán bộ mới nắm bắt công việc được nhanh chóng, đầu tư vốn có hiệu quả thì ACB nên có những văn bản hướng dẫn cụ thể hơn, tránh mâu thuẫn chồng chéo với các qui định chung của Nhà nước. Ngoài ra, chi nhánh cũng mong muốn ACB áp dụng những cơ chế chính sách tài chính linh hoạt và phù hợp với đặc thù riêng giúp chi nhánh khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất để nâng cao chất lượng hoạt động cũng như động viên tinh thần làm việc của toàn thể cán bộ công nhân viên.
Thứ 3, Giải quyết vấn đề về đảm bảo tiền vay. Trong những năm qua, không chỉ riêng chi nhánh Hà Nội mà ngay cả ACB cũng gặp không ít khó khăn
trong việc xử lý đảm bảo tiền vay. Đây là vấn đề mà ngân hàng cấp trên cần xem xét cũng như điều chỉnh chế độ qui trình thế chấp tài sản theo đúng luật định để giúp các chi nhánh tháo gỡ khó khăn như:
- Có qui trình hướng dẫn cụ thể về việc thế chấp tài sản cầm cố, tài sản đảm bảo với từng loại hình động sản, bất động sản.
- Thiết lập phòng, ban, tổ thẩm định và gắn trách nhiệm thưởng phạt đến từng cán bộ, phòng ban kịp thời.
- Cùng hỗ trợ với các ngân hàng cơ sở hướng dẫn và phối hợp với các cơ quan ban hành để xử lý tài sản thế chấp, thu hồi vốn kịp thời.
Thứ 4, tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm soát nội bộ trong toàn hệ thống nhằm chấn chỉnh các hoạt động của chi nhánh và đội ngũ nhân sự.
KẾT LUẬN
Việt Nam gia nhập WTO là lợi thế song cũng là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng không chỉ đến từ các ngân hàng trong nước mà từ các tập đoàn ngân hàng lớn trên thế giới. Bản thân ngân hàng phải tự biết phát huy tối đa những lợi thế mà mình đang có để vượt qua những thách thức, tận dụng mọi cơ hội phát triển để đứng vững trên thị trường. Đối với các ngân hàng, hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động CVTD nói riêng đã và đang được xem là một lợi thế khi hội nhập. Hơn nữa, khi thị trường chứng khoán, các tổ chức tài chính phi ngân hàng ngày càng phát triển, trở thành các kênh dẫn vốn lớn cho doanh nghiệp, vai trò của ngân hàng đối với doanh nghiệp sẽ giảm đi, đối tượng khách hàng cá nhân sẽ là mục tiêu hướng tới của ngân hàng.
Mặc dù CVTD có chi phí giao dịch cao nhưng lợi ích mà nó mang lại cho khách hàng, ngân hàng cũng như nền kinh tế - xã hội là rất lớn. Đối với khách hàng, CVTD mang lại cho họ cơ hội được có một cuộc sống đầy đủ hơn, sung túc hơn trong bối cảnh điều kiện tài chính chưa cho phép. Đối với ngân hàng, dù chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng dư nợ cũng như tổng thu nhập, nhưng với sự tăng trưởng của loại hình này đã mang lại cho ngân hàng cơ hội để đa dạng hoá danh mục sản phẩm tín dụng, từ đó phân tán được rủi ro trong hoạt động kinh doanh, thu hút được nhiều khách hàng đến thực hiện giao dịch với ngân hàng hơn, hình ảnh cũng như uy tín của ngân hàng ngày càng được khẳng định trong lòng khách hàng và các đối tác kinh doanh.
Đối với nền kinh tế xã hội, CVTD phát triển một mặt góp phần kích cầu tiêu dùng trong nước, thúc đẩy nền sản xuất phát triển, mặt khác giảm bớt gánh
nặng cho các nhà quản lý khi giải bài toán phát triển nền kinh tế bền vững. Nói chung, CVTD xét về mọi mặt đều có lợi ích rất lớn trong việc thoả mãn nhu cầu dân cư về tín dụng, tạo lợi nhuận và sự thịnh vượng cho ngân hàng cũng như nền kinh tế.
Tuy nhiên, mở rộng CVTD vẫn là vấn đề còn gặp nhiều vướng mắc trong quá thực hiện liên quan đến cơ chế, chính sách. Tại Ngân hàng TMCP Á Châu, mặc dù đã xây dựng được một hệ thống các sản phẩm CVTD nhưng các hoạt động về quảng bá, phát triển sản phẩm này chưa thực sự được chú trọng, quan tâm đúng mức, vì vậy tỷ trọng của sản phẩm trong tổng dư nợ còn rất thấp so với các ngân hàng thương mại khác. Với định hướng của Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian tới là phát triển mô hình ngân hàng bán lẻ, chắc chắn hoạt động CVTD sẽ có sự đầu tư để mở rộng và phát triển.
Nội dung trình bày trong luận văn đã làm rõ những vấn đề cơ bản về hoạt động tín dụng trong NHTM; CVTD, thực trạng mở rộng CVTD tại Ngân hàng TMCP Á Châu nhằm khẳng định vị trí, vai trò của hoạt động CVTD trong hoạt động kinh doanh ngân hàng. Từ đó, đưa ra giải pháp, kiến nghị chủ yếu nhằm bổ sung và hoàn thiện cơ chế chính sách CVTD, tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong việc thực hiện CVTD và mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Á Châu
Do còn hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn và về thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần phân tích sâu hơn nhưng em chưa làm được điều đó trong bài viết này. Em rất mong có được sự góp ý, nhận xét của các thầy cô, các anh chị cán bộ ngân hàng, bạn bè để chuyên đề được hoàn thiện hơn.