TMCP ACB.( theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I 2013)
Theo báo cáo trên thì, tính đến hết quý I/2013, tổng tài sản của ACB đã giảm 397 tỉ đồng so với thời điểm 31/12/2012. Ngân hàng có gần 108.140 tỉ đồng tiền cho vay khách hàng, tăng 4,2% so với đầu năm. Huy động vốn khách hàng đạt mức tăng trưởng ấn tượng tới 8%, lên 135.305 tỉ đồng.
Đáng chú ý, thu nhập lãi thuần của ACB đạt gần 1.232 tỉ đồng trong 3 tháng đầu năm, giảm 23,6% so với cùng kỳ năm ngoái; các hoạt động khác như từ dịch vụ lãi thuần đạt 171 tỉ đồng, mua bán chứng khoán kinh doanh lãi gần 30 tỉ đồng, giảm 82%. Báo cáo cũng cho thấy, hoạt động kinh doanh vàng của ACB trong
quý I/2013 chỉ lỗ... 84 tỉ đồng, giảm hơn rất nhiều so với con số lỗ 600 tỉ đồng của quý 4/2012 và 1.800 tỉ đồng của cả năm 2012. Tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro của ACB đạt gần 597 tỉ đồng, giảm 51 % so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của ngân hàng đạt 307 tỷ đồng.
Trên thị trường liên ngân hàng, ACB cho biết có 15.580 tỉ đồng gửi tại các tổ chức tín dụng khác, giảm 4.748 tỉ đồng so với đầu năm. Ngân hàng cũng có gần 2.021 tỉ đồng tiền cho vay các tổ chức tín dụng khác, tăng 363 tỷ đồng so với đầu năm. Về chất lượng nợ, theo thuyết minh báo cáo, ACB có 3.090 tỉ đồng nợ xấu trong quý 1 năm nay, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái và chiếm 2,88% trên tổng dư nợ. Trong phần giải trình kết quả kinh doanh quý I/2013, ACB cho biết: Lợi nhuận sau thuế quý I/2013 giảm hơn 530 tỉ đồng là do số dư nợ xấu tăng, làm cho thu nhập lãi thuần quý I/2013 giảm 379 tỉ đồng so với cùng kỳ 2012.
Với tầm nhìn và mục tiêu đề ra, tư tưởng chủ đạo trong xây dựng kế hoạch phát triển của ACB là:
- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.
- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững
- Duy trì cấu trúc tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hoá việc sử dụng vốn cổ đông để ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chứa nhiều rủi ro.
- Chuẩn bị và đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục và hiệu quả.
- Xây dựng “Văn hoá ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.