Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và xem đây là giải pháp trọng tâm nhằm đáp ứng những bức xúc hiện nay của sản xuấ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM T P HỒ CHÍ MINH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CƠ CẤU CÂY TRỒNG TẠI XÃ
AN HẢI, HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN
Sinh viên thực hiện: PHẠM THỊ KIM THÙY Ngành: NÔNG HỌC
Niên khóa: 2002-2007
Trang 2HIỆN TRẠNG VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CƠ CẤU CÂY TRỒNG TẠI
XÃ AN HẢI, HUYỆN NINH PHƯỚC, TỈNH NINH THUẬN
Tác giả
PHẠM THỊ KIM THÙY
Khoá luận văn được đệ trình để hoàn thành yêu cầu cấp bằng
Kỹ sư nông nghiệp ngành Nông học
Giảng viên hướng dẫn:
ThS TRẦN VĂN LỢT
Tháng 10/2007
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành biết ơn:
Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm – Thành phố Hồ Chí Minh
Toàn thể quý thầy, cô khoa Nông Học đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt quá trính học tập
Đặc biệt, em xin gởi lòng biết ơn đến thầy Trần Văn Lợt - người đã hết lòng hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này
Sở Tài nguyên môi trường tỉnh Ninh Thuận
Trung tâm khuyến nông tỉnh Ninh Thuận
Trạm khuyến nông huyện Ninh Phước
Phòng kinh tế huyện Ninh Phước
Phòng thống kê huyện Ninh Phước
Phòng tài nguyên - môi trường huyện Ninh Phước
UBND xã An Hải, các ban nghành đoàn thể cùng các hộ nông dân xã An Hải đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong học tập và thực hiện đề tài
Cùng các bạn sinh viên và những người thân trong gia đình đã động viên, giúp
đỡ tôi trong thời gian qua
Ninh Thuận, tháng 10 năm 2007
Phạm Thị Kim Thùy
Trang 4Kết quả đề tài đạt được như sau
1.Điều kiện tự nhiên
Đây là địa phương có khí hậu nhiệt đới bán khô hạn điển hình ở nước ta:mưa ít,độ ẩm thấp, nhiệt độ cao đều quanh năm Địa hình tương đối bằng phẳng, chế độ thủy văn tương đối khó khăn nhưng vẫn thích hợp để luân canh tăng vụ và thâm canh một số cây trồng chính ở địa phương
2.Tài nguyên thiên nhiên
Nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm cung cấp đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp và đời sống Đất ở đây chủ yếu thích hợp cho trồng nho, lúa, rau màu (đất phù
sa chua), đất cát: trắng thích hợp nuôi tôm, đất cát đỏ khai thác quặng Titan
3.Hiện trạng kinh tế - xã hội
3.1 Hiên trạng đất đai
Đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp: 1.456 ha chiếm 68,72% tổng DTTN, trong đó, đất trồng lúa: 327 ha, cây nho: 143 ha, cây lâu năm: 279 ha, rau màu các loại:507 ha, diện tích nuôi tôm: 20 ha còn lại 635 ha đất phi nông nghiệp và đất bạc màu chưa sử dụng
Chuyển đổi từ đất trồng lúa 1vụ sang trồng nho và các loại cây màu tăng hằng năm vì đây là những loại cây có hiệu quả kinh tế cao An Hải được xem là một trong
ba vùng trồng nho tập trung lớn của huyện Ninh Phước Đây là tiền đề cho viêc bố trí
cơ cấu cây trồng trong những năm tới
3.2 Nguồn lao động và đặc trưng của nông hộ
Lao động trong độ tuổi: 6.894 người (chiếm 53,08%) dân số toàn xã Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm 79,71%, lao động phi nông nghiệp và ngành nghề khác chiếm 20,29% lao động của xã
Trang 5Nông hộ bình quân có 0,5 ha đất nông nghiệp; 4,89 nhân khẩu Tỉ lệ hộ nghèo còn tương đối nhiều: 14,7%
3.3 Cơ sở phục vụ nông nghiệp
- Thủy lợi: nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp của xã chủ yếu lấy từ kênh Chính Nam, sông Lu và sông Dinh Diện tích được tưới khoảng 1.000 ha
- Giao thông: tương đối đầy đủ Điện hạ thế và trung thế đáp ứng 100% hộ sử dụng và 88% nhu cầu sản xuất
- Có hơn 30 cơ sở chế biến rượu, mật nho, 1 nhà máy chế biến rượu nho, 1 cơ
sở chế biến nông sản, 8 nhà máy xây sát, 2 lò bánh mì, 3 lò bún, 1 nhà máy nước đá, 1 nhà máy bê tông, 14 cơ sở dệt chiếu cói thủ công, 17 lò bánh tráng
4.Đánh giá hiện trạng cây trồng chính: gồm các cây trồng phổ biến sau:
- Cây hằng năm: lúa, bắp, rau thực phẩm
- Cây ăn trái: xoài, nho
5.Đánh giá một số hợp phần kỹ thuật chính
- Giống lương thực gồm: lúa TH85, TH41, TH4, IR 64, OM 1723,
- Rau thực phẩm: Cà chua, dưa leo
- Nho: NH01- 48, Black Queen, nho đỏ Cardinal
6.Định hướng phát triển cây trồng chính ở xã
Định hướng cho tương lai xã An Hải đến năm 2010 gồm:
- Giảm diện tích lúa, phát triển vành đai thực phẩm
- Sản xuất nông nghiệp tập trung phát triển cây nho, cây ăn quả đặc sản
7.Các giải pháp chính thúc đẩy phát triển cơ cấu cây trồng chính ở xã An Hải
- Muốn triển khai đồng bộ phải tập trung đưa tiến bộ khoa học và kỹ thuật vào sản xuất ở từng hộ, từng thửa ruộng Trong đó, công tác giống, phân bón, nước tưới, phòng trừ sâu bệnh là quan trọng hàng đầu
- Có chính sách, cơ chế quản lý phù hợp, thực sự khuyến khích sản xuất phát triển
- Tổ chức tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm một cách kịp thời với giá hợp
lý
Trang 6MỤC LỤC
Lời cảm ơn i
Tóm tắt ii
Mục lục iv
Danh sách chữ viết tắt viii
Danh sách các hình ix
Danh sách các bảng x
Chương I: MỞ ĐẦU 1
1.GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích – yêu cầu - giới hạn đề tài 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
1.2.3 Giới hạn đề tài 3
Chương 2:.TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
2.1 Khái niệm về nghiên cứu cây trồng 4
2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 5
2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước 6
Chương 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 8
3.1 Địa điểm và thời gian thực hiện 8
3.2 Nội dung nghiên cứu 8
3.3 Phương pháp tiến hành 8
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 10
4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội 10
4.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất - diễn biến kết quả sản xuất cây trồng chính 17
4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp 25
Trang 74.4 Đánh giá thực trạng và diễn biến kết quả sản xuất nông nghiệp 27
4.5 Đánh giá hiện trạng kết cấu cơ sở hạ tầng và các lĩnh vực khác có liên quan đến phát triển nông nghiệp xã An Hải 30
4.6 Quy hoạch phát triển nông nghiệp xã An Hải đến năm 2010 34
Chương 5: KẾT KUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 55
5.1 Kết luận 55
5.2 Đề nghị 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO 57
PHỤ LỤC 59
Trang 8DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DTTN : Diện tích tự nhiên
CN – TTCN : Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
TMDV : Thương mại - dịch vụ
Cây HN : Cây hàng năm
Cây LN : Cây lâu năm
Đất NN : Đất nông nghiệp
KT – XH : Kinh tế - xã hội
Cây CNNN : Cây công nghiệp ngắn ngày
Trang 9DANH SÁCH CÁC HÌNH
Bản đồ 4.1 Bản đồ hành chính xã An Hải
Bản đồ 4.2 Bản đồ đất xã An Hải
Bản đồ 4.3 bản đồ đơn vị đất đai xã An Hải
Bản đồ 4.4 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 xã An Hải
Bản đồ 4.5 Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 xã An Hải
Hình 1 Luân anh bắp trên đất lúa 1 vụ
Hình 2 Thu hoạch bắp
Hình 3 Mô hình chăn nuôi cừu trên vùng cát Nam Cương
Hình 4 Xử lý xoài ra hoa trái vụ
Hình 5 Luân canh rau trên đất lúa 1 vụ
Hình 6 Mô hình trồng dưa hấu trên đất lúa 1 vụ
Hình 7 Mô hình xen canh đu đủ + mãng cầu
Hình 8 Lúa 2 vụ dọc theo sông Lu
Hình 9 Mô hình trồng cây công nghiệp ngắn ngày (hành, tỏi)
Hình 10 Trồng rau an toàn trên vùng cát Nam Cương
Hình 11 Trang trại chăn nuơi kết hợp trồng rừng
Hình 12 Nho đỏ Candinalr sau khi phục tráng
Hình 13 Nho và sản phẩm sau nho
Trang 10DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng Trang
4.1 Tài nguyên đất xã An Hải 15
4.2 Cơ cấu sử dụng đất năm 2005 18
4.3 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp xã An Hải năm 2005 19
4.4 Cơ cấu sử dụng đất chuyên dùng của xã An Hải năm 2005 21
4.5 Thống kê diện tích đất đã giao, cho thuê theo thành phần kinh tế 22
4.6 Đất đã giao, thuê cho hộ gia đình và cá nhân của xã An Hải năm 2005 23
4.7 So sánh biến động đất từ năm 1995 – 2005 24
4.8 Tổng hợp một số chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất chính 27
4.9 Chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế xã An Hải năm 2003 – 2005 28
4.10 Diễn biến diện tích – năng suất - sản lượng cây trồng chính năm 2004 – tháng 6/2007 30
4.11 Dự báo dân số và đất ở xã An Hải thời kỳ 2005 – 2010 37
4.12 Định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng chính xã An Hải 41
4.13 Các phương án bố trí các mô hình sử dụng đất nông nghiệp xã An Hải đến năm 2010 45
4.14 Diện tích - năng suất - sản lượng các cây trồng chính theo 2 phương án 46
Trang 116 thôn: An Thạnh, Hòa Thạnh, Nam Cương, Tuấn Tú, Long Bình 1, Long Bình 2 với dân số: 12.986 người
Trong giai đoạn đầu của công cuộc “công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, Đảng và nhà nước đã đặc biệt coi trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn Nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông ngiệp nông thôn gồm nhiều vấn đề khác nhau và được thực hiện bằng nhiều chủ trương, biện pháp khác nhau Đảng và nhà nước ta chủ trương thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và xem đây là giải pháp trọng tâm nhằm đáp ứng những bức xúc hiện nay của sản xuất nông nghiệp: tạo ra các sản phẩm nông nghiệp có giá trị hàng hóa và tính cạnh tranh cao, nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, góp phần xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống của người nông dân, thay đổi bộ mặt xã hội nông thôn
Cũng như nhiều địa phương khác trong huyện, xã An Hải cũng đã đưa ra và thực hiện nhiều giải pháp nhưng kết quả thu được vẫn còn thấp
An Hải là một xã cuối kênh của huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận (đoạn cuối của 3 con sông lớn là sông Dinh, sông Lu và sông Quao) nên mùa khô thường bị thiếu nước trầm trọng nhưng đến mùa mưa thì bị ngập lụt triền miên An Hải còn là vùng đất đặc trưng của vùng tiểu khí hậu nhiệt đới bán khô hạn điển hình ở nước ta Ở đây, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, còn mùa khô bắt đầu từ tháng 12
Trang 12khó khăn cho sản xuất nông nghiệp ở địa phương Bên cạnh những khó khăn về kinh
tế thì sự lãnh, chỉ đạo của các cấp chính quyền cũng như sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm trong nông nghiệp vào sản xuất của người dân cho hợp lý, tránh lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất là điều hết sức quan trọng
Trong thực tế, người dân nơi đây đã cố gắng rất nhiều trong lao động, sản xuất nhưng hiệu quả kinh tế vẫn chưa cao do sử dụng cũng như khai thác chưa đúng tiềm năng kinh tế, đất đai, lao động của địa phương cũng như của tỉnh nhà trong thời kỳ mới
Những khó khăn trên đã gây ảnh hưởng rất lớn đến chủ trương chung về phát triển kinh tế, xã hội
Tại Đại hội Đảng bộ xã An Hải lần thứ X nhiệm kỳ 2006- 2010 đã đưa ra nhiều mục tiêu nhằm phát triển kinh tế Trong đó, chiến lược phát triển kinh tế nông nghiệp của xã cần phát huy các lợi thế sẵn có, tập trung khai thác tốt các tiềm năng và định hướng phát triển nông nghiệp cho phù hợp Muốn vậy, phải khảo sát và đánh giá lại tiềm năng các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội nhằm định hướng phát triển cơ cấu cây trồng chính một cách hợp lý
Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi thực hiện đề tài: “Hiện trạng và tiềm năng phát triển cơ cấu cây trồng tại xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận”
1.2 Mục đích – yêu cầu - giới hạn đề tài
1.2.1 Mục đích
- Khảo sát hiện trạng, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và các cơ cấu cây trồng chính ở xã An Hải
- Định hướng phát triển cơ cấu cây trồng chính đến năm 2010
- Đề nghị kỹ thuật canh tác một số cây trồng chính
Trang 13- Đánh giá sự thích nghi của một số cây trồng chính
- Xây dựng các phương án phân bố diện tích đất nông nghiệp cho các cây trồng chính
Trang 14Chương 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Khái niệm về nghiên cứu cây trồng
Ngày nay, nghiên cứu cây trồng đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới và trong nước quan tâm Khuynh hướng nghiên cứu cơ cấu cây trồng hiện nay thường được dựa trên cơ sở úng dụng lý thuyết hệ thống
Cơ cấu cây trồng (hay hệ thống cây trồng) là một tổ hợp cây trồng gồm nhiều giống và loài được bố trí trong không gian và thời gian ở một hệ sinh thái nông nghiệp nhất định, nhằm tận dụng hợp lý nhất các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội sẵn có Việc bố trí cây trồng hợp lý là một biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm sắp xếp lại hoạt động của hệ sinh thái một cơ cấu cây trồng được gọi là hợp lý, nó tận dụng tốt nhất các điều kiện tự nhiên, khí hậu thới tiết, hạn chế ảnh hưởng của thiên tai lợi dụng tốt nhất các đặc tính sinh học của cây trồng, tránh rủi ro sâu bệnh, dịch hại, đảm bảo sản lượng cao và tỷ lệ thành phẩm hàng hóa lớn
Theo H G Zandstra: việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý là việc thực hiện các hợp phần kỹ thuật cần thiết để tổ chức sản xuất một tổ hợp các cây trồng Các hợp phần này bao gồm cả yếu tố tự nhiên, sinh học, yếu tố lao động và cả yếu tố quản lý, yếu tố xã hội
Lịch sử phát triển cơ cấu cây trồng gắn liền với quá trình phát triển nông nghiệp, đặc biệt viêc bố trí lại cơ cấu cây trồng sao cho hiệu quả thường gắn liền với
sự ra đời của công cụ sản xuất mới, kỹ thuật canh tác, cải tiến giống mới cũng như mối quan hệ giũa hệ thống cây trồng với các hệ thống khác như hệ thống chăn nuôi, thủy
sản, chế biến, thị trường
Trang 152.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Từ năm 1975, mạng lưới nghiên cứu hệ thống cây trồng Châu Á (Asia Cropping Systems Network) được thành lập Đầu tiên có 4 quốc gia tham gia mạng lưới Đến nay đã có 16 quốc gia tham gia mạng lưới
Một vài kết quả được ghi nhận đầu tiên là việc các nhà khoa học viện lúa quốc
tế (IRRI) xây dựng được một số mô hình cây trồng có hiệu quả trên nền đất lúa: tăng
vụ lúa ngắn ngày trước mùa lũ đến; thử nghiệm tăng vụ hoa màu bằng việc thay đổi các hợp phần kỹ thuật như: giống mới, xen canh, thâm canh, luân canh, phân bón
Ở Ấn Độ bắt đầu nghiên cứu phát triển cơ cấu cây trồng bằng việc thâm canh, khai thác tối ưu các điều kiện đất đai, cải tạo độ phì nhiêu của đất và tăng thu nhập cho người nông dân
Tại Đài Loan, các nhà chọn tạo giống đã nghiên cứu thành công các giống cây trồng hoa màu mới chịu thích ứng rộng với các điều kiện khó khăn phù hợp với diều kiện đất đai từng vùng khác nhau
Thái Lan là thành viên của mạng lưới do Thái Lan có một số nghiên cứu về phát triển cơ cấu cây trồng có thể áp dụng tại Việt Nam Đặc biệt, Thái Lan đã xây dựng được một số bản đồ thích nghi cho một số cây trồng đưa vào hệ thống máy vi tính nhằm mô phỏng kết quả sản xuất
Tại Indonesia và Malaysia cũng có các kết quả thực tiễn đặc biệt là trong nghiên cứu xây dựng bản đồ phân vùng phát triển cây cao su
Trên thế giới, việc chuyển đổi cơ cấu đa dạng hóa cây trồng ở một số nước như Châu Á, từ nhiều đời nay, canh tác lúa nước là nền tảng của hệ canh tác Châu Á Trong quá trình công nghiệp hóa, giá của các nhân tố đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (đất, lao động, vốn ) đều tăng, khiến lợi thế của sản xuất lúa giảm Cuối những
thập niên 60 của thế kỷ XX cuộc “Cách mạng xanh” đã được thực hiện ở nhiều vùng
đặc biệt là nhiều vùng của trung tâm Châu Á
Với những biện pháp kỹ thuật và phương pháp canh tác mới, thành công của cuộc cách mạng xanh đã mang lại sự tăng trưởng vượt bậc về sản lượng và lương thực bình quân của đầu người, giúp nhiều nước tự túc được lương thực Sản lượng và thu
Trang 16nhập tăng nhanh khiến giá lúa và nhu cầu gạo vốn được coi là hàng hóa thứ cấp giảm mạnh so với các mặt hàng khác
Mặc dù vậy, lúa vẫn là cây lương thực chính ở các nước Châu Á Sản xuất lúa gạo thường đem lại lợi nhuận thấp nên để có thể phát triển một cách hiệu quả ở các vùng đất xấu và vùng đất cao, nhiều nước đã chuyển sang trồng các loại cây có lợi nhuận cao hơn Kinh nghiệm nhiều nước cho thấy đa dạng hóa cây trồng, chuyển từ trồng lúa sang các cây trồng có giá trị cao như: cây ăn quả, rau và hoa, cây xanh đô thị
đã và đang trở thành phổ biến
2.3 Tình hình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam sau năm 1975, trường Đại học Cần Thơ đã tổ chức các nhà khoa học đơn ngành xuống các địa bàn nhằm phục vụ nghiên cứu và phổ biến khoa học Kết quả đã đem lại một số kết quả nhất định trong việc giúp đỡ cán bộ lãnh đạo và nông dân Tuy nhiên các kết quả này còn hạn chế vì còn theo phong trào chưa có định hướng phát triển cây trồng hợp lý cho phù hợ với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, thị trường
Năm 1988, trung tâm nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác ra đời và đi vào hoạt động và hiện nay là Viện nghiên cứu và phát triển hệ thống canh tác đồng bằng sông Cửu Long Từ đó đến nay, việc nghiên cứu cơ cấu cây trồng có cơ sở khoa học hơn và đã có rất nhiều báo cáo khoa học về nghiên cứu cơ cấu cây trồng tại Việt Nam (trong các tạp chí tổng kết kết quả nghiên cứu hệ thống canh tác từ năm 1990 – 1994)
Hiện nay, một số nhà nghiên cứu nông thôn ở Việt Nam đã bắt đầu sử dụng phương pháp nghiên cứu cơ cấu cây trồng để thực hiện một số dự án phát triển nông thôn như: Nguyễn Văn Tính (1995) tiến hành đề tài: KN – 01 – 16, Nghiên cứu cơ cấu cây trồng thích hợp cho vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ
Năm 1999, tác giả Nguyễn Hoàng Tuấn đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với nội dung: cơ cấu cây trồng hợp lý trên đất lúa ở vùng Nam Măng Thít đồng bằng sông Cửu Long
Trang 17Năm 2001, Nguyễn Văn Mười đã bảo vệ thành công đề tài: Quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại huyện Hàm Thuận Bắc - tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2000 –
Cũng vào năm 2005, Huỳnh Thị Dung đã bảo vệ thành công đề tài: Khảo sát hiện trạng và tiềm năng phát triển một số cơ cấu cây trồng chính tại xã Long Phước, thị Xã Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Và cũng vào năm 2005, Nguyễn Thanh Quang
đã bảo vệ thành công đề tài: Điều tra, khảo sát hiện trạng và tiềm năng phát triển một
số mô hình canh tác tại xã Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
Xu hướng phát triển việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng với nền sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện tại là một thực tế khách quan, phù hợp với quy luật phát triển của nền kinh tế thị trường, nó là nhu cầu tất yếu và có khả năng trở thành hiện thực Điều này có nghĩa là phát triển mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng sẽ góp phần tích cực trong viêc thực hiện thành công định hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nước ta phù hợp với quy luật phát triển kinh tế
Trang 18Chương 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa diểm và thời gian thực hiện
3.1.1 Địa diểm thực hiện:
Xã An Hải, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận
3.1.2 Thời gian tiến hành
Từ 08/04/2007 đến 08/09/2007
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.2.1 Điều tra đánh giá điều kiện tự nhiên
- Địa hình đất đai
- Nguồn nước và chế độ thủy văn
- Khí hậu thời tiết
3.2.2 Điều tra đánh giá điều kiện kinh tế - xã hội
- Hiện trạng và diễn biến tình hình sử dụng đất
- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp
- Nguồn nhân lực và kinh tế nông nghiệp
- Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất nông nghiệp
3.2.3 Điều tra đánh giá cơ cấu cây trồng chính
- Các cơ cấu cây trồng hiện đang sản xuất
- Phân tích đầu tư và hiệu quả các cơ cấu cây trồng chính
- Phân tích các kỹ thuật được áp dụng vào sản xuất các cây trồng chính
3.2.4 Đánh giá đất và xét thích nghi cây trồng và định hướng phát triển các cây trồng chính
3.3 Phương pháp tiến hành
3.3.1 Phương pháp kế thừa: sử dụng các tài liệu thứ cấp
*Đất: đánh giá đất và hiện trạng sử dụng đất
- Kế thừa bản đồ của xã An Hải
- Kế thừa đề án quy hoạch và phát triển nông thôn xã An Hải
Trang 19- Đánh giá đất và xét thích nghi cây trồng trên nền bản đồ theo phương pháp FAO, 1983, 1993
*Khí hậu thời tiết, thủy văn
- Kế thừa các số liệu của các trạm khí tượng, thủy văn và phân viện khí tượng thủy văn
3.3.2 Phương pháp điều tra phỏng vấn
- Sử dụng các phương pháp điều tra đánh giá nhanh nông thôn (RRA) và phương pháp điều tra đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (PRA) Khi điều tra phỏng vấn kết hợp phương pháp lấy thông tin trực tiếp ngoài đồng ruộng Phiếu điều tra chuẩn bị trước dưới dạng các câu hỏi Nội dung điều tra gồm:
+ Đặc điểm tình hình chung: Tình trạng kinh tế - xã hội, nhân khẩu, lao động, trình độ văn hóa, dân tộc, nghề nghiệp của chủ hộ, đất đai, vật tư sản xuất, nguồn vốn, thu nhập
+ Đặc điểm tự nhiên: loại đất đang sử dụng, địa hình khí hậu, thủy văn, nguồn nước sử dụng cho nông nghiệp
+ Hiện trạng và cơ cấu cây trồng: các cây trồng hiện đang sản xuất, cơ cấu luân canh, quy mô diện tích, kỹ thuật canh tác (giống, thời vụ, kỹ thuật chăm sóc), chi phí đầu tư, năng suất và hiệu quả kinh tế
Trang 20Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội
4.1.1 Vị trí địa lý – ranh giới hành chính
Xã An Hải là một xã ven biển nằm trên tuyến quốc lộ 1A về phía Đông Bắc của huyện Ninh Phước, đoạn cuối của công trình thủy lợi Nha Trinh và nằm trên khu vực
hạ lưu ba con sông lớn là sông Dinh, sông Lu và sông Quao An Hải có tổng DTTN: 2.091,98 ha chiếm 2,3% tổng DTTN của toàn huyện Xã có sáu thôn: An Thạnh, Hòa Thạnh, Nam Cương, Tuấn Tú, Long Bình 1, Long Bình 2 với dân số: 12.986 người
Ranh giới hành chính
- Phía Bắc giáp thành phố Phan Rang – Tháp Chàm
- Phía Nam giáp xã Phước Dinh, Phước Hải
- Phía Đông giáp Biển Đông
- Phía Tây giáp xã Phước Thuận và thị trấn Phước Dân
Tọa độ địa lý:
Từ 11o 29’50” đến 110 33’ 54” độ vĩ Bắc
Từ 1090 00’ 28” đến 1090 03’ 35” độ kinh Đông
4.1.2 Điều kiện tự nhiên
4.1.2.1 Khí hậu thời tiết
Xã An Hải nằm trong tiểu vùng khí hậu nhiệt đới bán khô hạn điển hình ở nước
ta Ở đây, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 11, còn mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng tám năm sau
- Nhiệt độ trung bình năm 27,60C
- Lượng mưa trung bình 600 – 800 mm, tháng mưa cao nhất là từ tháng 10 đến tháng 11
- Độ ẩm không khí trung bình 71 – 75%
Trang 21- Số giờ nắng bình quân năm là 2.720 giờ/năm
- Lượng bốc hơi trung bình 1.827 mm
4.1.2.2 Địa hình địa mạo
Xã An Hải có địa hình tương đối bằng phẳng có hướng thấp dần từ Tây sang Đông, độ dốc từ 0 – 80 và chia ra thành các dạng địa hình như sau:
- Địa hình vàn thấp: độ cao từ 2-3m so với mực nước biển, khu vực này đang trồng lúa hai vụ tiếp giáp với các dải cát Nằm ở ven sông Lu, vùng này thường chịu ảnh hưởng lũ lụt rất nặng của sông Lu và sông Dinh, thời gian ngập từ 10 – 15 ngày
- Địa hình vàn: độ cao từ 3-5m so với mực nước biển giáp với sông Dinh, sông Quao và các khu vực ven kênh chính Nam, là khu vực trồng nho, lúa hai vụ và cây rau màu
- Địa hình cao, đồi gò thấp lượng sóng: độ cao trung bình từ 8-10m so với mực nước biển thuộc khu vực phía Đông Nam và phía Đông của xã Khu vực này có độ dốc từ 3 – 80, hiện tại đang triển khai dự án nuôi tôm trên cát, khu vực ven biển còn lại
là các cồn cát khô hạn
4.1.3 Tài nguyên nước và chế độ thủy văn
4.1.3.1 Nguồn nước
- Nguồn nước mặt
Nguồn nước mặt chủ yếu được cung cấp từ hệ thống kênh Chính Nam nhưng
do ở cuối kênh nên mùa nắng thiếu nước trầm trọng Về mùa mưa, có những năm phần lớn diện tích đất canh tác bị ngập lụt do nằm ở hạ lưu các con sông lớn
Trang 22- Nguồn nước ngầm
Xã có nguồn nước ngầm khá phong phú Khu vực các dải đất cát nước ngầm có
độ sâu từ 6 -8 m Khu vực đất bằng, mực nước ngầm có độ sâu từ 3-4 m Ngoài việc phục vụ cho sinh hoạt, nguồn nước ngầm phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vào mùa nắng
4.1.3.2 Thủy văn
- Hệ thống sông ngòi
Xã An Hải có 3 con sông lớn chảy qua là sông Dinh, sông Lu, sông Quao Ngoài ra còn có một số kênh mương dẫn nước tưới phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong xã như kênh Chính Nam bắt nguồn từ công trình thủy lợi Nha Trinh – Lâm Cấm rộng 30m dài 4.300m
Mặc dù có hệ thống sông ngòi khá phong phú nhưng do lượng mưa thấp lại phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào 3 tháng: 9, 10, 11, cộng thêm vị trí xã nằm ở khu vực hạ lưu các con sông lớn và cuối kênh Chính Nam nên về mùa mưa thường hay bị ngập lụt còn mùa nắng thì bị hạn hán
- Biển An Hải
Chế độ thủy triều của biển An Hải mang tính nhật triều không đều Triều cường cực đại vào tháng 6, 7, 11, 12 và triều cực tiểu vào các tháng 3, 4, 8, 9 Khả năng xâm nhập mặn không lớn, ít ảnh hưởng đến khả năng sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, hiện nay một số hộ dân tự ý đào hồ nuôi tôm sú tự phát không theo quy hoạch, không
có biện pháp bảo vệ môi trường, nguy cơ mặn hóa đất ngày càng cao Cho nên, việc quy hoạch nuôi tôm kết hợp các biện pháp bảo vệ môi trường ở khu vực này trở nên cấp bách
Trang 23- Nhóm đất gley (Gleysols)
Diện tích là 166,34 ha, chiếm 7,95% tổng DTTN Trong đó, đất gley chua có nguồn gốc phù sa có diện tích 130,72 ha, đất ít chua có nguồn gốc phù sa là 35,62 ha Nhóm đất này được hình thành từ trầm tích vùng vịnh sông biển Phân bố ở địa hình thấp trũng ngập nước Trong đất xuất hiện tầng gley yếm khí chứa Fe2+, CH4 và H2S
+ Đất gley ít chua có nguồn gốc phù sa có độ pH (6,2 – 6,8) Đất có thành phần
cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, hàm lương mùn và đạm khá, lân và kali trung bình Đất được tưới nên thích hợp với trồng lúa, màu và trồng nho
+ Đất gley chua có nguồn gốc phù sa có độ pH (4,5 – 5,5) Các chất dinh dưỡng thấp hơn gley ít chua có nguồn gốc phù sa Dung tích hấp thụ và độ no bazơ thấp
+ Đất phù sa mặn ít, trung bình có gley: phân bố ở cửa sông Dinh và ven sông
Lu Hiện nay đang đưa vào nuôi tôm sú thịt và ven sông Lu trồng lúa và nho
số và dể tiêu nghèo, độ bazơ thấp Phần lớn diện tích đất không có khả năng canh tác nông nghiệp, có độ pH (5,5 – 7,2), không có nguồn nước tưới, thực vật chủ yếu là cây bụi và xương rồng Đây là khu vực quy hoạch nuôi tôm sú công nghiệp ven biển và nuôi tôm trên cát
Trang 24+ Đất cồn cát đỏ ( Ferrali – Rhodic Arenoslos): phân bố ở phía Tây Nam gần xã Phước Hải và Phước Dinh Có phản ứng chua hơn các loại cát trắng vàng, nghèo chất dinh dưỡng, không có nước tưới và đang là khu vực khai thác quặng Titan
- Đất mới biến đổi (Cambisols)
Diện tích 30,44 ha chiếm 1,46% tổng DTTN Đất mới biến đổi có thành phần
cơ giới nhẹ, đọng nước, đất có phản ứng chua vừa Hàm lượng mùn và đạm từ trung bình đến nghèo Lân tổng số trung bình, độ bảo hòa bazơ cao, phân bố giáp xã Phước Hải
- Đất xám nâu vùng bán khô hạn (Lixisols)
Diện tích 15,41 ha chiếm 1,46% tổng DTTN Đất xám nâu vùng bán khô hạn được hình thành từ sản phẩm phong hóa của đá Macma axit hay phù sa cổ trong điều kiện khí hậu nắng nóng kéo dài, lượng nước bốc hơi lớn hơn nhiều so với lượng mưa, mức độ rữa trôi xói mòn yếu Hàm lượng chất dinh dưỡng trung bình, độ pH từ (5,5- 7,1)
Trang 25Bảng 4.1: Tài nguyên đất xã An Hải
Ký
hiệu
TÊN ĐẤT
DIỆN TÍCH (ha) TÊN ĐẤT VIỆT NAM TÊN FAO/UNESCO
GL
Gldy-fl
Gleu-fl
ĐẤT GLEYS
Đất gley chua có nguồn gốc phù sa
Đất gley ít chua có nguồn gốc phù sa
GLEYSOLS
Fluvi-Dystric Gleysols Fluvi-Eutric Gleysols
166,34
130,72 35,62
1.105,56
648,48 457,07
685,76
636,19 49,56
CM
Cmar-st
ĐẤT MỚI BIẾN ĐỔI
Đất mới biến đổi có thành phần cơ
giới nhẹ, đọng nước
CAMBISOLS
Satagni-Arennic Cambisols
4.1.5 Tài nguyên rừng
Toàn xã có 113,73 ha rừng phòng hộ chiếm 5,37% tổng DTTN của toàn xã, chủ yếu là rừng phi lao tập trung ở thôn Hòa Thạnh, độ che phủ thấp Việc trồng mới rừng gặp nhiều khó khăn do nắng hạn kéo dài
4.1.6 Tài nguyên khoáng sản
Xã An Hải có mỏ khoáng sản Titan nằm ở phía Nam thôn Nam Cương đang được khai thác Nhưng do thiếu nước để đãi quặng nên có thời điểm ngừng hoạt động Ngoài ra, xã còn có đất làm nguyên vật liệu xây dựng như: làm gạch, cát xây dựng
Trang 264.1.7 Tài nguyên nhân văn
Xã An Hải có 1.482 đồng bào dân tộc Chăm sinh sống, chiếm 12% dân số toàn
xã Hàng năm, đồng bào Chăm có nhiều lễ hội văn hoá mang đậm đà bản sắc dân tộc người Chăm như: tết Ramưvan từ ngày 13 tháng 11 đến 16 tháng 11 và lễ hội Katê vào ngày 15 tháng 10 Đây là những nét văn hoá rất đặc sắc của đồng bào Chăm Xã cần có chính sách giữ gìn, phát huy những bản sắc văn hoá đẹp của đồng bào
hộ Nông hộ bình quân có 0,5 ha đất nông nghiệp Mỗi hộ có: 4,89 nhân khẩu Tỉ lệ hộ nghèo còn tương đối nhiều: 14,7%
- Cơ cấu dân số:
+ Nông nghiệp: 1.395 hộ/6.894 lao động
- Dân tộc, tôn giáo
An Hải có 3 dân tộc chính: Kinh, Chăm, Hoa Trong đó, Kinh: 2.351 hộ/11.232 khẩu; Chăm: 289 hộ/1.672 khẩu; Hoa: 15 hộ/ 82 khẩu
Toàn xã có 4 tôn giáo chính: Đạo Phật, Đạo Hồi (Bà Ni, Bà la Môn), Đạo Cao
Đài, Đạo Tin Lành
b Lao động
Trang 27Toàn xã có 6.894 lao động, chiếm 53,08% dân số Trong đó, lao động nông nghiệp chiếm 79,71% lao động xã hội Đây là nguồn nhân lực đáng quý trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng cần có phương án sử dụng hợp lý và đạt hiệu quả cao
4.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất - diễn biến kết quả sản xuất các cây trồng chính
4.2.1 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất
Trên cơ sở số liệu thống kê những năm trước và kết quả điều tra khảo sát, chỉnh
lý, bổ sung trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2005 được thể hiện ở bảng 4.2 như sau: An Hải có tổng DTTN là 2.119,85ha Trong đó, đất nông nghiệp có tỷ lệ cao nhất 1.456,77 ha, chiếm 68,72% tổng DTTN của xã Đất chuyên dùng có 119,99 ha, chiếm
tỷ lệ 9,43% tổng DTTN, cao hơn so với toàn huyện (4,34%) Đất lâm nghiệp là 113,73
ha, chiếm tỷ lệ rất thấp 5,37% tổng DTTN, thấp hơn so với toàn huyện (23,76%) Diện tích đất chưa sử dụng còn rất lớn 300,03 ha chiếm 14,15% tổng DTTN Đây là quỹ đất
có khả năng khai thác sử dụng vào mục đích nông – lâm nghiệp
Bảng 4.2 Cơ cấu sử dụng đất năm 2005
Loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) TỔNG DIỆN TÍCH 2.119,85 100,00
68,72 5,37 9,43 2,77
Trang 28Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của xã An Hải năm 2005 được thể hiện ở bảng 4.3
Bảng 4.3 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp xã An Hải năm 2005
Tổng diện tích đất nông nghiệp NNP 1.456,77 100,00 1.Đất trồng cây hằng năm
1.1 Đất trồng lúa
+ Lúa 2 vụ
+ Lúa 1 vụ
1.2 Đất trồng cây hằng năm khác
2.Đất trồng cây lâu năm
3 Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản
4 Đất nông nghiệp khác
CHN
LUA LUC LUK HNC
CLN
NTS NKH
912,21
327,32 307,88 19,44 584,89
278,20 140,70 40,98
43,03
15,4414,520,9227,59
13,12 13,31 1,93
Trong đó, các loại đất được thể hiện như sau:
- Đất trồng cây hằng năm
Diện tích đất trồng cây hằng năm là 912,21 ha chiếm 43,03% tổng diện tích đất nông nghiệp
Trong đó, có 307,88 ha lúa 2 vụ, 19,44 ha lúa 1 vụ, 584,89 ha đất chuyên màu
và cây công nghiệp hằng năm và đất lúa chuyên trồng cói
Diện tích đất trồng lúa bị thiếu nước vào mùa nắng và ngập úng vào mùa mưa
Vì vậy, muốn tăng năng suất và diện tích lúa 2 vụ thì cần xây dựng thêm hệ thống kênh mương nội đồng nhằm cải thiện điều kiện tưới, tiêu Diện tích đất lúa 1 vụ kém hiệu quả nên chuyển sang trồng rau màu
Trang 29Diện tích đất chuyên màu và cây công nghiệp hằng năm gồm các loại cây (ớt, hành, tỏi, bắp, các loại cây họ đậu, cói, cây bông vải) Các loại cây trồng này phân bố chủ yếu ở những vùng thiếu nước mặt Nhìn chung, các loại cây này đem lại hiệu quả kinh tế khá và thích hợp với điều kiện tự nhiên của xã
- Đất trồng cây lâu năm
Diện tích đất trồng cây lâu năm chủ yếu là cây ăn quả (cây nho) với diện tích 278,20 ha Phần lớn diện tích cây nho phân bố ở ba thôn: Long Bình 1, Long Bình 2 và thôn An Thạnh Đây là loại hình đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng để tăng diện tích
và sản lượng của loại cây trồng này cần có các biện pháp thoát lũ vào mùa mưa, đưa giống nho mới vào canh tác và tìm thị trường tiêu thụ ổn định cho các sản phẩm từ cây nho
-Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nuôi trồng thủy sản (chủ yếu là diện tích nuôi tôm) có diện tích 111,65 ha chiếm 5,27% tổng diện tích tự nhiên Trong những năm gần đây, diện tích nuôi trồng thủy sản liên tục tăng và phát triển mạnh ở các khu vực đất cát ven biển ở thôn Hòa Thạnh Đây là loại hình sử dụng đất đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất cũng như đòi hỏi đầu tư vốn và kỹ thuật cao Để phát triển mô hình nuôi tôm trên cát, xã đã có hướng đề nghị vói cơ quan cấp trên phối hợp với các tổ chức kinh tế đưa vốn vào thành lập các trại nuôi tôm và bước đầu đem lại hiệu quả khả quan
* Đất lâm nghiệp
Năm 2005 đất lâm nghiệp của toàn xã là 1.113,73 ha chiếm 5,37% tổng DTTN của toàn xã Thấp hơn nhiều so với diện tích đất lâm nghiệp của toàn huyện Toàn bộ diện tích rừng của xã là rừng trồng phòng hộ cho nên việc trồng thêm rừng và cây lâu năm
để tăng hiệu quả kinh tế và vừa bảo vệ đất, chống xói mòn, thoái hóa đất là rất cần thiết
Trang 301 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
2 Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp
DGT DTL DVH DYT DGD DTT DCH RAC NTD
0,57 2,73 196,69
108,97 79,72 0,1 0,24 2,05 5,03 0,20 0,38 24,88
0,03 0,13 9,28
5,142,4700,010,090,2300,171,17
Diện tích đất chuyên dùng của toàn xã là 199,99 ha chiếm 9,43% tổng DTTN Trong đó, đất công cộng chiếm diện tích lớn nhất: 196,69 ha chiếm 9,28% tổng DTTN Trong đó, đất giao thông chiếm diện tích cao với 108,97ha Tiếp đến là đất thủy lợi với 79,72 ha bao gồm diện tích các kênh mương và thủy lợi nội đồng Trong những năm tới tăng diện tích thủy lợi là rất cần thiết vì hiện nay nhiều cánh đồng trong
xã còn thiếu nước trầm trọng Đất nghĩa trang, nghĩa địa có diện tích 24,88 ha
* Đất ở
Đến năm 2005, diện tích đất ở là 48,32 ha chiếm 2,31% tổng DTTN Do tập quán sinh sống lâu đời nên người dân sống tập trung thành các cụm dân cư Diện tích
Trang 31đất ở bình quân đạt 202m2/hộ tương đương định mức đất ở của nhà nước quy định cho các tỉnh miền trung (200m2 /hộ)
4.2.1.2 Đánh giá hiện trạng sử dụng đất theo thành phần kinh tế
Theo kết quả thống kê đất đai năm 2005, tổng diện tích đất đã giao và cho thuê theo đối tượng sử dụng đất là 1.430,93 ha chiếm 68,44% tổng DTTN gồm có 4 thành phần kinh tế thể hiện ở bảng 4.5 như sau:
* Hộ gia đình cá nhân
* Các tổ chức kinh tế
* UBND xã quản lý và sử dụng
* Các đối tượng khác
Bảng 4.5 Thống kê diện tích đất đã giao, cho thuê theo các thành phần kinh tế (ha)
Tổng diện tích đất đã giao, cho thuê 1.430,94
71,985,4622,290,27
49,25 3,75 15,26 0,18
- UBND xã quản lý và sử dụng
Xã quản lý 318,89 ha chiếm 15,26% tổng DTTN, chủ yếu là đất chuyên dùng
và đất nông nghiệp Trong đó, đất chuyên dùng 269,81 ha, đất nông nghiệp 49,17 ha
- Các tổ chức kinh tế
Trang 32Các tổ chức kinh tế quản lý và sử dụng 78,18 ha chiếm 3,75% tổng DTTN Trong đó có 42,39 ha đất rừng phòng hộ, 28,56 ha đất nuôi trồng thuỷ sản và 7,23 ha đất chuyên dùng bao gồm đất nguyên vật liệu xây dựng và mỏ quặng
Bảng 4.6 Đất đã giao, thuê cho hộ gia đình và cá nhân của xã An Hải năm
2005 Loại đất Mã số Diện tích (ha) Tỷ lệ %
95,11 0,20 4,69
Qua bảng 4.6 cho thấy: diện tích đất nông nghiệp có tỷ lệ cao nhất: 979,63 ha chiếm 95,11% tổng diện tích đã giao cho hộ gia đình và cá nhân Đất ở 48,32 ha chiếm 4,69%, đất chuyên dùng 2,01 ha chiếm 0,20% tổng diện tích đã giao cho hộ gia đình
và cá nhân chủ yếu là hộ gia đình và cá nhân quản lý, sử dụng (71,98%) Đây là kết quả của việc thực hiện chính sách giao đất sản xuất ổn định và lâu dài cho hộ gia đình
và cá nhân
Diện tích đất chưa giao và chưa cho thuê là 661,04 ha bao gồm đất bằng chưa
sử dụng 572,60 ha và đất sông suối 88,44 ha Muốn tận dụng diện tích đất chưa giao
và chưa cho thuê của xã phát huy hiệu quả cần phải giao diện tích đất này cho các đối tượng quản lý, sử dụng và cải tạo đất
Trang 33* Tình hình biến động các loại đất của xã An Hải từ năm 1995 – 2005 được thể hiện ở
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
1181,3530.0000
28,91 1.456,77
912,21327,32584,89
278,20111,65
68,72 +872,77
+507,21+70,32+436,89
+96,85+81,65
II.Đất lâm nghiệp 20,00 0,99 113,73 5,37 +93,73
III.Đất chuyên dùng 95,00 4,70 199,99 9,43 +104,99
IV.Đất ở 32,00 1,58 58,69 2,77 +26,69 V.Đất chưa sử dụng 1.289,00 64,81 300,03 14,15 -998,97
Trong giai đoạn 1995 – 2005, diện tích đất tự nhiên tăng 99,85 ha do việc đo lại
bản đồ địa chính có kết quả chính xác hơn và một phần do sai số trong tính toán Hiện
nay, diện tích đất tự nhiên của xã theo bản đồ địa chính mới là 2.119,85 ha
Trong đó, tình hình biến động đất nông nghiệp được thể hiện cụ thể như sau:
Từ năm 1995 - đến năm 2005, diện tích đất nông nghiệp tăng 872,77 ha Chủ yếu là
lấy từ đất chưa sử dụng Nhìn chung, tất cả các loại đất trong nông nghiệp đều tăng
+Tình hình biến động đất chuyên dùng:
So với năm 1995, diện tích đất chuyên dùng của xã tăng 187,85 ha Diện tích
đất chuyên dùng tăng lên chủ yếu là đất giao thông nông thôn và đất thuỷ lợi Điều này
Trang 34cho thấy trong những năm qua, UBND xã rất quan tâm đến vấn đề xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân trong xã
+ Đất ở:
Sự gia tăng dân số trong những năm qua đã làm cho nhu cầu đất ở tăng lên nhanh chóng So với năm 1995, diện tích đất ở tăng 16,32 ha chủ yếu lấy từ diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả và đất chưa sử dụng
+ Đất chưa sử dụng:
Từ năm 1995 đến năm 2005, diện tích đất chưa sử dụng giảm 988,97 ha Diện tích đất chưa sử dụng chủ yếu chuyển sang đất nông, lâm nghiệp Đây là sự biến động tích cực đối với sự phát triển kinh tế của xã
Đánh giá chung về tình hình sử dụng đất
Nhìn chung, xu hướng biến động đất đai trong thời gian qua là phù hợp với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương Diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, chuyên dùng, và đất ở đều tăng Diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh Diện tích các loại hình sử dụng đất có giá trị kinh tế cao như diện tích cây nho và diện tích nuôi tôm trên cát tăng nhanh
Lao động nông nghiệp ở địa phương chiếm tỷ trọng lớn trong lao động xã hội chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt, trong khi đó quỹ đất nông nghiệp tương đối lớn
Bên cạnh đó việc xem xét chuyển đổi cơ cấu cây trồng và cải tạo vườn tạp còn chậm và nhiều khó khăn dẫn đến thu nhập nông hộ thấp, đời sống khó khăn, dư thừa lao động nhàn rỗi, thiếu lao động thời vụ
Do đó, xét về vị trí địa lý và điều kiện kinh tế - xã hội của xã An Hải trong tổng thể kinh tế - xã hội của huyện Ninh Phước, việc sử dụng đất cần có sự chuyển đổi theo hướng:
- Phát triển hợp lý diện tích cây lương thực, tích cực cải tạo vườn tạp đẩy mạnh phát triển cây ăn quả đặc sản, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày có giá trị kinh tế cao
-Tận dụng đất chưa sử dụng ven sông, ven biển để phát triển nuôi tôm, khuyến khích hình thành các trang trại trồng trọt và chăn nuôi
Trang 35-Khôi phục lại ngành nghề thủ công truyền thống, đất đầu tư xây dựng đồng bộ
cơ sở hạ tầng và khu dân cư theo hướng đô thị hiện đại
4.3 Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp
Theo kết quả điều tra hiệu quả kinh tế nông hộ tháng 7/2007 thể hiện ở bảng 4.8 cho thấy:
4.3.1 Đầu tư và hiệu quả kinh tế các mô hình trên đất vườn
Trong các loại hình sản xuất nông nghiệp tại xã An Hải thì trồng nho vẫn là loại hình đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất (bình quân 288 triệu đồng/ha/năm) Trồng những giống xoài chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế khá cao (bình quân 160 triệu đồng/ha/năm) Thấp nhất vẫn là loại hình vườn trồng sử dụng các loại giống cây tạp, giống địa phương nên năng suất và chất lượng kém Nếu xét về góc độ đầu tư và hiệu quả kinh tế cũng như thị trường thì nên giảm diện tích vườn tạp cũng như thay đổi các giống cây ăn quả địa phương bằng các loại giống cây khác có năng suất, chất lượng cao
4.3.2 Đầu tư và hiệu quả kinh tế các mô hình trên đất ruộng
Lúa vẫn là một trong những loại cây chủ lực của xã nhằm ổn định lương thực cho con người và vật nuôi Mô hình canh tác lúa 2 vụ/năm đạt năng suất bình quân 14
- 18 tấn/ha/năm có giá trị 36,4 - 46,8 triệu đồng/ha, lúa 1 vụ chỉ có 15,6 triệu đồng/ha/năm
Việc trồng đậu xanh và bắp lai trên ruộng lúa 1 vụ đem lại giá trị sản lượng từ
26 - 40 triệu/ha/năm Chính vì vậy, phải chuyển đổi diện tích trồng lúa 1 vụ sang trồng bắp lai, đậu xanh hoặc các loại cây màu khác để tiết kiệm nước tưới nhưng tăng hiệu quả kinh tế trên cùng diện tích sử dụng