Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Văn Lăng – huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

75 550 0
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Văn Lăng – huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên.

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƯƠNG THỊ THU HUYỀN “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG HỘ TẠI XÃ VĂN LĂNG - HUYỆN ĐỒNG HỶ - TỈNH THÁI NGUYÊN” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học: : 2010 - 2014 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Cù Ngọc Bắc Thái Nguyên, năm 2014 i LỜI CẢM ƠN Với quan điểm học đi đôi với hành, lý thuyết gắn liền với thực tiễn nhằm giúp cho sinh viên nắm vững những kiến thức đã học và vận dụng có hiệu quả vào thực tiễn mỗi sinh viên trước khi hoàn thành chương trình đào tạo của nhà trường đều phải trải qua quá trình thực tập tốt nghiệp. Trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn tôi đã nhận được sự quan tâm hướng dẫn giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân trong và ngoài trường. Tôi xin chân thành cảm ơn sự quan tâm dạy bảo của các thầy cô giáo khoa Kinh tế & Phát triển nông thôn, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, xin chân thành cảm ơn đến UBND xã Văn Lăng đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn một cách tốt nhất. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm ơn tới thầy giáo ThS. Cù Ngọc Bắc đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho tôi trong quá trình thực tập để tôi hoàn thành tốt luận văn này. Trong quá trình thực tập mặc dù bản thân đã hết sức cố gắng nhưng do thời gian có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu nên bản khóa luận này không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được sự quan tâm đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và bạn bè để bản khóa luận của tôi được hoàn thiện hơn. Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Dương Thị Thu Huyền ii DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT ANQP An ninh quốc phòng BHYT Bảo hiểm y tế BHXH Bảo hiểm xã hội BQC Bình quân chung CC Cơ cấu CSHT Cơ sở hạ tầng CN Công nghiệp đ Đồng ĐVT Đơn vị tính GO Tổng giá trị sản xuất Ha Hecta IC Chi phí trung gian KH – KT Khoa học – kỹ thuật KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình KT-XH Kinh tế - xã hội Kg Kilôgam NN Nông nghiệp TTCN Tiểu thủ công nghiệp UBND Uỷ ban nhân dân VA Giá trị gia tăng XD Xây dựng iii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Chuẩn nghèo đói được xác định qua các thời kỳ từ năm 1993 đến 2015 10 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất toàn xã năm 2013 23 Bảng 3.2. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn 24 Bảng 3.3: Kết quả sản xuất cây lúa, cây ngô năm 2013 của xã Văn Lăng 24 Bảng 3.4 Thực trạng cơ sở hạ tầng của xã Văn Lăng năm 2013 26 Bảng 3.5 Cơ cấu lao động của xã Văn Lăng năm 2013 27 Bảng 3.6. Thông tin cơ bản về nhóm hộ điều tra 32 Bảng 3.7 Phương tiện sinh hoạt của các nhóm hộ điều tra 33 Bảng 3.8: Tình hình đất đai bình quân/hộ của nhóm điều tra 34 Bảng 3.9: Tình hình lao động bình quân/hộ của nhóm hộ điều tra năm 2013 35 Bảng 3.10: Tình hình vốn của nhóm hộ điều tra 36 Bảng 3.11: Chi phí trên 1 sào lúa của các nhóm hộ điều tra 37 Bảng 3.12. Chi phí trồng màu của nhóm hộ điều tra 37 Bảng 3.13. Chi phí trồng chè cành của nhóm hộ điều tra 38 Bảng 3.14. Chi phí sản xuất ngành chăn nuôi của các nhóm hộ điều tra 39 Bảng 3.15 Kết quả sản xuất ngành trồng trọt của nhóm hộ điều tra 40 Bảng 3.16. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi của nhóm hộ điều tra 41 Bảng 3.17. Tổng hợp thu nhập của nhóm hộ điều tra 42 Bảng 3.18. Một số chi tiêu cho sinh hoạt và khả năng tích luỹ của hộ 43 Bảng 3.19. Người dân được thụ hưởng công tác tập huấn khoa học kĩ thuật 46 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Biểu đồ cơ cấu diện tích đất của xã Văn Lăng năm 2013 23 iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết của đề tài 1 2. Mục tiêu nghiên cứu 2 2.1. Mục tiêu chung 2 2.2. Mục tiêu cụ thể 2 3. Ý nghĩa của đề tài 2 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học 2 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn 2 4. Bố cục của khoá luận 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 4 1.1.1. Một số khái niệm về hộ, hộ nông dân, và kinh tế nông hộ 4 1.1.2. Vai trò của kinh tế hộ 6 1.1.3. Các đặc trưng của kinh tế hộ 6 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của kinh tế hộ 7 1.1.5. Các xu hướng phát triển của kinh tế hộ 9 1.1.6. Tiêu chí phân loại nhóm hộ nghèo từ năm 1993 đến nay 10 1.2. Cơ sở thực tiễn 11 1.2.1. Tình hình chung về kinh tế hộ trong khu vực và trên thế giới 11 1.2.2. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở một số nước trong khu vực . 11 1.2.3. Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số địa phương ở Việt Nam 13 1.3. Quá trình phát triển kinh tế hộ ở nước ta 15 1.3.1. Quá trình phát triển kinh tế hộ ở Việt Nam 15 1.3.2. Xu hướng phát triển kinh tế hộ nông dân ở nước ta 16 1.4. Các bài học kinh nghiệm rút ra đối với phát triển kinh tế hộ nông dân ở Việt Nam nói chung và cho xã Văn Lăng nói riêng 17 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 19 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu 19 2.2. Nội dung nghiên cứu 19 2.3. Phướng pháp nghiên cứu 19 v 2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu 19 2.3.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 20 2.3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 21 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 22 3.1 Khái quát về tình hình KT-XH của địa bàn nghiên cứu 22 3.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên 22 3.1.2. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội 24 3.1.3. Đánh giá chung về địa bàn nghiên cứu 30 3.2. Thực trạng tình hình sản xuất và kinh doanh kinh tế hộ nông dân xã Văn Lăng 31 3.2.1. Khái quát chung về nhóm hộ điều tra 31 3.2.2. Đánh giá chất lượng cuộc sống của các hộ điều tra. 33 3.2.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của hộ 34 3.2.4. Tình hình về vốn của nông hộ 36 3.3. Mức độ đầu tư chi phí sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra 36 3.3.1. Đối với ngành trồng trọt 36 3.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của nhóm hộ điều tra 39 3.4.1. Trồng trọt 39 3.4.2. Kết quả sản xuất ngành chăn nuôi 41 3.5 Tổng hợp và đánh giá thu nhập của nhóm hộ điều tra 42 3.6. Tình hình chi tiêu và tích luỹ của nhóm hộ điều tra 42 3.7. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông hộ của xã Văn Lăng 43 3.7.1. Các yếu tố về nguồn lực 44 3.7.2. Về thị trường 45 3.7.3. Về khoa học công nghệ 46 3.7.4. Về cơ sở hạ tầng 47 3.8. Đánh giá chung về kinh tế nông hộ ở xã Văn Lăng 47 3.8.1. Khó khăn và vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế nông hộ tại xã Văn Lăng 47 CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI XÃ VĂN LĂNG 49 4.2. Định hướng và một số giải pháp chủ yếu phát triển kinh tế nông hộ xã Văn Lăng 49 4.2.2. Những giải pháp chung nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Văn Lăng 50 vi 4.2.3. Giải pháp về đất đai 50 4.2.4. Giải pháp về vốn 50 4.2.5. Giải pháp về nguồn nhân lực 51 4.2.6. Giải pháp về khoa học kỹ thuật 52 4.2.7. Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng 53 4.2.8. Giải pháp về chính sách 53 4.2.9. Giải pháp về thị trường 54 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 55 5.1. Kết luận 55 5.2. Kiến nghị 56 5.2.1. Đối với nhà nước 56 5.2.2. Đối với địa phương 56 5.2.3. Đối với hộ nông dân 56 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đi lên từ một nước có nên nông nghiệp lạc hậu, trên 70% dân số làm nông nghiệp, vì vậy nền nông nghiệp nước ta có vai trò rất quan trọng, ngoài đóng góp vào ngân sách nhà nước với tỷ trọng lớn nó còn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế đất nước. Sau những năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã có những chuyển biến rõ rệt. Nhà nước đã có những chính sách, chương trình…các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư nhiều hơn nhằm tạo điều kiện cho kinh tế nông nghiệp phát triển, đưa đất nước từ một nước nhập khẩu lương thực thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên thế giới. Ngày nay cùng với sự phát triển của kinh tế đất nước, kinh tế nông nghiệp đã và đang là ngành kinh tế trọng yếu của nước ta. Đặc biệt chúng ta đã bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, một nhu cầu tất yếu đặt ra cho kinh tế nông nghiệp là xóa bỏ việc sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, phân tán. Kinh tế thị trường hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi chúng ta phải có các mô hình sản xuất mới hợp lý hơn để đáp ứng yêu cầu của sản xuất hàng hóa. Trước yêu cầu đó kinh tế hộ nông dân đã và đang tồn tại, phát triển ngày càng nhanh trên mọi vùng, mọi khu vực trên cả nước. Hộ gia đình nông dân được xác định và trở thành đơn vị kinh tế sản xuất tự chủ. Kinh tế hộ nông dân đã phát huy tính năng động sáng tạo, tích cực trong sản xuất kinh doanh làm cho nông nghiệp nước ta phát triển mạnh mẽ. Từ chỗ thiếu lương thực nay trở thành nước xuất khẩu gạo và một số mặt hàng nông sản khác. Những năm gần đây, do cơ chế đổi mới của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu của phát triển kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, kinh tế hộ nông dân đã có những bước phát triển vượt bậc và đạt được những thành tựu quan trọng trong việc đổi mới kinh tế nông thôn như: tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Nhưng bên cạnh đó phát triển kinh tế nông hộ còn gặp nhiều vấn đề khó khăn như: lao động dư thừa, khai thác đất quá mức, phương tiện kỹ thuật thủ công, thô sơ, sản phẩm khó tiêu thụ, chưa bảo quản tốt sau thu hoạch gây tổn thất rất lớn đến nông sản cũng như thu nhập của người dân. Ngoài ra còn một số chính sách của Nhà nước chưa được phổ biến thường xuyên, cập nhập đến người dân. Từ đó cần có những nghiên cứu cụ thể về thực trạng kinh tế nông hộ và có những biện pháp giải quyết những khó khăn, tồn tại nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của các hộ nông dân để phù hợp với điều kiện tự nhiên, xã hội của 2 địa phương để khai thác hiệu quả và bền vững các nguồn lực sẵn có, hình thành một loại hình kinh tế đặc trưng trong cơ cấu kinh tế đất nước Văn Lăng là một xã thuộc huyện Đồng Hỷ nền sản xuất của xã nói chung vẫn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Kinh tế nông nghiệp nói chung và kinh tế nông hộ của xã nói riêng đang dần phát triển theo đà phát triển chung của cả nước nhưng nó cũng không tránh khỏi những mâu thuẫn tồn tại cần được giải quyết. Xuất phát từ thực trạng đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Văn Lăng – huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên”. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Văn Lăng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển kinh tế hộ nông dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu tính đặc thù của kinh tế hộ nông dân xã Văn Lăng. - Phân tích thực trạng phát triển của kinh tế hộ nông dân xã Văn Lăng giai đoạn 2010 - 2013 và phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế hộ nông dân. - Đề xuất một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế hộ nông dân xã Văn Lăng những năm tới. 3. Ý nghĩa của đề tài 3.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp cho sinh viên phần nào thấy được những khó khăn cũng như tiềm năng, nguồn lực tại địa bàn nghiên cứu, từ đó có những giải pháp nhằm phát triển kinh tế nông thôn tại địa phương. - Quá trình thực hiện đề tài thực tập sẽ nâng cao năng lực cũng như rèn luyện kỹ năng, phương pháp nghiên cứu khoa học cho bản thân mỗi sinh viên. - Đề tài cũng được coi là một tài liệu tham khảo cho Trường, Khoa, các cơ quan trong ngành và sinh viên các khóa tiếp theo. 3.2. Ý nghĩa trong thực tiễn Kết quả của đề tài là cơ sở để các nhà quản lý, các cấp lãnh đạo địa phương đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân 3 đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân tại xã Văn Lăng nói riêng và người dân nông thôn nói chung. 4. Bố cục của khoá luận Phần mở đầu Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Chương 4: Các giải pháp nhằm phát triển kinh tế hộ tại xã Văn Lăng Kết luận và kiến nghị [...]... sản xuất, phát triển xã hội và tiến bộ xã hội thực hiện mục tiêu cơ bản mà Nhà nước đã đặt ra: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh” Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng và vận dụng sáng tạo vào tình hình thực tế của xã để đẩy mạnh phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân 18 Trong quá trình phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh tế hộ nông dân, Đảng bộ, UBND xã đã chỉ... lối phát triển sao cho phù hợp 1.2.3 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ nông dân ở một số địa phương ở Việt Nam - Ninh Bình: Hội nông dân tỉnh Ninh Bình đang thực hiện nhiều phương thức giúp người nông dân phát triển kinh tế hộ: hỗ trợ vốn cho nông dân thông qua quỹ hỗ trợ nông dân của các cấp hội, phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn giúp cho hộ nông. .. xuất nông nghiệp 1.2.2 Kinh nghiệm phát triển kinh tế hộ ở một số nước trong khu vực 1.2.2.1 Kinh nghiệm phát triển kinh tế nông hộ ở Thái Lan Trong những năm gần đây Thái Lan là một nước đứng đầu về xuất khẩu gạo trên thế giới Là một trong những nước có nền nông nghiệp phát triển ổn định ở Thái Lan kinh tế hộ phát triển mạnh và hầu hết là những nông trại sản xuất hàng hoá Để thúc đẩy kinh tế hộ phát triển. .. cứu - Sơ lược về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã nghiên cứu - Đánh giá các nguồn lực của địa phương - Phân tích tình hình kinh tế của các nhóm hộ và đưa ra các giải pháp phát triển kinh tế cho từng nhóm hộ - So sánh sự khác nhau về hiệu quả kinh tế giữa các nhóm hộ và nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó - Phân tích những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của hộ gia... thấy kinh tế nông hộ là một hình thức cơ bản và tự chủ trong nông nghiệp Nó được hình thành và phát triển một cách khách quan, lâu dài, dựa trên sự tư hữu các yếu tố sản xuất, là loại hình kinh tế có hiệu quả, phù hợp với sản xuất nông nghiệp, thích ứng, tồn tại và phát triển trong mọi chế độ kinh tế xã hội 6 1.1.2 Vai trò của kinh tế hộ Kinh tế hộ đã có từ lâu đời cho đến nay nó vẫn tồn tại và phát triển. .. phát triển kinh tế hộ nông dân có thể khẳng định: Hộ nông dân sản xuất tự cung tự cấp muốn phát triển kinh tế cần phải phá vỡ kết cấu kinh tế khép kín của hộ để chuyển sang sản xuất với quy mô lớn và chính sách kinh tế là tiền đề, là môi trường để đầu tư, đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất để kinh tế hộ nông dân hoạt động có hiệu quả 1.1.5 Các xu hướng phát triển của kinh tế hộ Kinh tế hộ có thể... lựa chọn và tạo giống Cần phá vỡ tính tự phát trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân, để làm được điều này Nhà nước cần định hướng, hỗ trợ, tư vấn cho người nông dân trong phát triển kinh tế nông hộ * Đối với Văn Lăng Phát triển kinh tế hộ nông dân phải gắn liền với giải quyết các vấn đề xã hội, nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần Coi phát triển con người là động lực để phát triển sản... tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu Vì thế để thúc đẩy kinh tế hộ nông dân phát triển Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ cho người nông dân về giá vật tư nông nghiệp và thông tin về nhu cầu của thị trường Từ thực tế cho thấy để phát triển kinh tế hộ nông dân bền vững và có hiệu quả cao cần phát triển theo chiều sâu, trên cơ sở phát triển khoa học nông nghiệp,... sản xuất cơ bản trong nông thôn - Ở Thái Lan đã sử dụng kinh tế hộ theo mô hình kinh tế trang trại nhỏ, chủ yếu là để phát triển sản xuất nông nghiệp, họ đã đạt tốc độ phát triển cao và khá ổn định, tốc độ tăng trưởng của họ là do kinh tế hộ đem lại Nhìn chung hầu hết ở các nước trên thế giới kể cả các nước phát triển, đang phát triển đều coi trọng kinh tế hộ, vì đây là đơn vị kinh tế tự chủ, nó phù hợp... tượng nghiên cứu Nghiên cứu hộ nông dân trong phát triển kinh tế hộ gia đình tại xã Văn Lăng 2.1.2 Phạm vi nghiên cứu - Không gian: Đối tượng nghiên cứu 3 thôn: Tân Lập 1, Khe Cạn, Liên Phương thuộc xã Văn Lăng mang những nét đặc trưng đại diện cho xã - Thời gian: + Thu thập số liệu về sự phát triển kinh tế hộ từ năm 20102013, số liệu khảo sát thực trạng được điều tra năm 2013 + Thực tập từ tháng 1/2014 . chung về kinh tế nông hộ ở xã Văn Lăng 47 3.8.1. Khó khăn và vấn đề đặt ra trong phát triển kinh tế nông hộ tại xã Văn Lăng 47 CHƯƠNG 4 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ TẠI XÃ VĂN LĂNG. tồn tại cần được giải quyết. Xuất phát từ thực trạng đó tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế nông hộ tại xã Văn Lăng – huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên sở nghiên cứu thực trạng phát triển kinh tế hộ nông dân từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Văn Lăng - huyện Đồng Hỷ - tỉnh Thái Nguyên. 2.2.

Ngày đăng: 23/07/2015, 18:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan