CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY TRỒN GỞ XÃ TIÊN CẢNH.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Tiên Cảnh huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam (Trang 32)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒN GỞ XÃ TIÊN CẢNH QUA 3 NĂM (NĂM 2003 2005)

3.1. CƠ CẤU DIỆN TÍCH CÂY TRỒN GỞ XÃ TIÊN CẢNH.

Diện tích gieo trồng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Nó là điều kiện để con người quyết định quy hoạch vùng sản xuất cơ cấu cây trồng hợp lý đối với từng khu vực, phù hợp với điều kiện thâm canh, truyền thống và kinh nghiệm sản xuất của từng địa phương để cây trồng sinh trưởng và phát triển . Nó lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, trình độ thâm canh, tùy theo đặc điểm mà hình thành nên cơ cấu cây trồng trên từng vùng khác nhau tùy thuộc vào từng loại đất mà cơ cấu cây trồng cho phù hợp; có sự quy hoạch một cách cụ thể để bố trí cây trồng hợp lý thì mới cho hiệu quả kinh tế cao. Với điều kiện tự nhiện của vùng, việc chuyển đổi cơ cấu mùa vụ rất quan trọng, mỗi loại cây trồng đều thích ứng với điều kiện thời tiết khí hậu của từng mùa vụ, từng vùng khác nhau. Chính vì vậy, mà trong sản xuất nông nghiệp việc sắp xếp bố trí luân canh cây trồng hợp lý sẽ cho hiệu quả kinh tế cao trên một đợn vị diện tích. Để biết quy mô cơ cấu đất canh tác, đất gieo trồng ta xem bảng sau:

Bảng 5a : Cơ cấu diện tích cây trồng hằng năm của xã Tiên Cảnh qua 3 năm 2003 – 2005.

Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu

Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

DT % DT % DT % Tổng diện tích canh tác 627 100 625,5 100 624,7 100 1. Đất lúa 323 321,5 320,8 79,6 - Hai vụ 225 78,9 253,7 78,9 253,1 78,9 - Một vụ 68 21,1 67,8 21,1 67,7 21,1 2. Đất màu 304 100 297 100 295 100 -Cây màu 190 62,5 162 54,5 137 46,5 - Cây ngô 32 10,5 34 11,4 40 13,6 -Chuối 25 8,2 27 9,1 31 10,5 - Đậu, mè các loại 22 7,2 29 9,8 31 10,5 - Đất trồng cây khác 35 11,5 45 15,5 56 18,9

(Nguồn UBND xã Tiên Cảnh)

Qua số liệu Bảng 5a ta thấy đất canh tác trồng cây lúa của xã Tiên Cảnh qua 3 năm giảm dần, so sánh với năm 2005/2004 giảm 1,4 ha tương ứng 0.44 %, năm 2005/2004 giảm 0.7 ha tương ứng 0.23 %. Nguyên nhân chủ yếu là do việc quy hoạch bố trí khu dân cư để khai thác quỹ đất mà trong đó năm 2005 đã tiến hành quy hoạch khai thác quỹ đất khu dân cư số 5 (thôn 5), khu dân cư số 3 (thôn 7a) đã chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất sản xuất lúa sang đất thổ cư hết 1,4 ha; năm 2005 tiếp tục khai thác qũy đất còn lại của 2 khu dân cư trên thêm 0,7 ha và nhu cầu làm nhà ở do tăng hộ. Đồng thời một số diện tích đất trồng lúa, trồng màu sản xuất kém hiệu quả; hộ nông dân chuyển sang mục đích sử dụng để trồng cây ăn quả; cây công nghiệp dài ngày như quế, tiêu, cau, dó

Mặc dù, là địa phương sống chủ yếu là nông nghiệp nhưng thực tế hộ nông dân luôn luôn thiếu lượng thực vì với 323 ha đất gieo sạ lúa, nhưng chưa chủ động nước gần 50 % diện tích, lại luôn bị thiên tai, sâu bệnh xảy ra nên năng suất đạt thấp, mặc dù có tăng hàng năm nhưng tổng sản lượng lương thực còn rất thấp, năm 2004 năng suất bình quân ở cây lúa: 35,6 ta/ha, năm 2005 37,4 tạ /ha, vụ đông xuân năm 2006: 42tạ / ha, bình quân lương thực cây có hạt năm 2003: 192 kg/ người, năm 2004: 232kg/ người, năm 2005: 228 kg/ người. Do đó hộ

nông dân sống chủ yếu nhờ vào thu nhập từ kinh tế vườn và chăn nuôi. Qua số liệu thống kê đã phản ảnh: Tổng diện tích tự nhiên của xã là: 3.712, 9 ha, trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2005 là: 912,7 ha; gồm đất trồng cây hàng năm 624,7 ha; đất trồng lúa chỉ có 320,7 ha, còn lại đất trồng cây hàng năm khác như cây màu, rau, đậu các loại, đất trồng cỏ chăn nuôi và đất trồng cây lâu năm là 300 ha.

Bảng 5b: Cơ cấu cây trồng lâu năm của xã Tiên Cảnh qua 3 năm 2003 – 2005

Đơn vị tính: ha

Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005

DT % DT % DT %

Đất trồng cây lâu năm 228 296 300

1. Cây ăn quả 134 138 141

- Boòn boon 67,1 49,8 76 55,0 84 59,6

- Cây ăn quả khác 66,9 50,2 62 45 57 40,4

2. Cây công nghiệp 154 157 159

-Quế 64,4 41,7 58 36,9 51 32,1

-Dó bầu 51 33,2 59 37,6 64 40,2

-Cây công nghiệp khác 38,6 25,1 40 25,5 44 27,7

Qua Bảng 5b cho ta thấy đất trồng cây lâu năm; trong nhóm cây ăn quả mà trong đó chủ yếu là cây bòn bon được nhân dân đưa vào trồng nhiều nhất vì cây này thuộc nhóm cây bản địa lại có giá trị kinh tế cao; cây măng cụt mặc dù thời gian thu hoạch lâu, nhưng đây cũng là loại cây có thu nhập cao nhất trong nhóm cây ăn quả, nhưng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt, nhưng nhân dân cũng đang chú trọng trồng vì nếu tính giá trị 1 cây măng cụt chiếm diện tích khoảng 100 m2 cho thu nhập hằng năm từ 10 -15 triệu đồng. Để tạo được nhận thức về việc bố trí sắp xếp trồng cây gì. phải nói rằng nhờ có sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự chỉ đạo của chính quyền, sự đồng thuận cao của đại bộ phận hộ nông dân, đồng thời có những cơ chế hổ trợ một cách hợp lý của các cấp như quyết định 30 của UBND tỉnh về hổ trợ lãi suất cho hộ nông dân vay làm KTV, KTTT, Quyết định 488 về trồng cỏ chăn nuôi bò.

Qua phân tích ở bảng 5a và 5b phản ánh diện tích gieo trồng xã Tiên Cảnh qua 3 năm; đất nông nghiệp diện tích năm 2003 là: 915ha, nhưng có sự biến động của việc quy hoạch khu dân cư (đất ở) nên giảm theo hàng năm: Năm 2004 còn 913,5 ha, năm 2005 còn 912,7 ha. Đất trồng cây hàng năm luôn biến động, cây màu cho giá trị kinh tế thấp nên đã giảm theo hàng năm, năm 2003 diện tích cây màu 62,5 % so với diện tích đất màu, thì đến năm 2005 giảm xuống còn 54,5 % giảm 8,4%; cây ngô được xem là cây chủ lực bổ sung cho cây lương thực có hạt nên nhân dân chú trọng tăng diện tích gieo trồng, năm 2005 tăng so với năm 2003 là 8 ha bằng 3,1 %; chuối là cây đang thịnh hành trên thị trường nên diện tích luôn tăng từ 25ha năm 2003 lên 31 ha năm 2005 tỷ lệ tăng 2,3 %, thực hiện theo Quyết định 488 và Quyết định 30 của UBND tỉnh về phát triển KTV, KTTT và chăn nuôi đã tạo nhận thức đúng đắn trong việc chăn nuôi thâm canh, nên diện tích trồng cỏ từ không vào năm 2003 thì năm 2006 diện tích trồng cỏ chăn nuôi có 25 ha tăng 14 ha so vời năm 2005, đã giúp hộ nông dân có định hướng đúng đắn trong việc chăn nuôi đại gia súc. Một số cây trồng như thơm; gừng, nghệ do giá cả thấp bấp bênh nên diện tích trồng loại cây này luôn có sự biến động theo từng năm. Đối với cây lâu năm như cây boòn bon,cây thanh trà từng bước thay thế cho cây mít, cây bòng, cam, quýt … nên diện tích 2 loại cây này luôn tăng, trong đó lòn bon đang chiếm lĩnh diện tích cây ăn quả ; năm 2003 diện tích lòn bon chiếm 49,8 % diện tích cây ăn quả thì năm 2005 đã lên 59,6 %; cây thanh trà từ 4 ha năm 2003 lên 9,12 ha năm 2005 tăng hơn gấp 2 lần. Cây công nghiệp dài ngày là cây mũi nhọn trong nhóm cây trồng trong đó cây dó bầu chiểm ưu thế được hộ nông dân quan tâm, nên diện tích trồng tăng nhanh từ 51ha năm 2003; thì năm 2005 đã tăng thêm 13 ha tỷ lệ tăng là: 7%. Cây cau là cây ít được quan tâm vì cây này trồng sẽ làm xấu đi độ phì của đất, nhưng những năm gần đây đã mở rộng xuất khấu sang Trung Quốc và các nước, từ giá 2000 đồng / kg năm 2004; 5000 đ/ kg, năm 2004 thì năm 2005 tăng đột biến lên 15000 - 18000 đ/ kg nên hộ nông dân tăng cường trồng, năm 2003 toàn xã chỉ có 7 ha thì năm 2005 có 11 ha; cây tiêu, cây quế được xem là cây truyền thống của địa phương với mệnh danh đặc sản tiêu Tiên Phước, thế nhưng những năm qua, hạt

tiêu rớt giá; giá cả của cây quế cũng hạ thấp, nên không khuyến khích hộ nông dân trồng 2 loại cây này, cây tiêu năm 2005 giảm 1 ha so với năm 2003; cây quế năm 2005 giảm diện tích so với năm 2003 là 13,4 ha.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Tiên Cảnh huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w