NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG 1 Quan điểm chung về bố trí cơ cấu cây trồng

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Tiên Cảnh huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam (Trang 54)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU CÂY TRỒN GỞ XÃ TIÊN CẢNH QUA 3 NĂM (NĂM 2003 2005)

4.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG 1 Quan điểm chung về bố trí cơ cấu cây trồng

4.1.1. Quan điểm chung về bố trí cơ cấu cây trồng

-Phát triển kinh tế nông thôn là quá trình tăng tiến về mọi mặt ở nông thôn trong một thời gian nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu các ngành kinh tế nông thôn.

-Phát triển kinh tế bền vững trước mắt và lâu dài yêu cầu phải có tầm chiến lược về quy hoạch cơ cấu kinh tế và bố trí hợp lý cho từng loại hình sản xuất cụ thể , làm tiền đề cho hoạch định phát triển kinh tế tổng hợp và vững chắt kết hợp với việc bảo vệ môi trường sinh thái, chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy một nền sản xuất nông nghiệp toàn diện để phát huy tiềm năng đất đai nguồn lực tại chổ, khai thác lợi thế so sánh của từng vùng, từng loại cây trồng do việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý là tiền đề, là nhân tố quan trọng hàng đầu để tăng trưởng và phát triển nông thôn, cung cấp lượng thực, thực phẩm, tạo sản phẩm hàng hóa trên thị trường, cung cấp nguyên liệu sản xuất cho công nghiệp chế biến, phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm hàng hóa nông nghiệp, tích lũy tái sản xuất mở rộng, gắn với nhu cầu tiêu thụ của thị trường. Chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên cơ sở kế thừa những thành tựu đã đạt được trong những năm qua kết hợp với việc ứng dụng các thành tựu KHKT mới, nâng cao trình độ quản lý, phát triển phải đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, nâng cao đời sống của nhân dân, giữ ổn định về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa giàu với nghèo, giữa nông thôn với thành thị, giữa miền xuôi với miền núi, đảm bảo sự bố trí lao động một cách hợp lý, giải quyết tốt các vần đề lao động dôi thừa trong thời gian nông nhàn, tránh sự gò ép trong mùa vụ, hạn chế thấp nhất những

thiệt hại do thiên tai, dịch họa xãy ra, nhằm tăng giá trị thu nhập trên ngày công lao động.

4.1.2. Mục tiêu chung

Thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng thâm canh tăng năng suất, tăng tỷ trọng cây công nghiệp, cây ăn quả gắn với phát triển kinh tế KTV,. KTTT, để tạo nên sản phẩm hàng hóa trên thị trường. Thiết thực tham gia vào chương trình xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm nâng cao thu nhập cho nông dân, tăng tỷ lệ che phủ của rừng để bảo vệ môi trường sinh thái, ngăn chặn nạn chặt phá rừng, tái sinh, bảo vệ rừng và tiến tới trồng rừng và kinh doanh nghề rừng .

4.1.3. Những căn cứ về các điều kiện để làm cơ sở chuyển đổi về cơ cấu cây trồng

Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, KT - XH, nhu cầu thị trường để bố trí quy hoạch, bố trí sản xuất một cách hợp lý, khả năng áp dụng các tiến bộ KHKT, những công nghệ mới vào sản xuất thâm canh, nắm rõ về thực trạng cơ sở hạ tầng như giao thông, thủy lợi, hệ thống điện để có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế, mở rộng, nâng cấp, tu sửa để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và lưu thông nhằm giảm chi phí trung gian trong sản xuất và tăng giá trị sản phẩm nông nghiệp, nâng cao chất lượng hàng hóa.

- Căn cứ vào năng suất, hiệu quả và giá trị kinh tế của từng loại cây trồng qua các năm đã thông qua gieo trồng trên từng vùng, từng mùa, kết hợp với các loại giống mới được trồng thử nghiệm để áp dụng trong quá trình chuyển đổi cây trồng đáp ứng yêu cầu tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, nâng cao đời sống hộ gia đình.

- Căn cứ trình độ dân trí, phong tục tập quán, truyền thống của nhân dân địa phương, tính năng động trong sản xuất kinh doanh kết hợp với chiến lược phát triển kinh tế của Đảng, Nhà nước ta có chủ trương, chính sách, Nghị quyết, chương trình hành động các đề án của các cấp, để vận dụng một cách đúng đắn, đúng quy trình, hợp với quy luật và xu thế phát triển chung để xản xuất ra nhiều

sản phẩm hàng hóa có giá trị cạnh tranh trên thị trường mà nhất là trong lúc nước ta gia nhập vào hiệp hội thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi cần có sự hoạch định trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải gắn với nhu cầu của thị trường . - Căn cứ vào chủ trương của Đảng với chiếm lược đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp đó là mục tiêu cơ bản, là điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị hiếu của thị trường và nhu cầu phát triển của xã hội của tiêu dùng, cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, giải phóng sức lao động, tăng giá trị kinh tế của sản phẩm hàng hóa của nông nghiệp.

4.1.4. Định hướng về chuyển đổi cơ cấu cây trồng một cách hợp lý

- Chuyến đổi cơ cấu cây trồng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn. Phát triển nông nghiệp toàn diện, đa dạng hóa sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất tập trung, tăng nhanh giá trị sản phẩm trên một đơn vị diện tích nhưng đảm bảo cân bằng môi trường sinh thái, khắc phục tình trạng chạy theo tốc độ tăng trưởng nhanh trên cơ sở khai thác cạn kiệt tài nguyên môi trường, gắn tăng trưởng kinh tế với ổn định xã hội nông thôn.

-Chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải dựa trên nền kinh tế hàng hóa gắn với thị trường tiêu thụ. Có như thế mới tránh được xu hướng tự phát, tự cung, tự cấp, phân tán nhỏ lẽ, hạn chế tính bảo thủ sản xuất mang tính độc canh, quản canh truyền thống, sản phẩm kém về chất lượng giá trị hàng hóa không cao, tính cạnh tranh thấp, sang nền sản xuất hàng hóa theo nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, Hướng sản phẩm nông sản ra thị trường, giải quyết được vấn đề ổn định an ninh lượng thực phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu, làm cho thu nhập của người nông dân không ngừng được nâng cuộc sống không ngừng được được cải thiện, có như thế mới kích thích được tính sáng tạo, giải quyết tốt công ăn việc làm cho người lao động, khi lực lượng lao động phát triển mạnh mẽ áp dụng tốt các tiến bộ KHKT , thông qua các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh tiến trình chuyên môn hóa trong sản xuất; tập trung mọi nguồn lực, từng bước chuyển nền sản xuất nhỏ, lạc hậu sang nền sản xuất hiện đại, lấy KHKT làm tiền

đề từng bước thay thế lao động thủ công sang lao động bằng máy móc hiện đại. Chuyển dịch nguồn lao động từ sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ với những định hướng đó trên cơ sở nghiên cứu thực tế điều kiện tự nhiên của địa phương Tiên Cảnh, là tiền đề cơ sở khoa học cho quy hoạch việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng,. hình thành các vùng chuyên canh theo từng điều kiện tự nhiên, điều kiện thổ nhưỡng, điều kiện lao động trình độ canh tác để bố trí cây trồng một cách hợp lý theo môi trường thích nghi của từng loại cây trồng thích hợp. 4.1.5. Những mục tiêu và chỉ tiêu tổng quát

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ X đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2006 -2010 đã xác định “Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tạo được bước biến chuyển quan trọng về nâng cao hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện rõ rệt đời sống vật chất; văn hóa và tinh thần của nhân dân …”

Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Tiên Cảnh lần thứ XII đã đề ra mục tiêu tổng quát: “…Tận dụng mọi lợi thế và điều kiện tự nhiên cũng như các nguồn lực tại chổ, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo và giúp đỡ các cấp trên, các nguồn hổ trợ bên ngoài để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế tạo ra những mô hình có tính độc phá về chuyển đổi cơ cấu kinh tế…” , và đã xác định nhiệm vụ “… Đẩy mạnh sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng, con vật nuôi, phát triển KTV, KTTT, chú trọng việc tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích …” và BCH Đảng bộ xã Tiên cảnh đã ra chương trình hành động với nội dung: “Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện thắng lợi phương án phát triển KTV, KTTT và chăn nuôi giai đoại 2005 - 2010” Với mục tiêu Nghị quyết đã đề ra cho ta thấy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng là một trong những mục tiêu để phát triển kinh tế, xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm của Đảng bộ xã; lấy nông nghiệp làm tiền đề, taọ động lực cho các mục tiêu khác cùng phát triển. Trong đó đặc biệt quan tâm tạo ra những mô hình có tính đột phá cho giá trị thu nhập cao trên một đơn vị diện tích trên cơ sở phát triển mạnh KTV, KTTT.

* Chỉ tiêu cụ thể: Trong 5 năm việc tăng cường thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng thâm canh tăng năng suất ; đảm bảo tổng sản lượng lương thực cây có hạt bình quân hằng năm đạt 2425 tấn ; cải tạo 90 ha vườn tạp thành vườn có hiệu qủa kinh tế; phát triển 150 ha rừng thấp thành vườn đồi để trồng cây ăn quả, cây công nghiệp trồng mới, trồng tái sinh rừng sau khai thác 300 ha , xây dựng từ 30 đến 35 trang trại, đưa tỷ trọng thu nhập từ kinh tế vườn, kinh tế trang trại và chăn nuôi chiếm 60 - 70 % trong tổng thu nhập trên lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Tiên Cảnh huyện Tiên Phước tỉnh Quảng Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w