Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
725 KB
Nội dung
Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM HỌC 2011 – 2012 GVHD: Trang:1 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ 1. Giới thiệu về sở hữu trí tuệ 1.1. Một số khái niệm Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ - những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người. Đối tượng của loại sở hữu này là các tài sản phi vật chất nhưng có giá trị kinh tế, tinh thần to lớn góp phần quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nền văn minh, khoa học công nghệ của nhân loại. Luật sở hữu trí tuệ là hệ thống pháp luật quy định về quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó. Quyền sở hữu trí tuệ là tập hợp các quyền đối với tài sản vô hình là thành quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của các chủ thể, được pháp luật quy định bảo hộ.Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền sở hữu đối với sản phẩm của hoạt động trí tuệ và tinh thần như tác phẩm văn học, nghệ thuật, tác phẩm khoa học, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý và giống cây trồng. 1.2. Phân loại sở hữu trí tuệ Ở các nước, khái niệm bản quyền (copyright) hay sáng chế (patent) xuất hiện từ thế kỷ 17 và thế kỷ 18. Không ai dùng danh từ "sở hữu trí tuệ" cho đến khi xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1952 bởi giáo sư A. Bogsch, giám đốc Văn phòng Quốc tế về Quản lý Sáng chế (BIRPI) đưa ra. Luật Việt Nam cũng như luật của các nước khác trên thế giới không có định nghĩa trực tiếp như thế nào là sở hữu trí tuệ, mà chỉ có định nghĩa gián tiếp thông qua phân loại sở hữu trí tuệ thành quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. 1.2.1. Quyền tác giả: Quyền tác giả bảo hộ quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả và chủ GVHD: Trang:2 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ sở hữu quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, khoa học, nghệ thuật. Quyền tác giả còn được gọi là tác quyền hay bản quyền. Chúng ta thường thấy các thí dụ về quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc hay chương trình máy tính (thí dụ trên báo chí có nói đến vụ tranh chấp về quyền tác giả của nhạc sỹ Lê Vinh với công ty băng đĩa nhạc Dihavina). Đối với quyền tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được độc quyền sử dụng và khai thác tác phẩm. Mọi hành vi sao chép, trích dịch, công bố phổ biến nhằm mục đích kinh doanh mà không có sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả đều bị coi là xâm phạm quyền tác giả (chúng ta thường thấy các lời cảnh báo như vậy trên băng đĩa). Sao băng đĩa lậu, sao chép phần mềm vi tính, in lậu sách giáo khoa bán ra thị trường, v.v. cũng là hành vi xâm phạm quyền tác giả. Trong một số trường hợp, pháp luật cho phép chúng ta sao chép, trích đoạn một phần của tác phẩm (người ta gọi là sử dụng hạn chế). 1.2.2.Quyền sở hữu công nghiệp: Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích,kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý (bao gồm cả tên gọi xuất xứ hàng hoá), tên thương mại, bí mật kinh doanh, quyền chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh và các quyền sở hữu công nghiệp khác do pháp luật quy định.Quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ quyền sử dụng độc quyền vì mục đích kinh tế và quyền định đoạt của các chủ sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp. Luật về sở hữu công nghiệp bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo và uy tín kinh doanh. Sở hữu công nghiệp không phải là một loại sở hữu có liên quan đến tài sản hữu hình dùng trong công nghiệp mà là sở hữu đối với tài sản vô hình. Đó là sáng chế, giải pháp hữu ích, v.v. Kể cả những đối tượng mà chúng ta có thể tưởng là tài sản hữu hình như kiểu dáng công nghiệp hay nhãn hiệu hàng hoá cũng không phải là tài sản hữu hình. Cái mà pháp luật hướng tới bảo vệ (khách thể) trong quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu công nghiệp không phải là kiểu dáng một chiếc xe hay một bộ quần áo, hay một dấu hiệu gắn trên hàng hoá, mà là những đối tượng vô hình đứng đằng sau kiểu dáng hay nhãn hiệu, là thành GVHD: Trang:3 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ quả lao động sáng tạo hay uy tín kinh doanh của chủ sở hữu đối tượng đó. 1.2.3.Quyền đối với giống cây trồng: Giống cây trồng là quần thể cây trồng thuộc cùng một cấp phân loại thực vật thấp nhất, đồng nhất về hình thái, ổn định qua các chu kỳ nhân giống, có thể nhận biết được bằng sự biểu hiện các tính trạng do kiểu gen hoặc sự phối hợp của các kiểu gen quy định và phân biệt được với bất kỳ quần thể cây trồng nào khác bằng sự biểu hiện của ít nhất một tính trạng có khả năng di truyền được.Thí dụ, sự kết hợp của giống lúa jasmin hạt dài của Ấn Độ (có mùi hương đặc biệt) với giống lúa hạt vàng của Hoa Kỳ (có tính kháng bệnh và cho năng suất cao, song có mùi khó chịu) có thể cho ra một giống lúa vừa có tính kháng bệnh và cho năng suất cao, vừa có mùi hương dễ chịu. Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống. Cái mà pháp luật hướng tới bảo vệ đối với giống cây trồng chính là tính mới, tính ổn định, đồng nhất và khả năng phân biệt với các giống cây trồng khác. Quyền đối với giống cây trồng được xác lập trên cơ sở quyết định cấp Bằng bảo hộ giống cây trồng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật SHTT. 2.Bản quyền, bằng phát minh, nhãn hiệu, sự vi phạm quyền tác giả. 2.1.Bản quyền: - Là một hình thức bảo hộ của luật pháp Hoa Kỳ (điều 17, Bộ luật Hoa Kỳ) đối với tác giả của “các tác phẩm gốc của tác giả”, bao gồm tác phẩm văn học, sân khấu, âm nhạc, nghệ thuật và các tác phẩm trí tuệ khác. Hình thức bảo hộ được áp dụng với các tác phẩm đã được xuất bản cũng như chưa được xuất bản. - Bản quyền phần mềm là quyền được phép sử dụng phần mềm đó một cách hợp pháp. Việc sử dụng phần mềm không có bản quyền hợp pháp nào cũng được xem như sao chép phần mềm trái phép vậy. Người vi phạm sẽ bị xử theo luật xâm phạm quyền tác giả. GVHD: Trang:4 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ - Vi phạm bản quyền là sao chép lại hay là lưu chuyền tác phẩm của người khác mà không xin phép, trái phép hoặc không ghi rõ nguồn và tên tác giả chính thức. Thậm chí trầm trọng là có thể công bố thêm hay gây hiểu lầm là các công trình đó là của mình sáng tạo ra. Đây được xem là vi phạm quyền tác giả, sở hữu trí tuệ. 2.2.Bằng phát minh: Phát minh là từ để chỉ việc tìm ra những sự vật, hiện tượng, quy luật có sẵn trong tự nhiên nhưng trước đó con người chưa biết tới. Phát minh thể hiện những bước tiến của trí tuệ con người. Phát minh thường là những môn khoa học cơ bản, mang tính lý thuyết, được ghi nhận công lao của người tìm ra. Tóm lại: Phát minh, hay khám phá, phát hiện là việc tìm ra những gì tồn tại trong tự nhiên hoặc xã hội một cách khách quan mà trước đó chưa ai biết, nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức con người. - Bằng phát minh (patent) là một loại văn bản công nhận đặc quyền cuả một chính quyền cấp cho người (nhóm ngườì, hay một tổ chức) đã đăng kí phát minh cho phép người đó (họ) việc mua, bán sử dụng, cho thuê mướn, san sẻ, chuyển nhượng, hay sản xuất một loại thiết bị, thiết kế,kiến trúc, hay một kiểu máy trong một thời gian ấn định nhằm tưởng thưởng cho (những) người phát minh. 2.3. Nhãn hiệu: 2.3.1. Khái niệm: Nhãn hiệu là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá,dịch vụ của các cơ sở sản xuất,kinh doanh khác nhau. nhãn hiệu có thể là từ ngữ,hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. 2.3.2. Nhãn hiệu trong đời sống: - Nhãn hiệu là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp phổ biến nhất trong cuộc sống. Chúng ta có thể gặp rất nhiều nhãn hiệu: Vietnam Airlines, Bia Sài Gòn, Kem đánh răng P/S, v.v. Nhãn hiệu thiết lập độc quyền sử dụng các GVHD: Trang:5 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ dấu hiệu phân biệt sản phẩm, dịch vụ của chủ thể này với sản phẩm, dịch vụ của chủ thể khác cùng loại. Nhãn hiệu có thể bao gồm từ ngữ, hình khối, màu sắc hay là sự kết hợp của những yếu tố đó.Luật về bảo hộ nhãn hiệu ban đầu bắt nguồn từ luật chống các hành vi cạnhtranh không lành mạnh, do các chủ thể kinh doanh có uy tín than phiền sảnphẩm của mình bị giả mạo. Để tránh tình trạng này, Anh Quốc là nước đầu tiên ban hành luật về bảo hộ độc quyền nhãn hiệu. Nhãn hiệu đầu tiên được bảo hộ cho hãng bia BASS, với hình tam giác màu cam (năm 1777). - Mục đích ban đầu của việc sử dụng nhãn hiệu là để phân biệt sản phẩm, tuy nhiên khi sản phẩm đã chiếm được thị trường, nhãn hiệu trở thành biểu tượng của uy tín, chất lượng sản phẩm. Nhãn hiệu càng uy tín, càng dễ bị người khác lợi dụng để sản xuất hàng giả, hàng nhái. Chính vì thế nảy sinh nhu cầu bảo hộ nhãn hiệu có uy tín với phạm vi rộng hơn các nhãn hiệu thông thường - đó là những nhãn hiệu nổi tiếng. Đối với những nhãn hiệu loại này, việc bảo hộ không chỉ giới hạn ở những sản phẩm cùng loại, mà ở tất cả các loại hình sản phẩm thông qua nhãn hiệu : uy tín, xuất xứ, chất lượng sản phẩm. Ở đây vai trò của sức lao động sáng tạo (hay "trí tuệ") không rõ như quyền tác giả hay các đối tượng sở hữu công nghiệp khác. Tuy vậy luật về nhãn hiệu vẫn là luật về quyền sở hữu một tài sản vô hình. Việc bảo hộ nhãn hiệu phải thoả mãn lợi ích của bốn chủ thể, đó là người tiêu dùng (không bị nhầm lẫn giữa hàng thật và hàng giả), chủ sở hữu nhãn hiệu (bảo vệ uy tín sản phẩm), các nhà sản xuất khác (được cạnh tranh bình đẳng) và Nhà nước (bảo đảm một hệ thống pháp luật công bằng và hiệu quả). 2.3.3. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu: Theo Khoản 16 Điều 4 Luật SHTT, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Xuất phát từ định nghĩa nhãn hiệu, các dấu hiệu thể hiện trên nhãn hiệu phải thể hiện tính độc đáo sao cho có thể phân biệt sản phẩm này với sản phẩm khác. "Độc đáo" ở đây thể hiện ở hai yếu tố: "khác biệt" và "không thông dụng." Theo Điều 74 Luật SHTT, một nhãn hiệu được coi là khác biệt với các dấu GVHD: Trang:6 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ hiệu khác nếu: - được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ; và - không trùng hay "tương tự tới mức gây nhầm lẫn" với (i) một nhãn hiệu đã đăng ký hay nộp đơn đăng ký bảo hộ hoặc có ngày ưu tiên sớm hơn, hoặc đang được sử dụng rộng rãi, hay đã hết hiệu lực song không quá 5 năm, trừ trường hợp bị đình chỉ do không sử dụng, (ii) một nhãn hiệu nổi tiếng, và (iii) kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý hiện đang được bảo hộ hay đã nộp đơn yêu cầu bảo hộ, hay một hình tượng được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả. Ngoài khái niệm nhãn hiệu, còn có một số khái niệm về các nhãn hiệu đặc thù, được qui định tại Điều 4 Luật SHTT như sau: - Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.Thí dụ, nhãn hiệu WOOLMARK là nhãn hiệu tập thể của các doanh nghiệp sản xuất len tại Anh Quốc. - Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu. Thí dụ nhãn hiệu và logo HÀNG VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO của Báo Sài Gòn Tiếp Thị là một loại nhãn hiệu chứng nhận. - Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Thí dụ nhãn hiệu ACE, ACE-INA hay ACE LIFE là những nhãn hiệu liên kết của cùng một công ty bảo hiểm ACE-INA. - Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Thí dụ điển hình là nhãn hiệu P/S cho kem đánh GVHD: Trang:7 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ răng P/S, hay nhãn hiệu G7 cho Cà phê G7. Xin lưu ý là có những nhãn hiệu rất nổi tiếng trên thế giới, như bia BUDWEISER hay phó mát CHEEDAR, nhưng lại không được biết đến nhiều ở Việt Nam, khi đó khả năng được công nhận là nhãn hiệu nổi tiếng cũng sẽ bị giảm. Trước đây, Cục SHTT đã công nhận nhãn hiệu BUDWEISER của công ty Anheuser-Busch (Hoa Kỳ) là nhãn hiệu nổi tiếng trong khi ở Việt Nam các nhãn hiệu này chưa được biết đến nhiều. Hiện nay, với qui định của Luật SHTT, việc công nhận nhãn hiệu nổi tiếng sẽ trở nên đơn giản hơn. 2.3.4. Phạm vi độc quyền bảo hộ đối với nhãn hiệu: Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng và định đoạt đối với các dấu hiệu được bảo hộ. Độc quyền được hiểu dưới hai nghĩa. Thứ nhất, chủ sở hữu có quyền cho hay không cho người khác sử dụng nhãn hiệu của mình thông qua một loại hợp đồng gọi là hợp đồng li-xăng. Thứ hai, khi có hành vi xâm phạm độc quyền của mình (sử dụng mà không xin phép), chủ sở hữu nhãn hiệu có thể tự mình yêu cầu hay thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm chấm dứt hành vi xâm phạm và bồi thường thiệt hại. a.Quyền sử dụng và phạm vi bảo hộ: Chủ sở hữu nhãn hiệu được độc quyền sử dụng nhãn hiệu trên loại sản phẩm mà mình đăng ký. Quyền sử dụng nói trên bao gồm: gắn nhãn được bảo hộ lên sản phẩm hay dịch vụ của mình, tàng trữ, lưu thông, bán, nhập khẩu, quảng cáo sản phẩm có nhãn hiệu được cấp văn bằng bảo hộ. Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu được hiểu không chỉ bao gồm sản phẩm có nhãn hiệu giống nhãn hiệu được mô tả trên văn bằng bảo hộ, mà cả các sản phẩm có nhãn hiệu "tương tự tới mức gây nhầm lẫn." Đó là vì đối tượng bảo hộ của nhãn hiệu là khả năng phân biệt của sản phẩm và nguồn gốc sản phẩm. Chính vì lý do đó, mà các dấu hiệu nổi bật của nhãn hiệu phải được thể hiện rõ trong yêu cầu bảo hộ (đơn đăng ký nhãn hiệu). Khi xảy ra tranh chấp, các cơ quan có thẩm quyền phần lớn các nước đều tập trung vào vấn đề giải thích nội dung văn bằng bảo hộ để từ đó tìm GVHD: Trang:8 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ ra phạm vi bảo hộ. b.Quyền định đoạt: Ngoài quyền sử dụng, chủ sở hữu nhãn hiệu được quyền chuyển giao quyền sở hữu văn bằng bảo hộ hoặc quyền sử dụng của mình thông qua hợp đồng li-xăng và được quyền để lại thừa kế nhãn hiệu. Để đảm bảo khả năng phân biệt của nhãn hiệu, pháp luật quy định chỉ được để lại thừa kế nhãn hiệu cho một chủ thể. c.Nghĩa vụ của chủ sở hữu trí tuệ: Chủ sở hữu nhãn hiệu có nghĩa vụ phải sử dụng nhãn hiệu mà mình được bảo hộ không được gián đoạn quá 5 năm. Trong trường hợp ngược lại, bất kỳ người nào cũng có quyền yêu cầu Cục SHTT đình chỉ hiệu lực văn bằng bảo hộ (xem Điều 28.2.c Nghị định 63/CP ngày 24/10/1996). Điều này nhằm hạn chế tình trạng một số chủ thể chỉ đăng ký nhãn hiệu mà không sử dụng chúng. Sau đó dùng văn bằng bảo hộ bán lại cho những người có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu. Việc quy định nghĩa vụ sử dụng nhãn hiệu được áp dụng ở hầu hết các nước, nhằm tập trung vào mục tiêu tối hậu của việc bảo hộ nhãn hiệu: bảo hộ uy tín sáng tạo của các chủ thể. Ngoài ra, chủ sở hữu nhãn hiệu còn phải thực hiện các quyền của mình về hình thức phải phù hợp với quy định của pháp luật, về mục đích và nội dung không được trái pháp luật, đạo đức xã hội, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác (Điều 49 NĐ 63/CP). Khi nguyên tắc này bị phá vỡ, văn bằng bảo hộ có thể bị đình chỉ hay hủy bỏ theo những căn cứ qui định tại Luật SHTT. 2.4. Sự vi phạm quyền tác giả: 2.4.1. Khái niêm quyền tác giả: Quyền tác giả hay tác quyền (tiếng Anh là copyright) là độc quyền của một tác giả cho tác phẩm của người này. Quyền tác giả được dùng để bảo vệ các sáng tạo tinh thần có tính chất văn hóa (cũng còn được gọi là tác phẩm) thí dụ như các bài viết về khoa học hay văn học, sáng tác nhạc, ghi âm, tranh vẽ, hình GVHD: Trang:9 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ chụp, phim và các chương trình truyền thanh. Quyền này bảo vệ các quyền lợi cá nhân và lợi ích kinh tế của tác giả trong mối liên quan với tác phẩm này. 2.4.2. Nội dung quyền tác giả: Hiện nay, quyền tác giả được tập trung lại thành hai mảng lớn: quyền nhân than (Điều 19 Luật SHTT) và quyền tài sản (Điều 20 Luật SHTT). a.Quyền nhân thân: Quyền nhân thân bao gồm quyền nhân thân không gắn với tài sản và quyền nhân thân gắn với tài sản. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản là những quyền gắn liền với các giá trị nhân thân của tác giả và không thể chuyển giao, bao gồm ba quyền: quyền được đặt tên tác phẩm, đứng tên tác phẩm và bảo vệ sự toàn vẹn của nội dung tác phẩm. Nếu chúng ta ví tác phẩm là đứa con tinh thần của tác giả, thì các quyền nhân thân này cũng tương tự quyền của cha mẹ được đặt tên cho con, nhận con và bảo vệ chăm sóc con cái. Vì là quyền nhân thân không được chuyển giao nên nó chỉ được dành cho tác giả (cho dù đồng thời hay không đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả). Các quyền này ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín và danh dự của tác giả, tồn tại một cách độc lập đối với quyền tài sản, gắn liền với tác giả kể cả khi quyền sử dụng, định đoạt tác phẩm đã được chuyển giao. Các quyền nhân thân không gắn với tài sản được bảo hộ vô thời hạn, khác với những quyền khác được bảo hộ có thời hạn. b.Quyền tài sản: Theo luật Việt Nam, quyền tài sản bao gồm quyền sử dụng và quyền được hưởng thù lao giải thưởng. Thông thường chủ sở hữu quyền tác giả được hưởng quyền sử dụng, còn tác giả được hưởng thù lao, giải thưởng. Quyền sử dụng bao gồm quyền công bố, phổ biến, trình diễn, sao chép, cải biên, chuyển thể, ghi âm, ghi hình, phát thanh truyền hình, cho thuê tác phẩm. Quyền sử dụng này gắn liền với quyền nhân thân gắn với tài sản (cho/không cho sử dụng tác phẩm). Vì thế, mọi hành vi sử dụng tác phẩm (sao chép, dịch, chuyển thể, v.v.) mà không xin phép chủ sở hữu quyền tác giả là xâm phạm quyền tác giả, trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác. 2.4.3.Vi phạm quyền tác giả: GVHD: Trang:10 [...]... của chủ sở hữu quyền tác giả 9 Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả 10 Cố ý huỷ bỏ hoặc làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình 11 Cố ý xoá, thay đổi thông tin quản lý quyền dưới hình thức điện tử có trong tác phẩm GVHD: Trang:11 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ 12... (4) Tổng giám đốc của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới sẽ thông báo cho quốc gia nêu tại Khoản (1) Điều 9, về việc nhận được thông báo theo Khoản trên và về bất kỳ tuyên bố nào được đưa ra theo Khoản (4) Điều 7 Tổng giám đốc của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới cũng thông báo cho Tổng giám đốc của Tổ chức GVHD: Trang:21 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ văn hóa, khoa học và giáo... tiên về sở hữu trí tuệ được áp dụng để giải quyết tranh chấp Trên thực tế, TRIPS đặt nền tảng cho một hạ tầng cơ sở vững chắc và hiện đại trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ cho cộng đồng quốc tế TRIPS Hiệp định TRIPS có hiệu lực vào năm 1995 trong khuôn khổ Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại Thế giới TRIPS đã tổng hợp và xây dựng trên cơ sở các hiệp định quan trọng và mới nhất về sở hữu trí tuệ do... thống UPOV thiết lập năm 1991 – một trong những hiệp định được ký kết gần đây nhất – những đặc quyền dành cho nhà phát minh (thường được gọi là quyền của nhà gây giống ”) đòi hỏi một bên khác ngoài GVHD: Trang:22 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ chủ sở hữu các đặc quyền đó được ủy quyền: * tạo ra hoặc tái tạo một sản phẩm đã được bảo hộ; * sử dụng sản phẩm đó để nhân rộng,... liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ năm 1994 trong khuôn khổ các văn kiện của Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Tầm quan trọng của Hiệp định TRIPS được thể hiện ở ba điểm: 1 Đây là hiệp định duy nhất đầu tiên thực sự mang tính quốc tế đã đưa ra các chuẩn mực tối thiểu về bảo hộ nhiều hình thức của sở hữu trí tuệ; 2 Đây là hiệp định quốc tế đầu tiên về sở hữu trí tuệ có những quy định cụ... hoặc có cơ sở để biết thiết bị đó làm vô hiệu các biện pháp kỹ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình 13 Làm và bán tác phẩm mà chữ ký của tác giả bị giả mạo 14 Xuất khẩu, nhập khẩu, phân phối bản sao tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả 3.Một số hiệp định quốc tế và quyền SHTT: 3.1 Công ước Paris năm 1883 về Bảo hộ sở hữu công... mới, như các vấn đề về Internet và tác quyền kỹ thuật số, công nghệ sinh học tiên tiến, và quá trình nhất thể hóa những chuẩn mực toàn cầu về luật pháp hoặc thông lệ Hiệp định này mới chỉ đặt nền tảng cho việc bảo hộ IPR GVHD: Trang:27 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ ở mức tối thiểu chứ chưa phải tối đa Kể từ khi ký kết Hiệp định TRIPS, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới đã giải... nhiều chủ sở hữu nhãn hiệu đang sử GVHD: Trang:13 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ dụng Nghị định thư Madrid mỗi năm để bảo hộ nhãn hiệu của họ ở nước ngoài Tính đến ngày 15/9/2005, đã có 66 quốc gia ký kết Nghị định thư Madrid Nghị định thư Madrid là một hiệp định về thủ tục lập hồ sơ chứ không phải là hiệp định điều chỉnh về mặt nội dung Nghị định thư giúp những người sở hữu. .. 1886, lần đầu tiên thiết lập và bảo vệ quyền tác giả giữa các quốc gia có chủ quyền Nó được hình thành sau các nỗ lực vận động của Victor Hugo Trước khi có công ước Bern, các quốc gia thường từ chối quyền tác giả của các tác phẩm ngoại quốc Ví dụ, một tác GVHD: Trang:12 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ phẩm xuất bản ở một quốc gia được bảo vệ quyền tác giả tại đó, nhưng lại có... Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ 1 Mạo danh tác giả 2 Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả 3 Công bố, phân phối tác phẩm có đồng tác giả mà không được phép của đồng tác giả đó 4 Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả 5 Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, . là sở hữu trí tuệ, mà chỉ có định nghĩa gián tiếp thông qua phân loại sở hữu trí tuệ thành quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. 1.2.1. Quyền tác giả: Quyền. thiệu về sở hữu trí tuệ 1.1. Một số khái niệm Sở hữu trí tuệ được hiểu là việc sở hữu các tài sản trí tuệ - những kết quả từ hoạt động tư duy, sáng tạo của con người. Đối tượng của loại sở hữu này. Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN NĂM HỌC 2011 – 2012 GVHD: Trang:1 Trường Đại Học Thủ Dầu Một Chủ đề 3: Quyền sở hữu trí tuệ 1. Giới