MỤC TIÊU: 1. Trình bày được tổng quan dịch tễ học tai nạn thương tích 2. Phân loại tai nạn thương tích 3. Trình bày các nhóm nguy cơ gây tai nạn và biện pháp dự phòng NỘI DUNG: 1. Tổng quan về tai nạn thương tích 1.1 .Khái niệm Tai nạn thương tích (TNTT) là tổn thương thực thể trên cơ thể người gây nên bởi sự tác động bên ngoài vượt quá sức chống đỡ của cơ thể. TNTT có thể là một vết thương trên cơ thể do phơi nhiễm với tác động quá mức hoặc có thể là rối loạn chức năng xảy ra do sự thiếu hụt một yếu tố thiết yếu trong cuộc sống (không khí, nước, nhiệt độ cần thiết) như ngạt, tắc nghẽn đường thở, bị cóng 1, 3. Với quan niệm truyền thống, tai nạn thương tích được xem như là một tai nạn ngẫu nhiên, khó tránh khỏi. Tuy nhiên trong vòng vài thập kỷ gần đây, sự hiểu biết rõ hơn về bản chất của tai nạn thương tích đã làm thay đổi những quan niệm cũ này. Ngày nay, với cả hai loại tai nạn ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên đều xem xét mở rộng các sự kiện có thể dự phòng được 1.2 Chỉ số đo lường mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe áp dụng cho đánh giá tai nạn thương tích Tỷ lệ chết là chỉ số rất quan trọng của mức độ nghiêm trọng của một vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, cũng quan trọng để nhận thấy rằng mỗi trường hợp chết do chấn thương còn có nhiều chấn thương hơn phải nhập viện, điều trị tại các khoa cấp cứu hoặc tại các phòng khám đa khoa, phòng khám ngoại trú. Vì thế chấn thương không gây chết cũng phải được đo lường để xếp mức độ gánh nặng của tai nạn thương tích một cách chính xác. Số năm sống điều chỉnh do mất khả năng (DALYs – Disability Adjusted Life Years) đo lường gánh nặng này bằng việc kết hợp số năm sống mất đi do chết sớm với mất sức khỏe do tàn phế. DALYs được xác định là một năm sống khỏe mất đi hoặc chết sớm hoặc tàn phế. 1.3 . Đặc điểm dịch tễ của tai nạn thương tích 1.3.1. Tình hình tai nạn thương tích trên thế giới Tai nạn thương tích vẫn duy trì ở hàng đầu các nguyên nhân gây chết và gánh nặng bệnh tật đối với tất cả các vùng, các nước, ảnh hưởng tới con người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, mức thu nhập khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của vấn đề thay đổi theo nhóm tuổi, giới, thu nhập. Ví dụ ở các nước thu nhập thấp và trung bình khu vực Tây Thái Bình Dương, dẫn đầu nguyên nhân chết liên quan tới thương tích là tai nạn giao thông và bạo hành trong khi tại các nước thu nhập thấp và trung bình của châu Âu là tự tử và đầu độc. Tại các nước thu nhập cao ở châu Mỹ dẫn đầu nguyên nhân chết trong nhóm tuổi 1529 là tai nạn giao thông trong khi đó tại các nước thu nhập thấp và trung bình trong cùng khu vực là bạo hành 5. Theo số liệu của WHO năm 2000, ước tính 5,06 triệu người chết mỗi năm do thương tích, chiếm gần 9% chết do tất cả các nguyên nhân khác tương đương 14000 chết do TNTT mỗi ngày. Cứ mỗi trường hợp chết do TNTT có nhiều hơn nữa những thương tích phải điều trị tại bệnh viện, khoa cấp cứu, phòng khám nằm ngoài các cơ sở điều trị công. Kết hợp với số liệu tại các nước thu nhập cao như Hà Lan, Thụy Điển, Mỹ cho thấy mỗi một người chết do TNTT có sấp xỉ 30 lần số người thương tích phải nhập viện và 300 lần số trường hợp phải điều trị tại các phòng cấp cứu. Hiện nay trên toàn cầu, TNTT chiếm khoảng 10% các nguyên nhân gây mất DALYs. Tỷ lệ này ước tính tăng lên 20% vào những năm 2020. Về chi phí xã hội và chi phí mất đi do TNTT cũng rất lớn, mất sản xuất vì chết do TNTT và mất khả năng, kết hợp với chi phí cho điều trị, phục hồi ước tính lên tới hàng tỉ USD 6. Tai nạn thương tích ảnh hưởng đến tất cả các thành viên trong cộng đồng, dù là ở các nước thu nhập cao hay thu nhập thấp, trung bình. Tai nạn thương tích ở các nước thu nhập thấp và trung bình vẫn phổ biến hơn rất nhiều so với các nước thu nhập cao. Có đến 95% số trường hợp tử vong do tai nạn thương tích trên toàn thế giới là ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích ở các nước thu nhập thấp và trung bình cao hơn gấp 5 lần tỷ suất này ở các nước thu nhập cao (32,7100000 so với 7,7100000). Theo Linnan và cộng sự (Nghiên cứu Innocenti của Unicef xuất bản 2007) điều tra cộng đồng về tai nạn thương tích ở Bangladesh, Philipine, Thái lan, Trung quốc và Việt Nam tiến hành từ năm 2000 – 2005, kết quả cho thấy tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích hầu hết cao hơn ước lượng trung bình của WHO. Ngoại trừ Bắc Kinh, Trung Quốc, tỷ suất tử vong TNTT khoảng 23100000, còn lại các quốc gia khác đều khoảng trên 40100000 1. Với các TNTT dẫn đến tử vong, các nguyên nhân phổ biến nhất là đuối nước, tai nạn giao thông, ngạt hơi. Với tai nạ thương tích không gây tử vong, tại Bangladesh 3 nguyên nhân phổ biến là ngã, bỏng và do vật sắc nhọn. Tại Philipine, vật sắc nhọn, bỏng và động vật là 3 nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương không tử vong. Tại Trung Quốc, 3 nguyên nhân hàng đầu là động vật, ngã, tai nạn giao thông 1
Bài : Đại cương tai nạn thương tích YHP, khoa YTCC, Dương Thị Hương MỤC TIÊU: 1. Trình bày được tổng quan dịch tễ học tai nạn thương tích 2. Phân loại tai nạn thương tích 3. Trình bày các nhóm nguy cơ gây tai nạn và biện pháp dự phòng NỘI DUNG: 1. Tổng quan về tai nạn thương tích 1.1.Khái niệm Tai nạn thương tích (TNTT) là tổn thương thực thể trên cơ thể người gây nên bởi sự tác động bên ngoài vượt quá sức chống đỡ của cơ thể. TNTT có thể là một vết thương trên cơ thể do phơi nhiễm với tác động quá mức hoặc có thể là rối loạn chức năng xảy ra do sự thiếu hụt một yếu tố thiết yếu trong cuộc sống (không khí, nước, nhiệt độ cần thiết) như ngạt, tắc nghẽn đường thở, bị cóng [[1]], [3]. Với quan niệm truyền thống, tai nạn thương tích được xem như là một tai nạn ngẫu nhiên, khó tránh khỏi. Tuy nhiên trong vòng vài thập kỷ gần đây, sự hiểu biết rõ hơn về bản chất của tai nạn thương tích đã làm thay đổi những quan niệm cũ này. Ngày nay, với cả hai loại tai nạn ngẫu nhiên và không ngẫu nhiên đều xem xét mở rộng các sự kiện có thể dự phòng được 1.2Chỉ số đo lường mức độ nghiêm trọng của vấn đề sức khỏe áp dụng cho đánh giá tai nạn thương tích Tỷ lệ chết là chỉ số rất quan trọng của mức độ nghiêm trọng của một vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, cũng quan trọng để nhận thấy rằng mỗi trường hợp chết do chấn thương còn có nhiều chấn thương hơn phải nhập viện, điều trị tại các khoa cấp cứu hoặc tại các phòng khám đa khoa, phòng khám ngoại trú. Vì thế chấn thương không gây chết cũng phải được đo lường để xếp mức độ gánh nặng của tai nạn thương tích một cách chính xác. Số năm sống điều chỉnh do mất khả năng (DALYs – Disability Adjusted Life Years) đo lường gánh nặng này bằng việc kết hợp số năm sống mất đi do chết sớm với mất sức khỏe do tàn phế. DALYs được xác định là một năm sống khỏe mất đi hoặc chết sớm hoặc tàn phế. 1.3. Đặc điểm dịch tễ của tai nạn thương tích 1.3.1. Tình hình tai nạn thương tích trên thế giới Tai nạn thương tích vẫn duy trì ở hàng đầu các nguyên nhân gây chết và gánh nặng bệnh tật đối với tất cả các vùng, các nước, ảnh hưởng tới con người ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp, mức thu nhập khác nhau. Mức độ nghiêm trọng của vấn đề thay đổi theo nhóm tuổi, giới, thu nhập. Ví dụ ở các nước thu nhập thấp và trung bình khu vực Tây Thái Bình Dương, dẫn đầu nguyên nhân chết liên quan tới thương tích là tai nạn giao thông và bạo hành trong khi tại các nước thu nhập thấp và trung bình của châu Âu là tự tử và đầu độc. Tại các nước thu nhập cao ở châu Mỹ dẫn đầu nguyên nhân chết trong nhóm tuổi 15-29 là tai nạn giao thông trong khi đó tại các nước thu nhập thấp và trung bình trong cùng khu vực là bạo hành [5]. Theo số liệu của WHO năm 2000, ước tính 5,06 triệu người chết mỗi năm do thương tích, chiếm gần 9% chết do tất cả các nguyên nhân khác tương đương 14000 chết do TNTT mỗi ngày. Cứ mỗi trường hợp chết do TNTT có nhiều hơn nữa những thương tích phải điều trị tại bệnh viện, khoa cấp cứu, phòng khám nằm ngoài các cơ sở điều trị công. Kết hợp với số liệu tại các nước thu nhập cao như Hà Lan, Thụy Điển, Mỹ cho thấy mỗi một người chết do TNTT có sấp xỉ 30 lần số người thương tích phải nhập viện và 300 lần số trường hợp phải điều trị tại các phòng cấp cứu. Hiện nay trên toàn cầu, TNTT chiếm khoảng 10% các nguyên nhân gây mất DALYs. Tỷ lệ này ước tính tăng lên 20% vào những năm 2020. Về chi phí xã hội và chi phí mất đi do TNTT cũng rất lớn, mất sản xuất vì chết do TNTT và mất khả năng, kết hợp với chi phí cho điều trị, phục hồi ước tính lên tới hàng tỉ USD [6]. Tai nạn thương tích ảnh hưởng đến tất cả các thành viên trong cộng đồng, dù là ở các nước thu nhập cao hay thu nhập thấp, trung bình. Tai nạn thương tích ở các nước thu nhập thấp và trung bình vẫn phổ biến hơn rất nhiều so với các nước thu nhập cao. Có đến 95% số trường hợp tử vong do tai nạn thương tích trên toàn thế giới là ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích ở các nước thu nhập thấp và trung bình cao hơn gấp 5 lần tỷ suất này ở các nước thu nhập cao (32,7/100000 so với 7,7/100000). Theo Linnan và cộng sự (Nghiên cứu Innocenti của Unicef xuất bản 2007) điều tra cộng đồng về tai nạn thương tích ở Bangladesh, Philipine, Thái lan, Trung quốc và Việt Nam tiến hành từ năm 2000 – 2005, kết quả cho thấy tỷ suất tử vong do tai nạn thương tích hầu hết cao hơn ước lượng trung bình của WHO. Ngoại trừ Bắc Kinh, Trung Quốc, tỷ suất tử vong TNTT khoảng 23/100000, còn lại các quốc gia khác đều khoảng trên 40/100000 [[1]]. Với các TNTT dẫn đến tử vong, các nguyên nhân phổ biến nhất là đuối nước, tai nạn giao thông, ngạt hơi. Với tai nạ thương tích không gây tử vong, tại Bangladesh 3 nguyên nhân phổ biến là ngã, bỏng và do vật sắc nhọn. Tại Philipine, vật sắc nhọn, bỏng và động vật là 3 nguyên nhân phổ biến nhất gây tổn thương không tử vong. Tại Trung Quốc, 3 nguyên nhân hàng đầu là động vật, ngã, tai nạn giao thông [[1]] 1.3.2. Tình hình TNTT tại Việt Nam Nghiên cứu về TNTT trên qui mô toàn quốc đầu tiên ở Việt Nam do trường đại học YTCC tiến hành năm 2001 với gần 27000 hộ gia đình thuộc 8 vùng sinh thái của Việt Nam cho kết quả về mức độ TNTT là trầm trọng, tỷ suất TNTT không tử vong ở mức 5449,7/100000, tương đương với khoảng 5,5% người bị thương tích trong năm ở các mức độ tổn thương. Ước tính với dân số năm 2001 là 78 triệu người, có hơn 3800000 người bị thương trong năm, khoảng trên 10000 người bị thương mỗi ngày, cứ mỗi giờ có khoảng 435 người bị TNTT. Các nguyên nhân gây TT chủ yếu ở Việt Nam là do tai nạn giao thông, đuối nước, ngã, vật sắc nhọn và ngộ độc. 2. Phân loại thương tích Thương tích có thể được phân loại theo một số cách. Tuy nhiên để sử dụng cho phần lớn mục đích phân tích và cho các lựa chọn can thiệp, phân loại thương tích đặc biệt hữu ích phù hợp với có hoặc không có chủ đích gây thương tích và do nguyên nhân. Cách phân loại phổ biến sử dụng: 2.1. Phân loại theo chủ đích 2.1.1. TNTT không chủ đích TNTT xảy ra do sự việc xảy ra một cách ngẫu nhiên không có chủ đích gây TNTT của đối tượng. Ví dụ tai nạn giao thông, ngã 2.1.2. Chủ đích TNTT xảy ra do sự việc xảy có một cách cố tình, có chủ ý của người gây tai nạn hoặc nạn nhân. - Bạo hành, cố ý giết người - Tự vẫn (lạm dụng thuốc quá liều, tự hành hạ, tự tử) - Can thiệp của pháp luật - Chiến tranh, nội chiến… 2.2. Phân loại theo nguyên nhân - Tai nạn giao thông - Bị cắt đâm bởi vật sắc nhọn - Đuối nước - Động vật cắn - Ngạt - Đánh nhau/tấn công - Ngã - Điện giật - Bỏng - Sét đánh - Ngộ độc - TNTT do máy móc 3. Nguy cơ TNTT theo nhóm nguyên nhân phổ biến nhất 3.1. Ngã 3.1.1. Tình hình thương tích do ngã Ngã là một sự kiện xảy ra đột ngột làm mất cân bằng, người đổ xuống trên mặt đất, sàn nhà hoặc từ trên cao rơi xuống một mặt bằng thấp hơn [5], [6] - Tỷ lệ tử vong: Trong năm 2004, ước tính có 424.000 người ở tất cả các lứa tuổi đã tử vong do ngã trên toàn thế giới trong số đó 46.000 trẻ em. Mặc dù đa số tử vong liên quan đến ngã là người lớn, ngã đứng hàng thứ 12 trong các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em từ 5-9 tuổi và 15-19 tuổi. Trong số trẻ em dưới 15 tuổi, ngã không gây tử vong đứng hàng thứ 13 trong các nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mất DALYs. Các quốc gia ở Đông Nam Á và quốc gia thu nhập thấp ở khu vực Đông Địa Trung Hải và Tây Thái Bình Dương có tỷ lệ ngã gây tử vong cao nhất. Phần lớn các quốc gia thu nhập cao có tỷ lệ ngã gây tử vong là 0,3/100.000; 66% ngã gây tử vong ở trẻ em là rơi từ trên cao xuống và 8% ngã trên cùng mặt bằng. - Tỷ lệ ngã thương tật Mặc dù không chết, sấp xỉ 37,3 triệu người ngã ở mức độ nặng cần chăm sóc y tế đặc biệt mỗi năm. Như thế thương tích do ngã dẫn đến trên 17 triệu số năm sống điều chỉnh mất đi do mất khả năng (DALYs). Tỷ lệ mắc cao gặp ở người từ 65 tuổi trở lên, người trẻ từ 15-29 tuổi và trẻ em tầm 15 tuổi và nhỏ hơn. Trong khi gần 40% tổng số năm mất DALYs do ngã trên toàn thế giới ở trẻ em, đo lường này có thể chưa phản ánh chính xác ảnh hưởng của ngã dẫn đến mất khả năng đối với người cao tuổi họ chỉ còn ít năm sống bị mất. Thêm vào đó, những người này bị ngã và chịu đựng thương tích mất khả năng, đặc biệt ở người cao tuổi, có nguy cơ cao dẫn đến chăm sóc dài kì và nằm điều trị nội trú. Chi phí tài chính cho thương tích do ngã là vấn đề thực tế. Đối với người 65 tuổi và hơn nữa, chi phí chăm sóc trung bình trong hệ thống y tế trên một trường hợp thương tích tại cộng hòa Phần lan và Australia là 3611 USD và 1049 USD. Bằng chứng từ việc thực hiện các chiến lược dự phòng hiệu quả tại Canada dẫn tới giảm tỷ lệ mắc 20% đối với trẻ em dưới 10 tuổi đã tiết kiệm được chi phí trên 120 triệu đôla Mỹ mỗi năm. Hình 1: Tháp thương tích ở trẻ em 0-17 tuổi ở Giang Tây, Trung quốc 3.1.2. Yếu tố nguy cơ - Tuổi Tuổi là yếu tố nguy cơ chính liên quan tới ngã. Người già có nguy cơ cao nhất chết do ngã và chấn thương nặng và nguy cơ tăng lên theo tuổi. Tại Mỹ 20-30% người già ngã bị chấn thương nặng như bầm dập, gẫy xương chậu, chấn thương đầu. Các mức nguy cơ này có thể do thể trạng, giác quan và nhận biết thay đổi theo tuổi kết hợp với môi trường không phù hợp với người cao tuổi. Nhóm nguy cơ cao khác là trẻ em. Ngã ở trẻ em xảy ra rộng theo giai đoạn phát triển của trẻ, tính tò mò khám phá của trẻ và tăng mức độ độc lập làm tăng nguy cơ. - Giới ở tất cả các nhóm tuổi và tất cả các vùng, cả hai giới đều phơi nhiễm với nguy cơ ngã. Tại một vài nước ghi nhận nam dường như ngã tử vong cao hơn, trong khi nữ ngã không tử vong cao hơn. Phụ nữ lớn tuổi và trẻ nhỏ đặc biệt tăng vượt trội tỷ lệ ngã và tăng mức thương tích nặng. Trên toàn cầu, nam giữ tỷ lệ chết và mất thời gian sống điều chỉnh theo mất khả năng DALYs cao. Điều này có thể giải thích do gánh nặng ở nam bao gồm hành vi nguy cơ cao, phơi nhiễm với độc hại nguy hiểm nghề nghiệp. - Các nhóm nguy cơ khác: Môi trường sống có các yếu tố nguy cơ gây ngã Mất thăng bằng, yếu cơ, giảm chức năng giác quan ở người cao tuổi, loãng xương… Trẻ nhỏ tại các quốc gia thu nhập thấp và trung bình có nguy cơ cao nhất. Có mối liên quan chặt chẽ giữa tầng lớp xã hội và ngã ở trẻ em giữa các khu vực và phạm vi quốc gia. Yếu tố phơi nhiễm là ở môi trường quá đông, nguy hiểm, cha mẹ đơn thân, thất nghiệp, làm mẹ khi quá trẻ, bà mẹ có học vấn thấp, áp lực của người giữ trẻ, các vấn đề tâm thần và tiếp cận không công bằng với dịch vụ y tế. Các sản phẩm tiêu dùng như xe đẩy trẻ, xe tập đi không phù hợp và không an toàn Lao động trẻ em chịu áp lực công việc và môi trường lao động không phù hợp với phát triển tầm vóc và tâm lý của trẻ 3.1.3. Các biện pháp dự phòng giảm ngã Các chiến lược dự phòng ngã cần phải toàn diện và nhiều mặt [5]. - Sàng lọc môi trường sống với nguy cơ ngã - Thăm khám lâm sàng để phát hiện các yếu tố nguy cơ như tình trạng sức khỏe, điều trị các thay đổi về huyết áp, huyết áp thấp, bổ xung vitamin D và cancium, điều chỉnh suy giảm thị lực - Đánh giá môi trường sống, nhà ở phát hiện nguy cơ và điều chỉnh những nguy cơ gây ngã và đã xảy ra ngã - Khám phát hiện điều chỉnh sự suy giảm các chức năng giác quan, - Làm khỏe cơ và tập cân bằng với sự hướng dẫn của hướng dẫn viên 3.2. TNTT giao thông 3.2.1. Tình hình tại nạn giao thông Theo báo cáo của WHO về dự phòng thương tích do tai nạn giao thông năm 2002 cho thấy 1,2 triệu người chết do tai nạn giao thông, điều này có nghĩa là trung bình 3242 người chết mỗi ngày do tai nạn giao thông trên toàn thế giới 20-50 triệu người bị thương hoặc mất khả năng do tai nạn giao thông. Thương tích do tai nạn giao thông đứng hành thứ 11 trong các nguyên nhân chết hàng đầu trên toàn thế giới và chiếm 2,1% nguyên nhân chết trên toàn cầu; hơn nữa chết do tai nạn giao thông chiếm 23% tổng số chết do thương tích trên toàn thế giới. 90% tử vong do tai nạn giao thông ở các nước có thu nhập thấp và trung bình nơi sống của 5098 triệu người hoặc 81 % dân số toàn thế giới, và có 20% phương tiện giao thông trên toàn thế giới. Hình 2. Tỷ lệ chết thương tích theo nguyên nhân trên toàn cầu [2] Hơn một nửa chết do tai nạn giao thông trên toàn cầu xảy ra ở nhóm người trẻ tuổi từ 15 – 44. 73% chết tai nạn giao thông trên toàn cầu là nam giới. TNTT do giao thông góp phần tăng gánh nặng bệnh tật toàn cầu, dự đoán tăng từ vị trí 10 vào năm 2002 lên vị trị số 8 vào năm 2030 Trong vòng 4 thập kỉ trở lại đây, nhìn chung tỷ lệ chết do tai nạn giao thông có xu hướng giảm tại các nước thu nhập cao, tăng lên ở nhiều nước thu nhập thấp và trung bình. Trên phạm vi toàn cầu chi phí kinh tế cho thương tích giao thông 518 tỷ USD với các nước thu nhập thấp và 65 tỷ USD với các nước thu nhập trung bình. Thương tích giao thông dẫn tới căng thẳng tài chính có ý nghĩa đối với gia đình. Nhiều gia đình trở lên nghèo đói do chi phí chăm sóc y tế kéo dài, mất nguồn thu nhập chính hoặc chi phí gia tăng cho thành viên gia đình bị tàn phế, mất khả năng [7], [2]. Tai nạn giao thông làm cho người sống sót, gia đình, bạn bè và người chăm sóc thường phải chịu những ảnh hưởng không mong đợi về mặt xã hội, thể chất và tâm lý. 3.2.2. Các yếu tố nguy cơ - Các yếu tố nguy cơ chính dẫn đến TNTT giao thông Gia tăng số phương tiên giao thông xe động cơ, gia tăng xe động cơ 2 sức ngựa và 3 sức ngựa Giao thông không cơ giới (xe đạp, người đi bộ) phổ biến ở các nước đang phát triển, không có chỉ dẫn và dành ưu tiên thuận lợi cho người sử dụng giao thông không cơ giới. Yếu tố nhân khẩu học: ở mỗi nhóm người khác nhau có phơi nhiễm khác với nguy cơ Phương tiện giao thông, đường xá, mạng lưới giao thông Lựa chọn và sử dụng phương tiện giao thông ít an toàn - Các yếu tố ảnh hưởng làm xảy tai nạn Tốc độ điều khiển phương tiện giao thông là nhân tố chính dẫn đến tai nạn Sử dụng rượu khi tham gia giao thông Người điều khiển giao thông ở trạng thái mệt mỏi Người tham gia giao thông phục vụ nghề nghiệp thường có thời gian điều khiển xe dài, mệt mỏi và bị thúc ép thời gian vận chuyển Sử dụng điện thoại khi điều khiển phương tiện giao thông Nhìn không rõ Các yếu tố liên quan đến đường giao thông: nhiều đoạn cắt ngang đường, gần khu dân cư, hành vi của người tham gia giao thông 3.2.3. Biện pháp dự phòng Một số chiến lược dự phòng tai nạn giao thông có thể áp dụng - Giảm phơi nhiễm nguy cơ bằng các chính sách về phương tiện và đường giao thông - Tổ chức mạng lưới dự phòng đối với tai nạn giao thông - Cải thiện tình trạng nhìn rõ cho người tham gia giao thông - Xúc tiến hiệu quả thiết kế bảo vệ va chạm giao thông - Đưa ra các qui định đảm bảo an toàn giao thông và đảm bảo việc thực hiện - Bố trí các trạm cấp cứu tai nạn giao thông 3.3. Đuối nước Đuối nước là quá trình suy hô hấp do ngập/chìm trong dung dịch, kết quả dẫn đến phân loại là chết, tỷ lệ mắc và tỷ lệ không mắc. 3.3.1. Tình hình dịch tễ của đuối nước Ước tính trên toàn cầu vào năm 2004, 388000 người chết do đuối nước đã làm cho đuối nước trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng. chiếm tới gần 10% của tỷ lệ chết trên toàn cầu. Đuối nước xếp hàng thứ 3 nguyên nhân dẫn tới chết thương tích không chủ đích, chiếm 7% chết liên quan tới thương tích [12]. Gánh nặng chết do đuối nước gặp ở mọi nền kinh tế, các khu vực tuy nhiên: - 90% chết đuối nước không chủ đích tại các nước thu nhập thấp và trung bình - Trên 60% đuối nước trên toàn thế giới xảy ra ở khu vực của WHO Tây Thái bình dương và Đông Nam châu Á - Tỷ lệ chết đuối nước cao nhất ở khu vực của WHO châu Phi, 8 lần cao hơn tại Australia hoặc Mỹ. - Trung quốc và Ấn độ có tỷ lệ chết đuối cao và khoảng 43% chết đuối nước toàn thế giới và 41% DALYs toàn cầu liên quan tới đuối nước [...]... hóa chất g y độc, qui định đối tượng được sử dụng và bảo quản - Giám sát sản phẩm tiêu dùng có hóa chất g y độc Câu hỏi lượng giá cuối bài 1 Các chỉ số lượng giá mức độ nghiêm trọng của TNTT là gì? 2 Nêu các nhóm tai nạn thương tích 3 Trình b y các nhóm nguy cơ g y tai nạn và biện pháp dự phòng theo nguyên nhóm nguy cơ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Bộ y tế, (2010), Tài liệu hướng dẫn quy trình x y dựng cộng... báo ch y, dụng cụ cứu ch y và thoát hiểm 3.4.3 - Dự phòng Pháp chế về việc lắp đặt thiết bị báo ch y tại các khu ở, phòng ngủ An toàn nhà ở, không có các y u tố nguy cơ ch y nổ Sử dụng thay thế nhiên liệu hóa thạch Thiết lập và duy trì các trung tâm chữa bỏng để giảm nhẹ tử vong, tàn phế và biến dạng 3.5 Ngộ độc Ngộ độc là đề cập tới tổn thương tế bào hay tử vong do hít vào, ăn vào, tiêm vào hay hấp... không bơi tại các dòng nước ch y và không bơi một mình 3.4 Bỏng 3.4.1 Tình hình thương tích do bỏng Bỏng được định nghĩa là một thương tích đối với da hoặc các mô hữu cơ khác do nhiệt g y ra Nó x y ra khi một vài hoặc tất cả các tế bào trong da hoặc các mô khác bị phá h y bởi chất lỏng nóng (bỏng nước), các chất rắn nóng (bỏng tiếp xúc), hoặc bỏng lửa (bỏng do lửa) Các thương tích do bức xạ, phóng xạ, điện,... Phi (6,1/100.000/năm) trong khi đó ở các nước thu nhập cao tỷ lệ n y là 1,0/100.000/năm) [4] Tỷ lệ chết do bỏng khác nhau theo nhóm tuổi và giới Bỏng dẫn đến tình trạng mất khả năng và biến dạng Ước tính trên toàn cầu ch y bỏng mất 10 triệu năm sống điều chỉnh theo mất khả năng (DALYs) 3.4.2 Các y u tố nguyên cơ Y u tố nguy cơ thương tích bỏng rất khác biệt giữa các vùng nhưng đặc biệt kể đến rượu,... chống tai nạn thương tích, tr: 2-5 2 Dinesh Mohan, Geetam Tiwari, Meleckidzedeck Khayesi et all, (2006), Road traffic injury prevention: trainning manual, WHO, p: 9-61 3 Holder Y. , Peden M., Krug E et all (2004), Injury surveillance guidelines, WHO, p:16-20 4 Mock C., Peck M., Penden M et all, (2008), A WHO plan for burn prevention and care, WHO, p:20 5 Peden M., McGee K., Krug E (2002) Injury: a leading... Liên quan tới giới: bỏng là loại hình thương tích tử vong duy nhất mà x y ra thường xuyên hơn ở các em gái so với các em trai tại Đông Nam Á, các quốc gia thu nhập thấp và trung bình [13] Tình trạng nghèo đói Nguồn nhiệt, đun nấu, sưởi dùng nhiên liệu hóa thạch Cất giữ các chất dễ ch y nổ trong nhà như dầu lửa, paraphin, pháo hoa Y u tố kinh tế xã hội làm tăng nguy cơ bỏng: tỷ lệ biết chữ thấp, sống... all, (2004), Guidelines for conductin community surveys on injuries and violence, WHO, p:11-13 7 WHO (2009), Global status report on road safety: time for action www.who.int/violence_injury_prevetion/road_safety_status/2009, p: 8-12 8 WHO, (2010), Falls Fact sheet N0344 9 WHO, (2008), “Trẻ em và tai nạn giao thông”, Báo cáo thế giới về phòng chống thươn g tích ở trẻ em 10 WHO, (2010), Drowning, Fact... phòng chống thương tích ở trẻ em 12 WHO, (2008), “Trẻ em và bỏng”, Báo cáo thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em 13 WHO, (2008), “Trẻ em và ngộ độc”, Báo cáo thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em 14 WHO, (2009), Manual for the public health management of chemical incidents, p:3-14 15 Pruss-ustun et all.(2011) “knowns and unknowns on burden of disease due to chemicals: a systematic review”,... tại Mỹ chi phí trực tiếp và gián tiếp là 273 triệu USD mỗi năm Tại Australia và Canada, tổng chi phí hàng năm của thương tích đuối nước là 85,5 triệu usd và 173usd cho mỗi nước [11] 3.3.2 Nguy cơ đuối nước - Phân bố mắc theo tuổi: Tuổi là một y u tố nguy cơ chính của đuối nước Mối quan hệ n y thường là kết hợp chồng chéo khi giám sát Nhìn chung trẻ em dưới 5 tuổi có tỷ lệ chết duối nước cao nhất trên... phòng qua việc tăng cường an toàn hóa chất, con số đáng kế cho 240.000 người chết và 5.246.000 DALYs năm 2004 Gánh nặng bệnh tật n y ảnh hưởng tới trẻ em 19%, và 30.000 trẻ chết, ước tính x y ra trong môi trường lao động [15] Các loại hóa chất tham gia vào nhiễm độc cấp tính là methanol, diethylene glycol, kerosene, hóa chất bảo vệ thực vật, và nhiều loại khác [14] Nhiễm độc hóa chất cấp Nhiễm độc . Bài : Đại cương tai nạn thương tích YHP, khoa YTCC, Dương Thị Hương MỤC TIÊU: 1. Trình b y được tổng quan dịch tễ học tai nạn thương tích 2. Phân loại tai nạn thương tích 3. Trình b y các nhóm. nguyên nhân - Tai nạn giao thông - Bị cắt đâm bởi vật sắc nhọn - Đuối nước - Động vật cắn - Ngạt - Đánh nhau/tấn công - Ngã - Điện giật - Bỏng - Sét đánh - Ngộ độc - TNTT do m y móc 3. Nguy cơ TNTT. các nhóm nguy cơ g y tai nạn và biện pháp dự phòng NỘI DUNG: 1. Tổng quan về tai nạn thương tích 1.1.Khái niệm Tai nạn thương tích (TNTT) là tổn thương thực thể trên cơ thể người g y nên bởi