1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Bài giảng DH y thái nguyên vệ sinh nhà ở

7 4,1K 47

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 78,5 KB

Nội dung

MỤC TIÊU: 1. Trình bày được các điều kiện vệ sinh nhà ở và các yếu tố nguy cơ phát sinh. 2. Trình bày được điều kiện nhà ở không hợp vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe 3. Trình bày được các biện pháp dự phòng giảm thiểu yếu tố nguy cơ nhà ở không hợp vệ sinh đến vấn đề sức khỏe. NỘI DUNG: Nhà ở là nơi sau khi lao động có điều kiện nghỉ ngơi và hồi phục sức khoẻ, thoả mãn đầy đủ yêu cầu văn hoá đời sống. Vệ sinh nhà ở là một vấn đề môi trường cơ bản cần được giải quyết. Điều này ngày nay càng rõ khi người ta phải đối mặt với tình trạng mất vệ sinh ở những khu nhà ở lụp xụp, cũ nát... Nhiệm vụ chính của vệ sinh nhà ở là: Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác dụng của những yếu tố khí hậu xấu. Nhà ở là nơi nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ Nhà ở là nơi tập trung mọi vấn đề của cuộc sống gia đình Nhà ở chật chội ảnh hưởng xấu tới chức phận sinh lý. Nhà ở mất vệ sinh có thể truyền những bệnh truyền nhiễm. Nhà ở ẩm thấp tạo điều kiện truyền nhiễm bệnh nhiễm khuẩn. Nhà ở thiếu ánh sáng làm trẻ mắc bệnh còi xương, gây tác hại xấu về thị giác, do vậy yêu cầu vệ sinh nhà ở hiện nay là: Thông thoáng, có không khí trong sạch Tạo điều kiện vi khí hậu tốt, chiếu sáng đầy đủ Đảm bảo yên tĩnh Thoả mãn yêu cầu sinh hoạt hàng ngày. 1. Điều kiện vệ sinh nhà ở và các yếu tố nguy cơ phát sinh 1.1. Đặc điểm vệ sinh vi khí hậu nhà ở Vi khí hậu nhà ở bao gồm 4 yếu tố chính: 1.1.1. Nhiệt độ không khí Tuỳ theo điều kiện thời tiết, mùa đông hay mùa hè mà có những quy định khác nhau Nhiệt độ thích hợp trong nhà ở về mùa đông là: 17 – 20 0C đối với vùng khí hậu ôn hoà, 20 – 22 0C ở vùng khí hậu nóng. Sự khác biệt đó là do trong điều kiện mùa đông rét buốt, ở vùng khí hậu lạnh, cơ thể người khi ở ngoài trời một thời gian ngắn, phải chịu đựng tác động của nhiệt độ thấp, phải có một sự cân bằng nhiệt của cơ thể để thích ứng và phải có thời gian thích nghi. Nhiệt độ thích hợp trong nhà ở về mùa hè là: 22 – 24 0C 1.1.2. Độ ẩm không khí Độ ẩm không khí thích hợp trong nhà ở là 30 60 %. Độ ẩm không khí quá cao hay quá thấp cùng với nhiệt độ không khí quá cao hay thấp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trạng thái nhiệt và tình trạng sức khoẻ của con người. 1.1.3. Chuyển động của không khí Sự chuyển động không khí là rất cần thiết đối với con người trong nhà ở.

Trang 1

Bài : Vệ sinh nhà ở (4 tiết)

Đại học Y Dược Thái Nguyên

MỤC TIÊU:

1 Trình bày được các điều kiện vệ sinh nhà ở và các yếu tố nguy cơ phát sinh

2 Trình bày được điều kiện nhà ở không hợp vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe

3 Trình bày được các biện pháp dự phòng giảm thiểu yếu tố nguy cơ nhà ở không hợp vệ sinh đến vấn đề sức khỏe

NỘI DUNG:

Nhà ở là nơi sau khi lao động có điều kiện nghỉ ngơi và hồi phục sức khoẻ, thoả mãn đầy đủ yêu cầu văn hoá đời sống Vệ sinh nhà ở là một vấn đề môi trường cơ bản cần được giải quyết Điều này ngày nay càng rõ khi người ta phải đối mặt với tình trạng mất vệ sinh ở những khu nhà ở lụp xụp, cũ nát

Nhiệm vụ chính của vệ sinh nhà ở là:

- Bảo vệ cơ thể khỏi bị tác dụng của những yếu tố khí hậu xấu

- Nhà ở là nơi nghỉ ngơi để phục hồi sức khoẻ

- Nhà ở là nơi tập trung mọi vấn đề của cuộc sống gia đình

Nhà ở chật chội ảnh hưởng xấu tới chức phận sinh lý Nhà ở mất vệ sinh có thể truyền những bệnh truyền nhiễm Nhà ở ẩm thấp tạo điều kiện truyền nhiễm bệnh nhiễm khuẩn Nhà ở thiếu ánh sáng làm trẻ mắc bệnh còi xương, gây tác hại xấu về thị giác, do vậy yêu cầu vệ sinh nhà ở hiện nay là:

- Thông thoáng, có không khí trong sạch

- Tạo điều kiện vi khí hậu tốt, chiếu sáng đầy đủ

- Đảm bảo yên tĩnh

- Thoả mãn yêu cầu sinh hoạt hàng ngày

1 Điều kiện vệ sinh nhà ở và các yếu tố nguy cơ phát sinh

1.1 Đặc điểm vệ sinh vi khí hậu nhà ở

Vi khí hậu nhà ở bao gồm 4 yếu tố chính:

1.1.1 Nhiệt độ không khí

Trang 2

Tuỳ theo điều kiện thời tiết, mùa đông hay mùa hè mà có những quy định khác nhau

- Nhiệt độ thích hợp trong nhà ở về mùa đông là: 17 – 20 0C đối với vùng khí hậu ôn hoà, 20 – 22 0C ở vùng khí hậu nóng Sự khác biệt đó là do trong điều kiện mùa đông rét buốt, ở vùng khí hậu lạnh, cơ thể người khi ở ngoài trời một thời gian ngắn, phải chịu đựng tác động của nhiệt độ thấp, phải có một sự cân bằng nhiệt của cơ thể để thích ứng và phải có thời gian thích nghi

- Nhiệt độ thích hợp trong nhà ở về mùa hè là: 22 – 24 0C

1.1.2 Độ ẩm không khí

- Độ ẩm không khí thích hợp trong nhà ở là 30 - 60 %

- Độ ẩm không khí quá cao hay quá thấp cùng với nhiệt độ không khí quá cao hay thấp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến trạng thái nhiệt và tình trạng sức khoẻ của con người

1.1.3 Chuyển động của không khí

Sự chuyển động không khí là rất cần thiết đối với con người trong nhà ở

- Trong không khí không chuyển động, phản ứng mạch giảm khi kích thích nhiệt, không khí có ảnh hưởng không tốt đến sự trao đổi chất và trạng thái nhiệt của cơ thể, gây cảm giác không thoải mái

- Khi không khí chuyển động, làm bay hơi mồ hôi, thải nhiệt trong cơ thể

- Tình trạng sức khoẻ con người bị ảnh hưởng không tốt khi ở lâu trong nhà không thoáng khí

- Gió thích hợp trong nhà ở là: 0,3 m/s

1.2 Các yếu tố nguy cơ phát sinh

- Các yếu tố về môi trường: môi trường sống bị ô nhiễm bởi các chất độc hại, các vi sinh vật do hoạt động sản xuất, giao thông, sinh hoạt của đô thị tác hại trực tiếp của dân đô thị qua thứ ăn, nước uống bị nhiễm độc, nhiễm bẩn hoặc bị hấp thu qua đường da, đường hô hấp qua tiếp xúc

- Các yếu tố kinh tế: điều kiện kinh tế giảm sút gây hậu quả cho các vấn đề

xã hội và sức khỏe như: Chính sách phân phối tồi tệ, khai thác một cách bừa bãi

Trang 3

các tài nguyên và công nghiệp hóa không có quy hoạch, giá cả các dịch vụ đô thị không phù hợp, ô nhiễm môi trường, tăng dân số tự nhiên và do di dân ra thành phố

- Các yếu tố văn hóa xã hội: dân nghèo thành thị thiếu việc làm, tệ nạn xã hội

- Các bệnh truyền nhiễm: tăng lên trong môi trường đô thị do nhiều nguyên nhân

- Các bệnh không truyền nhiễm và các chấn thương: Các bệnh mãn tính như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì Các tác hại về mặt cấu trúc trong nhà ở do các thiết kế xây dựng không an toàn Do sử dụng nhiều xe cơ giới gây tai nạn giao thông, làm thương tích và tử vong cho dân cư đô thị

- Các vấn đề sức khỏe tâm thần: những căng thẳng về mặt tâm thần và xã hội trở nên nghiêm trọng trong cuộc sống ở đô thị,

- Các vấn đề sức khoẻ đối với nhóm người đặc biệt: trẻ em đô thị, tuổi vị thành niên và trước vị thành niên, phụ nữ người già, người tàn tật, người lao động tự do

2 Điều kiện nhà ở không hợp vệ sinh ảnh hưởng đến sức khỏe

2.1 Hội chứng bệnh nhà kín (SBS- Sick building syndrome):

2.1.1 Khái niệm: là thuật ngữ thông dụng hiện nay trong nghiên cứu về môi trường nhà ở, nhất là các nhà kín, cao tầng, có nhiều phòng, không có hoặc ít cửa

sổ và phải dùng điều hoà nhiệt độ Không khí trong nhà hoặc phòng làm việc bị ô nhiễm do tích chứa nhiều các chất gây ô nhiễm như bụi, hơi khí, vi khuẩn, nấm mốc Những người thường xuyên có mặt trong những căn phòng này thường than phiền, có cảm giác khó chịu như ngột ngạt, khô Có vấn đề về hội chứng nhà kín khi trên 20% số người sống trong nhà đó than phiền về chất lượng không khí gây hại cho sức khoẻ, nhất là những người có cơ địa dị ứng, lao động quá sức, hoặc chịu nhiều stress

2.1.2 Nguyên nhân

Trang 4

Sự ô nhiễm không khí nhà ở khác với sự ô nhiễm công nghiệp, chủ yếu do sự hoạt động của con người, do thiết kế phòng, vật liệu xây dựng, đồ đạc nội thất, không khí lưu thông Ô nhiễm từ bên ngoài không phải là nguyên nhân chính nhưng không khí môi trường chung có chứa nhiều chất độc hại có từ khói bụi của khí thải xe máy, ô tô, công nghiệp cũng có thể lọt vào trong nhà ở Một số nơi khu nhà kín mức độ ô nhiễm cao gấp hàng trăm lần ngoài trời

Ô nhiễm từ bên trong là chính và bao gồm:

+ Các chất hoá học: đây chính là nguồn ô nhiễm chủ yếu , xuất phát từ các trang thiết bị trong nhà như keo sơn tường, thảm trải nhà, máy photocoppy, fax, gỗ chế biến, thuốc sát trùng, thuốc tẩy rửa, hoá chất xịt phòng, khói thuốc lá, khí ga,

lò sưởi, hơi khí thải của con người Các chất hoá học thường có là khí CO2, CO,

O3, Formaldehyde, Benzen, Xylen

+ Các yếu tố sinh học thường là phấn hoa, vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, ký sinh trùng Tất cả đều phát triển mạnh trong các vũng nước đọng, thảm trải

+ Các yếu tố lý học: chủ yếu là các yếu tố vi khí hậu trong nhà không đảm bảo tiêu chuẩn cảm giác dễ chịu cho con người, như: nhiệt độ cao, không khí không luân chuyển, ngoài ra còn tác động bởi tiếng ồn trong phòng làm việc hoặc phòng ở Các yếu tố này cấu thành chỉ số IAQ (Indoor Air Quality), chất lượng IAQ không đạt tiêu chuẩn môi trường lành mạnh, nghĩa là chưa đủ > 14 cm3 không khí ngoài trời/ phút cho mỗi cư dân

2.1.3 Các triệu chứng của hội chứng SBS

Năm 1983 (WHO) đã xác định những triệu chứng của hội chứng SBS, bao gồm: kthích mắt, mũi, hong, da khô, niêm mạc khô, ban đỏ, mệt mỏi tinh thần, nhức đầu, tăng các bệnh hô hấp Hội chứng này thường xuất hiện vài giờ sau khi

ở trong phòng và cũng chóng hết sau khi rời khỏi phòng Các dấu hiệu cụ thể như sau:

Mắt: bị cay, bị ngứa, bị chảy nước, sưng nặng mi mắt

Mũi: mũi bị cay ( Kích thích ), chảy nước mũi, tắc mũi, chảy máu cam

Họng: bị ngứa, bị khô, đau

Trang 5

Da: bị khô, ngứa ở mặt, ở tay, ban đỏ

Toàn thân: nhức đầu, buồn nôn, chán ăn, chóng mặt, mệt hoặc quá mệt mỏi, hồi hộp (bồn chồn), khó tập trung (chú ý kém, khó nhớ), mất ngủ, khó cử động hay đau ở cổ, ở lưng, ngực, toàn thân

3 Các biện pháp dự phòng giảm thiểu yếu tố nguy cơ nhà ở không hợp vệ sinh đến vấn đề sức khỏe

3.1 Chống nóng

- Hướng nhà:

Yêu cầu là tránh được sức nóng, hưởng được gió mát về mùa hè, tránh được gió lạnh về mùa đông

Các cửa sổ phải được mở rộng để thông hơi, thoáng gió, hưởng gió mát, che nắng, che ánh sáng mặt trời khỏi bị chói vào những giờ oi bức

Hướng nhà tốt nhất là hướng là hướng Đông Nam, sau là hướng Nam, hướng Tây nam nên tránh ở những vùng gió Lào, hướng Bắc là xấu nhưng vẫn có thể sử dụng được vì mùa hè hướng này nhận ít bức xạ, mùa đông có thể che kín được

- Tường nhà nên sáng màu hấp thụ nhiệt ít

- Mái nhà lợp bằng chất có dự trữ nhiệt cao

- Sàn nhà: nên nâng cao lên vì có tác dụng làm giảm tia mặt trời phản chiếu

- Tạo ra những bóng mát bằng cách trồng cây xanh gần nhà, hoặc treo mành

- Làm cửa sổ rộng, bờ trên cách trần nhà 0,8 m để không khí không tụ được trong nhà

3.2 Chống ẩm

Sự ẩm ướt trong nhà là do: ẩm ướt nguyên thuỷ hay do xây dựng do vậy nên

mở thoáng rồi mới đến ở Nếu ẩm ướt do mao dẫn ta cần khắc phục bằng cách làm khô đất và dùng các vật liệu ít thấm nước ẩm ướt do ngưng kết là kết quả của sự tiếp xúc giữa không khí nóng ẩm với một thành nhà lạnh tạo ra hiện tượng ngưng kết hơi nước Đây là độ ẩm nguy hiểm nhất của mọi độ ẩm mà người ta chống lại khó khăn nhất Chính là độ ẩm bão hoà và làm ẩm ướt trần và tường nhà Biện pháp là sưởi ấm, phơi nắng và trước tiên là làm thoáng khí Độ ẩm xâm nhiễm

Trang 6

sinh ra do tình trạng hư hỏng của trần nhà, tường nhà, kẽ nứt tường nhà Biện pháp

là tu sửa lại nhà

Muốn chống ẩm cho nhà phải có biện pháp thông gió tích cực, làm mái che hợp lý, có hiên che, đặc biệt phải cách thuỷ tốt, thông gió ngay trong điều kiện độ

ẩm của không khí cao

3 3 Biện pháp làm thoáng khí

Cần phải làm thoáng khí trong nhà ở vì không khí nhà ở bị ô nhiễm bởi:

- Do chính người ở trong nhà: hít thở nhiều oxy và thải ra CO2, hơi nước Người lớn tiêu thụ 24 lít oxy và đào thải ra 22,6 lít CO2 ,có nghĩa là trong một giờ nâng lên 8 - 10 % lượng CO2 trong không khí của một phòng có V= 45 m3 và sự hơi nước thải vào không khí 20 - 22 g/h

- Do da người đào thải lượng nước gấp 2 - 3 lần ở trên, sinh ra nhiều mồ hôi

- Do đường tiêu hoá sinh ra H2S, Indol, CO2

- Do bụi nhà cửa đặc biệt là bụi mang vi khuẩn do chuyển động không khí trong nhà

- Biện pháp:

Làm thoáng khí gián đoạn: Mở cửa ra vào, cửa sổ Không khí bên ngoài và bên trong biểu hiện suốt năm với một khoảng cách nhiệt độ đáng kể Do tỷ trọng của chúng khác nhau nên có những luồng không khí được thiết lập duy trì sự cân bằng Bằng cách thông gió này có thể làm đổi mới không khí trong vài phút Cách làm này rất cần ở khu nhà tập thể

Thông hơi liên tục: Nhờ vào những khe cửa ra vào và khe cửa sổ, nhờ vào ống dẫn hơi, khói, thông hơi nhân tạo: máy điều hoà, quạt gió

Bố trí kiến trúc trong nhà cho hợp lý để cho không khí nóng tự động ra ngoài

ở phía trên giáp trần nhà và không khí mới vào trong nhà ở phía dưới

Tốc độ không khí vượt qua lỗ hở vào trong nhà không vượt qúa 0,5 m/s Như vậy cần cải thiện chất lượng không khí trong nhà (IAQ) bằng việc tăng cường giáo dục và thông tin

3.4 Cung cấp đầy đủ ánh sáng trong nhà

Trang 7

Nhà ở thiếu ánh sáng ảnh hưởng đến thị giác, làm năng suất công việc giảm.

Để khắc phục tình trạng thiếu ánh sáng cho nhà ở cần phải biết sử dụng triệt để ánh sáng thiên nhiên, đồng thời phải có ánh sáng nhân tạo bằng mọi cách

3.5 Phòng chống tiếng ồn

Tiếng ồn là tập hợp của nhiều âm thanh (tạp âm) có tần số, biên độ chu kỳ khác nhau Biện pháp làm giảm tiếng ồn:

- Tường giữa các phòng phải dầy bằng hai viên gạch

- Sàn ngăn cách tầng nên có một khoảng trống

- Cửa ra vào và cửa sổ nên đóng thật sát và kín

- Quy định thời gian yên lặng lúc nghỉ ngơi

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Trần Tử An (2000), Môi trường và độc chất môi trường, Đại học dược Hà

Nội.

2 Bộ môn Môi trường Độc chất (2010), Giáo trình khoa học môi trường sinh thái Tài liệu bác sỹ y học dự phòng, Đại học Y Dược Thái Nguyên

3 Lê Văn Mai (2001), Vi khí hậu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

4 Đào Ngọc Phong (2000), "Bệnh học khí tượng", Bách khoa thư bệnh

học, 3 tr 31

5 Griffin - R J; Dunwoody - S (2000) The relation of communication to

risk judgment and preventive behaviour related to lead in tap water College of

communication, Marquette University, Milwankee, WI 53233, USA Medline (R) on CD 2000/11 – 2000/12.

6 Ravishankara, A R John S Daniel, Robert W Portmann(2009), Nitrous Oxide (N2O): The Dominant Ozone-Depleting Substance Emitted in

Ngày đăng: 14/04/2015, 08:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w