Bài giảng đại cương về sức khỏe môi trường

21 3.1K 9
Bài  giảng   đại cương về sức khỏe môi trường

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC TIÊU: 1. Nêu được các khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường. 2. Mô tả được những ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe và sự tác động trở lại môi trường của con người. 3. Liệt kê được thực trạng môi trường và Sức khỏe môi trường. 4. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản của phòng chống ô nhiễm môi trường. NỘI DUNG: 1. Nêu được các khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường. 1.1. Khái niệm về môi trường Thuật ngữ môi trường (MT) Environment (Tiếng Anh), tiếng Hoa: Hoàn cảnh MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 3, Luật BVMT của VN, 2005). • Khái niệm 1: Theo nghĩa rộng nhất thì MT là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện.Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một MT. Theo Lê Văn Khoa,1995: Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. • Khái niệm 2: MT bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000). Theo tác giả, MT có các thành phần chính tác động qua lại lẫn nhau: MT tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật. MT kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người. MT không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ, phương hướng và sự thay đổi trong MT. • Khái niệm 3: MT là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên,... mà ở đó, cá thể, quần thể, loài,... có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). • Đối với con người, MT chứa đựng nội dung rộng. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì MT của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin...) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các TNTN và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, MT sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người”. • Như vậy, có thể nêu định nghĩa chung về MT : MT là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người... MT sống của con người thường được phân chia thành các loại sau: MT tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. MT xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hoặc khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người. MT nhân tạo : Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Như vậy, MT sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,… Theo nghĩa hẹp, thì MT sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người.

Bài : Đại cương về sức khỏe môi trường (4 tiết) Đại học Y Dược Thái Nguyên MỤC TIÊU: 1. Nêu được các khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường. 2. Mô tả được những ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe và sự tác động trở lại môi trường của con người. 3. Liệt kê được thực trạng môi trường và Sức khỏe môi trường. 4. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản của phòng chống ô nhiễm môi trường. NỘI DUNG: 1. Nêu được các khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường. 1.1. Khái niệm về môi trường Thuật ngữ môi trường (MT) - Environment (Tiếng Anh), tiếng Hoa: Hoàn cảnh MT bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật (Điều 3, Luật BVMT của VN, 2005). • Khái niệm 1: Theo nghĩa rộng nhất thì MT là tập hợp các điều kiện và hiện tượng bên ngoài có ảnh hưởng tới một vật thể hoặc sự kiện.Bất cứ một vật thể, một sự kiện nào cũng tồn tại và diễn biến trong một MT. Theo Lê Văn Khoa,1995: Đối với cơ thể sống thì “Môi trường sống” là tổng hợp những điều kiện bên ngoài có ảnh hưởng tới đời sống và sự phát triển của cơ thể. • Khái niệm 2: MT bao gồm tất cả những gì bao quanh sinh vật, tất cả các yếu tố vô sinh và hữu sinh có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên sự sống, phát triển và sinh sản của sinh vật (Hoàng Đức Nhuận, 2000). Theo tác giả, MT có các thành phần chính tác động qua lại lẫn nhau: - MT tự nhiên bao gồm nước, không khí, đất đai, ánh sáng và các sinh vật. - MT kiến tạo gồm những cảnh quan được thay đổi do con người. 1 - MT không gian gồm những yếu tố về địa điểm, khoảng cách, mật độ, phương hướng và sự thay đổi trong MT. • Khái niệm 3: MT là một phần của ngoại cảnh, bao gồm các hiện tượng và các thực thể của tự nhiên, mà ở đó, cá thể, quần thể, loài, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp bằng các phản ứng thích nghi của mình (Vũ Trung Tạng, 2000). • Đối với con người, MT chứa đựng nội dung rộng. Theo định nghĩa của UNESCO (1981) thì MT của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình (tập quán, niềm tin ) trong đó con người sống và lao động, họ khai thác các TNTN và nhân tạo nhằm thỏa mãn những nhu cầu của mình. Như vậy, MT sống đối với con người không chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển cho một thực thể sinh vật và con người mà còn là “khung cảnh của cuộc sống, của lao động và sự vui chơi giải trí của con người”. • Như vậy, có thể nêu định nghĩa chung về MT : MT là tập hợp các yếu tố tự nhiên và xã hội bao quanh con người có ảnh hưởng tới con người và tác động qua lại với các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, đất, sinh vật, xã hội loài người MT sống của con người thường được phân chia thành các loại sau: - MT tự nhiên: Bao gồm các yếu tố tự nhiên như vật lý, hóa học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. - MT xã hội: Là tổng thể các quan hệ giữa người và người tạo nên sự thuận lợi hoặc khó khăn cho sự tồn tại và phát triển của các cá nhân và cộng đồng loài người. - MT nhân tạo : Là tất cả các yếu tố tự nhiên, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Như vậy, MT sống của con người theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sống, sản xuất của con người như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội,… Theo 2 nghĩa hẹp, thì MT sống của con người chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và nhân tố xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống của con người. 1.2. Khái niệm về sức khỏe Theo tổ chức y tế thế giới (WHO): "Sức khoẻ là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không chỉ đơn thuần là không có bệnh hay tật". Như vậy, sức khoẻ là sự phối hợp hài hoà cả ba thành phần: thể lực, tâm thần và xã hội. Ba thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, hợp thành sức khoẻ con người. Sức khoẻ thể chất: thể hiện ở trình độ phát triển thể hình, thể lực của cơ thể và khả năng thích ứng của cơ thể với điều kiện sống, lao động. Thể hình (tầm vóc) được thể hiện ở sự phát triển chiều cao, cân nặng và tỷ lệ giữa các bộ phận cơ thể. Thể lực được thể hiện ở mức độ phát triển của các tố chất thể lực như sức mạnh, sức nhanh, sức bền, sức dẻo dai và sự khéo léo. Sức khỏe tâm thần: thể hiện ở khả năng tự làm chủ đựơc bản thân, luôn giữ được thăng bằng trong lý trí và tình cảm. Sức khoẻ xã hội: thể hiện thể chế xã hội, các quy định về luật pháp chế độ chính trị xã hội, mối quan hệ giữa con người trong xã hội, khả năng hoà nhập của con người với xã hội và khả năng tác động nhằm cải tạo môi trường xã hội đó. Sức khoẻ của mọi người do ba yếu tố quyết định là: di truyền, môi trường và lối sống. Trong đó, môi trường và lối sống liên quan mật thiết với sức khỏe và chúng có mối quan hệ, tương tác lẫn nhau. Lối sống lành mạnh có tác động tích cực đến sức khỏe như: sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất, hợp lý trong chế độ dịnh dưỡng và khẩu phần ăn, duy trì nếp sống lành mạnh. Ví dụ: không uống quá nhiều rượu, không hút thuốc, khám kiểm tra sức khỏe định kỳ, duy trì chế độ luyện tâp thể thao….đều có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Hiện nay việc tác động trực tiếp lên yếu tố di truyền của con người, để bảo vệ nâng cao sức khoẻ còn hạn chế. Nhưng chúng ta có thể chủ động tác động lên môi trường (phòng, chống ô nhiễm môi trường, chăm sóc môi trường cơ bản) xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học, nhằm không ngừng nâng cao sức khoẻ cá nhân và cộng đồng. 1.3. Khái niệm về sức khỏe môi trường Sức khoẻ môi trường là “Trạng thái sức khoẻ của con người liên quan và chịu tác động của các yếu tố môi trường xung quanh”. Con người phụ thuộc vào môi trường xung quanh và được hình thành từ môi trường này, cho nên việc bảo vệ môi trường chính là bảo vệ chính sức khoẻ con người. 3 Trong tổng số các bệnh tật của con người có tới 25% bệnh tật liên quan đến môi trường, trong đó có tới 80% các loại bệnh gây nên do nước hoặc liên quan đến nước. Người ta thấy 80 % tất cả các bệnh ung thư liên quan đến môi trường (hút thuốc, dinh dưỡng, các yếu tố môi trường khác) 2. Mô tả được những ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe và sự tác động trở lại môi trường của con người. Con người sống và hoạt động trong môi trường bao gồm rất nhiều yếu tố, trong đó có nhiều yếu tố tác hại đến sức khoẻ Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ. * Ảnh hưởng khác nhau môi trường đến các cá thể: Mức độ, kết quả của các tác động của các yếu tố môi cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi người như tuổi, giới tính, điều kiện sinh lý 4 Sức khoẻ Tuổi, giới Tuổi, giới Di truyền Tuổi Dinh dưỡng Bệnh tật Cá tính Con người Thói quen, lối sống Các yếu tố tai nạn Tình trạng nguy hiểm, thảm hoạ tự nhiên, tai nạn thương tích Các yếu tố tâm lý Stress, công việc lặp đi lặp lại, tiền lương, các mối quan hệ giữa con người, tập quán, vv Các yếu tố hoá học Hoá chất, thuốc kích thích da Các yếu tố vật lý - Tiếng ồn, khí hậu - Ánh sáng, bức xạ v.v. Các yếu tố sinh học Vi khuẩn, vi rút, ký trùng Các yếu tố trong môi trường cơ bản như môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí, môi trường xã hội, môi trường học tập, môi trường nông thôn đều có sự ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người 3. Liệt kê được thực trạng môi trường và Sức khỏe môi trường. Có thể trình bày một cách cô đọng MT là tổng hợp các điều kiện sống của con người, phát triển là quá trình cải tạo và cải thiện các điều kiện đó. Giữa MT và phát triển có mối quan hệ rất chặt chẽ. MT là địa bàn và đối tượng của phát triển. Trong phạm vi một quốc gia, một châu lục hay trên toàn thế giới, người ta cho rằng, tồn tại hai hệ thống: “hệ thống KTXH và hệ thống MT”. Hệ thống KTXH cấu thành bởi các thành phần sản xuất, lưu thông- phân phối, tiêu dùng và tích lũy, tạo nên một dòng nguyên liệu, năng lượng, chế phẩm hàng hóa, phế thải lưu thông giữa các phần tử cấu thành hệ. Hệ thống môi trường với các thành phần MT thiên nhiên và MT xã hội. Khu vực giao giữa hai hệ tạo thành “MT nhân tạo”, có thể xem như là kết quả tích lũy mọi hoạt động tích cực hoặc tiêu cực của con người trong quá trình phát triển trên địa bàn MT. Khu vực giao này thể hiện tất cả các mối quan hệ giữa phát triển và MT. MT thiên nhiên cung cấp tài nguyên cho hệ kinh tế, đồng thời tiếp nhận chất thải từ hệ kinh tế. Chất thải này có thể ở lại hẳn trong MT thiên nhiên, hoặc qua chế biến rồi trở về hệ kinh tế. Mọi hoạt động sản xuất mà chất phế thải không thể sử dụng trở lại được vào hệ kinh tế được xem như là hoạt động gây tổn hại đến MT. Lãng phí tài nguyên không tái tạo được, sử dụng tài nguyên tái tạo được một cách quá mức khiến cho nó không thể hồi phục được, hoặc phục hồi sau một thời gian quá dài, tạo ra những chất độc hại đối với con người và MT sống là những hoạt động tổn hại tới MT. Những hành động gây nên những tác động như vậy là hành động tiêu cực về MT. Các hoạt động phát triển luôn luôn có hai mặt lợi và hại. Bản thân thiên nhiên cũng có hai mặt. Thiên nhiên là nguồn tài nguyên và phúc lợi đối với con người, nhưng đồng thời cũng là nguồn thiên tai, thảm họa đối với đời sống và sản xuất của con người. 5 MT là không gian sống của con người và các loài sinh vật. Mỗi một người đều cần một không gian nhất định để phục vụ cho các hoạt động sống như: nhà ở, nơi nghĩ, đất để sản xuất nông nghiệp, Mỗi người mỗi ngày cần trung bình 4 m3 không khí sạch để hít thở; 2,5 lít nước để uống, một lượng lương thực, thực phẩm tương ứng 2000-2500 calo. Tuy nhiên, hiện nay không gian này ngày càng bị thu hẹp (xem bảng 1.1). Bảng 1.1: Suy giảm diện tích đất bình quan đầu người trên thế giới (ha/người) T hế giới Năm 1840 1930 1994 2010 Dân số (triệu người) 1.000 2.000 5000 7.000 Trung bình diện tích (ha)/người 15,0 7,5 3,0 1,88 Việt Nam Năm 1940 1960 1992 2000 Trung bình diện tích (ha)/người 0,20 0,16 0,11 0,10 Yêu cầu về không gian sống của con người thay đổi theo trình độ khoa học và công nghệ. Trình độ phát triển càng cao thì nhu cầu về không gian sản xuất sẽ càng giảm. Tuy nhiên, con người luôn cần một khoảng không gian riêng cho nhà ở, sản xuất lương thực và tái tạo chất lượng MT. Con người có thể gia tăng không gian sống cần thiết nhất cho mình bằng việc khai thác và chuyển đổi chức năng sử dụng của các loại không gian khác như: khai hoang, phá rừng, Có thể phân loại chức năng không gian sống của con người thành các dạng cụ thể sau đây: + Chức năng xây dựng: cung cấp mặt bằng và nền móng cho các đô thị, khu công nghiệp, kiến trúc hạ tầng và nông thôn. + Chức năng vận tải: cung cấp mặt bằng, khoảng không gian và nền móng cho giao thông đường thủy, đường bộ và đường không. + Chức năng cung cấp mặt bằng cho sự phân hủy chất thải + Chức năng giải trí của con người + Chức năng cung cấp mặt bằng và không gian xây dựng các hồ chứa 6 + Chức năng cung cấp mặt bằng, không gian cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp + Chức năng cung cấp mặt bằng và các yếu tố cần thiết khác cho hoạt động canh tác nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản • MT là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho đời sống và hoạt động sản xuất của con người. Trong lịch sử phát triển, loài người đã trãi qua nhiều giai đoạn. Bắt đầu từ khi con người biết canh tác cách đây khoảng 14-15 nghìn năm, vào thời kỳ đồ đá giữa cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ thứ XVIII. Xét về bản chất, mọi hoạt động của con người đều nhằm vào việc khai thác các hệ thống sinh thái của tự nhiên theo sơ đồ sau: 7 Mọi sản phẩm công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, của con người đều bắt nguồn từ các dạng vật chất tồn tại trên Trái đất và không gian bao quanh Trái đất. Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên. Môi trường còn là nơi lưu trữ và cung cấp các nguồn thông tin, nơi chứa đựng các phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống. Nhu cầu của con người về các nguồn tài nguyên không ngừng tăng lên cả về số lượng, chất lượng và mức độ phức tạp theo trình độ phát triển của xã hội. Chức năng này của MT còn gọi là nhóm chức năng sản xuất tự nhiên gồm: - Rừng tự nhiên: có chức năng cung cấp nước, bảo tồn tính ĐDSH và độ phì nhiêu của đất, nguồn gỗ củi, dược liệu và cải thiện điều kiện sinh thái. - Các thủy vực: có chức năng cung cấp nước, dinh dưỡng, nơi vui chơi giải trí và ácc nguồn thủy hải sản. - Động thực vật: cung cấp lương thực và thực phẩm và các nguồn gen quý hiếm. - Không khí, nhiệt độ, năng lượng mặt trời, gió, nước: để chúng ta hít thở, cây cối ra hoa và kết trái. - Các loại quặng, dầu mở: cung cấp năng lượng và nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp,… • MT là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình. Có thể phân loại chi tiết chức năng này thành các loại sau: - Chức năng biến đổi lý – hóa học - Chức năng biến đổi sinh hóa - Chức năng biến đổi sinh học • MT là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái đất. Trái đất là nơi sinh sống của con người và các sinh vật nhờ các điều kiện môi trường đặc biệt như: nhiệt độ không khí không quá cao, nồng độ ôxy và các khí 8 khác tương đối ổn định,…Sự phát sinh và phát triển sự sống xảy ra trên Trái đất nhờ hoạt động của hệ thống các thành phần của MT Trái đất như khí quyển, thủy quyển, sinh quyển và thạch quyển. - Khí quyển giữ cho nhiệt độ Trái đất tránh được các bức xạ quá cao, chênh lệch nhiệt độ lớn, ổn định nhiệt độ trong khả năng chịu đựng của con người,… - Thủy quyển thực hiện chu trình tuần hoàn nước, giữ cân bằng nhiệt độ, các chất khí, giảm nhẹ tác động có hại của thiên nhiên đến con người và các sinh vật. - Thạch quyển liên tục cung cấp năng lượng, vật chất cho các quyển khác của Trái đất, giảm tác động tiệu cực của thiên tai tới con người và sinh vật. • MT là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người - Cung cấp sự ghi chép lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hóa của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hóa của loài người. - Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất tín hiệu và báo động sớm các hiểm họa. - Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gen.  Như vậy, có thể có các dạng vi phạm chức năng của môi trường sống như: Làm cạn kiệt nguyên liệu và năng lượng cần cho sự tồn tại và phát triển của các cơ thể sống. Làm ứ thừa phế thải trong không gian sống, làm mất cân bằng sinh thái giữa các loài sinh vật với nhau và giữa chúng với các thành phần môi trường. Vi phạm chức năng giảm nhẹ tác động của thiên tai. Vi phạm chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. Trong khoa học kinh tế cổ điển không thể giải quyết thành công mối quan hệ phức tạp giữa phát triển và MT. Từ đó nảy sinh lý thuyết không tưởng về “đình chỉ phát triển” (Zero or negative growth), cụ thể là cho tốc độ phát triển bằng không hoặc âm để bảo vệ nguồn tài nguyên không tái tạo vốn hữu hạn của Trái đất. Đối với tài nguyên sinh học cũng có “chủ nghĩa bảo vệ”, chủ trương không can thiệp, đụng chạm vào thiên nhiên, nhất là tại các địa bàn chưa được điều tra nghiên cứu đầy đủ. Chủ nghĩa bảo vệ cũng là một điều không tưởng, nhất là trong 9 điều kiện các nước đang phát triển, nơi mà tài nguyên thiên nhiên là nguồn vốn cơ bản cho mọi hoạt động phát triển của con người. Trong phát triển kinh tế một phần đáng kể của nguồn nguyên liệu và năng lượng được tiêu thụ một cách quá mức tại các nước phát triển vốn được khai thác tại các nước đang phát triển. Bên cạnh hiện tượng “ô nhiễm do thừa thải” xảy ra tại các nước công nghiệp phát triển, gần đây tại hầu hết các nuớc đang phát triển có thu nhập thấp đã xảy ra hiện tượng “ ô nhiễm nghèo đói”. Thiếu lương thực, nước uống, nhà ở, thuốc men, vệ sinh, mù chữ, bất lực trước thiên tai là nguồn gốc cơ bản của những vấn đề MT nghiêm trọng đang đặt ra cho nhân dân các nước đang phát triển. Cần nói thêm rằng sự tiêu thụ quá mức nguyên liệu và năng lượng của các nước phát triển cũng đã làm cho các vấn đề MT ở các nước đang phát triển trầm trọng hơn. Tại Hội nghị LHQ về MT con người họp năm 1972 tại Stockholm- Thụy Điển, các nhà khoa học đã đi đến kết luận rằng, nguyên nhân của nhiều vấn đề quan trọng về MT không phải là do phát triển mà chính là hậu quả của sự kém phát triển. Tư tưởng đó đã được thể hiện trong chiến lược phát triển 10 năm lần thứ nhất của LHQ. Chiến lược đã đề cập tới mối quan hệ giữa phát triển với MT, dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ đất, bảo vệ rừng, Các mục tiêu phát triển KTXH và BVMT phải được gắn bó với nhau trong việc xây dựng mục tiêu, xác định chiến lược kế hoạch hóa, cũng như điều hành và quản lý việc thực hiện các mục tiêu đó. Báo cáo tổng quan MT toàn cầu năm 2000 của Chương trình MT LHQ (UNEP) đã phân tích 2 xu hướng bao trùm khi loài người bước vào thiên niên kỷ thứ ba: - Thứ nhất, đó là các HST và sinh thái nhân văn toàn cầu bị đe dọa bởi sự mất cân bằng sâu sắc trong năng suất và trong phân bố hàng hóa và dịch vụ, sự phồn thịnh và sự cùng cực đang đe dọa sự ổn định của toàn bộ hệ thống nhân văn và cùng với nó là MT toàn cầu. 10 [...]... nghiên cứu phát triển về môi trường Hiện đại hoá trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ công tác nghiên cứu, đánh giá về bảo vệ môi trường Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về môi trường Mở rộng và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu công tác bảo vệ môi trường tại các trường đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu 7.7 Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế về môi trường Tham gia tích... công tác bảo vệ môi trường Hình thành các loại hình tổ chức đánh giá, tư vấn, giám định, công nhận, chứng nhận về bảo vệ môi trường Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia các dịch vụ thu gom, vận chuyển, tái chế, xử lý chất thải và các dịch vụ khác về bảo vệ môi trường Chú trọng xây dựng và thực hiện quy ước, hương ước, cam kết về bảo vệ môi trường và các mô hình tự quản về môi trường của cộng... thưởng 4.4.Áp dụng các biện pháp kinh tế trong bảo vệ môi trường Thực hiện nguyên tắc người gây thiệt hại đối với môi trường phải khắc phục, bồi thường Từng bước thực hiện việc thu phí, ký quỹ bảo vệ môi trường, buộc bồi thường thiệt hại về môi trường áp dụng các chính sách, cơ chế hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế, trợ giá đối với hoạt động bảo vệ môi trường Khuyến khích áp dụng các cơ chế chuyển nhượng,... các nước, các tổ chức quốc tế và cá nhân cho công tác bảo vệ môi trường 20 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Trần Tử An (2000), Môi trường và độc chất môi trường, Đại học dược Hà Nội 2 Bộ môn Môi trường Độc chất (2010), Giáo trình khoa học môi trường sinh thái Tài liệu bác sỹ y học dự phòng, Đại học Y Dược Thái Nguyên 3 Lê Văn Mai (2001), Vi khí hậu, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội 4 Đào Ngọc Phong (2000), "Bệnh học... bảo vệ môi trường, huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn cho bảo vệ môi trường; tăng tỉ lệ đầu tư cho bảo vệ môi trường trong nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) 4.6 Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực về môi trường 19 Nghiên cứu xây dựng luận cứ khoa học phục vụ công tác hoạch định chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về bảo vệ môi trường. .. vệ môi trường của từng xí nghiệp, cơ quan, gia đình, làng bản, khu phố, tập thể, cá nhân, cán bộ, đảng viên, đoàn viên và hội viên Khôi phục và phát huy truyền thống yêu thiên nhiên, nếp sống gần gũi, gắn bó với môi trường 4.2 Tăng cường công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường Hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về bảo vệ môi trường, trước mắt sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường. .. xử lý chất thải phù hợp với cơ chế thị trường 4.5 Tạo sự chuyển biến cơ bản trong đầu tư bảo vệ môi trường Đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho môi trường Riêng ngân sách nhà nước cần có mục chi riêng cho hoạt động sự nghiệp môi trường Phát triển các tổ chức tài chính, ngân hàng, tín dụng về môi trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư bảo vệ môi trường Khuyến khích các tổ chức và cá nhân... và khu vực về môi trường Thực hiện đầy đủ các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia, các cam kết quốc tế, chương trình, dự án song phương và đa phương về bảo vệ môi trường phù hợp với lợi ích quốc gia Hợp tác chặt chẽ với các nước láng giềng và các nước trong khu vực để giải quyết các vấn đề môi trường liên quốc gia Nâng cao vị thế của nước ta trên các diễn đàn khu vực và toàn cầu về môi trường Tranh... báo, cảnh báo về tài nguyên và môi trường Nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp công nghệ trong xử lý ô nhiễm, khắc phục suy thoái và sự cố môi trường Sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng, ứng dụng và phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường Hình thành và phát triển ngành công nghệ môi trường Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Xây dựng... bảo vệ môi trường Đề cao trách nhiệm, tăng cường sự tham gia có hiệu quả của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, các phương tiện truyền thông trong hoạt động bảo vệ môi trường Phát hiện các mô hình, điển hình tiên tiến trong hoạt động bảo vệ môi trường để khen thưởng, phổ biến, nhân rộng Duy trì và phát triển giải thưởng môi trường hàng năm Đưa nội dung bảo vệ môi trường . Bài : Đại cương về sức khỏe môi trường (4 tiết) Đại học Y Dược Thái Nguyên MỤC TIÊU: 1. Nêu được các khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường. 2. Mô tả được. phòng chống ô nhiễm môi trường. NỘI DUNG: 1. Nêu được các khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường. 1.1. Khái niệm về môi trường Thuật ngữ môi trường (MT) - Environment (Tiếng. trường không khí, môi trường xã hội, môi trường học tập, môi trường nông thôn đều có sự ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người 3. Liệt kê được thực trạng môi trường và Sức khỏe môi trường. Có thể

Ngày đăng: 13/04/2015, 15:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan