MỤC TIÊU 1. Nêu được các khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường; 2. Mô tả được những ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe và sự tác động trở lại môi trường của con người; 3. Liệt kê được thực trạng môi trường và Sức khỏe môi trường; 4. Nêu được các qui chuẩn quốc gia và một số luật về môi trường. 5. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản của phòng chống ô nhiễm môi trường. NỘI DUNG 1. Khái niệm sức khỏe môi trường 1.1. Khái niệm về sức khỏe Năm 1948, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa đầy đủ về sức khỏe là: Sức khỏe là trạng thái lành mạnh về thể chất, thoải mái về tinh thần và đầy đủ về phúc lợi xã hội, chứ không phải đơn thuần sức khỏe chỉ là không bệnh tật và lấy ngày 07 tháng 04 hàng năm là ngày sức khỏe thế giới. Đây là một định nghĩa về sức khỏe được cộng đồng các nước chấp nhận và trích dẫn nhiều nhất. Như vậy, sức khoẻ là sự phối hợp hài hoà cả ba thành phần: thể lực, tinh thần và xã hội. Ba thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, hợp thành sức khoẻ con người, người không có bệnh tật chưa đủ để nói là khỏe mạnh. 1.2. Khái niệm về môi trường Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó, môi trường tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó. Một định nghĩa tương đối rõ ràng hơn: Môi trường là tất cả những điều kiện tự nhiên và xã hội, luôn có sự liên quan mật thiết và tác động lẫn nhau với các sinh vật đang sống. Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. Khi xem xét từ khía cạnh con người thì môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Đối với lĩnh vực sức khỏe con người, môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại bên ngoài cơ thể con người, môi trường có thể được phân chia thành môi trường vật lý, môi trường hóa học, môi trường xã hội, môi trường văn hóa… và chúng có thể tác động, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của con người Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh vật, gồm cả hai mặt lợi và hại, con người sống trong môi trường bao gồm rất nhiều yếu tố, họ sử dụng các yếu tố môi trường nhằm mang lại lợi ích cho sự sống của mình; đồng thời cũng tạo ra rất nhiều tác động ảnh hưởng lên môi trường sống. Vì thế, mối quan hệ giữa sự sống con người và môi trường luôn tồn tại và tác động lẫn nhau. Nhằm nâng cao sự hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt tác động làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường, tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường; ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn ngày 5 tháng 6 từ năm 1972 là ngày Môi trường Thế giới và giao cho chương trình môi trường (UNEP) của Liên Hợp Quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Hằng năm, vào ngày này lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại hơn 100 nước trên thế giới. 1.3. Khái niệm về sức khỏe môi trường Có nhiều khái niệm về sức khỏe môi trường, đến nay nhiều tác giả đã thống nhất và đưa ra khái niệm về sức khỏe môi trường như sau: Sức khỏe môi trường là tạo ra và duy trì một môi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khỏe cho cộng đồng. Ba yếu tố “di truyền, môi trường và lối sống” quyết định sức khoẻ của con người, trong đó, môi trường và lối sống liên quan mật thiết với sức khỏe và chúng có mối quan hệ, tương tác lẫn nhau. Lối sống lành mạnh có tác động tích cực đến sức khỏe như: sinh hoạt điều độ, ăn uống hợp lý, đầy đủ chất theo chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn, duy trì nếp sống lành mạnh (ví dụ như: không dùng quá nhiều rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích, khám kiểm tra sức khỏe định kỳ, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể thao…) đều có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Hiện nay việc tác động trực tiếp lên yếu tố di truyền của con người, để bảo vệ nâng cao sức khoẻ còn hạn chế. Nhưng chúng ta có thể chủ động tác động lên môi trường (phòng, chống ô nhiễm môi trường, chăm sóc môi trường cơ bản) xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học. 1.4. Phân loại môi trường Có nhiều cách phân loại, cách phân loại tổng quát thường được sử dụng nhất là chia thành hai loại chính, đó là: môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội. 1.4.1. Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên là những yếu tố tự nhiên bao gồm: đất, nước, không khí, cây cỏ, tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố liên quan... đảm bảo cho con người có khả năng tồn tại và phát triển. Đất (địa quyển hay thạch quyển): chiếm diện tích gần 28% tổng diện tích bề mặt trái đất, đất có tính chất ổn định, vỏ Trái đất nơi dầy nhất 60 80km (tính từ bề mặt đếm tâm trái đất), nơi mỏng nhất có độ dày 2 8km (thường là các đáy biển, đại dương). Nước (thủy quyển): chiếm gần 34 diện tích bề mặt trái đất, nước là môi trường không ổn định, thường xuyên chuyển động, rất quan trọng trong đời sống con người. Không khí (khí quyển): là toàn bộ môi trường không khí bao quanh trái đất, có ảnh hưởng đến khí hậu, thời tiết. Không khí có tính chất không ổn định, dễ biến đổi luân chuyển, vì thế khi có dịch bệnh dễ lan rộng. Người ta đưa ra chương trình giám sát bắt buộc đối với môi trường nước và môi trường không khí do nó có tính không ổn định, dễ biến đổi; còn đối với môi trường đất có tính chất ổn định nên không cần giám sát bắt buộc. Sinh quyển: là một phần của trái đất, bao gồm tầng trên của thạch quyển (có thể sâu tới 11km), toàn bộ thủy quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển, nơi các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển. Sinh quyển thường được hiểu gắn liền với trái đất, bao gồm các loài động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm... từ sinh vật đơn bào nguyên thủy đến đa bào tiến hóa cao. Tài nguyên khoáng sản: là tất cả các loại vật chất tồn tại trên trái đất có tính hữu dụng nhằm mang lại lợi ích cho con người và sinh vật sống, ví dụ như: rừng, cây cỏ, các quặng mỏ, thủy hải sản... Con người thường xuyên khai thác những tài nguyên khoáng sản này phục vụ cho cuộc sống. Trong số các tài nguyên khoáng sản hiện hữu, có những loại tài nguyên khoáng sản không có khả năng hồi phục (như: các khoáng sản, quặng mỏ kim loại, mỏ dầu, mỏ than...), một số tài nguyên khoáng sản khác có thể được tái sinh (như: rừng, cây trồng, thủy hải sản...). Hệ sinh thái: là tập hợp của cộng đồng các sinh vật sống với môi trường mà chúng tồn tại (ví dụ như: hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn...). Ánh sáng mặt trời, mưa, gió, bão lụt, động đất, núi lửa, băng tuyết... cũng thuộc về môi trường tự nhiên, các hiện tượng này luôn có sự biến đổi không mang tính chất ổn định. 1.4.2. Môi trường kinh tế xã hội Môi trường kinh tế xã hội là những điều kiện kinh tế xã hội nhất định giúp con người tồn tại và phát triển cũng như những mối quan hệ ràng buộc và tác động tương hỗ của những điều kiện đó đối với con người. Để đảm bảo cuộc sống, con người lao động sản xuất tạo ra những sản phẩm nhằm đáp ứng cho những nhu cầu thị hiếu thiết yếu cho bản thân và cho xã hội. Trong suốt quá trình sống, con người luôn gắn bó liên quan mật thiết với môi trường, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Con người luôn sử dụng môi trường để tồn tại và phát triển, đồng thời môi trường cũng luôn luôn bị con người tác động và làm biến đổi nó. Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của nền kinh tế khoa học kỹ thuật, sự tác động qua lại giữa con người với môi trường kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên cũng có nhiều chuyển biến cả về mặt lợi và mặt hại.
Bài 1. Đại cương sức khỏe môi trường Phan Thị Trung Ngọc MỤC TIÊU 1. Nêu được các khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường; 2. Mô tả được những ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe và sự tác động trở lại môi trường của con người; 3. Liệt kê được thực trạng môi trường và Sức khỏe môi trường; 4. Nêu được các qui chuẩn quốc gia và một số luật về môi trường. 5. Trình bày được các nguyên tắc cơ bản của phòng chống ô nhiễm môi trường. NỘI DUNG 1. Khái niệm sức khỏe môi trường 1.1. Khái niệm về sức khỏe Năm 1948, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa đầy đủ về sức khỏe là: "Sức khỏe là trạng thái lành mạnh về thể chất, thoải mái về tinh thần và đầy đủ về phúc lợi xã hội, chứ không phải đơn thuần sức khỏe chỉ là không bệnh - tật" và lấy ngày 07 tháng 04 hàng năm là ngày sức khỏe thế giới. Đây là một định nghĩa về sức khỏe được cộng đồng các nước chấp nhận và trích dẫn nhiều nhất. Như vậy, sức khoẻ là sự phối hợp hài hoà cả ba thành phần: thể lực, tinh thần và xã hội. Ba thành phần này có quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại với nhau, hợp thành sức khoẻ con người, người không có bệnh tật chưa đủ để nói là khỏe mạnh. 1.2. Khái niệm về môi trường Môi trường là một tổ hợp các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội bao quanh bên ngoài của một hệ thống nào đó, môi trường tác động lên hệ thống này và xác định xu hướng và tình trạng tồn tại của nó. Môi trường có thể coi là một tập 1 hợp, trong đó hệ thống đang xem xét là một tập hợp con. Môi trường của một hệ thống đang xem xét cần phải có tính tương tác với hệ thống đó. Một định nghĩa tương đối rõ ràng hơn: Môi trường là tất cả những điều kiện tự nhiên và xã hội, luôn có sự liên quan mật thiết và tác động lẫn nhau với các sinh vật đang sống. Nói chung, môi trường của một khách thể bao gồm các vật chất, điều kiện hoàn cảnh, các đối tượng khác hay các điều kiện nào đó mà chúng bao quanh khách thể này hay các hoạt động của khách thể diễn ra trong chúng. Khi xem xét từ khía cạnh con người thì môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và yếu tố xã hội bao quanh con người, ảnh hưởng tới con người và tác động đến các hoạt động sống của con người như: không khí, nước, độ ẩm, sinh vật, xã hội loài người và các thể chế. Đối với lĩnh vực sức khỏe con người, môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại bên ngoài cơ thể con người, môi trường có thể được phân chia thành môi trường vật lý, môi trường hóa học, môi trường xã hội, môi trường văn hóa… và chúng có thể tác động, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của con người Môi trường có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh vật, gồm cả hai mặt lợi và hại, con người sống trong môi trường bao gồm rất nhiều yếu tố, họ sử dụng các yếu tố môi trường nhằm mang lại lợi ích cho sự sống của mình; đồng thời cũng tạo ra rất nhiều tác động ảnh hưởng lên môi trường sống. Vì thế, mối quan hệ giữa sự sống con người và môi trường luôn tồn tại và tác động lẫn nhau. Nhằm nâng cao sự hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt tác động làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường, tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường; ủng hộ mối cộng tác để đảm bảo rằng, tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc đã quyết định chọn ngày 5 tháng 6 từ năm 1972 là ngày "Môi trường Thế giới" và giao cho chương trình môi trường (UNEP) của Liên Hợp Quốc có trụ sở tại Nairobi, Kenya, tổ chức kỷ niệm sự kiện này. Hằng năm, vào ngày này lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại hơn 100 nước trên thế giới. 2 1.3. Khái niệm về sức khỏe môi trường Có nhiều khái niệm về sức khỏe môi trường, đến nay nhiều tác giả đã thống nhất và đưa ra khái niệm về sức khỏe môi trường như sau: "Sức khỏe môi trường là tạo ra và duy trì một môi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khỏe cho cộng đồng". Ba yếu tố “di truyền, môi trường và lối sống” quyết định sức khoẻ của con người, trong đó, môi trường và lối sống liên quan mật thiết với sức khỏe và chúng có mối quan hệ, tương tác lẫn nhau. Lối sống lành mạnh có tác động tích cực đến sức khỏe như: sinh hoạt điều độ, ăn uống hợp lý, đầy đủ chất theo chế độ dinh dưỡng và khẩu phần ăn, duy trì nếp sống lành mạnh (ví dụ như: không dùng quá nhiều rượu bia, thuốc lá hay các chất kích thích, khám kiểm tra sức khỏe định kỳ, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, luyện tập thể thao…) đều có tác dụng tốt đối với việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Hiện nay việc tác động trực tiếp lên yếu tố di truyền của con người, để bảo vệ nâng cao sức khoẻ còn hạn chế. Nhưng chúng ta có thể chủ động tác động lên môi trường (phòng, chống ô nhiễm môi trường, chăm sóc môi trường cơ bản) xây dựng một lối sống lành mạnh, khoa học. 1.4. Phân loại môi trường Có nhiều cách phân loại, cách phân loại tổng quát thường được sử dụng nhất là chia thành hai loại chính, đó là: môi trường tự nhiên và môi trường kinh tế xã hội. 1.4.1. Môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên là những yếu tố tự nhiên bao gồm: đất, nước, không khí, cây cỏ, tài nguyên thiên nhiên và các yếu tố liên quan đảm bảo cho con người có khả năng tồn tại và phát triển. - Đất (địa quyển hay thạch quyển): chiếm diện tích gần 28% tổng diện tích bề mặt trái đất, đất có tính chất ổn định, vỏ Trái đất nơi dầy nhất 60 - 80km (tính từ bề mặt đếm tâm trái đất), nơi mỏng nhất có độ dày 2 - 8km (thường là các đáy biển, đại dương). 3 - Nước (thủy quyển): chiếm gần 3/4 diện tích bề mặt trái đất, nước là môi trường không ổn định, thường xuyên chuyển động, rất quan trọng trong đời sống con người. - Không khí (khí quyển): là toàn bộ môi trường không khí bao quanh trái đất, có ảnh hưởng đến khí hậu, thời tiết. Không khí có tính chất không ổn định, dễ biến đổi - luân chuyển, vì thế khi có dịch bệnh dễ lan rộng. * Người ta đưa ra chương trình giám sát bắt buộc đối với môi trường nước và môi trường không khí do nó có tính không ổn định, dễ biến đổi; còn đối với môi trường đất có tính chất ổn định nên không cần giám sát bắt buộc. - Sinh quyển: là một phần của trái đất, bao gồm tầng trên của thạch quyển (có thể sâu tới 11km), toàn bộ thủy quyển, tầng đối lưu, tầng bình lưu của khí quyển, nơi các điều kiện tự nhiên thích hợp cho sự sống phát triển. Sinh quyển thường được hiểu gắn liền với trái đất, bao gồm các loài động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm từ sinh vật đơn bào nguyên thủy đến đa bào tiến hóa cao. - Tài nguyên - khoáng sản: là tất cả các loại vật chất tồn tại trên trái đất có tính hữu dụng nhằm mang lại lợi ích cho con người và sinh vật sống, ví dụ như: rừng, cây cỏ, các quặng mỏ, thủy - hải sản Con người thường xuyên khai thác những tài nguyên - khoáng sản này phục vụ cho cuộc sống. Trong số các tài nguyên khoáng sản hiện hữu, có những loại tài nguyên khoáng sản không có khả năng hồi phục (như: các khoáng sản, quặng mỏ kim loại, mỏ dầu, mỏ than ), một số tài nguyên khoáng sản khác có thể được tái sinh (như: rừng, cây trồng, thủy hải sản ). - Hệ sinh thái: là tập hợp của cộng đồng các sinh vật sống với môi trường mà chúng tồn tại (ví dụ như: hệ sinh thái biển, hệ sinh thái rừng ngập mặn ). 4 - Ánh sáng mặt trời, mưa, gió, bão lụt, động đất, núi lửa, băng tuyết cũng thuộc về môi trường tự nhiên, các hiện tượng này luôn có sự biến đổi không mang tính chất ổn định. 1.4.2. Môi trường kinh tế xã hội Môi trường kinh tế xã hội là những điều kiện kinh tế xã hội nhất định giúp con người tồn tại và phát triển cũng như những mối quan hệ ràng buộc và tác động tương hỗ của những điều kiện đó đối với con người. Để đảm bảo cuộc sống, con người lao động sản xuất tạo ra những sản phẩm nhằm đáp ứng cho những nhu cầu - thị hiếu thiết yếu cho bản thân và cho xã hội. Trong suốt quá trình sống, con người luôn gắn bó - liên quan mật thiết với môi trường, ảnh hưởng và tác động lẫn nhau. Con người luôn sử dụng môi trường để tồn tại và phát triển, đồng thời môi trường cũng luôn luôn bị con người tác động và làm biến đổi nó. Ngày nay với sự tiến bộ vượt bậc của nền kinh tế - khoa học kỹ thuật, sự tác động qua lại giữa con người với môi trường kinh tế xã hội và môi trường tự nhiên cũng có nhiều chuyển biến cả về mặt lợi và mặt hại. 2. Lịch sử phát triển môi trường Khi con người mới bắt đầu xuất hiện trên trái đất, tuổi thọ trung bình tối đa của họ trong thời điểm đó chỉ ở khoảng 30 – 40 tuổi, đời sống và môi trường khắc nghiệt, để có thể tồn tại và duy trì sự sống những con người lịch sử đầu tiên phải luôn đối mặt với các vấn đề sau: - Phải không ngừng tìm kiếm thức ăn, nước uống… tuy nhiên cũng phải đối mặt với các thực phẩm chứa các độc tố trong tự nhiên (bản thân các động vật, thực vật có chứa độc tố), hoặc thực phẩm ôi thiu… - Các bệnh nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng lây truyền từ người này sang người khác hoặc từ động vật sang người (nhất là lây truyền từ thực phẩm, nước uống và các vectơ truyền bệnh như các loài côn trùng do tập quán ăn sống, uống nước lã…). - Chấn thương do té ngã, do động vật tấn công hay bỏng do lửa… 5 - Ngoài ra, các yếu tố thiên nhiên như nhiệt độ, mưa, tuyết, các thiên tai thảm họa hoặc các điều kiện khắc nghiệt khác cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh tồn của con người. Những mối nguy hại đối với sức khỏe đó luôn xảy ra trong môi trường tự nhiên được xem như là “các mối nguy hại truyền thống” và nó vẫn khá phổ biến trong các vấn đề sức khỏe môi trường sau này. Thời nay, khi con người đang tích cực để kiếm soát “các mối nguy hại truyền thống” thì tại hầu hết các nơi trên thế giới lại phải đối mặt với “các mối nguy hại hiện đại”, đó là do sự phát triển về kỹ thuật và công nghiệp đã tác động gây ra sự biến đổi lớn về môi trường và trở thành mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe con người. 2.1. Sự phát triển kinh tế công nghiệp và sức khỏe môi trường Trong khi người ta đã biết rất rõ về tác nhân sinh học và các chất độc hại hóa học, vật lý xuất hiện một cách tự nhiên đã tồn tại trong suốt lịch sử phát triển của loài người, cũng đã có lịch sử phát triển lâu dài về sự ô nhiễm môi trường do các hoạt động của con người. Tuy nhiên, khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất hiện mới tạo ra một điểm thay đổi lớn trong mối tương tác giữa hoạt động kinh tế của con người với môi trường. Ô nhiễm công nghiệp lần đầu tiên được xác định một cách rõ ràng và nghiêm trọng là vào những năm đầu thế kỷ XIX tại Vương quốc Anh – nơi khởi đầu của cuộc cách mạng công nghiệp, một cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng công nghệ tiên tiến lúc bấy giờ đã gây ra ô nhiễm không khí cả một vùng rộng lớn. 2.2. Cuộc khủng hoảng môi trường lần thứ nhất Làn sóng thứ nhất về mối quan tâm môi trường rộng lớn xuất hiện ở Châu Âu vào thế kỷ XIX để phản ứng lại với những vấn đề y tế công cộng nghiêm trọng liên quan tới thực phẩm kém chất lượng và việc nhiễm bẩn nguồn nước, với mối đe dọa cơ bản là các tác nhân gây bệnh truyền nhiễm, chấn thương gây tàn tật và tử vong ở các cơ sở làm việc. Năm 1948, Quốc hội Anh đã thông qua đạo luật y tế công cộng đầu tiên, đây là một sự kiện quan trọng ở thời điểm giữa của trào lưu cải cách và đã tiếp 6 cận được tới tất cả các cơ sở ở khu vực đô thị. Tuy nhiên ô nhiễm công nghiệp gần như là bị bỏ qua mà chỉ chú ý tới nước sạch và các yếu tố bệnh truyền nhiễm liên quan tới sức khỏe con người chứ chưa đề cập đến ô nhiễm hóa học. Ngay trước và trong chiến tranh thế giới thứ hai, những tiến bộ quan trọng trong kỹ thuật và trong ngành hóa học đã làm thay đổi cơ bản bộ mặt của ngành công nghiệp hóa học. Cao su tổng hợp, các hợp chất dung môi, chất dẻo, thuốc trừ sâu đã trở nên sẵn có, hiệu quả hơn và giá thành rẻ hơn; tuy nhiên đây là những chất tổng hợp khó phân hủy và tồn lưu trong môi trường rất lâu. Trong những năm sau chiến tranh, việc sản xuất càng được mở rộng ồ ạt cùng với nạn ô nhiễm công nghiệp tăng mạnh đã dẫn tới sự phản đối kịch liệt của công chúng ở nhiều nước vào những năm 1960 và những năm 1970. 2.3. Làn sóng quan tâm tới môi trường lần thứ hai Làn sóng thứ hai về mối quan tâm của công chúng đối với môi trường bắt đầu từ giữa thế kỷ XX, chủ yếu là hai trào lưu lớn xuất hiện cùng với nhau và được gọi là trào lưu môi trường và trào lưu sinh thái học. - Trào lưu thứ nhất: khởi nguồn từ thế kỷ XIX, việc bảo tồn các tài nguyên thiên nhiên và các cơ sở đặc biệt có tầm quan trọng về mặt tự nhiên hoặc lịch sử được xem là những ưu tiên quan trọng. Nhưng mãi đến giữa thế kỷ XX mới đạt được thành tựu chính là việc công nhận các khu vực nhất định bao gồm: các công viên, các khu động vật hoang dã và các khu đất được bảo tồn ở nhiều nước khác nhau. - Trào lưu thứ hai: chú trọng vào các chất độc hại có thể gây nguy hại đối với sức khỏe con người và phá hủy môi trường. Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về “môi trường của con người” năm 1972 đã thuyết phục chính phủ nhiều quốc gia đưa ra luật pháp nhằm kiềm chế ô nhiễm công nghiệp, chủ yếu là thông qua việc yêu cầu các công ty hạn chế thải khí thải và nước thải ô nhiễm. 7 2.4. Làn sóng quan tâm tới môi trường lần thứ ba Trpng những năm 1980 và những năm 1990 tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao kết hợp với sự tăng lên đáng kể về dân số thế giới. Từ năm 1987, việc xuất bản bản báo cáo chuyên đề “Tuơng lai chung của chúng ta” (Our common future – WCED, 1987) thì việc lập kế hoạch môi trường và phát triển kinh tế đã được định hướng theo kiểu “phát triển bền vững”. Mức độ sản xuất và họat động được thực hiện trong một thế hệ mà không làm phương hại đến tính toàn vẹn của môi trường hoặc không làm suy thoái các nguồn tài nguyên để hỗ trợ cho các thế hệ mai sau. 3. Sự ảnh hưởng của môi trường lên sức khỏe 3.1. Môi trường ảnh hưởng tốt lên sức khỏe con người Môi trường là điều kiện tối cần thiết để duy trì sự sống của con người, con người cần có không khí để hít thở, không khí cung cấp oxy để sử dụng cho các quá trình hoạt động chuyển hóa và trao đổi các chất trong cơ thể; con người cần có đất để ở, để chăn nuôi, trồng trọt, canh tác Môi trường tạo ra lương thực thực phẩm và các nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho sự sống; con người cũng cần có nước để uống và sử dụng trong sinh hoạt hằng ngày. Trong cuộc sống của bất kỳ sinh vật nào trên trái đất này thì: môi trường đất, nước, không khí, lương thực thực phẩm là những nhu cầu tối thiểu bắt buộc phải có thì sự sống mới có thể tồn tại được. Ngoài ra, môi trường còn cung cấp các nhu cầu thiết yếu, đáp ứng những thị hiếu cho cuộc sống con người: từ môi trường tự nhiên đến môi trường xã hội cung cấp các nguồn tài nguyên, nguyên vật liệu, tạo ra các sản phẩm (đồ trang sức, y phục ) làm thoải mái về mặt tinh thần Một số yếu tố môi trường cũng giúp con người chống lại các bệnh tật. 3.1.1. Lợi ích của môi trường không khí Cung cấp oxy cho con người hô hấp, tiếp nhận khí thải CO 2 từ con người thở ra môi trường, nhằm duy trì sự sống cho con người. 8 3.1.2. Lợi ích của môi trường nước Con người rất cần có nước để uống để sinh hoạt hằng ngày, để trồng trọt, để chăn nuôi Bên cạnh đó, con người còn sử dụng sức nước (từ các dòng thác ) để biến nó thành các nguồn điện phục vụ cho nhu cầu của họ (như nhà máy thủy điện Trị An, nhà máy thủy điện Hòa Bình ). 3.1.3. Lợi ích của môi trường đất Đất thỏa mãn nhu cầu con người về nơi ở (nhà cửa) và trồng trọt nhằm tạo ra lương thực thực phẩm thiết yếu cho cuộc sống. 3.1.4. Lợi ích của tài nguyên – khoáng sản Cung cấp cho con người nhiên liệu than đá - dầu mỏ - khí đốt, khoáng chất hợp kim (sắt thép, chì, đồng, vàng bạc, đá quí, bạch kim ), cây lấy gỗ, cây làm thuốc, lương thực thực phẩm 3.1.5. Ánh sáng mặt trời Cung cấp ánh sáng cần thiết cho sự sống, con người sử dụng năng lượng mặt trời chuyển thành nhiệt điện (từ các nhà máy nhiệt điện, hay các máy móc vận hành bằng năng lượng mặt trời). 3.1.6. Gió Giúp cho sự luân chuyển, thông thoáng không khí, con người lợi dụng sức gió: thuyền buồm, cối xay gió 3.1.7. Mưa Mưa là sự tuần hoàn của dòng nước, cung cấp lượng nước sạch cho con người và cây trồng, làm cho không khí trở nên trong lành hơn. 3.1.8. Bão lụt Sau khi những cơn bão lụt đi qua thường để lại lớp phù sa rất mầu mỡ hữu ích cho trồng trọt. 9 3.1.9. Núi lửa Khi núi lửa hoạt động, sau những cơn phun trào, các dòng nham thạch nguội đi trở nên một vùng đất mầu mỡ phì nhiêu cho trồng trọt. 3.1.10. Trong sản xuất nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp cung cấp lương thực thực phẩm cho nhu cầu dinh dưỡng của con người, cung cấp các nguồn nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất công nghiệp, các nguồn thuốc phục vụ cho nhu cầu sức khỏe. Ngoài ra, trong sản xuất, nếu năng suất canh tác tốt, tạo ra được nhiều sản phẩm, thu hoạch được nhiều nguồn lợi nhuận thì con người sẽ cảm thấy thoải mái - vui sướng - hưng phấn… giúp ích rất nhiều cho đời sống tinh thần của con người. 3.1.11. Trong sản xuất công nghiệp Sản xuất công nghiệp tạo ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu và thị hiếu trong cuộc sống con người (nhu cầu lương thực thực phẩm, nhu cầu sinh hoạt, nhu cầu đi lại, nhu cầu về tinh thần, nhu cầu về sức khỏe, nhu cầu về tri thức ). Con người càng phát triển, sản xuất công nghiệp càng hiện đại nâng cao sự phát triển tri thức của con người. Sự tương tác logic này luôn thúc đẩy lẫn nhau, tuy nhiên bên cạnh những ảnh hưởng có lợi cũng luôn tồn tại nhiều bất lợi trong môi trường sản xuất công nghiệp hiện nay. 3.1.12. Môi trường kinh tế Nếu môi trường kinh tế thỏa mãn được nhu cầu của con người thì cũng tác động tốt lên sức khỏe của họ. Mở rộng quan hệ quốc tế thu hút đầu tư nước ngoài mang lại lợi ích về tài chính cho đất nước và người lao động. 3.1.13. Các yếu tố xã hội Trong sinh hoạt xã hội, khi mối quan hệ giữa người và người tốt, quan hệ giữa con người và sự việc… được thuận lợi sẽ giúp cho con người phấn chấn - vui sướng - hạnh phúc tác động tốt lên sức khỏe (cả về thể chất và tinh thần). 10 [...]... sinh môi trường, tiến tới xóa bỏ các hoạt động gây hại đến môi trường. / TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 20 01 - 2 010 Định hướng kế hoạch hành động ưu tiên về bảo vệ môi trường giai đoạn 20 01 - 2005 (kế hoạch hành động môi trường 20 01 - 2005), Hà Nội, 20 01 2 Nguyễn Kim Hồng (2002), Giáo dục môi trường, nhà xuất bản giáo dục 3 Lê Văn Khoa (19 95), Môi trường và... phạm hành chính trong 17 lĩnh vực bảo vệ môi trường; TT số 39/2 010 /TT-BTNMT ngày 16 -12 -2 010 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (tiếng ồn, độ rung, nước thải y tế, nước thải của kho và cửa hàng xăng dầu); TT số 41/ 2 010 /TT-BTNMT ngày 28 -12 -2 010 quy định quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường (khí thải lò đốt chất thải công nghiệp); TT số 42/2 010 /TT-BTNMT, 43/2 010 /TT-BTNMT Quy định quy... Môi trường và ô nhiễm, NXB giáo dục 4 Nguyễn Thị Thu (2007), Khoa học môi trường và sức khoẻ môi trường, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2007 5 Trường Đại học Y Hà Nội, Vệ sinh Môi trường - Dịch tễ, Nhà xuất bản Y học, 20 01 6 Annalee Yassi, Tord Kjellstrom, Theo de Kok, Tee L Guidotti (20 01) , Sức khỏe môi trường (bản dịch), NXB Oxford 19 ... tiêu hóa, bệnh tim mạch 4 Tác động của con người lên môi trường 4 .1 Những tác động tốt của con người lên môi trường Bảo vệ môi trường, xử lý tốt rác thải, nước thải và khí thải; trồng cây khôi phục rừng, bảo tồn thiên nhiên, tái tạo những cảnh quan môi trường cân bằng sinh thái, tạo môi trường xanh sạch đẹp, Tuy nhiên, hành động bảo vệ và tái tạo môi trường xanh sạch đẹp chỉ là góp một phần nhỏ bé, không... cứ để bảo vệ môi trường Hệ thống tiêu chuẩn môi trường là một công trình khoa học liên ngành, nó phản ánh trình độ khoa học, công nghệ, tổ chức quản lý và tiềm lực kinh tế - xã hội có tính đến dự báo phát triển Để tăng cường công tác quản lý trong lĩnh vực môi trường, Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trường đã ban hành nhiều văn bản mới như: TTLT số 19 7/2 010 /TTLT-BTC-BTNMT ngày 08 -12 -2 010 hướng dẫn việc...3.2 Ảnh hưởng bất lợi của môi trường lên sức khỏe con người Trong thời kỳ sơ khai, môi trường tự nhiên luôn giữ được trạng thái cân bằng sinh học trong hàng tỷ năm, đôi khi có thể xảy ra những trường hợp môi trường bị xáo trộn do thiên tai (như: động đất, núi lửa phun trào, bão lụt ) thì sau một khoảng thời gian tự khắc phục môi trường thiên nhiên có thể phục hồi trở lại trạng... quốc gia về môi trường (khí thải công nghiệp lọc hóa dầu đối với bụi và các chất vô cơ, nước khai thác thải từ các công trình dầu khí trên biển, dung dịch khoa và mùn khoan thải từ các công trình dầu khí trên biển, môi trường đối với phế liệu sắt, thép nhập khẩu, phế liệu nhựa nhập khẩu, phế liệu giấy nhập khẩu); NĐ số 11 3/2 010 /NĐ-CP ngày 03 -12 -2 010 quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường; NĐ... 72/2 010 /NĐ-CP ngày 8-7-2 010 quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường 7 Các nguyên tắc cơ bản bảo vệ môi trường Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân Đồng thời phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước; bảo vệ môi trường. .. vệ môi trường khu vực và toàn cầu Nguyên tắc bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong từng giai đoạn Hoạt động bảo vệ môi trường phải thường xuyên, lấy phòng ngừa là chính kết hợp với khắc phục ô nhiễm, suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường. .. môi Trường Nước Môi trường nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng cả nước mặt và nước ngầm bởi các chất hóa học từ phân bón - thuốc trừ sâu, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp dẫn đến tình trạng con người thiếu nước sạch trong sinh hoạt, sử dụng nguồn nước ô nhiễm gây nguy hại cho sức khỏe (các bệnh nhiễm trùng da, ngộ độc hóa chất…, theo số liệu thống kê của tổ chức Y tế thế giới: 11 80% các trường . Bài 1. Đại cương sức khỏe môi trường Phan Thị Trung Ngọc MỤC TIÊU 1. Nêu được các khái niệm môi trường, sức khỏe và sức khỏe môi trường; 2. Mô tả được những ảnh hưởng của môi trường lên sức. chống ô nhiễm môi trường. NỘI DUNG 1. Khái niệm sức khỏe môi trường 1. 1. Khái niệm về sức khỏe Năm 19 48, Tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra định nghĩa đầy đủ về sức khỏe là: " ;Sức khỏe là trạng. vực sức khỏe con người, môi trường là tất cả mọi thứ tồn tại bên ngoài cơ thể con người, môi trường có thể được phân chia thành môi trường vật lý, môi trường hóa học, môi trường xã hội, môi trường