I. CHÍNH SÁCH VÀ CÁC XU HƯỚNG SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI .............................................................................................................................. 1 1. Khái niệm và định nghĩa về môi trường và sức khoẻ môi trường ............................. 1 2. Các xu hướng và chính sách sức khoẻ môi trường quốc tế ....................................... 1 2. 1 Định hướng chiến lược trong lĩnh vực sức khoẻ môi trường ở cấp quốc tế........ . 1 2. 2 Các chương trình sức khoẻ môi trường được triển khai ở cấp toàn cầu............. . 3 II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM .................. 6 1. Khái niệm về quản lý môi trường ............................................................................ 6 1. 1 Quản lý bằng các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường đất, nước, không khí và thực phẩm .............................................................................................................. . 7 1. 2 Quản lý môi trường bằng chính sách, chiến lược, các giải pháp hành chính và luật lệ..................................................................................................................... . 8 2. Cấu trúc hệ thống quản lý môi trường...................................................................... 9 2. 1 Nhiệm vụ cơ bản của ngành Tài nguyên và Môi trường .................................... . 9 2. 2 Các nhiệm vụ cơ bản của ngành y tế trong quản lý môi trường....................... . 10 III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THỂ CHẾ VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM............................................................................................ 12 1. Chiến lược, kế hoạch ............................................................................................. 13 2. Các luật liên quan đến sức khoẻ môi trường .......................................................... 14 3. Những vấn đề tồn tại trong quản lý sức khoẻ môi trường ở Việt Nam.................... 14 IV. CÁC GIẢI PHÁP, HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM ................................................... 16 1. Các giải pháp quản lý vệ sinh môi trường của ngành y tế....................................... 16 2. Điều hành bằng pháp luật ở cấp quốc gia............................................................... 17 3. Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường............................................................ 17 4. Những hoạt động quản lý sức khoẻ môi trường...................................................... 19 4. 1 Xác định và đo lường mức độ ô nhiễm môi trường.......................................... . 19 4. 2 Đo lường các yếu tố độc hại và đánh giá các nguy cơ cũng như hậu quả lên sức khoẻ...................................................................................................................... . 22 4. 3 Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ nguy cơ, ngăn ngừa hậu quả......................... . 24 4. 4 Xác định tính khả thi của các giải pháp ......................................................... . 26 4. 5 Xây dựng hệ thống luật pháp, các văn bản pháp quy quản lý môi trường........ . 26 4. 6 Điều chỉnh chính sách và luật lệ ..................................................................... . 26 4. 7 Các chiến lược và chuẩn mực trong quản lý môi trường ................................. . 26 5. Vai trò của cộng đồng trong quản lý môi trường và bảo vệ sức khoẻ...................... 27 6. Lập kế hoạch quản lý sức khoẻ môi trường ở tuyến cơ sở ...................................... 29 6. 1 Các bước lập kế hoạch giải quyết vấn đề ........................................................ . 30 6. 2 Xác định vấn đề cần can thiệp ........................................................................ . 30 6. 3 Phân tích, tìm hiểu vấn đề dự định can thiệp................................................... . 31
I. CHÍNH SÁCH VÀ CÁC XU HƯỚNG SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI 1 1. Khái niệm và định nghĩa về môi trường và sức khoẻ môi trường 1 2. Các xu hướng và chính sách sức khoẻ môi trường quốc tế 1 2.1 Định hướng chiến lược trong lĩnh vực sức khoẻ môi trường ở cấp quốc tế 1 2.2 Các chương trình sức khoẻ môi trường được triển khai ở cấp toàn cầu 3 II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 6 1. Khái niệm về quản lý môi trường 6 1.1 Quản lý bằng các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường đất, nước, không khí và thực phẩm 7 1.2 Quản lý môi trường bằng chính sách, chiến lược, các giải pháp hành chính và luật lệ 8 2. Cấu trúc hệ thống quản lý môi trường 9 2.1 Nhiệm vụ cơ bản của ngành Tài nguyên và Môi trường 9 2.2 Các nhiệm vụ cơ bản của ngành y tế trong quản lý môi trường 10 III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THỂ CHẾ VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 12 1. Chiến lược, kế hoạch 13 2. Các luật liên quan đến sức khoẻ môi trường 14 3. Những vấn đề tồn tại trong quản lý sức khoẻ môi trường ở Việt Nam 14 IV. CÁC GIẢI PHÁP, HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM 16 1. Các giải pháp quản lý vệ sinh môi trường của ngành y tế 16 2. Điều hành bằng pháp luật ở cấp quốc gia 17 3. Thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường 17 4. Những hoạt động quản lý sức khoẻ môi trường 19 4.1 Xác định và đo lường mức độ ô nhiễm môi trường 19 4.2 Đo lường các yếu tố độc hại và đánh giá các nguy cơ cũng như hậu quả lên sức khoẻ 22 4.3 Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ nguy cơ, ngăn ngừa hậu quả 24 4.4 Xác định tính khả thi của các giải pháp 26 4.5 Xây dựng hệ thống luật pháp, các văn bản pháp quy quản lý môi trường 26 4.6 Điều chỉnh chính sách và luật lệ 26 4.7 Các chiến lược và chuẩn mực trong quản lý môi trường 26 5. Vai trò của cộng đồng trong quản lý môi trường và bảo vệ sức khoẻ 27 6. Lập kế hoạch quản lý sức khoẻ môi trường ở tuyến cơ sở 29 6.1 Các bước lập kế hoạch giải quyết vấn đề 30 6.2 Xác định vấn đề cần can thiệp 30 6.3 Phân tích, tìm hiểu vấn đề dự định can thiệp 31 6.4 Đề xuất giải pháp và quy trình can thiệp 31 6.5 Lập kế hoạch can thiệp 31 V. CÁC ĐỊNH HƯỚNG ƯU TIÊN VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 32 TÀI LIỆU THAM KHẢO 35 1 QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG PHẦN II – HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG Đối tượng: Cao học Y tế công cộng Thời gian: MỤC TIÊU BÀI HỌC Sau khi học xong bài này, học viên có khả năng: 1. Trình bày được các xu hướng và chính sách sức khoẻ môi trường toàn cầu 2. Trình bày được hệ thống quản lý sức khoẻ môi trường ở Việt Nam 3. Trình bày được những tồn tại và ưu tiên trong vấn đề sức khoẻ môi trường ở Việt Nam 4. Nắm được các hoạt động và các bước lập kế hoạch quản lý sức khoẻ môi trường I. CHÍNH SÁCH VÀ CÁC XU HƯỚNG SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI 1. Khái niệm và định nghĩa về môi trường và sức khoẻ môi trường Theo Luật bảo vệ môi trường (sửa đổi) Việt Nam (2005), Môi trường được định nghĩa như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên.” Sức khỏe môi trường bao gồm những khía cạnh về sức khỏe con người, bao gồm cả chất lượng cuộc sống, được xác định bởi các yếu tố vật lý, hóa học, sinh học, xã hội và các yếu tố tâm lý trong môi trường. Khái niệm này cũng liên hệ đến lý thuyết và thực hành của hoạt động đánh giá, chỉnh sửa, kiểm soát và ngăn ngừa các yếu tố trong môi trường có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của các thế hệ hiện tại và tương lai (định nghĩa được Tổ Chức Y Tế thế giới sử dụng). Hay nói cách khác: Sức khoẻ môi trường là tạo ra và duy trì một môi trường trong lành, bền vững để nâng cao sức khoẻ cộng đồng. 2. Các xu hướng và chính sách sức khoẻ môi trường quốc tế 2.1 Định hướng chiến lược trong lĩnh vực sức khoẻ môi trường ở cấp quốc tế Năm 1972, Lần đầu tiên, các vấn đề về môi trường và con người được xem xét và giải quyết ở cấp toàn cầu tại Hội nghị của LHQ về Môi trường tổ chức tại Stockholm, Thụy Điển. Tại Hội nghị này, 113 nước tham gia đã cùng đưa ra tuyên bố Stockholm, trong đó khẳng định rõ: 2 - Hoạt động của con người vừa là nhân tố tích cực giúp tạo nên song cũng chính là tác nhân phá huỷ môi trường sống của chính mình. - Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người là các yếu tố tác động trực tiếp tới sức khoẻ và sự phát triển kinh tế - xã hội của con người. Nhận thức rõ được mối liên hệ mật thiết và quan trọng giữa sức khoẻ và môi trường, sau Tuyên bố Stockholm năm 1972, hàng loạt sự kiện và văn bản ở cấp quốc tế đã được tổ chức và công bố nhằm kêu gọi và đưa ra các định hướng giải quyết các vấn đề về sức khoẻ môi trường ở cấp toàn cầu: - Năm 1977, WHO cam kết thực hiện các mục tiêu toàn cầu về sức khoẻ. Trong đó có 8 mục tiêu tập trung cho các vấn đề sức khoẻ môi trường; - Hội nghị quốc tế lần thứ nhất về Môi trường và sức khoẻ tổ chức năm 1991 tại Thụy Điển, với sự tham gia của 81 quốc gia với mục tiêu kêu gọi toàn thể thế giới chủ động khởi xướng và tham gia các hoạt động vì một môi trường trong lành và có lợi cho sức khoẻ con người. Tại hội nghị này, các nước đã cùng nhau thảo luận, trao đổi và xác định các mục tiêu chung về bảo vệ môi trường (vật lý, kinh tế, xã hội và chính trị) đảm bảo có lợi cho sức khoẻ con người. Hội nghị quốc tế này sau đó diễn ra hai năm một lần và tập trung thảo luận vào từng chủ đề cụ thể trong lĩnh vực sức khoẻ môi trường. Thường thì sau mỗi lần hội nghị sẽ có một bản tuyên bố chung trong đó có nêu rõ những định hướng và các khuyến nghị về việc triển khai các hoạt động sức khỏe môi trường trên thế giới. - Chương trình Nghị sự 21 được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về Môi trường và Phát triển năm 1992 đã xác định “Giảm thiểu các rủi ro về sức khoẻ gây bởi ô nhiễm và những ảnh hưởng có hại từ môi trường” là một trong 5 chương trình ưu tiên nhằm bảo vệ sức khoẻ con người ở cấp toàn cầu (Mục 6.34 của Chương trình nghị sự 21). - Tháng 8/1999, UNEP và WHO ký biên bản ghi nhớ về hợp tác để đẩy mạnh các hoạt động quốc tế trong lĩnh vực sức khoẻ môi trường. Theo như đã xác định trong Chương trình Nghị sự 21, mục tiêu chung của chương trình này là: “Giảm thiểu các rủi ro, tác hại và duy trì một môi trường có chất lượng đạt mức an toàn và không gây hại cho sức khoẻ con người”. Các mục tiêu cụ thể của chương trình là: - Lồng ghép các mục tiêu đảm bảo an toàn về môi trường và sức khoẻ ở mức thích hợp trong chương trình phát triển kinh tế - xã hội chung; 3 - Thiết lập cơ sở hạ tầng để thực hiện ở cấp quốc gia các chương trình theo dõi và quan trắc về tổn thương môi trường, giám sát rủi ro và đưa ra cơ sở khoa học giảm thiểu chúng; - Thiết lập các chương trình giải quyết ô nhiễm tại nguồn và tại các điểm tiêu huỷ chất thải; - Xác định và xây dựng hệ thống thông tin thống kê cần thiết cho việc đánh giá tác động của môi trường và ô nhiễm tới sức khoẻ (đánh giá tác động sức khoẻ môi trường) để đề ra các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. 2.2 Các chương trình sức khoẻ môi trường được triển khai ở cấp toàn cầu Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, các lĩnh vực hoạt động sau đây được xác định là các ưu tiên hành động chính: i) Ô nhiễm không khí đô thị; ii) Ô nhiễm không khí trong nhà; iii) Ô nhiễm nước; iv) Ô nhiễm do sử dụng thuốc trừ sâu; v) Chất thải rắn; vi) Các vấn đề về định cư; vii) Tiếng ồn; viii) Phóng xạ ion hoá và phi ion hoá; ix) Ảnh hưởng của bức xạ cực tím; x) Sản xuất công nghiệp và năng lượng; xi) Quan trắc và đánh giá; xii) Theo dõi và giảm thiểu tổn thương về môi trường; xiii) Xúc tiến nghiên cứu và xây dựng các phương pháp luận đánh giá. Để triển khai các hoạt động ở cấp quốc tế, với vai trò là tổ chức của Liên hợp quốc được giao điều phối các hoạt động trong khuôn khổ chương trình “Giảm thiểu các rủi ro về sức khoẻ gây bởi ô nhiễm và những ảnh hưởng có hại từ môi trường”, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phối hợp với Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), Tổ chức Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) và các tổ chức tài trợ quốc tế (ADB, WB, IMF, v.v) triển khai chương trình tổng thể “Bảo vệ môi trường sống của con người”. Tính đến tháng 10/2005, đã có 13 chương trình nhánh được ưu tiên triển khai, bao gồm: 2.2.1. Ô nhiễm không khí trong nhà: Hơn 3 tỷ người trên thế giới phải phụ thuộc vào các loại nhiên liệu rắn (than đá, than củi, gỗ củi, phân chuồng và phế liệu nông nghiệp) phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Đun nấu và tạo nhiệt từ các loại nhiên liệu này theo các phương thức truyền thống (bếp than, bếp củi, bếp lò, v.v.) là nguồn chính gây ô nhiễm không khí trong nhà (do tạo bụi mịn, CO, các khí gây ô nhiễm với mức vượt quá 20 lần tiêu chuẩn cho phép). Theo thống kê trong báo cáo đánh giá sức khoẻ toàn cầu năm 2002 thì khoảng 2,7% gánh nặng bệnh tật ở cấp toàn cầu là do ô nhiễm không khí trong nhà gây nên. Mục tiêu chính của chương trình là: 4 - Hỗ trợ các nước đang phát triển trong triển khai các hoạt động nghiên cứu, đánh giá và tăng cường năng lực - Hỗ trợ công tác ra quyết định và xây dựng chính sách có liên quan đến hoặc nhằm mục tiêu giảm thiểu gánh nặng bệnh tật gây bởi tình trạng ô nhiễm không khí trong nhà. 2.2.2. Ô nhiễm không khí ngoài trời: Chương trình xây dựng các hướng dẫn đánh giá tác động ô nhiễm không khí ngoài trời lên sức khoẻ con người, hỗ trợ các nước triển khai các chương trình nghiên cứu, đánh giá, tăng cường năng lực và phổ biến thông tin có liên quan. 2.2.3 An toàn hoá học: Chương trình thiết lập các cơ sở khoa học phục vụ mục tiêu sử dụng an toàn các loại hoá chất trong đời sống và sản xuất; hỗ trợ tăng cường năng lực ở cấp quốc gia về an toàn hoá học. 2.2.4 Sức khoẻ môi trường cho trẻ em: Trẻ em chiếm đến 2,3 tỷ người trên thế giới (từ 0-19 tuổi). Khoảng 40% bệnh tật có liên quan tới các yếu tố môi trường là do nhóm trẻ em dưới 5 tuổi (chiếm 10% dân số thế giới) phải gánh chịu. Mỗi năm ít nhất có khoảng 3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị chết do các nguồn bệnh phát sinh từ môi trường (các bệnh về hô hấp, tiêu chảy, sốt xuất huyết, v.v.). Chương trình này được triển khai nhằm mục tiêu: - Xây dựng các hồ sơ quốc gia về tác động của môi trường tới sức khoẻ trẻ em - Xây dựng các chỉ thị đánh giá môi trường sống cho trẻ em - Tăng cường năng lực quản lý và ra quyết định - Hỗ trợ nghiên cứu, đánh giá - Phổ biến và truyền bá các kinh nghiệm tốt. 2.2.5 Tác động của các trường điện từ: Trong kỷ nguyên công nghệ, cộng đồng ngày càng lo ngại những tác động có hại của trường điện từ lên sức khoẻ con người. Malboysson (1976) nghiên cứu trên 160 đối tượng trong đó 84 là công nhân trạm điện, 76 là công nhân đường dây. Bằng phương pháp phỏng vấn và khám nghiệm y học không nhận xét thấy có biến đổi khác thường. Các số liệu về phơi nhiễm không rõ ràng, không có nhóm chứng. 5 Ở Việt Nam, tiêu chuẩn quốc gia đầu tiên được quy định bởi Nghị định số 70/HĐBT của Hội Đồng Bộ Trưởng do phó chủ tịch Võ Văn Kiệt ký ngày 19/4/1987. Trong qui định này có viết: Điều 6: Hành lang bảo vệ đường dây điện cao áp trên không giới hạn bởi hai mặt phẳng song song với đường dây, có khoảng cách đến dây ngoài cùng khi không có gió về mỗi phía như sau: Điện áp Đến 15 35 66 và 100 220 (230) (kV) Dây bọc Dây trần Khoảng cách (m) 1 2 3 4 6 Các chương trình quốc tế về đánh giá tác động các trường điện từ lên sức khoẻ con người được WHO khởi xướng từ năm 1996 nhằm kêu gọi các quốc gia và các tổ chức quốc tế cũng hỗ trợ và tham gia nghiên cứu để đưa ra các căn cứ khoa học nhằm đánh giá các tác động này. 2.2.6 Đánh giá tác động sức khoẻ môi trường: Xây dựng các hướng dẫn và thúc đẩy áp dụng đánh giá sức khoẻ môi trường trong giai đoạn xây dựng và vận hành các dự án phát triển kinh tế xã hội ở mọi cấp. 2.2.7 Biến đổi môi trường toàn cầu: Nhằm mục tiêu hỗ trợ nghiên cứu và đánh giá tác động của biến đổi môi trường và khí hậu toàn cầu lên sức khoẻ người dân. 2.2.8 Sáng kiến liên kết các vấn đề về môi trường và sức khoẻ: Nhằm khuyến khích các quốc gia nỗ lực gắn kết và lồng ghép các mối tương quan và tác động về sức khoẻ môi trường trong các vấn đề phát triển chung về kinh tế và xã hội. 2.2.9 Bức xạ iôn hoá: Thúc đẩy các nghiên cứu đánh giá tác động của bức xạ iôn hoá lên sức khoẻ người dân và xây dựng các khuyến nghị/khuyến cáo/cảnh báo phục vụ giải quyết các sự cố, tai nạn liên quan đến bức xạ iôn hoá ở các nước. 2.2.10 Y học lao động và bệnh nghề nghiệp: Hỗ trợ các nước xây dựng và cập nhật thông tin trong hồ sơ quốc gia về các bệnh nghề nghiệp, xây dựng các chương trình/kế hoạch liên quan đến giải quyết các bệnh nghệ nghiệp và hỗ trợ thực thi các chương trình/kế hoạch này, tăng cường năng lực và hỗ trợ phổ biến thông tin về các bệnh nghề nghiệp và nâng cao 6 khả năng tiếp cận các nguồn thông tin về bệnh nghề nghiệp cho các nhóm nhạy cảm. 2.2.11 Định lượng tác động của môi trường lên sức khoẻ: Xây dựng các hướng dẫn và các phương pháp luận nhằm đánh giá và định lượng được tác động của yếu tố môi trường lên sức khoẻ. 2.2.12. Bức xạ tia cực tím: Nhằm nghiên cứu đánh giá và đề xuất các giải pháp hạn chế tác động xấu của tia cực tím lên sức khoẻ. 2.2.13 Nước, vệ sinh và sức khoẻ: Xây dựng năng lực cấp quốc gia và liên quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề về bệnh tật liên quan đến việc sử dụng nguồn nước không đảm bảo vệ sinh, các điều kiện vệ sinh yếu kém; thúc đẩy các công nghệ sản xuất nước sạch quy mô vừa và nhỏ cho các vùng sâu, vùng xa; quản lý và cấp nước hợp vệ sinh; tăng cường các hệ thống trao đổi và phổ biến thông tin về nước sạch, vệ sinh môi trường và sức khoẻ và các hệ thống thông tin trao đổi về công nghệ. Riêng ở Châu âu, hầu hết các quốc gia đều ban hành và thực hiện Chương trình hành động quốc gia về sức khoẻ và môi trường (NEHAP: National Environmental Health Action Plan). Đây là một văn bản của chính phủ nhận định các vấn đề sức khoẻ môi trường một cách toàn diện, chính thể và liên ngành. Trước khi quá trình hình thành NEHAP bắt đầu, hầu hết các quốc gia chưa có sự kết hợp giữa chính sách môi trường và chính sách y tế. Sự phát triển của NEHAP ở Châu Âu bắt đầu từ Hội nghị Helsinki năm 1994, kéo theo sự ra đời của Chương trình hành động sức khoẻ môi trường Châu Âu (EHAPE). Đến tháng 6 năm 1999, trong Hội nghị bộ trưởng về Sức Khoẻ và Môi trường lần thứ 3 tại London. các bộ trưởng môi trường và y tế đã cam kết tán thành và ủng hộ thực thi NEHAPs ở quốc gia của mình. Đến năm 2002, 43 nước Châu Âu (như Pháp, Bỉ, Anh, Đức, Nga, v.v.) đã phát triển và bắt đầu triển khai thực hiện NEHAP. NEHAPs thường được đồng thực hiện bởi nhiều ngành khác nhau từ các chuyên gia kỹ thuật và chuyên nghiệp, các nhà chức trách quốc gia, của vùng và địa phương cũng như các tổ chức phi chính phủ. II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm về quản lý môi trường Quản lý môi trường là tổng hợp các giải pháp kỹ thuật và giải pháp hành chính nhằm bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm hoặc khống chế mức ô nhiễm 7 trong các giới hạn cho phép, không gây tác hại cấp tính hay mãn tính lên sức khoẻ. Trong các trường hợp không thể bảo vệ được môi trường khỏi các nguy cơ ô nhiễm, quản lý môi trường cũng còn nhằm vào các giải pháp bảo vệ các đối tượng tiếp xúc, hạn chế các hậu quả của ô nhiễm và giải quyết các hậu quả trên sức khoẻ. 1.1 Quản lý bằng các giải pháp kỹ thuật đối với môi trường đất, nước, không khí và thực phẩm Đất, nước, không khí và thực phẩm có mối liên hệ khăng khít với nhau. Đất có thể chứa các yếu tố hoá học, sinh học và lý học. Các yếu tố này thường xâm nhập vào các nguồn nước sinh hoạt để rồi từ đó tác động đến sức khoẻ con người. Từ đất, các cây trồng, lương thực hay động vật là nguồn thức ăn cho người và các động vật khác cũng có thể bị ô nhiễm. Các yếu tố ô nhiễm trong đất lại cũng có thể từ các nguồn nước thải, rác thải cũng như khói bụi có chứa các yếu tố hoá học và sinh học độc hại. Bảo vệ đất, nước, không khí và thực phẩm không bị ô nhiễm nhiều khi phải tiến hành song song. Ví dụ, muốn nguồn nước giếng đào sạch phải ngăn ngừa ô nhiễm từ các hố xí mất vệ sinh. Muốn thực phẩm sạch phải áp dụng các biện pháp khống chế ô nhiễm nguồn nước, đất và cây trồng. Các nguồn tài nguyên bị khai thác không có tổ chức sẽ dẫn tới phá vỡ mối cân bằng sinh thái và cũng tạo ra các nguy cơ ô nhiễm. Trong sinh hoạt, bảo vệ môi trường khỏi các nguồn ô nhiễm bao gồm tổng hợp các giải pháp khống chế ô nhiễm như: quản lý chất thải rắn, chất thải lỏng và khói bụi từ các nguồn phát sinh, quá trình vận chuyển và quá trình thu gom xử lý. Trong sản xuất, bảo vệ môi trường lao động bao gồm việc sử dụng các trang thiết bị vệ sinh nhằm khống chế không cho phát sinh ô nhiễm, làm loãng, ngăn ngừa phát tán ô nhiễm ra môi trường. Nếu các giải pháp trên không thực hiện được hoàn chỉnh, phải bổ sung các biện pháp phòng hộ cá nhân. Cả trong sản xuất và sinh hoạt đều phải chú ý tới việc quản lý sức khoẻ cộng đồng, phát hiện sớm các tác hại ở giai đoạn còn khả năng hồi phục để điều trị hoặc phục hồi chức năng nếu hậu quả trên sức khoẻ là không chữa được. Giám sát môi trường và giám sát sinh học là các hoạt động nhằm theo dõi, phát hiện tình trạng ô nhiễm, tình trạng thấm nhiễm và tình trạng sức khoẻ bất thường để từ đó có các phản ứng kịp thời. Các phương pháp dự báo, các kỹ thuật đo lường giám sát môi trường và sinh học cần được sử dụng phù hợp với đặc điểm địa lý, dân cư, kinh tế, xã hội của một địa bàn, một địa phương và quốc gia. Ví dụ, khí xả các động cơ có sử dụng xăng pha chì là nguồn ô nhiễm rất nguy hiểm với sức khoẻ cộng đồng, đặc biệt là sức khoẻ trẻ em. Quản lý nguy cơ này có thể bằng 8 rất nhiều giải pháp: cấm sử dụng xăng pha chì, tăng cường giao thông công cộng, giám sát mức ô nhiễm chì trong không khí, khám sàng lọc phát hiện tình trạng thấm nhiễm chì quá mức ở trẻ em và phát hiện các trường hợp nhiễm độc chì để điều trị sớm. 1.2 Quản lý môi trường bằng chính sách, chiến lược, các giải pháp hành chính và luật lệ Quản lý môi trường không chỉ bằng các giải pháp kỹ thuật đơn thuần mà cần các giải pháp mang tính tổng thể, luật và hành chính. Do nguồn gốc của ô nhiễm môi trường là từ quá trình sản xuất, các quá trình khai thác tài nguyên, các hoạt động của đời sống hàng ngày của từng địa phương, từng nhóm dân cư, từng gia đình và từng cá thể nên việc quản lý môi trường có rất nhiều bên liên quan (stakeholders) chứ không riêng gì ngành y tế. Ở tầm cỡ quốc tế cũng có rất nhiều các tổ chức tham gia vào việc hoạch định các chính sách bảo vệ môi trường toàn cầu. Ví dụ: Chương trình Nghị sự 21 về Phát triển Bền vững của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua tại Rio de Janeiro tháng 6 năm 1992. Mỗi quốc gia lại phát triển chính sách môi trường riêng của mình. Ngay các địa phương cũng cần có các chính sách riêng để cụ thể hoá chính sách quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề tại địa phương. Không có chính sách phù hợp sẽ thiếu khả năng kiểm soát môi trường tổng thể cũng như khó phát triển các giải pháp kỹ thuật. Có chính sách song chính sách đó không được thể hiện bằng các văn bản pháp luật, bằng các quy định hành chính thì hiệu lực của chính sách sẽ rất giới hạn. Ở nước ta, Luật Bảo vệ Môi trường đã được ban hành năm 1993 (sửa đổi năm 2005). Dưới luật là các nghị định của Chính phủ nhằm hướng dẫn việc thực hiện luật. Dưới các nghị định là các thông tư của chính phủ hoặc của các bộ ngành quy định chi tiết hơn các điều khoản nhằm đưa luật vào cuộc sống. Nhiều thông tư lại phải ban hành dưới dạng thông tư liên bộ mới có hiệu lực vì có những điều luật yêu cầu nhiều ngành và nhiều lĩnh vực tham gia. Trong từng bộ ngành, Bộ trưởng có thể ban hành các văn bản chỉ đạo ngành dọc của mình, như các quyết định và các chỉ thị. Tại từng địa phương, Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh, thành cũng ban hành các văn bản chỉ đạo trên địa bàn dựa trên các văn bản của Chính phủ, bộ ngành và căn cứ vào các quyết định của Hội đồng Nhân dân cũng như cơ quan Đảng bộ địa phương. Qua hệ thống các văn bản pháp luật như trên đảm bảo cho các giải pháp kỹ thuật được thực thi về mặt hành chính. Bên cạnh đó, để kiểm soát việc quản lý môi [...]... lĩnh vực môi trường: (1) Chỉ đạo và kiểm tra việc thực hiện các quy định, biện pháp bảo vệ môi trường, các chương trình, dự án về phòng, chống, khắc phục suy thoái, ô nhiễm, sự cố môi trường theo sự phân công của Chính phủ; (2) Thống nhất quản lý hệ thống quan trắc môi trường quốc gia; tổng hợp, xử lý số liệu về quan trắc môi trường và định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường; ... thu dịch vụ 18 (6) Tổ chức và quản lý bộ máy (7) Phối hợp liên ngành (8) Xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường, nâng cao sức khoẻ 4 Những hoạt động quản lý sức khoẻ môi trường Những câu hỏi chính thường đặt ra cho người quản lý môi trường gồm: • Có những yếu tố môi trường nào có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng? • Mức độ ô nhiễm hoặc nguy cơ của yếu tố đó đến sức khoẻ cộng đồng ra sao? • Có... xúc về sức khoẻ môi trường ở Việt Nam 15 Báo cáo được xây dựng trong khuôn khổ các hoạt động hợp tác giữa hai Bộ tài Nguyên và Môi trường và Bộ Y Tế nhắm đầy mạnh các hoạt động liên kết giữa môi trường và sức khoẻ ở Việt Nam theo sáng kiến chung của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) và Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) IV CÁC GIẢI PHÁP, HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH QUẢN LÝ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG... cho sức khoẻ • Nâng cao năng lực của cộng đồng trong xử lý các tác động của môi trường lên sức khoẻ, bao gồm các giải pháp phòng bệnh do chính quyền địa phương và người dân thực hiện • Tiến hành đánh giá các nguy cơ từ môi trường và tác động của môi trường trên sức khoẻ Ở đây, bao gồm các hoạt động theo dõi môi trường, phát hiện những yếu tố độc hại đối với sức khoẻ từ môi trường sản xuất, môi trường. .. và sức khoẻ của toàn dân Thực trạng về sức khoẻ môi trường ở Việt Nam cho thấy đối với từng ngành, cần phải triển khai sớm các nội dung ưu tiên sau đây: (1) Tài nguyên và Môi trường: Thực hiện điều tra và đánh giá tác động của ô nhiễm môi trường tới sức khoẻ người dân giúp dự báo và cảnh báo các rủi ro về sức khoẻ môi trường cho các cấp quản lý và cộng đồng; quản lý và kiểm soát chặt chẽ các nguồn ô... văn bản pháp qui về vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm; xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn môi trường ngành và quốc gia; củng cố, tăng cường hệ thống giám sát và quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia • Thiết lập các cơ chế kết hợp chăm sóc sức khoẻ với bảo vệ môi trường • Xây dựng định hướng quốc gia về sức khoẻ môi trường • Quản lý, giám sát môi trường lao động, phòng chống... vệ sức khoẻ và bảo vệ môi trường 4.3 Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ nguy cơ, ngăn ngừa hậu quả Dựa trên các chính sách quốc gia về bảo vệ môi trường, bộ luật môi trường và các điều trong các bộ luật khác có liên quan đến bảo vệ môi trường, căn cứ vào năng lực khống chế và kiểm soát môi trường của các cơ sở y tế, của ngành công nghệ - tài nguyên - môi trường và trên quá trình phân tích tình hình môi trường, ... bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ trình cấp có thẩm quyền phê duyệt • Phối hợp đánh giá tác động môi trường (EIA) và chủ động đề xuất các giải pháp dự phòng, các quy trình theo dõi tình hình sức khoẻ một cách có hệ thống • Đề xuất và tiến hành những công trình nghiên cứu trong lĩnh vực sức khoẻ môi trường và các giải pháp phòng ngừa III HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH THỂ CHẾ VỀ SỨC KHỎE MÔI TRƯỜNG... và Môi trường chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tài nguyên và môi trường 2.2 Các nhiệm vụ cơ bản của ngành y tế trong quản lý môi trường Ở Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước về Y tế dự phòng có liên quan chặt chẽ đến công tác quản lý sức khoẻ môi trường Ở tuyến trung ương có Bộ... gia quản lý các vấn đề Sức khoẻ môi trường Như vậy, hiện nay vẫn song hành hai hệ thống của hai bộ ngành cùng tham gia quản lý môi trường cho dù đã có sự phân định ranh giới nhưng hoạt động chồng chéo ở tuyến tỉnh là khó tránh khỏi Ngành y tế chịu trách nhiệm chính trong giám sát các yếu tố môi trường trực tiếp tác động đến sức khoẻ cộng đồng và sức khoẻ người lao động Trong khi đó, ngành môi trường . hoạch quản lý sức khoẻ môi trường I. CHÍNH SÁCH VÀ CÁC XU HƯỚNG SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG TRÊN THẾ GIỚI 1. Khái niệm và định nghĩa về môi trường và sức khoẻ môi trường Theo Luật bảo vệ môi trường. II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 1. Khái niệm về quản lý môi trường Quản lý môi trường là tổng hợp các giải pháp kỹ thuật và giải pháp hành chính nhằm bảo vệ môi trường không. vực sức khoẻ môi trường ở cấp quốc tế 1 2.2 Các chương trình sức khoẻ môi trường được triển khai ở cấp toàn cầu 3 II. HỆ THỐNG QUẢN LÝ SỨC KHOẺ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM 6 1. Khái niệm về quản lý