1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GIÁO TRÌNH QUẢN lý môi TRƯỜNG

31 308 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 278 KB

Nội dung

Bài giảng Quản Lý Môi Trường TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP TUY HOÀ KHOA CÔNG NGHỆ HOÁ PHẠM THỊ HỮU KIỀU TÀI LIỆU GIẢNG DẠY HỌC PHẦN QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG DÙNG CHO SINH VIÊN CAO ĐẲNG NGÀNH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (LƯU HÀNH NỘI BỘ) PHÚ YÊN – 2011 Khoa CN Hoá 1 Bài giảng Quản Lý Môi Trường CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ MÔI TRƯỜNG 1.1. Phát triển và mối quan hệ giữa môi trường và phát triển 1.1.1. Khái niệm chung về phát triển bền vững 1.1.1.1. Khái niệm Có thể nói rằng mọi vấn đề về môi trường đều bắt nguồn từ phát triển. Nhưng con người cũng như tất cả mọi sinh vật khác không thể đình chỉ tiến hoá và ngừng sự phát triển của mình. Con đường để giải quyết mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển là phải chấp nhận phát triển, nhưng giữ sao cho phát triển không tác động một cách tiêu cực tới môi trường. Do đó, năm 1987 Uỷ ban Môi trường và Phát triển của Liên Hợp Quốc đã đưa ra khái niệm Phát triển bền vững (PTBV): "Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ hôm nay mà không gây ra những khả năng nguy hại đến các thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn nhu cầu riêng và trong việc lựa chọn ngưỡng sống của họ". Ðể xây dựng một xã hội phát triển bền vững, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc đã đề ra 9 nguyên tắc: 1. Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của Trái đất. 2. Hạn chế đến mức thấp nhất việc làm suy giảm tài nguyên tái tạo và không tái tạo được. 3. Giữ vững trong khả năng chịu đựng được của Trái đất. 4. Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống của cộng đồng. 5. Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. 6. Xây dựng thái độ mới, thay đổi thói quen của mọi người đối với thiên nhiên. 7. Cho phép các cộng đồng tự quản lấy môi trường của mình. 8. Tạo ra cơ cấu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc bảo vệ môi trường. 9. Xây dựng một cơ cấu liên minh toàn cầu, không một quốc gia nào được lợi hay thiệt riêng mình khi toàn cầu có một môi trường trong lành hay ô nhiễm. Chúng ta biết rằng phát triển sẽ làm biến đổi môi trường, vấn đề là phải làm sao cho môi trường tuy biến đổi nhưng vẫn thực hiện đầy đủ được ba chức năng cơ bản của nó là: tạo cho con người một không gian sống với phạm vi và chất lượng tiện nghi cần thiết; cung cấp cho con người những tài nguyên cần thiết để sản xuất, sinh sống; nơi chôn vùi các phế thải sản xuất và sinh hoạt giữ không cho phế thải làm ô nhiễm môi trường. Đó chính là PTBV. 1.1.1.2. Phân loại Phát triển bền vững bao gồm ba thành phần cơ bản: Môi trường bền vững, Xã hội bền vững và Kinh tế bền vững. - Môi trường bền vững: Khía cạnh môi trường trong phát triển bền vững đòi hỏi chúng ta duy trì sự cân bằng giữa bảo vệ môi trường tự nhiên với sự khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ lợi ích con người nhằm mục đích duy trì mức độ khai thác những nguồn tài nguyên ở một giới hạn nhất định cho phép môi trường tiếp tục hỗ trợ điều kiện sống cho con người và các sinh vật sống trên trái đất Khoa CN Hoá 2 Bài giảng Quản Lý Môi Trường - Xã hội bền vững: Khía cạnh xã hội của phát triển bền vững cần được chú trọng vào sự phát triển sự công bằng và xã hội luôn cần tạo điều kiện thuận lợi cho lĩnh vực phát triển con người và cố gắng cho tất cả mọi người cơ hội phát triển tiềm năng bản thân và có điều kiện sống chấp nhận được. - Kinh tế bền vững: Yếu tố kinh tế đóng một vai trò không thể thiếu trong phát triển bền vững. Nó đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia xẻ một cách bình đẳng. Khẳng định sự tồn tại cũng như phát triển của bất cứ ngành kinh doanh, sản xuất nào cũng được dựa trên những nguyên tắc đạo lý cơ bản. Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người. 1.1.1.3. Thước đo về phát triển bền vững Làm thế nào để đánh giá sự phát triển bền vững? Có thể định lượng được không? Mức độ chấp nhận sự định lượng đó ra sao? Đây là vần đề rất phức tạp mà con người phải vượt qua rất nhiều khó khăn để chấp nhận và thực hiện. Xã hội loài người gồm nhiều dân tộc khác nhau về văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng, chính trị, giáo dục và truyền thống, họ cũng rất khác nhau về mức độ phồn vinh, về chất lượng cuộc sống và điều kiện môi trường mà sự nhận thức về sự khác biệt đó cũng rất khác nhau. Hơn nữa, sự cách biệt đó lại thường xuyên vận động, khi tăng khi giảm. Bởi vậy, đánh giá thế nào là phát triển bền vững mang tính tùy thuộc khá lớn. Tuy nhiên, để xác định sự phát triển của con người hay chất lượng sống của con người, UNDP đã đưa ra 3 hệ thống chỉ số sau đây: 1. Chỉ số phát triển của con người (HDI) bao gồm: - Sự trường thọ: được tính bằng tuổi thọ trung bình của người dân. Tuổi thọ cao làm cho con người có nhiều cơ hội đạt đến mục đích lựa chọn của mình và phát triển được khả năng của con người. Tuổi thọ là kết quả sự kết hợp sức khỏe và mức độ đầy đủ dinh dưỡng, chăm sóc y tế và chất lượng môi trường. - Trí thức: là sự giáo dục đầy đủ được xác định bằng trình độ học vấn ở tuổi trường thành, có thể dùng định lượng là số năm ngồi ở ghế nhà trường tính bình quân cho đầu người. Trình độ học vấn giúp cho con người thực hiện được khả năng tiềm ẩn của mình và sử dụng một cách có lợi nhất những lợi thế của cơ hội, nhờ đó mà con người ngày càng phát triển nhanh hơn. - Thu nhập bình quân theo đầu người (GDP): GDP được tính đầy đủ tất cả mọi thu nhập, căn cứ vào sức mua thực tế từng nước chứ không theo tỷ giá hối đoái chính thức, đặc biệt phải lượng hóa được những phần phúc lợi của xã hội. GDP của Việt Nam, năm 1994: 240 USD/người, năm 2000: 400 USD/người. UNDP phân loại theo chỉ tiêu PPP (USD) là sức mua tương đương được biểu thị bằng đôla năm 1991 như sau: Các nước dưới 1.000 USD là thu nhập thấp. Hiện nay có 30 nước, trong đó Châu Á: 5 nước và Châu Phi: 25 nước. Số này chiếm 16% dân số thế giới. Các nước dưới 5.499 USD là thu nhập trung bình thấp. Nhóm này có 85 nước, chiếm 68% dân số thế giới. PPP của Việt Nam (1994): 1.208USD/người. Các nước từ 5.499 - 9.999 USD là trung bình cao. Số này có 20 nước, chiếm 6% dân số thế giới. Các Khoa CN Hoá 3 Bài giảng Quản Lý Môi Trường nước trên 9.999 USD là những nước có thu nhập cao. Nhóm này có 26 nước, chiếm 10% dân số thế giới, trong đó Châu Âu có 14 nước, Châu Á có 7 nước, Châu Mỹ có 3 nước và Châu Úc là 2 nước. Chỉ số HDI (1993): Nigeria: 0,204; Việt Nam: 0,540; Thái Lan: 0,832; Nhật Bản: 0,938. 2. Chỉ số về sự tự do của con người: Chỉ tiêu này được ít quốc gia công nhận vì chứa đựng nhiều yếu tố chính trị. Nhân quyền và sự tự do không thể áp đặt, không thể đem từ nơi này áp dụng cho nơi khác. Mỗi một dân tộc có những đặc điểm khác biệt nhau, có truyền thống phát triển lịch sử khác nhau, có phong tục, tập quán, nền văn hóa dân tộc khác nhau nên có những tư duy khác nhau về sự tự do của con người. Tuyên ngôn độc lập của Việt Nam là lý tưởng tự do mà con người Việt Nam hằng theo đuổi. Việt Nam có tự do của Việt Nam, các nước có khái niệm riêng của các nước. 3. Chỉ số mức tiêu thụ năng lượng tính theo đầu người so với tỷ lệ tăng dân số Chỉ số này rất có ý nghĩa vì sản xuất năng lượng là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường và tỷ lệ tăng dân số cũng gây suy thoái môi trường, nghĩa là cả hai đều có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hôm nay và thế hệ mai sau. 1.1.1.4. Nội dung của phát triển bền vững Bao gồm 3 nội dung chủ yếu như sau: a. PTBV về kinh tế - Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống. - Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường. - Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục. - Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối. - Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng). b. PTBV về xã hội - nhân văn: - Ổn định dân số. - Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị. - Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa. - Nâng cao học vấn, xóa mù chữ. - Bảo vệ đa dạng văn hóa. - Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới. - Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định. c. PTBV về tự nhiên: - Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. - Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái. - Bảo vệ đa dạng sinh học. - Bảo vệ tầng ôzôn. - Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. - Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm. - Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm. Trong mối tương tác, thỏa hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu nêu trên, mỗi hệ thống lại xuất hiện các lĩnh vực (hệ thống cấp hai) đòi hỏi phải đáp ứng được những yêu cầu phát triển riêng cho mỗi lĩnh vực, để cùng đạt được mục tiêu PTBV. Khoa CN Hoá 4 Bài giảng Quản Lý Môi Trường 1.1.2. Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ở Việt Nam Quán triệt quan điểm phát triển bền vững và tuân theo các nguyên tắc của Rio, Chính phủ Việt Nam đã đề ra các chủ trương, chính sách và phương châm hành động nhằm thực hiện chương trình hành động 21 như sau: 1- Nhằm thoả mãn những nhu cầu cơ bản về vật chất, tinh thần và văn hoá cho các thế hệ hiện tại và tương lai của Việt Nam thông qua việc quản lý một cách khôn khéo nguồn tài nguyên thiên nhiên. 2- Xây dựng và thực hiện các chính sách, kế hoạch hành động và cơ chế tổ chức nhằm đảm bảo cho khả năng sử dụng bền vững các tài nguyên thiên nhiên, phát triển kinh tế - xã hội trong mối quan hệ hài hoà với tài nguyên và môi trường. 3- Các mục tiêu về kinh tế, xã hội và môi trường cần phải được phối hợp để giải quyết một cách hài hoà giữa ba lĩnh vực này trong các kế hoạch quốc gia, cũng như trong kế hoạch ngành và địa phương. Việc đánh giá tác động đến môi trường cần được xem xét một cách tổng hợp. 4- Khẩn trương bổ sung hệ thống hạch toán quốc gia để phản ánh được việc đánh giá kinh tế các tài nguyên và các chi phí cho kiểm soát ô nhiễm, đồng thời cần sử dụng một cách thích hợp các công cụ kinh tế để thúc đẩy việc tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và năng lượng, khuyến khích các công nghệ sạch về môi trường. 5- Kết hợp hài hoà giữa phát triển đô thị và phát triển nông thôn. Quy hoạch xây dựng mạng lưới đô thị và các khu công nghiệp với các đô thị lớn, vừa và nhỏ, đồng thời phát triển nông thôn bằng cách đa dạng hoá kinh tế nông thôn, cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất, dịch vụ và đời sống ở nông thôn, hạn chế khuynh hướng phân hoá và cách biệt giữa giàu - nghèo. 6- Áp dụng các biện pháp cần thiết để duy trì và bảo vệ các hệ sinh thái đất, rừng, biển; duy trì và bảo vệ sự đa dạng của các giống loài động, thực vật hoang dã và thuần dưỡng. 7- Thực thi một nền nông nghiệp sinh thái, hạn chế sử dụng hoá chất trong nông nghiệp, sử dụng chế độ tưới, tiêu hợp lý. Ðể phòng ngừa suy thoái đất, ô nhiễm nước, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. 8- Thực hiện công nghiệp hoá với những tác động ít nhất tới môi trường, bằng các biện pháp phòng ngừa ô nhiễm đất, nước, không khí, cũng như tích tụ các chất thải nguy hiểm do công nghiệp gây nên, áp dụng các công nghệ sạch, công nghệ hợp lý công nghệ xử lý và tái chế sử dụng chất thải. 9- Việt Nam là một đất nước thường xuyên bị đe doạ bởi thiên tai, đặc biệt là bão lụt, hạn hán. Vì vậy việc đề phòng và hạn chế hậu quả của thiên tai là hết sức cần thiết để bảo vệ tính mạng, tài sản, sản xuất của nhân dân. 10- Coi trọng việc tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức của quần chúng về bảo vệ môi trường, tổ chức vận động nhân dân tham gia các phong trào bảo vệ môi trường, các tổ chức xã hội về bảo vệ môi trường. Về thể chế, tổ chức bộ máy Nhà nước quản lý bảo vệ môi trường. Sau hội nghị Rio, Chính phủ Việt Nam tăng cường thể chế cho các hoạt động bảo vệ môi trường. Cuối năm 1992 Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước, cơ quan được giao chịu trách nhiệm về môi trường, đã được chuyển thành Bộ Khoa học Công nghệ & Môi trường (MOSTE) và Cục môi trường là cơ quan thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đã được thành lập. Hệ thống quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường đã được thiết lập từ trung ương đến địa phương. Hiện Khoa CN Hoá 5 Bài giảng Quản Lý Môi Trường nay ở 61 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương đã có Sở Khoa học Công nghệ & Môi trường (nay là Sở Tài Nguyên và Môi trường). Hầu hết các Sở đều có Phòng Quản lý môi trường. Các Bộ, các ngành đã kiện toàn các Vụ Khoa học - Công nghệ theo hướng bổ sung chức năng, nhiệm vụ nhằm thực hiện công tác quản lý Nhà nước của mình trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ðể đáp ứng cao hơn đòi hỏi khách quan của sự nghiệp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Việt Nam nhận thức rõ tầm quan trọng cần phải tăng cường cơ quan quản lý Nhà nước về bảo vệ môi trường về tổ chức, bộ máy, nhân lực và các nguồn lực khác để điều phối các mối quan hệ phát triển kinh tế - xã hội với môi trường, nhằm thực thi chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Tại hội nghị Rio cũng như các cơ hội khác, đã chỉ ra là các tổ chức phi chính phủ đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Các tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam đã được thành lập và cũng đã đóng góp tiếng nói của mình trong sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước, đặc biệt là hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường ở Việt Nam 1.2. Mối liên hệ giữa đô thị hoá, công nghiệp hoá và ô nhiễm môi trường 1.2.1. Đô thị hoá và công nghiệp hoá 1.2.1.1. Khái niệm đô thị hoá và công nghiệp hoá “Đô thị hóa là quá trình chuyển đổi từ tam nông (nông nghiệp, nông thôn, nông dân) sang phi tam nông. Tức là chuyển đổi hình thức cư trú từ những nơi vốn là nông thôn lạc hậu nghèo nàn với kiểu cư trú truyền thống trở thành nơi cư trú mới có đời sống văn minh và quan trọng nhất ở đây là sự chuyển đổi cơ cấu nghề nghiệp từ những người nông dân làm nông nghiệp sang hoạt động phi nông nghiệp. Đó còn là quá trình chuyển đổi liên tục ở những nơi vốn là đô thị rồi, làm thay đổi diện mạo và chất lượng sống của người dân thành thị”. Hai chỉ báo đặc trưng của đô thị hóa đó là hình thức cư trú - sự tập trung dân cư và hoạt động sản xuất của cư dân. Như vậy có thể thấy quá trình đô thị hóa biểu hiện qua các tiêu chí: − Dân số đô thị ngày một tăng lên và không gian vật chất ngày càng mở rộng ra với các hình thức kiến trúc mới. − Số lượng dân cư tập trung trên địa bàn đô thị ngày càng cao. − Các hoạt động chủ yếu là hoạt động phi nông nghiệp. − Lối sống đô thị ngày càng ảnh hưởng đến các vùng xung quanh. Một số thuận lợi của việc gia tăng đô thị hóa: Đô thị hóa được xem như là trung tâm thương mại và công nghiệp. trung tâm y tế và chính trị, thu nhập quốc gia cao, sức khỏe được cải thiện, học vấn cao hơn, cải thiện chất lượng cuộc sống cùng với nhiều thuận lợi khác như thông tin đa dạng, năng động và sự đổi mới. Một số bất lợi của quá trình đô thị hóa: mật độ dân số ở đô thị tầm cỡ chưa từng có. Nhu cầu về đất đai gia tăng dẫn đến diện tích bình quân trên đầu người thu hẹp dần. Sản phẩm thải ra môi trường đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Xã hội ở đô thị dần dần được chia thành hai nhóm người: nhóm có thu Khoa CN Hoá 6 Bài giảng Quản Lý Môi Trường nhập cao và nhóm có thu nhập thấp. Thiếu nguồn nước sạch. Đô thị được xác định bằng các yếu tố đặc trưng là diện tích đất sử dụng, vị trí và dân số. Các đô thị đều chiếm một diện tích đất rộng, ở vào vị trí thuận lợi giao thông và dân số thì rất đông. Các điều kiện nhiên như khí hậu, điều kiện sống được cải thiện nên cũng đã thu hút người dân ở nông thôn ra sống ở đô thị. Thêm vào đó, do công nghiệp hóa, lao động nông nghiệp trở nên dư thừa, mà ở đô thị, khu công nghiệp lại cần lao động để bổ sung nên đã có sự di dân từ nông thôn ra thành phố. Sự tập trung công nghiệp và đô thị hóa cao độ này đã có tác động lớn đối với môi trường. Các chất khí thải, nước, rắn, chất độc hại cho môi trường không phải là cục bộ nữa mà là có quy mô rộng lớn. Các dòng xả nước thải gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, gây ô nhiễm đất. Các loại bụi bẩn hóa chất, silic, vụn thép, muội bám trên lá cây, phủ trên mặt đất, đi theo đường hô hấp vào phổi người, gây hại cho sức khỏe con người. 1.2. 2. Mối liên hệ giữa đô thị hoá, công nghiệp hoá và ô nhiễm môi trường 1.2.2.1. Nguồn gốc của công nghiệp hóa và đô thị hóa Công nghiệp hóa và đô thị hóa là quá trình tiến hóa và phát triển kinh tế xã hội của loài người. Khi những làng xóm bắt đầu phân hóa trở thành những trung tâm thủ công nghiệp và dịch vụ buôn bán thì những làng xóm và cộng đồng đó đã dần dần phát triển thành những trung tâm công nghiệp và đô thị. Các đô thị và khu công nghiệp lúc sơ khai vẫn chưa khác nhiều so với nông thôn: vẫn bị bao quanh bởi các cánh đồng, nơi ở vẫn chung với kho tàng, giếng nước, rác rưởi không chất thành đống xử lý riêng và mật độ dân cư vẫn thưa. Dần dần qua nhiều thời đại, sự khác biệt giữa đô thị và nông thôn ngày càng rõ nét. Cộng đồng dân cư sống ở khu công nghiệp và đô thị không còn làm nông nghiệp nữa. Họ là các công nhân, các người làm dịch vụ, buôn bán, quản lý hành chánh, và gia đình của họ. Dân số đô thị và khu công nghiệp đã tăng nhanh, lúc đầu qui mô chỉ khoảng 2 - 3 vạn dân, chiếm diện tích 200 - 300 ha vào thế kỷ XV - XVI ở Châu Âu. Tiếp đến cứ tăng dần lên tới cở vài chục vạn dân và diện tích chừng 1000 đến 2000 ha.Về hình thái, có sự khác nhau giữa nông thôn và đô thị. Đô thị có hình thù rõ rệt, vị trí địa lý tạo cho nó khả năng khai thác tài nguyên, thực phẩm vùng chung quanh. Sản phẩm làm ra từ đô thị và khu công nghiệp lại phân phối đi thị trường chung quanh. Đô thị và nông thôn tuy khác nhau nhưng vẫn quan hệ chặt chẽ với nhau. Tóm lại công nghiệp hóa và đô thị hóa là sự tập trung và phát triển kinh tế xã hội ở mức cao hơn so với nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, kèm theo là sự phát triển dân số. 1.2.2.2. Quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá ở Việt Nam Đến giữa năm 2004, Việt Nam có 656 đô thị, trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 78 thành phố, thị xã thuộc tỉnh và 570 thị trấn. Cả nước có 2 đô thị loại đặc biệt, 2 đô thị loại I, 10 đô thị loại II, 13 đô thị loại III, 59 đô thị Khoa CN Hoá 7 Bài giảng Quản Lý Môi Trường loại IV và 570 đô thị loại V.Năm 1997, đất đô thị của cả nước khoảng 63.000 ha, chiếm khoảng 0,2% diện tích cả nước, bình quân 45 m 2 /người, đến năm 2000 diện tích đất đô thị khoảng 114.000 ha, chiếm 0,3% diện tích cả nước, bình quân 60 m2/người. Dự báo đến năm 2010, diện tích đất đô thị là 243.000 ha chiếm 0,74% diện tích đất cả nước và đến năm 2020 sẽ là 460.000 ha, gấp khoảng 7 lần đất đô thị năm 1997, chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân 100m2/người. Về công nghiệp hóa, tính đến tháng 6/2004 cả nước đã hình thành nên 96 khu công nghiệp (KCN) và khu chế xuất (KCX), trong đó có 68 khu đang hoạt động, 28 khu đang trong quá trình xây dựng cơ bản. Tổng diện tích của các KCN và KCX là 18.599 haTrong giai đoạn 1995 - 2000, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 12,2%/năm; một số ngành công nghiệp đã có mức tăng trưởng khá: sản lượng dầu thô gấp 2,2 lần; điện gấp 1,8 lần; xi măng gấp hơn 2 lần; thép cán gấp hơn 3 lần.Hai cảng biển quan trọng là Hải Phòng và Vũng Tàu. Hai cảng biển cở vừa là Đà Nẵng và Qui Nhơn, một số địa phương có quy hoạch xây dựng cảng nước sâu (Cái Lân, Vũng Áng, Chân Mây, ). Có 3 sân bay Quốc tế: Nội Bài, Tân Sơn Nhất và Đà Nẵng. Nước ta đang thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước, vì vậy môi trường ở các đô thị và khu công nghiệp chắc chắn sẽ bị tác động. Nhìn chung các cơ sở công nghiệp do trong nước đầu tư có qui mô nhỏ, công nghệ sản xuất cũ, lạc hậu, chỉ có khoảng 20% xí nghiệp cũ đã đổi mới công nghệ. Vì vậy, ô nhiễm môi trường do công nghiệp từ các nhà máy cũ ở nước ta là rất trầm trọng, đặc biệt là các cơ sở sản xuất nằm xen kẻ trong các khu dân cư. Vì vậy cần phải di chuyển các nhà máy này ra các khu công nghiệp ở ngoại thành. Nhưng nhìn chung, việc di chuyển và đóng cửa các nhà máy, xí nghiệp gây ô nhiễm lớn trong nội thành còn gặp nhiều khó khăn về chủ quan và khách quan, tiến trình thực hiện còn rất chậm. Khoảng 90% cơ sở sản xuất cũ chưa có thiết bị xử lý nước thải và nhiều khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung. Các nhà máy, xí nghiệp chỉ tiến hành xử lý nước thải sơ bộ rồi thải thẳng ra nguồn nước mặt, đã gây ô nhiễm trầm trọng đối với nhiều sông. Công nghiệp nhiệt điện, công nghiệp luyện kim, công nghiệp hóa chất, công nghiệp vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến khoáng sản là các ngành chính gây ra ô nhiễm môi trường không khí. Nồng độ bụi và khí độc hại ở không khí xung quanh các khu công nghiệp vượt quá trị số tiêu chuẩn cho phép từ 2 - 3 lần. Công nghiệp khai thác khoáng sản phá hoại môi trường đất rất nghiêm trọng. Trong nước có hơn 1.000 mỏ đang khai thác với trên 50 chủng loại khác nhau. Môi trường ở các vùng khai thác đang bị suy thoái nghiêm trọng, phá hủy hàng nghìn hecta rừng nhiệt đới có nguồn sinh vật đa dạng, đất đai thổ nhưỡng bị biến dạng, thu hẹp diện tích đất trồng trọt, mùa màng bị giảm sút, Qui hoạch tốt về môi trường cho các đô thị và khu công nghiệp là vấn đề thiết thực ở nước ta hiện nay. Khoa CN Hoá 8 Bài giảng Quản Lý Môi Trường 1.2. 2.3. Mối liên hệ giữa đô thị hoá, công nghiệp hoá và ô nhiễm môi trường Đô thị hóa dẫn đến nhiều thay đổi có liên quan trực tiếp đến khí hậu và môi trường. Một số thay đổi đó như: thay đổi mô hình sử dụng đất, tăng trưởng mật độ dân số, tăng sử dụng phương tiện giao thông và năng lượng hoạt động chuyên sâu, tăng trưởng công nghiệp, tăng cường tiêu dùng và thải loại chất thải. Nếu đô thị hóa không có kế hoạch tăng trưởng dẫn đến gây thiệt hại lan rộng đến hệ sinh thái hiện tại, nạn phá rừng và mất đất nông nghiệp, ảnh hưởng đến khí hậu và môi trường. Đường bê tông xi măng, các tòa nhà và đường băng thay đổi các suất phản chiếu của các đô thị, là giảm dòng chảy tự do của không khí. Ở đô thị, mức độ sử dụng năng lượng lớn như các ngành công nghiệp, ô tô, các toàn nhà bê tông đã trở thành nhiều hơn và phổ biến hơn. Cơ sở hạ tầng như đường xá, cầu cống, thoát nước và cấp nước đã không hoàn toàn đáp ứng sự di cư ngày càng gia tăng. Điều này đã tạo ra một phân chia lớn trong chất lượng cuộc sống giữa giàu và nghèo. Mà vấn đề cần quan tâm được đặt ra hàng đầu là sự di cư không kiểm soát được của người dân từ các địa phương bên ngoài kéo vào đô thị. Hầu hết các di dân sẽ là người nghèo nông thôn sẽ sống trong các khu ổ chuột hoặc khu định cư phân tán. Sự phát triển của mật độ dân số dẫn đến điều kiện vệ sinh kém và mất điều kiện vệ sinh. Dân số lớn cũng dẫn đến tiêu thụ thực phẩm, nước và năng lượng nhiều hơn, đặt căng thẳng lớn về môi trường. Đặc trưng của đô thị là khu công nghiệp, trong đó có đủ các loại công nghiệp. Sản xuất công nghiệp ngày càng mạnh thì môi trường đô thị càng bị ô nhiễm. Ô nhiễm này bao gồm ô nhiễm môi trường đất, môi trường nước, môi trường không khí. Dẫu cho kỹ thuật phát triển cao thì ô nhiễm vẫn không theo đó mà giảm, đôi lúc còn ngược lại. Đô thị hóa dẫn đến thay đổi trong việc sử dụng đất tự nhiên mô hình, loại bỏ các cây, xây dựng đường giao thông và các tòa nhà cao tầng. Những thay đổi này thay đổi suất phản chiếu bề mặt tự nhiên và thoát nước tự nhiên. Cấu trúc xi măng, bê tông cũng thay đổi nhiệt dẫn. Việc xây dựng các tòa cao ốc dẫn đến sự hạn chế trong thông gió, thiếu tiếp xúc với ánh sáng mặt trời thích hợp, do dó ảnh hưởng đến sức khỏe của cư dân. Người ta không quan tâm đến sức sống của môi trường đất mà chỉ quan tâm đến tính cơ lý, độ bền, tính chịu lực, đất nền. Mặt khác, đất được phủ bê tông, xi măng hay nhựa rải đường, cho nên sự trao đổi giữa môi trường đất và yếu tố tự nhiên bị hạn chế tối đa. Tính thấm nước, độ xốp, sự trao đổi không khí không còn nữa. Còn ở những khu công nghiệp thì đất bị ô nhiễm nặng bởi chất thải công nghiệp, chất thải sinh hoạt. Một trong những mối đe dọa lớn nhất đối với môi trường là sự tăng trưởng các thành phố lớn, nhất là khi các thành phố này nằm gần bờ biển và các dòng sông. Việc này có thể hủy diệt sinh thái ven biển, ven sông và các vùng đất ngập nước. Chu trình nước tự nhiên bị hạn chế nhiều ở quá trình thấm, dòng chảy tự nhiên và tăng cường quá trình bốc hơi. Hệ thống nước sông rạch được thay bằng cống rãnh hoặc kênh đào, hệ thống nước ngầm cũng bị khai thác tối đa và có thể có nhiều nơi bị ô nhiễm hoặc sụt lún. Các ngành công nghiệp nằm gần các thành phố là nguồn gốc chính của không khí, nước và ô nhiễm đất đai. Hầu hết các năng lượng cần thiết để hỗ trợ Khoa CN Hoá 9 Bài giảng Quản Lý Môi Trường các ngành công nghiệp và cuộc sống đô thị được sản xuất bằng các sử dụng nhiên liệu hóa thạch ví dụ như than, xăng, diesel hoặc khí tự nhiên. Mỗi kết quả trong sự gia tăng phát thải các khi nhà kính CO2. Biểu hiện nặng nề nhất là các loại khí SO¬x¬, NO¬x¬, CO¬x¬ và những khí gây hiệu ứng nhà kính, kể cả gây thủng tầng ôzôn (C.F.C). Sự phát triển đô thị càng mạnh, ô nhiễm không khí càng nặng nề. Tiếng ồn của đô thị cũng là một loại ô nhiễm hết ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng. Tiếng ồn ở các nhà máy, giao thông ở các đường phố, xa lộ với mật độ xe cộ ngày càng cao hơn thì mức độ ô nhiễm càng trở nên nặng nề hơn nhất là ở các giao lộ. Ô nhiễm tiếng ồn và khí thải ở đô thị cao hơn gấp nhiều lần so với nơi khác. Ô nhiễm bụi trong không khí từ các nhà máy xi măng, ô nhiễm bụi trong giao thông là mối nguy hại đối với môi trường đô thị. Ô nhiễm môi trường không khí đô thị còn được biểu hiện bằng các ổ dịch bệnh và mức độ lan truyền dịch nhanh chóng bởi mật độ dân cư quá lớn cùng với lối sống thiếu vệ sinh môi trường. Đa dạng sinh học trong môi trường đô thị so với môi trường khác đã bị giảm thiểu. Bỏi vì dân số phát triển, vì cuộc sống và lợi ích của mình con người đã chèn ép, phá vỡ và tiêu diệt các loài khác. Cho nên hệ sinh thái trên mặt đất, trên bầu trời, trong lòng đất, trong kênh rạch, sông hồ cũng giảm thiểu. Các loài động vật có chăng chỉ còn lại gia cầm, chó, mèo, heo, gà ở khu chăn nuôi công nghiệp. Sự can thiệp thô bạo của con người làm những loài thủy sinh như: các vi sinh vật, tôm, cá, thủy sản có lợi bị giảm thiểu trong các sông rạch đi qua thành phố. Thảm thực vật cũng bị tàn phá, vì vậy các giống loài thực vật bị tiêu diệt theo đà phát triển sử dụng đất đô thị, và hệ thực vật tự nhiên cũng bị giảm thiểu. Còn chăng chỉ là hệ thực vật nhân tạo ở công viên hoặc trong các rừng phòng hộ. Các khu dân cư tập trung: đặc điểm nổi bật của đô thị là khu dân cư tập trung. Đô thị hóa đồng nghĩa với tập trung dân cư và công nghiệp. Mà ta biết rằng ở bất cứ nơi nào, số lượng người càng tăng thì ô nhiễm càng cao. Dẫu rằng có một số biện pháp xử lý ô nhiễm, dẫu rằng có một hệ thống giáo dục và quản lý môi trường, nhưng tác động và mật độ dân cư đông và số dân cao vẫn làm tổn hại đến môi trường, nhất là ở các đô thị của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các khu dân cư của đô thị châu Âu với châu Á, giữa Việt Nam với Malaysia… tùy theo tập quán mỗi dân tộc. Hệ thống giao thông đô thị: khởi thủy của một vùng đô thị thường là những nơi thuận tiện giao thông thủy bộ, theo đó kinh tế phát triển và sự gia tăng dân số khiến giao thông cũn phát triển. Hệ thống giao thông phản ánh trình độ phát triển của đô thị, nó gắn với giao lưu vận chuyển giữa các vùng, các khu công nghiệp, khu dân cư. Đô thị từ chỗ phát triển tự phát chuyển sang phát triển theo quy hoạch, trải qua nhiều giai đoạn mà giao thông chưa được biểu hiện như một yếu tố ưu việt, vì vậy, nhiều lúc giao thông đô thị trở thành một nhân tố hạn chế của môi trường đô thị: nạn kẹt xe, tiếng ồn, khí độc, độ rung, khói, bụi. Hệ môi trường đô thị thì rất đa dạng phức tạp, nhưng có điểm chung là biểu hiện sự tác động mạnh của con người. Cân bằng sinh thái ở đây bị phá vỡ liên tục. Con người cố gắng để duy trì và phục hồi cân bằng sinh thái tự nhiên. Nhưng những cố gắng này chẳng thấm vào đâu so với tốc độ phá vỡ sinh thái. Vì vậy, cuộc sống đô thị, lối sống công nghiệp có xác định vai trò trong việc xác định vai Khoa CN Hoá 10 [...]... mức độ độc hại Khoa CN Hoá 13 Bài giảng Quản Lý Môi Trường CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2.1 Khái niệm về quản lý môi trường Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường Theo một số tác giả, thuật ngữ về quản lý môi trường bao gồm hai nội dung chính: quản lý Nhà nước về môi trường và quản lý của các doanh nghiệp, khu vực dân cư về môi trường Trong đó, nội dung thứ hai có mục... môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường • Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường • Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường • Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, ... Quản Lý Môi Trường CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 3.1 Khái niệm hệ thống quản lý môi trường Hệ thống quản lý môi trường là một cơ cấu quản lý về khía cạnh môi trường của cấu trúc quản lý tổng thể của một tổ chức (doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp, cơ quan, đơn vị sản xuất,…), bao gồm các phương pháp tổ chức, các thủ tục, nguồn nhân lực, vật lực và những trách nhiệm … đủ khả năng thực thi môi trường. .. • Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường • Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường Khoa CN Hoá 17 Bài giảng Quản Lý Môi Trường • Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường 2.5 Công cụ quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường của nhà nước, các tổ chức khoa học... nguyên tắc, hệ thống các kỹ thuật hỗ trợ ISO 14010: Hệ thống quản lý môi trường - Các nguyên tắc chung Khoa CN Hoá 21 Bài giảng Quản Lý Môi Trường ISO 14011: Hệ thống quản lý môi trường - Các thủ tục kiểm toán - Kiểm toán hệ thống quản lý môi trường 3.5 Quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp Trong thời gian gần đây vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên nghiêm trọng, nó không bó hẹp trong... trách nhiệm giám sát môi trường: • Cục bảo vệ môi trường, Bộ Tào nguyên và Môi trường • Sở tài nguyên và Môi trường Khoa CN Hoá 30 Bài giảng Quản Lý Môi Trường • Các Vụ Tài nguyên và Môi trường của các Bộ, Nghành • Các cơ quan chủ dự án 4.9 Hệ thống quan trắc môi trường Việt Nam Quan trắc môi trường Việt Nam còn yếu so với hệ thống quan trắc môi trường của các nước Theo báo cáo môi trường quốc gia 2010,... chương trình giáo dục về môi trường bao gồm từ tiểu học, trung học đến đại học Các trường học thường tổ chức nhiều cuộc triển lãm để tuyên truyền về nhận thức môi trường và tái chế chất thải 3.6 Kiểm toán môi trường Kiểm toán môi trường là công cụ quản lý bao gồm một quá trình đánh giá có tính hệ thống, định kỳ và khách quan được văn bản hoá về việc làm thế nào để thực hiện tổ chức môi trường, quản lý môi. .. 23 Bài giảng Quản Lý Môi Trường Mục đích của Kiểm toán môi trường là giúp vào việc bảo vệ môi trường, sức khoẻ, an toàn bằng các biện pháp: điều kiện cho việc kiểm soát, quản lý các thực tế môi trường; đánh giá sự tuân thủ các chính sách công ty, kể cả việc đáp ứng các yêu cầu về quy chế Kiểm toán môi trường là một công cụ quản lý chỉ có giá trị khi được hình thành trong một hệ thống quản lý tổng thể... trợ nhu cầu lồng ghép các vấn đề môi trường vào giáo dục, lập kế hoạch đầu tư và quá trình ra quyết định 3.3 Các thành phần của hệ thống quản lý môi trường Hệ thống quản lý môi trường bao gồm các thành phần chủ chốt sau đây: 1 Xác định chính sách: Xác định một chính sách quản lý môi trường cấp cao Chính sách này bao gồm các mục tiêu tổ chức liên quan tới hoạt động môi trường Nó phải được tư liệu hoá,... nghiệp và nông thôn Kế hoạch Hành động quốc gia về môi trường (2001-2005) đã đi thêm một bước bằng cách đặt ra các ưu tiên về: phát triển bền vững; quản lý nước thải và chất thải rắn; quản lý rừng; tăng cường các định chế về môi trường; giáo dục môi trường; và sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý môi trường UNDP: Gắn kết giảm nghèo với bảo vệ môi trường Việc thực hiện kế hoạch trên đây là một . giảng Quản Lý Môi Trường CHƯƠNG 3 HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 3.1. Khái niệm hệ thống quản lý môi trường Hệ thống quản lý môi trường là một cơ cấu quản lý về khía cạnh môi trường của cấu trúc quản. CN Hoá 13 Bài giảng Quản Lý Môi Trường CHƯƠNG 2 KHÁI QUÁT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG 2.1. Khái niệm về quản lý môi trường Hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất về quản lý môi trường. Theo một số. Môi Trường • Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 2.5. Công cụ quản lý môi trường Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp hành động thực hiện công tác quản lý môi trường

Ngày đăng: 04/08/2015, 11:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w