IV. CÁC GIẢI PHÁP, HOẠT ĐỘNG VÀ CÁC BƯỚC LẬP KẾ HOẠCH QUẢN
5. Vai trò của cộng đồng trong quản lý môi trường và bảo vệ sức khoẻ
Để giải quyết vấn đề môi trường, nhất là môi trường sinh hoạt, nhà ở,
đường phố, làng xóm và nơi sản xuất cần phải dựa vào cộng đồng. Đây cũng là xương sống của việc xã hội hoá các hoạt động bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khoẻ.
Cộng đồng tham gia vào quản lý môi trường trước hết là phải ý thức được vấn đề môi trường có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của chính cộng đồng và của từng thành viên trong cộng đồng. Nói điều này rất dễ, song thực hiện lại rất khó, một khi kinh tế eo hẹp, người ta nghĩ nhiều đến năng suất và lợi nhuận hơn là việc bỏ tiền, bỏ công cho các hoạt động vệ sinh công cộng. Tự chịu trách nhiệm với môi trường sống của cộng đồng, của gia đình và với sức khoẻ của mình là yếu tố
quan trọng nhất trong lôi cuốn cộng đồng tham gia. Cộng đồng tham gia còn thể
hiện ở tổ chức các thành viên trong cộng đồng để thực hiện những nhiệm vụ
chung. Ở đây, cộng đồng phải tham gia vào việc theo dõi môi trường, xác định những vấn đề tồn tại trong bảo vệ môi trường sống, môi trường làm việc của chính họ, tìm các giải pháp cũng như nguồn lực thích hợp và lên kế hoạch, thực hiện kế
hoạch làm sạch môi trường, phòng ngừa ô nhiễm, bảo vệ sức khoẻ của chính gia
đình và cộng đồng của mình. Không ít người đến nay vẫn coi xã hội hoá với nghĩa huy động sựđóng góp tài chính của cộng đồng. Điều này không sai, song chỉ đúng
được một phần. Cũng không ít người lại thổi phòng vai trò của cộng đồng trong việc lập kế hoạch xử lý môi trường. Về bản chất cũng như lý luận không có gì sai song ở mỗi nước, mỗi địa phương lại có luật lệ, quy định khác nhau. Nếu người không nắm nguồn lực tài chính trong tay thì làm thế nào để có thể lập kế hoạch khả thi được? Nếu ngân sách được chỉ đạo từ tuyến trên thì tự mỗi cộng đồng có
được tự ý chi tiêu tiền ngân sách không? nếu cộng đồng không có quỹ riêng mình, việc chủđộng đóng góp ngày công đã đủ chưa? v.v.v
Những cải tiến cục bộ, những việc làm trong phạm vi gia đình, những hoạt
động chi phí không nhiều và hoàn toàn có thể do cộng đồng quyết định từ khâu xác định vấn đề, lập kế hoạch và thực hiện. ở Việt Nam cũng có các bài học kinh nghiệm hay trong chương trình vệ sinh nông thôn và vệ sinh công nghiệp, trong đó
với sự hỗ trợ rất ít của cơ quan y tế, tự cộng đồng đã tiến hành các hoạt động cải thiện môi trường sống (ví dụ bài học của huyện Vị Thanh ở Cần Thơ).
Người ta cũng đưa ra khái niệm về "Chăm sóc môi trường ban đầu (Primary environmental care), trong đó tự các nhóm cộng đồng tổ chức với nhau, sự hỗ trợ bên ngoài rất nhỏ giúp họ hiểu và áp dụng các kỹ thuật bảo vệ môi trường dựa trên nhu cầu của chính cộng đồng. Chăm sóc môi trường ban đầu dựa trên nguyên tắc phối hợp ba thành tố: (a) làm thoả mãn nhu cầu cơ bản của cộng
đồng; (b) bảo vệ và sử dụng tối ưu các nguồn tài nguyên môi trường và (c) nâng cao năng lực bảo vệ môi trường của cộng đồng.
Có 9 hướng dẫn sau đây giúp cộng đồng tham gia bảo vệ môi trường của mình:
i) Hoạt động can thiệp dựa trên nhu cầu và kiến thức sẵn có của cộng
đồng. Ví dụ, không ai không cần có nước sạch để dùng (có nhu cầu), ít nhiều một địa phương đều biết tìm nguồn nước sạch cho mình. Tác
động bên ngoài chỉ nhằm hướng dẫn họ tìm nguồn nước sạch hơn, bảo vệ nguồn nước và áp dụng các biện pháp đun sôi, lọc nước khi nguồn nước có nguy cơ bị nhiễm bẩn.
ii) Dựa trên tổ chức cộng đồng (xóm phố) và tổ chức hành chính của
địa phương. Ví dụ, hiện nay có phong trào làng văn hoá, làng sức khoẻ, các hương ước của làng, xóm, phố đưa ra có các quy định vệ
sinh riêng, cũng có những cách xử phạt người vi phạm. Cùng với những quyết định của hệ thống hành chính địa phương, có thể hướng cộng đồng thực hiện những hoạt động bảo vệ và thanh khiết môi trường phù hợp.
iii) Dựa trên các nguồn lực cũng như các kỹ thuật sẵn có của địa phương, thêm vào đó là những hỗ trợ rất nhỏ nhằm giới thiệu hay
điều chỉnh các giải pháp kỹ thuật có tính khoa học và hiệu quả hơn (bổ sung cho các phương pháp dân gian, phương pháp theo kinh nghiệm).
iv) Huy động cộng đồng tham gia quản lý môi trường, lập kế hoạch, thực hiện, theo dõi và đánh giá.
v) Bắt đầu các hoạt động bằng một số công việc/dự án có tính kích thích, lan toả sang các hoạt động khác. Ví dụ, chương trình lồng ghép của UNICEF hỗ trợ cho nông thôn một số tỉnh bắt đầu bằng việc tẩy giun cho trẻ em định kỳ và xây dựng ba công trình vệ sinh,
sau đó lan sang các hoạt động chăm sóc sức khoẻ trẻ em, kế hoạch hoá gia đình v.v.
vi) Hoạt động phải linh hoạt, mềm dẻo.
vii) Các hoạt động cần được duy trì song không đóng khung trong một số hoạt động mà bổ sung thêm, điều chỉnh trong quá trình thực hiện.
Điều này rất quan trọng, vì mỗi cộng đồng có các đặc điểm riêng, ngay cùng một cộng đồng ở các thời điểm khác nhau có nhu cầu cũng như cách giải quyết không giống nhau. Thêm vào đó, quá trình hoạt động bảo vệ môi trường là một chuỗi các đáp ứng, là một quá trình động và khá biện chứng. Ở một địa phương, nếu khăng khăng theo đuổi một giải pháp cũng chẳng khác nào cứ duy trì một đơn thuốc chữa cho nhiều bệnh khác sau đó.
viii) Nhân rộng các kinh nghiệm thành công và thông báo, rút kinh nghiệm các trường hợp thất bại.
ix) Cán bộ dự án, người chỉ đạo tuyến trên phải có thái độ đúng, phải biết lắng nghe, biết quan sát, biết nghĩ và biết ra quyết định dựa vào nhu cầu của cộng đồng.