Câu 1: Trình bày những hiểu biết của Anh (Chị) sau khi học môn kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt. Bài làm: Trong đời sống hiện nay máy tính đã và đang trở thành một công cụ đắc lực không thể thiếu đối với mỗi người đặc biệt là trong quá trình soạn thảo văn bản.Văn bản là một phương tiện cần thiết để triển khai, công bố các chủ trương, chính sách để giải quyết những công việc cụ thể. Vì thế đã có những phần mềm soạn thảo văn bản trên máy tính (Microsoft Word) đem lại cho con người thuận tiện để đạt được năng suất cao trong công việc cũng như tiết kiệm thời gian bỏ ra để hoàn thành một văn bản. Tuy nhiên, để soạn thảo một văn bản đúng chuẩn về quy tắc và thể thức thì hẳn hầu như rất ít sinh viên có thể đáp ứng được nhu cầu này. Nhằm giải quyết vấn đề đó và đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kĩ năng tạo lập văn bản, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viên Thông đã đem bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt vào quá trình dạy và học của sinh viên trong trường, đáp ứng nhu cầu công việc trong tương lai - Nội dung môn học: Cung cấp kiến thức nền tảng về kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt, quy trình thực hiện các bước cụ thể, giúp sinh viên xác định được chủ đề, xây dựng cấu trúc đoạn, soạn văn bản và biên tập văn bản. Môn học giúp ta nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản đúng về hình thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi nhằm đem lai cho người đọc văn bản thoải mái khi xem xét văn bản. Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, công văn, tờ trình, thông báo, biên bản, đơn, thư Cách tạo lập các loại văn bản này đúng cách thức. - Mục tiêu môn học: Ứng dụng kỹ năng tạo lập văn bản để viết một cách rõ ràng, mạch lạc thuyết phục người đọc Tôn trọng và có ý thức bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ mẹ đẻ Câu 2: Nêu các loại Biên Bản và cách soạn thảo biên bản hội nghị Bài làm: Biên bản: Là một loại văn bản ghi chép lại những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra. Biên bản không có hiệu lực pháp lý để thi hành mà chủ yếu được dùng làm chứng cứ minh chứng các sự kiện thực tế đã xảy ra. Các loại biên bản: • Biên bản ghi lại một sự kiện như biên bản cuộc họp, biên bản hội nghị • Biên bản ghi lại một hành vi cụ thể như lập biên bản hành vi vi phạm pháp luật. • Biên bản bàn giao tài sản, biên bản giao nhận, biên bản đồng ý hoặc không đồng ý về một nội dung nào đó. Cách soạn thảo biên bản hội nghị: a). Yêu cầu: • Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể. • Ghi chép trung thực, đầy đủ, không suy diễn chủ quan. • Nội dung phải có trọng tâm, trọng điểm. • Thủ tục chặt chẽ, thông tin có độ tin cậy cao (nếu có tang vật, chứng cứ, các phụ lục diễn giải gửi kèm biên bản). Đòi hỏi có trách nghiệm cao ở người lập và những người có trách nghiệm chứng thực biên bản. Thông tin muốn chính xác, có độ tin cậy cao phải được đọc lại cho mọi người có mặt cùng nghe, sửa chữa lại cho khách quan, đúng đắn và tự giác (không được cưỡng bức) ký vào biên bản để cùng chịu trách nghiệm. b). Cách xây dựng bố cục: Trong biên bản phải có các yếu tố sau: − Quốc hiệu và tiêu ngữ. − Tên biên bản và trích yếu nội dung. − Ngày, tháng, năm, giờ (ghi rất cụ thể thời gian lập biên bản). − Thành phần tham giự (kiểm tra, xác nhận sự kiện thực tế,dự họp hội,v.v…). − Diễn biến sự kiện thưc tế (phần nội dung). − Phần kết thúc (ghi thời gian và lý do). − Thủ tục ký xác nhận. c). Phương pháp ghi chép biên bản: Các sự kiện thực tế có tầm quan trọng xảy ra như: Đại hội, việc xác nhận một sự kiện pháp lý, việc kiểm tra hành chính, khám xét, khám nghiệm, ghi lời khai báo, lời tố cáo khiếu nại, biên bản bàn giao công tác, bàn giao tài sản,v.v… thì phải ghi đầy đủ, chính xác và chi tiết mọi nội dung và tình tiết nhuuwng phải chú ý vào các vấn đề trọng tâm của sự kiện. Nếu là lời nói trong cuộc họp, hội nghị quan trọng, lời cung, lời khai… phải ghi nguyên văn, đầy đủ và yêu cầu người nghe lại và xác nhận từng trang. Phần kết thúc biên bản: Phải ghi thời gian chấm dứt sự kiện thực tế như: Bàn giao xong, hội nghị kết thúc, kiểm tra, khám nghiệm kết thúc lúc mấy giờ… ngày… biên bản đã đọc lại cho mọi người cùng nghe ( có bổ sung sửa chữa nếu có yêu cầu) và xác nhận là biên bản phản ánh đúng sự việc và cùng ký xác nhận. Trong biên bản cần hết sức lưu ý việc ký xác nhận (phải có tối thiểu hai người ký) thì các thông tin trong biên bản mới có độ tin cậy cao. Thông thường trong các cuộc họp, hội nghị biên bản phải có thư ký và chủ tọa ký xác nhận. Câu 3: - Viết 1 biên bản bàn giao công việc giữa lớp trưởng và lớp phó. - Viết 1 công văn của Hoc Viện CNBCVT cảm ơn Học Viện An Ninh đã phối hợp trong hoạt động tiếp sức mùa thi năm 2015. - Viết 1 báo cáo của khoa CNTT1 về thành tích của sinh viên trong cuộc thi lập trình viên giỏi. Bài làm: HỌC VIÊN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG LỚP D13DT2 Số: 03/BB-D13DT2 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, Ngày 22 Tháng 03 Năm 2015 BIÊN BẢN Về việc bàn giao công viêc Hôm nay, lúc 7h Ngày 22/03/2015 tại phòng học 301 nhà A3 lớp D13DT2 tổ chức cuộc họp về việc bàn giao công việc lớp trưởng. - Chủ trì cuộc họp: Lớp trưởng Trần Văn Nam. - Thành phần tham dự: + Tập thể lớp D13DT2. + Giáo viên chủ nhiệm: Phạm Văn Sự. - Thư ký: Trần Quốc Tuân. Chủ trì cuôc họp lớp trưởng Trần Văn Nam nêu lý do xin từ chức lớp trưởng: Do quá trình học tập cùng hoàn cảnh gia đình, không thể hoàn thành tốt vai trò lớp trưởng, nên xin được nhường chức lớp trưởng cho lớp phó hiện nay của lớp là Nguyễn Văn Lợi. Lớp phó Nguyễn Văn Lợi đồng ý tiếp nhận chức lớp trưởng đồng thời cam kết trước thầy giáo chủ nhiệm và tập thể lớp sẽ thực hiện tốt vai trò lớp trưởng trong học kì tới. Quá trình bàn giao công việc bao gồm: - Nêu vắn tắt tình hình lớp học kì trước và những dự định đặt ra trong học kì tới, thách thức đặt ra mà lớp trưởng mới cần thực hiện. - Bàn giao sổ họp lớp, sổ theo giõi tình hình học tập. Bàn giao công việc đã được hoàn tất trước sự chứng kiến của giáo viên chủ nhiệm cùng tập thể lớp. Chủ trì cuộc họp tuyên bố lớp trưởng sẽ được Nguyễn Văn Lợi đảm nhận từ nay đến hết học kì. - Biểu quyết: 100% sinh viên có mặt đồng tình với việc bổ nhiệm mới. Cuộc họp kết thúc vào lúc 9 giờ, ngày 22 tháng 03 năm 2015. THƯ KÝ (chữ kí) Trần Quốc Tuân CHỦ TRÌ (chữ kí) Nguyễn Văn Nam BỘ THÔNG TIN & TRUYỀN THÔNG HỌC VIỆN CNBCVT Số: 03/CV–HVCNBCVT V/v:Cám ơn phối hợp hoạt động tiếp sức mùa thi năm học 2015 CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, Ngày 22 Tháng 08 Năm 2015 Kính gửi: GS.TS Nguyễn Xuân Yêm Giám đốc Học Viện An Ninh. Trong mùa thi đại học năm 2015, nhằm đảm bảo quá trình thi đại học được thành công, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh đạt kết quả cao trong kì thi. Trường Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông và trường Học Viện An Ninh phối hợp tổ chức hoạt động tiếp sức mùa thi. Hoạt động có sự tham gia của sinh viên tình nguyện hai trường đã có kết quả tốt đem lại sự tin tưởng của học sinh và gắn kết sinh viên hai trường. Hoạt động không chỉ mang ý nghĩa sâu sắc, tạo điều kiện cho học sinh của các trường trung học phổ thông trong cả nước, thuận tiện trong quá trình thi mà còn là nơi để sinh viên hai trường có cơ hội giao lưu và học hỏi lẫn nhau, cùng phát triển học tập. Từ những kết quả đó, trường Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông chân trọng cảm ơn ban Giám đốc Học viện đã phối hợp tổ chức thành công hoạt động tiếp sức mùa thi năm 2015 và chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nhận được sự phối hợp của trường trong những sự kiện sắp tới. Xin chân trọng cảm ơn! Nơi nhận: −Học Viện An Ninh; − Lưu: VT, HVCNBCVT. GIÁM ĐỐC PGS.TS Hoàng Minh HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KHOA CNTT Số: 03/BC–CNTT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIÊT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Hà Nội, Ngày 22 Tháng 08 Năm 2015 BÁO CÁO Về thành tích của sinh viên I. Mục đích: Nhận thấy sinh viên trường Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông chưa có nhiều cuộc thi để thử sức, thể hiện khả năng, niềm đam mê bộ môn công nghệ thông tin do đó nhằm nâng cao tinh thần cọ xát của sinh viên, tạo cho sinh viên tinh thần học tập tốt và đạt được kết quả cao. Khoa CNTT tổ chức cuộc thi “lập trình viên giỏi” cho sinh viên của trường tham giự. Cuộc thi đạt được nhiều kết quả khả quan, hoàn thành được một số mục tiêu mà ban giám đốc đã đề ra. II. Chỉ tiêu đề ra: - Số sinh viên tham gia cuộc thi: 400 sv. - Số sinh viên đạt loại xuất sắc: 20 sv - số sinh viên đạt loại giỏi: 50 sv. - Số sinh viên đạt loại khá: 100sv. III. Kết quả đạt được: Sau khi kết thúc cuộc thi khoa xin báo cáo kết quả như sau: - Số sinh viên đạt loại xuất sắc 30 sv. Loại giỏi 55 sv. Loại khá 120sv trên tổng số 450 sv dự thi. - Công tác khen thưởng đã được thực hiện đầy đủ. IV. Đánh giá: - Số sinh viên tham gia đạt kết quả cao đều vượt chỉ tiêu đề ra của Học viện cho thấy sự tiến bộ của sinh viên và quá trình giảng dạy của giáo viên trong trường. Kết thúc cuộc thi đã đạt được nhiều kết quả tích cực vượt mong đợi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều mặt hạn chế trong quá trình tổ chức: - Quá trình coi thi của một số giáo viên trong trường chưa được chặt chẽ, nghiêm túc. - Sinh viên chưa tự giác, vẫn còn tình trạng quay cóp gây ảnh hưởng đến kết quả thi. - Điều kiện vật chất còn kém, phòng thi chưa đủ, máy tính phục vụ thi có tình trạng hỏng hóc gây ảnh hưởng đến quá trình thi. V. Giải pháp khắc phục hạn chế: - Từ mặt hạn chế khoa xin rút kinh nghiệm với ban Giám đốc sẽ thực hiện tốt để giảm thiểu mặt tiêu cực trong thời gian tới. - Thực hiện tốt quá trình dạy học cho sinh viên, nâng cao nghiệp vụ cho giáo viên. - Tạo cho sinh viên tinh thần tự giác, có trách nhiêm với bản thân, tạo môi trường đam mê, sáng tạo, cần cù, ham học hỏi. VI. Kiến nghị với học viện: - Nâng cao cơ sở vật chất phục vụ quá trình dạy và học. - Đưa ra nhiều cuộc thi để sinh viên hứng thú với học tập. VII. Phương hướng phát triển: - Thực hiện các cuộc thi giữa các trường đại học trong thành phố Hà Nội, đẩy mạnh giao lưu giữa các trường, học hỏi quá trình dạy và học. Xin chân trọng báo cáo! . Nơi nhận: - Ban Giám Đốc Học Viện; - Lưu: VT, Khoa CNTT TRƯỞNG KHOA TRẦN VĂN NAM . đem lại kỹ năng nhất định cho sinh viên về kĩ năng tạo lập văn bản, Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viên Thông đã đem bộ môn Kỹ năng tạo lập văn bản Tiếng Việt vào quá trình dạy và học của sinh. biên tập văn bản. Môn học giúp ta nắm vững kỹ năng soạn thảo một văn bản đúng về hình thức và nội dung, giúp sinh viên hạn chế lỗi nhằm đem lai cho người đọc văn bản thoải mái khi xem xét văn bản. Môn. xét văn bản. Môn học đưa ra phương pháp soạn thảo một số loại văn bản thông thường như: Báo cáo, công văn, tờ trình, thông báo, biên bản, đơn, thư Cách tạo lập các loại văn bản này đúng cách