1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

So sánh chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý - tư biện

18 428 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 124,5 KB

Nội dung

Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa MỤC LỤC PHẦN I. LỜI MỜ ĐẦU 2 PHẦN II. NỘI DUNG 3 I. Hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý - tư biện………………………………………………………………… 3 1. Hoàn cảnh lịch sử Phương Tây thời Phục Hưng – cận đại……………………3 2. Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý - tư biện…………………………………………………………………………….5 II. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý - tư biện……… 6 1. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh……………………………………… 6 2. Chủ nghĩa duy lý – tư biện…………………………………………………… 9 III.So sánh chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý - tư biện…………………………………………………………………………… 13 1. Sự tương đồng 13 2. Sự khác biệt 14 PHẦN 3. KẾT LUẬN 17 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….18 HVTH: TRƯƠNG NGỌC HẢO Trang 1 Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa LỜI MỞ ĐẦU Nền triết học phương Tây ra đời vào giai đoạn 600 – 430 trước Công nguyên và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm cùng với lịch sử của nhân loại. Tuy nhiên đến thời Phục hưng cận đại, triết học đã bước sang một giai đoạn mới. Sự ảnh hưởng không nhỏ của dòng tư tưởng triết học duy vật kinh nghiệm của Ph.Bêcơn và duy lý tư biện của R.Đêcáctơ là một thành tựu tư tưởng lớn không chỉ của nước Anh và nước Pháp thế kỷ XVI - XVII mà còn của cả nhân loại, trở thành một phong cách, một lối sống đặc trưng cho xã hội Tây phương . Thời kì Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV - XVI). Tính chất quá độ đó biểu hiện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá tư tưởng thời kì này. Đặc điểm của phong trào đã ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc đấu tranh tư tưởng lúc bấy giờ, bao gồm cả sự phát triển của triết học. Trong suốt dòng lịch sử triết học nhân loại, nhất là nền triết học phương Tây, người ta khó tìm thấy được nơi bất cứ một triết gia nào khác đã có được một câu nói có thể đi sâu vào ý thức của tầng lớp đại chúng, dù thuộc về triết học hay không, như câu nói “Tri thức là sức mạnh” của nhà triết gia Ph.Bêcơn hay “Tôi tư duy nên tôi tồn tại” của triết gia R.Đêcáctơ. Những nguyên lý triết học này ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong lối tư duy lý tính, khoa học của người phương Tây, thậm chí trở thành một phong cách sống của con người hiện đại. Chính vì thế mà tôi đã chọn đề tài “ So sánh chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý - tư biện”. HVTH: TRƯƠNG NGỌC HẢO Trang 2 Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa NỘI DUNG I. Hoàn cảnh lịch sử và sự ra đời chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý - tư biện 1. Hoàn cảnh lịch sử Phương Tây thời Phục Hưng – cận đại Thời kì Phục hưng của các nước Tây Âu là giai đoạn lịch sử quá độ từ xã hội phong kiến sang xã hội tư bản (thế kỷ XV - XVI). Tính chất quá độ đó biểu hiện trên tất cả các mặt của đời sống kinh tế, chính trị - xã hội, văn hoá tư tưởng thời kì này. Về kinh tế: Bắt đầu từ thế kỉ XV, ở Tây Âu, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà khắc Trung cổ đã bước vào thời kì tan rã. Nhiều công trường thủ công xuất hiện, ban đầu ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và các nước khác. Sự phát triển của kinh tế tư bản chủ nghĩa thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kĩ thuật. Nhiều công cụ lao động được cải tiến và hoàn thiện, giúp cho con người tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Về xã hội: Đồng thời với sự phát triển của sản xuất và thương nghiệp, trong xã hội Tây Âu thời kì này, sự phân hoá giai cấp ngày càng rõ rệt. Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các chủ xưởng công trường thủ công, xưởng thợ, thuyền buôn Vai trò và vị trí của họ trong kinh tế và xã hội ngày càng lớn. Hàng loạt nông dân từ nông thôn di cư ra thành thị, hình thành giai cấp công nhân. Các tầng lớp xã hội trên đại diện cho một nền sản xuất mới, cùng với nông dân đấu tranh chống chế độ phong kiến đang suy tàn. Về văn hoá, tư tưởng: Cùng với sự phát triển về kinh tế và xã hội, khoa học kĩ thuật, tư tưởng thời kì Phục hưng cũng đạt được sự phát triển mạnh mẽ. Các nhà tư tưởng thời Phục hưng đã phê phán mạnh mẽ các giáo lý Trung cổ. Mở đầu là nhà triết học người Đức, Nicôlai Kuzan (1401-1464). Tiếp đó là các nhà khoa học - triết HVTH: TRƯƠNG NGỌC HẢO Trang 3 Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa học như Nicôlai Côpecnich (1475-1543) người Ba Lan; Lêôna đơ Vanhxi (1452- 1519) - nhà danh hoạ, nhà toán học, cơ học, kĩ sư người Italia; Galilêô Galilê (1564- 1642) người Italia. Trong số những thành tựu khoa học tự nhiên có ảnh hưởng to lớn đến nhận thức duy vật về thế giới, nổi trội hơn cả là thuyết nhật tâm của Nicôlai Côpecnich (1475-1543), nhà bác học vĩ đại người Ba Lan. Nicôlai Côpecnich đã đứng trên lập trường của triết học duy vật để bác bỏ thuyết địa tâm do Ptôlêmê (người Hy Lạp) đề xuất từ thế kỷ thứ II, một giả thuyết sai lầm coi quả đất là trung tâm của hệ mặt trời và vũ trụ. Thuyết nhật tâm của Nicôlai Côpecnich đã giáng một đòn nặng nề vào thế giới quan tôn giáo, thần học. Giả thuyết của ông là một cuộc cách mạng trên trời, báo trước một cuộc cách mạng trong lĩnh vực các quan hệ xã hội sắp xảy ra. Thời kì cận đại là thời kì phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội. Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới Khác với thời kì Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kì giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến. Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ ra và thành công: Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI , Cách mạng tư sản Anh (1642-1648), Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794). Đây cũng là thời kì phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu. Đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên - thực nghiệm. Đặc trưng ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu có nói đến vận động thì chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình. HVTH: TRƯƠNG NGỌC HẢO Trang 4 Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 2. Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý - tư biện Đến thế kỷ XVI, các giáo lý tôn giáo ngày càng ít có ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày và đời sống kinh tế xã hội. Một cuộc cách mạng lớn trong đời sống tinh thần, trong tiến trình phát triển tư tưởng nhân loại đã diễn ra. Phản ánh cuộc cách mạng ấy về tinh thần là phong trào mà người ta gọi là cuộc Phục hưng. Tư tưởng bị lung lay mạnh, con người bừng tỉnh giấc mơ phong kiến và hoảng hốt đi tìm những chân lý mới. Khoa học rời bỏ giáo đường để tìm vào những tư gia. Các nhà thông thái đầu tiên, những ông thầy thuốc có học đã nhận thấy không thể đem linh hồn để giảng nghĩa cho vật chất, rằng thế giới vật chất có những quy luật riêng của nó. Không cần đến tam đoạn luận, không dùng đến Kinh thánh, người ta mò mẫm tìm kiếm những điều bí ẩn trong tự nhiên. Từ Car-dan, Ferrari, Neper . số học tiến hoá nhanh chóng lạ thường. Với những phát minh khoa học mới, nhiều quan niệm trước đây bị lật nhào, chẳng hạn như quan niệm về trái đất và bầu trời trong Kinh thánh, về cơ thể động vật, cách tổ chức của thực vật trong sinh học. Chính sự phát triển của khoa học tự nhiên và kỹ thuật đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ nghĩa duy tâm. Tiền đề lý luận và khoa học tự nhiên cho sự hình thành quan điểm của triết học Ph.Bêcơn về tri thức khoa học là: Thứ nhất, truyền thống khoa học và chủ nghĩa duy vật Anh với những tên tuổi lớn như R.Bêcơn (1214-1294); W.Ốcccam (1300 - 1349); T.More (1478 - 1535). Thứ hai, văn hoá nhân văn Phục hưng và xu hướng cải cách từ chính trị đến tôn giáo. Thứ ba, các phát minh khoa học thời đại Phục hưng gắn liền với tên tuổi của Nicôlai Côpécnic, Galilêô Galilê, Giôhen Képlơ…, báo trước một cuộc cách mạng trong các quan hệ xã hội, phá vỡ những chuẩn mực của phong cách tư duy kinh viện, mở đường cho phong cách tư duy sáng tạo để làm HVTH: TRƯƠNG NGỌC HẢO Trang 5 Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa nên thời đại của những khám phá, phát minh mà Bêcơn là một trong những người mở đường về mặt lý luận. II. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý - tư biện 1. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh Phranxi Bêcơn (1561 – 1626) là nhà triết học duy vật Anh, người sáng lập chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và đồng thời là người tiên phong mở đường cho khoa học thực nghiệm tự nhiên hiện đại. Các Mác gọi ông là bố đẻ chính thống của chủ nghĩa duy vật Anh và của toàn bộ khoa học thực nghiệm hiện đại. Ph.Bêcơn thực sự để lại dấu ấn sâu đậm trong lịch sử triết học nói riêng và lịch sử tư tưởng nói chung với phong cách tư duy mới, thể hiện bước phát triển tất yếu của tư duy con người trước những biến đổi lớn lao của thực tiễn. Các công trình nghiên cứu của ông được phân thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất bàn về sự phát triển của khoa học và nhận thức khoa học, bao gồm các tác phẩm gắn liền với dự án “Đại phục hồi khoa học”, một dự án đồ sộ nhưng còn dang dở, chỉ có phần hai của dự án là tương đối hoàn chỉnh - đó là phương pháp nhận thức mới được Bêcơn xác lập trong “Công cụ mới”. Nhóm thứ hai tập hợp các tác phẩm về những vấn đề xã hội, hoặc mang tính tổng thể, như “New Atlantis”, “Tiểu luận đạo đức, kinh tế và chính trị”, “Lịch sử Henrich VII”, “Các nguyên lý và cơ sở”, v.v 1.1. Quan niệm của Ph.Bêcơn về bản chất, nhiệm vụ của khoa học và triết học Sống trong thời kỳ đêm trước của cuộc cách mạng tư sản Anh, Ph.Bêcơn đã nhận thấy vai trò đặc biệt quan trọng của khoa học và triết học và sự cần thiết phải đẩy mạnh sự phát triển của chúng như một nền tảng lý luận của công cuộc phát triển kinh tế của đất nước. Khác với những nhà nhân đạo cộng sản không tưởng, Ph.Bêcơn khẳng định phải cải tạo chính xã hội hiện thực đương thời trên cơ sở phát triển khoa học và triết học chứ không phải bằng cách tạo ra mô hình lý tưởng. Ông cho rằng, mục đích của xã hội là nhận thức các nguyên nhân và mọi sức mạnh bí ẩn HVTH: TRƯƠNG NGỌC HẢO Trang 6 Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa của các sự vật và mở rộng sự thống trị của con người đối với giới tự nhiên trong chừng mực con người có thể làm được. Học thuyết về tự nhiên trong triết học được Ph.Bêcơn gần như đồng nhất với khoa học tự nhiên, còn học thuyết về con người thì được coi là nhân bản học. Theo Ph.Bêcơn, khác với bộ môn lịch sử và các dạng nhận thức nghệ thuật chỉ đơn thuần dựa vào khả năng trí nhớ hay biểu tượng của con người, triết học và khoa học mang tính lý luận và khái quát cao. Tư duy triết học là tư duy lý tính, mang tính trí tuệ cao nhất. Theo nghĩa rộng, triết học hầu như đồng nhất với tất cả các khoa học, bao chứa mọi khoa học khác. Theo nghĩa hẹp, triết học là bộ phận cơ bản nhất trong tổng thể các khoa học. Ph.Bêcơn cho rằng nhiệm vụ của triết học là đại phục hồi các khoa học, nghĩa là phải cải tạo toàn bộ các tri thức mà con người đạt được thời đó. Ph.Bêcơn chỉ ra rằng khoa học mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại chứ không riêng cho ai. Những quan niệm giản đơn, hẹp hòi, coi khoa học như là một nghề thủ công có lãi chỉ làm cho khoa học bị què quặt đi mà thôi. Bằng khoa học, con người tiếp cận với thế giới. Ph.Bêcơn khẳng định "tri thức là sức mạnh". Muốn chinh phục tự nhiên thì con người cần phải nhận thức các quy luật của nó, vận dụng và tuân thủ theo chúng. 1.2. Quan điểm về thế giới quan Phát triển các quan niệm duy vật thời cổ đại, Ph.Bêcơn cho rằng để lý giải được tính muôn màu muôn vẻ của thế giới, chỉ cần mỗi vật chất là đủ. Ph.Bêcơn đã có bước tiến rất xa so với các nhà triết học trước đó và đương thời khi quan niệm rằng có sự thống nhất giữa vật chất và vận động, giữa bản chất của sự vật và vận động của nó. Khẳng định vận động là đặc tính của sự vật, Ph.Bêcơn cho rằng nhận thức sự vật là nhận thức vận động của chúng. C.Mác và Ph.Ăngghen đã nhận xét, Ph.Bêcơn đã hiểu "rằng trong những đặc tính vốn có của vật chất, vận động là đặc tính thứ nhất và quan trọng nhất, không phải chỉ với tính cách là máy móc và toán học mà hơn nữa” HVTH: TRƯƠNG NGỌC HẢO Trang 7 Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa Ph.Bêcơn đã tìm cách phân loại các dạng vận động và theo ông có 19 dạng vận động. Về cơ bản Ph.Bêcơn đã phân loại vận động theo cảm tính, mô tả, chưa phân loại theo cấp độ khác nhau về cấu trúc của vật chất, mà hầu như quy toàn bộ các dạng vận động thành các hình thức vận động cơ học, không thấy được sự phát triển của thế giới vật chất đã dẫn đến xuất hiện những hình thức vận động khác nhau về chất, phù hợp với trình độ cấu trúc của vật chất. Tuy nhiên việc coi đứng yên là một dạng vận động ở Ph.Bêcơn là một quan niệm duy vật và cách mạng trong bối cảnh lịch sử hồi đó. Ông cũng là người đầu tiên nhận thấy tính bảo toàn vật chất của thế giới. 1.3. Nhận thức luận và phương pháp luận Với hoài bão xây dựng một cách nhìn mới về thế giới thật sự khách quan, Bêcơn đồng thời chỉ ra những hạn chế trong khả năng nhận thức của con người, những hạn chế không phải chỉ dẫn đến những sai lầm vụn vặt và nhất thời, mà là những sai lầm nghiêm trọng không thể tránh khỏi của con người trong nhận thức. Ông gọi chúng là các “ngẫu tượng” (Idola theo tiếng cổ Hi Lạp nghĩa là hình ảnh bị xuyên tạc). Để nhận thức chân lí và khắc phục được các ngẫu tượng, thì phải vạch ra cơ chế và bản chất của chúng. Do vậy, Bêcơn coi học thuyết về các ngẫu tượng tựa như phần mở đầu trong nhận thức và phương pháp luận của mình. Việc Ph.Bêcơn đòi hỏi nhận thức sự vật phải hoàn toàn khách quan là hợp lý. Ông nhận xét đúng rằng, con người thường hay chủ quan, duy ý chí trong hoạt động của mình. Nhưng ông lại sai lầm khi phủ nhận hoàn toàn cái chủ quan trong nhận thức. Việc đòi hỏi nhận thức phải "khách quan thuần tuý" của ông là một điều không tưởng, tuy nhiên nó có ý nghĩa tích cực trong việc phê phán các quan niệm thần học chủ quan kinh viện thời đó, vì sự tiến bộ của khoa học. Nhìn chung, trong vấn đề phương pháp luận, Ph.Bêcơn là nhà duy cảm (mặc dù không cực đoan), thiên về sự phát triển khoa học tự nhiên thực nghiệm; là người có công khởi xướng ra tư tưởng cần thiết phải xây dựng một hệ thống phương pháp luận mới, phù hợp với sự phát triển của khoa học thời cận đại. HVTH: TRƯƠNG NGỌC HẢO Trang 8 Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa 1.4. Nhân bản học và quan niệm về tôn giáo Ph.Bêcơn coi con người là sản phẩm cuả tạo hoá, do vậy khoa học về con người cũng là khoa học về tự nhiên. Tiếp thu quan niệm của Arixtốt về con người, Ph.Bêcơn chia linh hồn thành các dạng "linh hồn thực vật", "linh hồn động vật", "linh hồn lý tính". Hai phần đầu thuộc về linh hồn cảm tính, có cả ở thực vật và động vật. Trong con người, linh hồn cảm tính là một dạng chất lỏng, pha loãng trong cơ thể. Linh hồn lý tính có nguồn gốc từ Thượng đế. Đó là một khả năng kì diệu mà chúa đã ban cho con người, mang tính thần thánh. Vì con người có cả hai dạng linh hồn nên con người vừa rất gần với động vật lại vừa có cái gì đó siêu phàm, và do đó, bản chất con người không cho phép con người theo lập trường hoàn toàn vô thần. Con người cần có tôn giáo để vượt qua những lúc con người mềm yếu, bất lực. Tôn giáo mang lại cho con người niềm tin nhưng nhà thờ không được phép dùng các biện pháp chống lại các nhà vô thần, không được cản trở các hoạt động khoa học, nghệ thuật của con người. 2. Chủ nghĩa duy lý – tư biện Chủ nghĩa duy lý – tư biện mà người bảo vệ xuất chúng nhất là Rơnê Đêcáctơ (1596-1654) - nhà triết học, nhà bách khoa toàn thư vĩ đại người Pháp. Ông sinh ra trong một gia đình quý tộc miền Nam nước Pháp. Mồ côi mẹ từ nhỏ, ông được bố cho học ở một trường phổ thông nổi tiếng ở Liaflet. Bất mãn với chương trình học thời đó, ông tuyên bố rằng, kết quả duy nhất trong thời gian học phổ thông là làm cho ông dốt thêm! Ông đặc biệt say mê nghiên cứu về triết học và khoa học tự nhiên. Ông để lại nhiều tác phẩm nổi tiếng như Các quy tắc chỉ đạo lý tính (1630), Thế giới (1633), Các nguyên lý của triết học (1644), Suy diễn về phương pháp (1637-1638). Trong hệ thống triết học, R.Đêcáctơ chúng ta thấy, khởi điểm của phương pháp, cũng như của siêu hình học là niềm tin không bờ bến vào giá trị của những khoa học. Hệ thống triết học ấy được R.Đêcáctơ triển khai theo hai khuynh hướng: HVTH: TRƯƠNG NGỌC HẢO Trang 9 Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS. Bùi Văn Mưa khuynh hướng chịu ảnh hưởng của tư tưởng Giatô giáo và khuynh hướng chịu ảnh hưởng của những phát minh khoa học mới. Có thể chia triết học của ông thành hai bộ phận là siêu hình học và khoa học (vật lý học). Trong siêu hình học, R.Đêcáctơ là nhà nhị nguyên luận ngã về phía duy tâm, nhưng trong khoa học ông lại là nhà duy vật siêu hình máy móc nổi tiếng – siêu hình học. Trong siêu hình học của Đêcáctơ nổi bật bởi những tư tưởng “nghi ngờ phổ biến” 2.1. Quan niệm của R.Đêcactơ về bản chất và vai trò của triết học Trong quan niệm của R.Đêcactơ, triết học theo nghĩa rộng là tổng thể tri thức của con người về nhiều lĩnh vực, theo nghĩa hẹp là siêu hình học, được coi như nền tảng của hệ thống thế giới quan. R.Đêcactơ cho rằng có sự thống nhất hữu cơ giữa các khoa học vì đối tượng chung của chúng là Thượng đế, giới hiện thực và con người như một chỉnh thể thống nhất. Mục đích chung của chúng là khám phá ra chân lý. Toàn bộ thế giới quan khoa học của con người "tương tự như một cái cây, mà bộ rễ của nó là siêu hình học, thân cây là vật lý học, còn toàn bộ các khoa học khác có thể quy thành y học, cơ học và đạo đức học thì như những chiếc cành mọc ra từ thân cây đó” Để xây dựng một thứ triết học mới, ông bắt đầu từ việc phê phán mạnh mẽ các tư tưởng của giáo hội và kinh viện. Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo, R.Đêcactơ đưa lý trí lên hàng đầu trong lý luận nhận thức. R.Đêcactơ cho rằng phải coi lý tính, trí tuệ con người là toà án thẩm định và đánh giá mọi tri thức, quan niệm mà nhân loại đã đạt được, nghi ngờ mọi cái mà thường ngày vẫn cho là đúng. Nghi ngờ là điểm xuất phát của phương pháp khoa học; nghi ngờ là để tìm ra chân lý, đó chỉ là tiền đề chứ không phải kết luận. Sở dĩ R.Đêcactơ coi nghi ngờ là điểm xuất phát là vì, theo ông, không thể nghi ngờ được là chính bản thân chủ thể đang nghi ngờ. Ông viết: Tôi đang hoài nghi sự tồn tại của tất cả, nhưng tôi không thể hoài nghi sự tồn tại của chính mình, vì tôi đang nghi ngờ. Nếu tôi không tồn tại thì làm HVTH: TRƯƠNG NGỌC HẢO Trang 10 [...]... http://www.kilobooks.com/threads/211564 -Ch - nghĩa- duy- l - t - biệnphương-tây-thời-cận-đại -v - những-giá-trị-hạn-chế-của-nó#ixzz2EQDpAkEA http://tuoitrequynhon.com/forum/showthread.php?t=58459 http://www.vientriethoc.com.vn/? vientriet=articles_deltails&id=1110&cat=52&pcat http://diendankienthuc.net/diendan/triet-hoc-phuong-tay/9954-triet-hoc-tayau-thoi-phuc-hung-va-can-dai.html http://www.baomoi.com/Home/KhoaHoc-TuNhien/sgtt.vn/Buoc-vao-thoican-dai/6657884.epi... học tự nhiên và kỹ thuật đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống thần học và chủ nghĩa duy tâm Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm, mà người đại biểu xuất sắc là Ph.Bêcơn và chủ nghĩa duy lý – tư biện, mà R.Đêcactơ là linh hồn đã làm cuộc cách mạng trong các quan hệ xã hội, phá vỡ những chuẩn mực của phong cách tư duy kinh viện, mở đường cho phong cách tư duy sáng tạo... vấn đề của triết học và khoa học Nó thể HVTH: TRƯƠNG NGỌC HẢO Trang 12 Tiểu Luận Triết Học GVHD: TS Bùi Văn Mưa hiện sự trăn trở của ông khi muốn xây dựng một hệ thống triết học và khoa học thực sự trong bối cảnh ảnh hưởng của các thế lực tôn giáo trong xã hội còn đang rất mạnh III So sánh chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý - tư biện 1 Sự tư ng đồng Ph.Bêcơn và R.Đêcáctơ đã tạo ra... pháp luận của triết học R Đêcáctơ Tư tưởng “Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” bộc lộ chủ nghĩa duy tâm chủ quan của R.Đêcáctơ vì ông đã lấy tư tưởng, lấy suy nghĩ của chủ thể làm khởi điểm của sự tồn tạ Dựa vào nguyên lý trên, R.Đêcáctơ đã xây dựng toàn bộ hệ thống siêu hình học của mình Đối với ông, siêu hình học phải là học thuyết chặt chẽ về Thượng đế, về giới tự nhiên và con người, để từ đó rút ra các... lầm và có được niềm tin chắc chắn trong nhận thức R.Đêcáctơ cho rằng, để đạt được chân lý chúng ta cần phải nghi ngờ mọi cái, kể cả cái mà người ta cho là chân lý Ông nhấn mạnh rằng, dù anh nghi ngờ mọi cái nhưng không thể nghi ngờ rằng anh nghi ngờ R.Đêcáctơ nói: ”tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”, và ông cho đó là nguyên lý cơ bản bất di bất dịch Với nguyên tắc nghi ngờ, R.Đêcáctơ đề cao tư duy lý tính và. .. trong lịch sử tư tưởng triết học Tây Âu cận đại Gạt bỏ những đạo lý kinh viện của tôn giáo, Bêcơn và Đêcáctơ phê phán gay gắt chủ nghĩa kinh viện vì nó xa rời cuộc sống, chỉ dựa vào những lập luận tuỳ tiện không có nội dung và chẳng đem lại lợi ích gì cho con người Hai ông đưa lý trí, trí tuệ con người lên vị trí hàng đầu trong lý luận về nhận thức, xem đó là chuẩn mực đánh giá suy nghĩ và hành động... động trung gian, nó khai thác vật liệu từ hoa ngoài vườn và ruộng đồng nhưng sử dụng và biến đổi nó phù hợp với khả năng và chỉ định của mình Công việc đích thực của triết học cũng không khác gì công việc đó” Nếu Ph.Bêcơn cho rằng, cơ sở của chân lý là cảm tính, và để nhận thức đúng đắn cần phải tẩy rửa các ảo tư ng thì R.Đêcáctơ chủ trương rằng cơ sở của chân lý là lý tính, và để nhận thức đúng cần phải... khẳng định, con người được cấu thành từ linh hồn và thể xác Theo quan điểm nhị nguyên luận, ông hoàn toàn tách biệt thể xác và linh hồn, coi chúng có nguồn gốc từ hai thực thể tư duy và quảng tính hoàn toàn tách biệt Ông coi linh hồn con người là một thực thể mà bản chất của nó là tư duy, tồn tại không cần đến và không phụ thuộc vào bất kì một sự vật vật chất nào Linh hồn là bất diệt, nó không bị phân... suy nghĩ, là tư duy Do đó, ông đưa ra nguyên lý: “tôi tư duy, vậy tôi tồn tại” 2.2 Quan niệm về thế giới Trong nghiên cứu về tự nhiên, R.Đêcactơ là một người duy vật, ông cho rằng tất cả các sự vật trong thế giới, kể cả các hành tinh, đều được cấu trúc từ vật chất Tiếp thu những phát kiến của G.Galilê về mặt trăng và một số hành tinh khác, ông chứng minh mọi hành tinh đều được cấu tạo từ vật chất như... và thế giới của chúng ta Nhưng khi bàn về bản nguyên của thế giới, về nguồn gốc của các sự vật, ông lại cho rằng, có hai loại sự vật thuộc hai thực thể khác nhau: thực thể thứ nhất là thực thể tư duy, bao gồm các ý niệm, tư tưởng, tổng số các ý thức cá nhân của con người, sự tư ng đồng giữa chúng Thực thể thứ hai là thực thể quảng tính hay vật chất, bao gồm những vật thể mang tính chất không gian và . nghĩa duy vật kinh nghiệm và chủ nghĩa duy lý - tư biện ………………………………………………………………………….5 II. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý - tư biện …… 6 1. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh ……………………………………. mặt lý luận. II. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và chủ nghĩa duy lý - tư biện 1. Chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh Phranxi Bêcơn (1561 – 1626) là nhà triết học duy vật Anh, người sáng lập chủ. khảo từ internet: http://www.kilobooks.com/threads/211564 -Ch - nghĩa- duy- l - t - biện- phương-tây-thời-cận-đại -v - những-giá-trị-hạn-chế-của-nó#ixzz2EQDpAkEA http://tuoitrequynhon.com/forum/showthread.php?t=58459 http://www.vientriethoc.com.vn/? vientriet=articles_deltails&id=1110&cat=52&pcat http://diendankienthuc.net/diendan/triet-hoc-phuong-tay/9954-triet-hoc-tay- au-thoi-phuc-hung-va-can-dai.html http://www.baomoi.com/Home/KhoaHoc-TuNhien/sgtt.vn/Buoc-vao-thoi- can-dai/6657884.epi HVTH:

Ngày đăng: 13/04/2015, 22:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w