1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TRIẾT HỌC MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC

18 2,3K 42

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 300,5 KB

Nội dung

Nhìn lại lịch sử quá trình hình thành và phát triển của triết học và khoa học đã cho thấy hai lĩnh vực tri thức này luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, đồng thời còn chứng minh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC

- -TIỂU LUẬN MÔN TRIẾT HỌC

Đề tài: MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ

KHOA HỌC

GVHD: Ts Bùi Văn Mưa HVTT: Trịnh Minh Hòa STT: 34

NHÓM: 9 LỚP: Đêm 1

KHÓA: 23

TP.HCM Tháng 12 năm 2014

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Triết học đã trải qua hơn hai nghìn năm phát triển và đã đạt được những thành tựu

to lớn, ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống xã hội loài người Ở mỗi thời, mỗi trường phái triết học có những quan điểm khác nhau về triết học Khoa học cũng vậy, cùng với sự ra đời của triết học thì khoa học cũng phát triển không ngừng, đóng góp vô cùng lớn lao cho cuộc sống hiện đại ngày nay của chúng ta, đặc biệt là trong lĩnh vực khoa học tự nhiên Tuy có những giai đoạn thăng trầm nhưng thế giới của chúng ta luôn có những con người kiệt xuất để giải quyết nhiệm vụ của lịch sử hay nói đúng hơn là làm rõ bản chất của vấn đề, cho chúng ta phương pháp, cái nhìn toàn diện về thế giới chúng ta đang sống

Có nhiều quan điểm cho rằng triết học là khoa học của mọi khoa học; hoặc có quan điểm không đồng nhất giữa triết học và khoa học; hoặc quan điểm trung hòa, tức là chấp nhận triết học vừa là khoa học vừa không phải là khoa học Nhưng mối quan hệ giữa chúng thì không thể phủ nhận được Nhìn lại lịch sử quá trình hình thành và phát triển của triết học và khoa học đã cho thấy hai lĩnh vực tri thức này luôn luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, đồng thời còn chứng minh rằng triết học tìm thấy ở khoa học (mà chủ yếu là khoa học tự nhiên, vì khoa học xã hội ít nhiều còn ảnh hưởng quan điểm duy tâm nên sự ảnh hưởng của nó khó kiểm nghiệm được, ví như phong thủy học…) những cơ sở khoa học vững chắc để khái quát lên những nguyên lý, quy luật chung nhất của mình, còn khoa học lại tìm thấy trong triết học duy vật biện chứng thế giới quan, duy vật lịch sử,… phương pháp luận đúng đắn, sắc bén để đi sâu nghiên cứu giới tự nhiên, xã hội, con người

Vì thế, bài viết này sẽ cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về mối liên hệ giữa triết học và khoa học, đồng thời sẽ vạch ra những luận điểm để minh chứng cho sự tồn tại song song không thể thiếu giữa hai lĩnh vực này Qua đó sẽ làm rõ vai trò của triết học đối với khoa học và ngược lại, mà trọng tâm là mối quan hệ giữa triết học và khoa học

tự nhiên

Vấn đề này tuy không có gì mới mẻ, nhưng do hạn chế về tài liệu và trong nước cũng chưa có nhiều tài liệu đi sâu nghiên cứu về triết học và các ngành khoa học cụ

Trang 3

thể cho nên bài viết khó tránh những sai sót, mặc dù em đã rất cố gắng trong điều kiện

và thời gian cho phép Mong thầy và các bạn góp ý để bài viết được tốt hơn

NỘI DUNG

I KHÁI NIỆM VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC

1 Triết học là gì? Đối tượng nghiên cứu của nó

Sau hơn 2500 tồn tại và phát triển của triết học, khái niệm triết học được hiểu không như nhau, đối tượng nghiên cứu của nó cũng thay đổi khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử Bên cạnh những hiểu biết mang tính truyền thống khá giống nhau còn có những cách hiểu phi truyên thống rất khác nhau, thậm chí đối lập nhau

Đối tượng nghiên cứu của triết học được chia làm bốn thời kỳ chính được nêu vắn tắt như sau:

- Thời Cổ đại:

+ Trung Quốc: triết học là sự truy tìm bản chất, là sự thấu hiểu căn nguyên của sự vật,

sự việc

+ Ấn Độ: triết học là con đường suy ngẫm dẫn dắt đến lẽ phải, đến những chân lý

siêu nhiên (darshana).

+ Hi Lạp: triết học là sự ham hiểu biết, yêu thích sự thông thái (philosophia) Triết

học như “Người mẹ” của các ngành khoa học

Như vậy, quan niệm truyền thống dù là ở phương Tây hay phương Đông đều coi triết học là đỉnh cao của lý trí hay nói đúng hơn nó là môn học về lý trí, giúp con người nâng cao và sử dụng lý trí một cách hiệu quả để hiểu thấu bản chất của vạn vật và hành động đúng đắn trong thế giới

- Thời Trung cổ:

+ Xuất hiện các triết lý của các cha cố về niềm tin tôn giáo

+ Xây dựng các triết học kinh viện phục vụ cho thần học của Nhà thờ

Như thế, vào thời kỳ này bằng những tín ngưỡng giáo điều, triết học dường như đánh mất bản chất đúng đắn của mình, nói đúng hơn đây là thời kỳ mà lý trí bị hạ thấp nhường chỗ cho lòng tin, thủ tiêu khoa học, mà trước hết là khoa học tự nhiên để rộng đường phát triển thần học

- Thời Phục hưng – Cận đại:

Trang 4

+ Khôi phục quan niệm coi triết học như “Người mẹ” của các ngành khoa học.

+ Xây dựng quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoa học”

Vào thời kỳ này, do đáp ứng được nhu cầu của thời đại nên chủ nghĩa duy vật sớm hồi phục và nhanh chóng phát triển Vì vậy, quan niệm coi triết học như “ Người mẹ” của các ngành khoa học xuất hiện vào thời cổ đại, bị quên lãng vào thời trung cổ nay được khôi phục và phát triển mạnh mẽ

- Thời hiện đại

+ Khủng hoảng quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoa học” dẫn đến hệ quả tất yếu là phải xây dựng “triết học của khoa học” và các dòng triết học khác + Giữa thế kỷ XIX đến đầu thể kỷ XX triết học Mác ra đời, nghiên cứu những quy luật chung nhất của thế giới và đoạn tuyệt hẳn với quan niệm coi triết học là “khoa học của các khoa học”

+ Trong những thập niên của thế kỷ XX xuất hiện những trào lưu triết học khác nhau hướng đến giải quyết những vấn đề không giống nhau

Nhận xét: trong các thời đại lịch sử khác nhau nổi lên các vấn đề thời đại khác nhau

và chúng được giải quyết bởi các giai cấp, tầng lớp không như nhau, do vậy đã tạo nên đối tượng nghiên cứu của triết học khác nhau Tuy nhiên, dù quan điểm thế nào thì nó vẫn có điểm chung Đó là, tất cả các hệ thống triết học là hệ thống tri thức có tính trừu tượng và tính khái quát cao, xem xét thế giới trong tính chỉnh thể của nó, cố tìm ra nền tảng, bản chất chung chi phối vạn vật trong thế giới chỉnh thể Do đó, ta có thể xem

triết học như: là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về bản thân con người và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó Triết học thể hiện dưới dạng một hệ thống các phạm trù, do các nhà tư tưởng xây dựng nên nhằm giải quyết những vấn đề do thời đại đặt ra, dựa trên lợi ích của một giai cấp/tầng lớp nào đó nhất định

2 Chức năng của triết học.

Triết học có rất nhiều chức năng khác nhau, chẳng hạn như: chức năng nhận thức, chức năng đánh giá, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng đạo đức, nhưng cơ bản và quan trọng nhất chính là chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp luận

Chức năng thế giới quan.

Trang 5

Triết học là hệ thống lý luận chung nhất về thế giới, là hạt nhân lý luận của thế giới quan Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm, quan niệm của con người (sống ở một thời đại nào đó, thuộc về một giai tầng nào đó) về thế giới xung quanh, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó Nó được hình thành, phát triển trong quá trình sinh sống, thế giới quan giúp con người nhận thức thế giới xung quanh, tự nhận thức bản thân mình, từ đó xác định thái độ, cách thức hoạt động và sinh sống của mình

Thế giới quan thống nhất trong mình vũ trụ quan, ý thức hệ và nhân sinh quan của con người; trãi rộng trên các cấp độ và phương diện nhận thức Giúp con người có cái nhìn toàn diện về thế giới, về vũ trụ, về các vấn đề xã hội, giai cấp, đến những vấn đề mang tính trừu tượng khá cao như hạnh phúc-khổ đau, sự sống-cái chết, số phận,… Chủ nghĩa duy vật (CNDV) và chủ nghĩa duy tâm (CNDT) là cơ sở lý luận của hai thế giới quan cơ bản đối lập nhau: thế giới quan duy vật, khoa học và thế giới quan duy tâm, tôn giáo CNDV là thế giới quan của giai cấp, lực lượng xã hội tiến bộ, cách mạng, góp phần tích cực váo cuộc đấu tranh vì tiến bộ xã hội Trong khi đó, CNDT được sử dụng làm công cụ biện hộ về lý luận cho giai cấp thống trị lỗi thời, lạc hậu, phản động

Chức năng phương pháp luận.

Phương pháp luận là học thuyết (lý luận) về phương pháp, là hệ thống các quan điểm, các nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận dụng các phương pháp trong nhận thức và thực tiễn

Dựa theo phạm vi áp dụng, phương pháp luận (PPL) được chia thành: PPL bộ môn (PPL của khoa học chuyên ngành giúp giải quyết các vấn đề cụ thể của từng ngành khoa học), PPL chung ( PPL của khoa học liên ngành giúp giải quyết các vấn đề chung của một nhóm ngành khoa học), PPL phổ biến ( PPL triết học – cơ sở để xây dựng PPL bộ môn và PPL chung) Theo đó, triết học là là phương pháp luận phổ biến, tức là nó xây dựng các phương pháp chung nhất hướng dẫn hoạt động nhận thức (lý giải thế giới) và hoạt động thực tiễn (cải tạo thế giới), mà trong đó phép biện chứng duy vật làm nòng cốt

Sự thống nhất giữa chủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật trong triết học Mác ra đời như một tất yếu của lịch sử, nó soi rọi những khoảng tối mà khoa

Trang 6

học đã rơi vào và chưa thấy đường ra, vì thế mà nó đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận thật sự khoa học trong nhận thức và thực tiễn hiện nay nói chung và khoa học nói riêng

II KHÁI NIỆM VỀ KHOA HỌC VÀ PHÂN LOẠI CƠ BẢN.

1 Khái niệm:

Khoa học là quá trình nghiên cứu nhằm khám phá ra những kiến thức mới, học thuyết mới, định luật mới,…về tự nhiên và xã hội Những kiến thức, học thuyết hay định luật mới này chưa từng có hoặc đã có rồi nhưng chúng tốt hơn, phản ánh đúng và toàn diện hơn, có thể thay thế dần những cái cũ, không còn phù hợp

Như thế, khoa học bao gồm một hệ thống tri thức về quy luật vật chất và sự vận động của vật chất, những quy luật của tự nhiên, xã hội và tư duy Hệ thống tri thức này hình thành trong lịch sử và không ngừng phát triển dựa trên cơ sở thực tiễn xã hội

Do đó, tri thức khoa học không chỉ là sự phản ánh thế giới hiện thực, mà còn được kiểm nghiệm qua thực tiễn Hệ thống tri thức bao gồm hai hệ thống: tri thức kinh nghiệm và tri tức khoa học

- Tri thức kinh nghiệm: là những hiểu biết được tích lũy qua hoạt động sống hàng ngày trong mối quan hệ giữa con người với con người và giữa con người với thiên nhiên Quá trình này giúp con người hiểu biết về sự vật, về cách quản lý thiên nhiên

và hình thành mối quan hệ giữa những con người trong xã hội Tri thức kinh nghiệm được con người không ngừng sử dụng và phát triển trong hoạt động thực tế Tuy nhiên, tri thức kinh nghiệm chưa thật sự đi sâu vào bản chất, chưa thấy được hết các thuộc tính của sự vật và mối quan hệ bên trong giữa sự vật và con người Vì vậy, tri thức kinh nghiệm chỉ phát triển đến một hiểu biết giới hạn nhất định, nhưng tri thức kinh nghiệm là cơ sở cho sự hình thành tri thức khoa học

- Tri thức khoa học: là những hiểu biết được tích lũy một cách có hệ thống nhờ hoạt động nghiên cứu khoa học Không giống như tri thức kinh nghiệm, tri thức khoa học dựa trên kết quả quan sát, thu thập được qua những thí nghiệm và qua các sự kiện xảy

ra ngẫu nhiên trong hoạt động xã hội, trong tự nhiên Tri thức khoa học được tổ chức trong khuôn khổ các ngành và bộ môn khoa học như : triết học, sử học, kinh tế học, chính trị học, toán học, vật lý học,…

2 Phân loại cơ bản.

Trang 7

Các lĩnh vực khoa học thường được chia thành hai nhóm chính: khoa học tự nhiên, nghiên cứu các hiện tượng tự nhiên (chủ yếu là vật lý học, hóa học, sinh học, thiên văn…) và khoa học xã hội, nghiên cứu hành vi con người và xã hội ( bao gồm những lĩnh vực như tâm lý học, nhân chủng học, xã hội học, kinh tế học, lịch sử…) Những nhóm chính là khoa học thực nghiệm, trong đó kiến thức phải được dựa trên những hiện tượng quan sát được và có khả năng được thử nghiệm để kiểm nghiệm tính đúng đắn của nó bởi các nhà nghiên cứu khác nhau làm việc trong cùng điều kiện Ngoài ra còn có các ngành liên quan được nhóm lại thành các khoa học liên ngành và khoa học ứng dụng, chẳng hạn như khoa học kỹ thuật và khoa học sức khỏe Các thể loại khoa học này có thể bao gồm các yếu tố của các ngành khoa học khác nhưng thường có thuật ngữ và cơ quan chuyên môn riêng ( như các ngành Hóa-Sinh, Hóa-Lý, Cơ-Điện

Tử, Toán-Cơ, Toán-Tin…)

III MỐI QUAN HỆ GIỮA TRIẾT HỌC VÀ KHOA HỌC.

1 Triết học và khoa học trước Mác.

Chúng ta đều biết triết học Mác ngày nay đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận trong nhận thức và thực tiễn, mặt khác nó ra đời như một tất yếu lịch sử để tổng kết và phát triển tri thức nhân loại nói chung, đồng thời tổng kết, đánh giá và vạch ra phương hướng cho quá trình nghiên cứu khoa học cụ thể nói riêng Do đó, đứng trên lập trường CNDV và phép biện chứng duy vật chúng ta sẽ xem xét, đánh giá mối quan hệ giữa triết học và khoa học qua các thời kỳ, và do triết học phương Tây ảnh hưởng lớn nhất đến sự thay đổi của khoa học nên ta chủ yếu lấy bối cảnh phương Tây để phân tích

 Vào thời cổ đại: Triết học bao hàm trong nó tri thức về tất cả các lĩnh vực, các nhà triết học đồng thời cũng là các nhà khoa học Thời kỳ này, trong xã hội chiếm hữu

nô lệ, khoa học chưa có khái niệm cụ thể, điều kiện lịch sử thời kỳ này còn sơ khai, thiếu thốn cho nên các nhà triết học thời kỳ này chủ yếu đi lý giải thế giới tự nhiên chủ yếu theo trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học Tuy nhiên, nếu xét theo tính thời đại thì thời kỳ này xem triết học là “ Người mẹ” của các ngành khoa học thì có thể chấp nhận được, biết rằng ngày nay thì nó bị đoạn tuyệt hoàn toàn bởi triết học Mác Triết học thời kỳ này đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ,

nó không chỉ gắn liền với sự hình thành và phát triển tư duy lý luận nói chung mà còn

Trang 8

đặt nền móng cho sự phát triển về sau cho chính mình và cho các ngành khoa học (cả khoa học tự nhiên và xã hội) Nổi bật nhất trong thời kỳ kỳ này là phép biện chứng chất phát, là mầm mống cho tư duy biện chứng, tuy nhiên nó còn ngây thơ, chất phác

vì nó chưa có phạm trù, nguyên lý, quy luật Mặc dù phương pháp biện chứng này đã cho thấy sự liên hệ, sự vận động, sự phát triển của sự vật nhưng chưa làm rõ, cái gì đang liên hệ cũng như những quy luật nội tại của sự vận động và phát triển, tại sao sự vật lại phát triển, khoa học bước đầu cũng chỉ đi lý giải thế giới thông qua tư duy cảm tính, và vì thế mà triết học và khoa học được xem như nhau và được gọi chung là triết học tự nhiên (là hình thức cơ bản của CNDV thời Cổ đại) Triết học thời Cổ đại được Ph.Ăngghen nhận xét: “Trước nhất chúng ta thấy một bức tranh về sự chằng chịt vô tận của những mối liên hệ và những sự tác động qua lại trong đó không có cái gì là đứng nguyên, không thay đồi mà tất cả đều vận động, biến đổi, phát sinh và mất đi” Tiêu biểu cho thời kỳ này có: trường phái Milê (coi bản chất duy nhất, bản nguyên của thế giới là một vật thể xác định); trường phái thể hiện rõ tư tưởng biện chứng chất phác là trường phái Hêraclít (xem xét sự vật trong mối liên hệ, trong sự vận động, phát triển để nhận thức được lôgốt của sự vật); trường phái nguyên tử luận Lơxíp-Đêmôcrít, trong đó Đêmôcrít là nhà triết học duy vật vĩ đại nhất của dòng triết học Hy Lạp cổ đại (thừa nhận tính tất nhiên và ngẫu nhiên chi phối vạn vật trong thế giới)

 Thời Trung đại: triết học phương Tây thời kỳ này là triết học thần học, bởi vì xã hội lúc này bị thống trị bởi Nhà thờ thiên chúa giáo, không những về mặt kinh tế mà

cả về chính trị, tinh thần và cùng với chế độ phong kiến thì Thiên chúa giáo được coi như là công cụ để duy trì quyền lực cho giai cấp thống trị (chúa đất hay các lãnh chúa phong kiến) Vì thế, thế giới quan thần học bao trùm lên mọi lĩnh vực của đời sống Như vậy, thay vì tiếp tục phát triển trên trường phái duy vật tuy còn sơ khai nhưng chứa trong mình điều đúng đắng thì con người lại rơi vào duy tâm thần thánh, mà đã duy tâm thần thánh thì lý trí con người chỉ mê muội trong niềm tin tôn giáo, xa rời hiện thực Khoa học cũng không thoát khỏi tư tưởng thần học, vì thế khoa học vào thời này cũng không có bước phát triển gì gọi là đặc sắc, cơ bản là những sáng chế phục vụ cho cuộc đấu tranh tranh giành địa vị, lãnh thổ, thuộc địa như thuốc súng, la bàn, máy in; những tri thức mới không thể chống lại thế lực Nhà thờ thiên chúa giáo, cho nên khoa học thực sự không ảnh hưởng nhiều đến triết học Tuy nhiên, nếu vẫn

Trang 9

tồn tại khoa học thì bản tính thế giới vẫn luôn là câu hỏi không bao giờ dừng Triết học thời trung đại được coi là một bước lùi so với thời cổ đại và khoa học cũng không thể phát triển nếu bản chất của sự vật, hiện tượng không được hiểu đúng khi bị chi phối bởi kinh viện, giáo điều Tiêu biểu cho thời kỳ này có Rôgiê Bêcơn (cuối thời trung đại): đề xướng khoa học thực nghiệm và triết học mới phải là siêu hình học, và nhiều trường phái khác chống lại triết học kinh viện nhưng không thành công nhưng

tư tưởng của ông vẫn còn ảnh hưởng đến các thời kỳ sau Và vào gần cuối thời trung đại thì khoa học bắt đầu manh nha phát triển, báo hiệu thời kỳ sụp đổ của triết học kinh viện, giáo điều, hữu thần

 Thời Phục hưng - cận đại: Nói chung, đây là thời kỳ mà khoa học bắt đầu phát triển mạnh mẽ, mà trước hết là khoa học tự nhiên, nó hình thành dần trong lòng triết học tự nhiên dưới sự thúc đẩy trực tiếp của thực tiễn sản xuất tư bản chủ nghĩa vừa mới ra đời Một số ngành khoa học tự nhiên đi tiên phong như cơ học, toán học tách ra khỏi triết học tự nhiên Cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX, quá trình này diễn ra mạnh mẽ làm ra đời nhiều ngành khoa học tự nhiên có đối tượng, phương pháp nghiên cứu và hình thức diễn đạt riêng, trong đó phương pháp thực nghiệm và hình thức diễn đạt toán học chiếm ưu thế Các ngành khoa học mới được xây dựng trên những nền tảng kinh nghiệm, tích lũy nhiều tri thức, xác lập dần những cơ sở lý luận chặt chẽ, và được khái quát bằng công thức toán học chính xác

Trong thời đại Phục hưng, các nhà tư tưởng tư sản đã bênh vực triết học duy vật, vận dụng nó để chống lại chủ nghĩa kinh viện và thần học thời Trung đại Cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật chống chủ nghĩa duy tâm thường được biểu hiện dưới hình thức đặc thù là khoa học chống tôn giáo, tri thức thực nghiệm đối lập với những lập luận kinh viện Cuối cùng, sự chuyên chính của giáo hội và sự thống trị của chủ nghĩa kinh viện Trung đại đã không ngăn được sự phát triển bước đầu của khoa học thực nghiệm và triết học duy vật – tiền đề cho những thành tựu mới và những đặc điểm mới của triết học trong các thế kỷ tiếp theo

Thời kỳ cận đại là thời kỳ phát triển rực rỡ của Tây Âu trên tất cả các mặt của đời sống xã hội Đó là sự phát triển tiếp tục của chủ nghĩa tư bản, của khoa học và tư tưởng, trong đó có chủ nghĩa duy vật triết học, nhưng với những đặc điểm mới Khác với thời kì Phục hưng, thời cận đại (thế kỷ XVII-XVIII) ở các nước Tây Âu là thời kỳ

Trang 10

giai cấp tư sản đã giành được thắng lợi về chính trị trước giai cấp phong kiến Ba cuộc cách mạng tư sản lớn đã nổ ra và thành công: Cách mạng tư sản Hà Lan cuối thế kỷ XVI ; Cách mạng tư sản Anh (1642-1648); Cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) Đây cũng là thời kỳ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được xác lập và trở thành phương thức sản xuất thống trị Tây Âu Nó tạo đã tạo ra những vận hội mới cho khoa học, kĩ thuật phát triển mà trước hết là khoa học tự nhiên, trong đó cơ học đã đạt tới trình độ là cơ sở cổ điển Đặc điểm của khoa học tự nhiên thời kì này là khoa học tự nhiên – thực nghiệm Đặc trưng ấy tất yếu dẫn đến thói quen nhìn nhận đối tượng nhận thức trong sự trừu tượng tách rời, cô lập, không vận động, không phát triển, nếu

có nói đến vận động thì chủ yếu là vận động cơ giới, máy móc Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho triết học duy vật thời kỳ này mang nặng tính máy móc siêu hình Chính những điều kiện kinh tế – chính trị và khoa học tự nhiên thời cận đại đã quy định những đặc trưng về mặt triết học thời kỳ này:

Thứ nhất, đây là thời kỳ thắng lợi của chủ nghĩa duy vật đối với chủ nghĩa duy tâm, của những tư tưởng vô thần đối với hữu thần luận

Thứ hai, chủ nghĩa duy vật thời kỳ này mang hình thức của chủ nghĩa duy vật siêu hình, máy móc Phương pháp siêu hình thống trị, phổ biến trong lĩnh vực tư duy triết học và khoa học

Thứ ba, đây là thời kỳ xuất hiện những quan điểm triết học tiến bộ về lĩnh vực xã hội, nhưng nhìn chung vẫn chưa thoát khỏi quan điểm duy tâm trong việc giải thích xã hội và lịch sử

Những đặc điểm ấy thể hiện rõ nét trong quan niệm của một số triết gia, điển hình như B.Xpinôda, Ph.Bêcơn T.Hôpxơ, R.Đêcactơ, G.Lamettri, Đ.Điđơrô, P.Hônbách, G.G.Rutxô

Thứ tư, trước sự phát triển mạnh mẽ của tư tưởng duy vật vô thần của thời cận đại, chủ nghĩa duy tâm và thần học buộc phải có những cải cách nhất định Nhu cầu ấy được phản ánh đặc biệt trong triết học duy tâm chủ quan của nhà triết học thần học người Anh G.Beccơli

Thứ năm, vào cuối thời cận đại chủ nghĩa duy vật siêu hình – máy móc lại bộc lộ những nhược điểm yếu kém của mình trong quá trình phát triển tư duy lý luận, theo đó quan điểm triết học là “ khoa học của mọi khoa học” không còn phù hợp nữa, vì vậy

Ngày đăng: 13/04/2015, 22:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w