MỤC TIÊU 1) Nêu được các thành tố chính của chiến lược phòng chống thảm họa các cấp (trung ương, địa phương), bao gồm kế hoạch hướng dẫn đáp ứng với thảm họa và kế hoạch thực hiện các chiến lược đó 2) Biết được hệ thống quản lý thảm họa tại địa phương và các chiến lược được sử dụng để đo lường và khả năng đáp ứng thảm họa tại địa phương. NỘI DUNG 1) Chiến lược phòng chống thảm họa các cấp (trung ương, địa phương), kế hoạch hướng dẫn đáp ứng với thảm họa và kế hoạch thực hiện các chiến lược đó Diễn biến thiên tai trong vài thập kỷ gần đây cho thấy nước ta hàng năm luôn phải chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và có xu hướng xảy ra ngày càng gia tăng về số lượng và cường độ và không tuân theo quy luật. Năm 1994 Chính phủ đã xây dựng “ Chiến lược và kế hoạch hành động phòng, chống và giảm nhẹ thủy tai ở Việt Nam” dưới sự chủ trì cuả Bộ Thủy lợi (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT với sự phối hợp của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP). Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội cuả đất nước, ngoài việc đẩy nhanh tốc độ phát triển còn đòi hỏi phát triển bền vững, vì vậy cần thiết phải có một Chiến lược Quốc gia toàn diện về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và định hướng cho các năm tiếp theo. Chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia lần thứ hai này không chỉ tập trung vào quản lí các thảm họa bão và lũ lụt mà còn chú trọng đến các thảm họa khác như lụt, hạn hán, sa mạc hóa, sóng bão, tai nạn công nghiệp, động đất… .Đây là tài liệu rất quan trọng về chính sách quản lý thảm họa của chính phủ Việt Nam, chỉ dẫn các cơ quan chính phủ, các tổ chức, ban ngành trong việc xây dựng và thức hiện các kế hoạch thảm họa phù hợp với các chính sách của Chính phủ. Trên cơ sở kế thừa nội dung của Chiến lược và kế hoạch hành động phòng, chống và giảm nhẹ thủy tai ở Việt Nam lần thứ nhất năm 1994, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã chủ trì phối hợp với UNDP và một số cơ quan liên quan, tổ chức xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động Quốc gia Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai bao gồm những nội dung sau: 1. Đánh giá bản “ Chiến lược và kế hoạch hành động phòng, chống và giảm nhẹ thủy tai ở Việt Nam” lần thứ nhất năm 1994. 2. Tổ chức nghiên cứu và tham khảo các nghiên cứu trước đây đã thực hiện về thiên tai. 3. Tổ chức nghiên cứu và tham khảo về thiên tai theo từng chuyên đề: Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, quản lý trong và ngoài Bộ Nông nghiệp và PTNT tiến hành nghiên cứu 12 chuyên đề: Lũ lụt, Úng ngập, Lũ quét, Bão, Hạn hán và Sa mạc hoá, Nước dâng do bão, Xâm nhập mặn, Cháy rừng, Trượt lở, Tố lốc, Sự cố công nghiệp và Môi trường, Hồ chứa để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng Chiến lược. 4. Tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản từ các Bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia đối với các dự thảo báo cáo chiến lược. 5. Tổ chức Hội thảo tại 3 khu vực : Bắc, Trung, Nam và 5 cuộc Hội thảo tư vấn cấp Quốc gia và Quốc tế , 1 cuộc họp đánh giá và nghiệm thu kết quả 12 chuyên đề nghiên cứu về thiên tai. Các cuộc họp, hội thảo có sự tham gia của các nhà quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia cuả các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu , các Trường Đại học và các địa phương. Các ý kiến thảo luận và các văn bản tham gia , góp ý đã được nghiên cứu, tổng hợp và bổ sung , hoàn thiện trong quá trình xây dựng Chiên lược.
Trang 1Chuẩn bị đối phó trước thảm họa
ThS Trần Quỳnh Anh, PGS.TS Ngô Văn Toàn
Bộ môn Sức khỏe Môi trường - ĐHYHN MỤC TIÊU
1) Nêu được các thành tố chính của chiến lược phòng chống thảm họa các cấp (trung ương, địa phương), bao gồm kế hoạch hướng dẫn đáp ứng với thảm họa
và kế hoạch thực hiện các chiến lược đó
2) Biết được hệ thống quản lý thảm họa tại địa phương và các chiến lược được sử dụng để đo lường và khả năng đáp ứng thảm họa tại địa phương
NỘI DUNG
1) Chiến lược phòng chống thảm họa các cấp (trung ương, địa phương), kế hoạch hướng dẫn đáp ứng với thảm họa và kế hoạch thực hiện các chiến lược đó
Diễn biến thiên tai trong vài thập kỷ gần đây cho thấy nước ta hàng năm luôn phải chịu ảnh hưởng nặng nề của thiên tai và có xu hướng xảy ra ngày càng gia tăng về số lượng và cường độ và không tuân theo quy luật
Năm 1994 Chính phủ đã xây dựng “ Chiến lược và kế hoạch hành động phòng, chống và giảm nhẹ thủy tai ở Việt Nam” dưới sự chủ trì cuả Bộ Thủy lợi (cũ) nay là Bộ Nông nghiệp và PTNT với sự phối hợp của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP)
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội cuả đất nước, ngoài việc đẩy nhanh tốc độ phát triển còn đòi hỏi phát triển bền vững, vì vậy cần thiết phải có một Chiến lược Quốc gia toàn diện về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 và định hướng cho các năm tiếp theo Chiến lược và kế hoạch hành
Trang 2động quốc gia lần thứ hai này không chỉ tập trung vào quản lí các thảm họa bão và
lũ lụt mà còn chú trọng đến các thảm họa khác như lụt, hạn hán, sa mạc hóa, sóng bão, tai nạn công nghiệp, động đất… Đây là tài liệu rất quan trọng về chính sách quản lý thảm họa của chính phủ Việt Nam, chỉ dẫn các cơ quan chính phủ, các tổ chức, ban ngành trong việc xây dựng và thức hiện các kế hoạch thảm họa phù hợp với các chính sách của Chính phủ
Trên cơ sở kế thừa nội dung của Chiến lược và kế hoạch hành động phòng, chống và giảm nhẹ thủy tai ở Việt Nam lần thứ nhất năm 1994, Bộ Nông nghiệp
và PTNT đã chủ trì phối hợp với UNDP và một số cơ quan liên quan, tổ chức xây dựng Chiến lược và Kế hoạch hành động Quốc gia Phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai bao gồm những nội dung sau:
1 Đánh giá bản “ Chiến lược và kế hoạch hành động phòng, chống và giảm nhẹ thủy tai ở Việt Nam” lần thứ nhất năm 1994
2 Tổ chức nghiên cứu và tham khảo các nghiên cứu trước đây đã thực hiện về thiên tai
3 Tổ chức nghiên cứu và tham khảo về thiên tai theo từng chuyên đề: Phối hợp với các cơ quan nghiên cứu, quản lý trong và ngoài Bộ Nông nghiệp và PTNT tiến hành nghiên cứu 12 chuyên đề: Lũ lụt, Úng ngập, Lũ quét, Bão, Hạn hán và Sa mạc hoá, Nước dâng do bão, Xâm nhập mặn, Cháy rừng, Trượt lở, Tố lốc, Sự cố công nghiệp và Môi trường, Hồ chứa để làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng Chiến lược
4 Tổ chức lấy ý kiến bằng văn bản từ các Bộ, ngành, địa phương và các chuyên gia đối với các dự thảo báo cáo chiến lược
5 Tổ chức Hội thảo tại 3 khu vực : Bắc, Trung, Nam và 5 cuộc Hội thảo tư vấn cấp Quốc gia và Quốc tế , 1 cuộc họp đánh giá và nghiệm thu kết quả 12 chuyên
đề nghiên cứu về thiên tai Các cuộc họp, hội thảo có sự tham gia của các nhà
Trang 3quản lý, nhà khoa học, các chuyên gia cuả các Bộ, ngành, Viện nghiên cứu , các Trường Đại học và các địa phương Các ý kiến thảo luận và các văn bản tham gia , góp ý đã được nghiên cứu, tổng hợp và bổ sung , hoàn thiện trong quá trình xây dựng Chiên lược
Các nguyên tắc xây dựng Chiến lược:
1 Nhận dạng các loại thiên tai, đánh giá mức độ rủi ro tổn thất do từng loại thiên tai gây ra đối với từng vùng để xây dựng các chính sách và biện pháp thích hợp, có hiệu quả
2 Coi trọng biện pháp phòng ngừa và công tác dự báo, cảnh báo
3 Phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai là trách nhiệm cuả các cấp, các ngành, đoàn thể và của toàn xã hội
4 Các giải pháp phòng, tránh và giảm nhẹ rủi ro cuả thiên tai phải hài hoà giữa lợi ích chung, lâu dài với những lợi ích riêng cuả từng ngành, từng vùng
5 Các giải pháp giảm nhẹ rủi ro đối với mỗi loại thiên tai không mâu thuẫn hoặc không làm phát sinh đối với các thiên tai khác
6 Các giải pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai phải phù hợp với nguồn lực , trình độ phát triển, đặc điểm địa lý, dân sinh, mức độ tổn thất và nguyện vọng của cộng đồng
7 Các giải pháp giảm nhẹ rủi ro thiên tai phải tương thích với các giải pháp bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên để phát triển bền vững và bảo tồn giá trị văn hoá, dân tộc
8 Xây dựng và tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa các vùng, quan hệ giữa quốc gia và quốc tế
Trang 4Dưới đây là mục tiêu của “Chiến lược và kế hoạch hành động quốc gia nhằm giảm nhẹ thiệt hại và quản lí thảm họa lần thứ 2, giai đoạn 2001-2020”
Mục tiêu chung:
Huy động mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả công tác PC&GNTT nhằm giảm đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, góp phần quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước
Mục tiêu cụ thể (9 mục tiêu)
- Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo
- Đảm bảo quy hoạch phát triển, quy chuẩn xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với tiêu chuẩn PC&GNTT
- Đảm bảo 100% cán bộ làm công tác GNTT được tập huấn nâng cao năng lực; 70% số dân các xã, phường vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về PC&GNTT
- Hoàn thành việc di dời, sắp xếp và ổn định đời sống nhân dân vùng thường xuyên xảy ra thiên tai theo quy hoạch được duyệt
- Phối hợp chặt chẽ với lực lượng TKCN để chủ động đối phó
- Đảm bảo an toàn hệ thống đê điều từ Hà Tĩnh trở ra; Nâng cao khả năng, mức chống lũ của đê miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ; Củng cố nâng cấp đê biển
- Đảm bảo an toàn các hồ chứa
- Hoàn thành 100% việc xây dựng khu neo đậu tàu thuyền
- Hoàn thiện hệ thống thông tin liên lạc
Chiến lược phòng chống và giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào tháng 11 năm 2007 Chiến lược này gồm 5 phần: (i) Quan điểm; (ii) Mục tiêu; (iii) Nhiệm vụ và giải pháp; (iv) Kế hoạch hành động và (v) Đánh giá thực hiện chiến lược Chi tiết toàn bộ văn bản này có thể xem trên trang web của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương (ccfsc.org.vn)
Trang 52) Hệ thống quản lý thảm họa tại địa phương và các chiến lược được sử dụng
để đo lường và khả năng đáp ứng thảm họa tại địa phương
Cấu trúc hành chính của Việt Nam chia làm 4 cấp: Quốc gia/Trung ương, Tỉnh/Thành phố, Quận/ Huyện và Phường/ Xã Dựa trên cấu trúc hành chính này,
hệ thống quản lí thảm họa nói chung ở Việt Nam gồm cả 4 cấp: Trung ương, Tỉnh/ Thành phố, Quận/ Huyện và Phường/ Xã Cơ cấu quản lí thảm họa ở mỗi cấp được tóm tắt trong hình 1 dưới đây:
Hình 1: Sơ đồ tổ chức của Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương
Trang 6Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão Trung ương ( CCFSC) là một Ban gồm nhiều ngành là cơ quan đầu não thiết lập các chính sách quốc gia trong hệ thống quản lí thảm họa Bộ trưởng Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn làm Trưởng
ban Ban chỉ đạo PCLBTW là cơ quan giúp Chính phủ ( tại Điều 2 Quyết định số 96QĐ/ PCLBTƯ ngày 31/7/2001 cuả Bộ trưởng- Trưởng Ban chỉ đạo PCLBTW ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động cuả Ban chỉ đạo PCLBTW) chỉ đạo chiến
lược phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai ở Việt Nam; chỉ đạo thực hiện công tác thực hiện công tác phòng chống và khắc phục hậu quả lụt bão trên phạm vi toàn quốc và chỉ đạo, đôn đốc các địa phương, các cơ quan Nhà nước , tổ chức kinh tế,
tổ chức xã hội , đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân chủ động và tích cực thực hiện Pháp lệnh về PCLB Phó Trưởng Ban là Phó Văn Phòng Chính phủ và Phó Tổng tham mưu trưởng thuộc Bộ Quốc phòng và Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT Thành viên của Ủy ban gồm có các Thứ trưởng của các bộ liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Công an, Bộ xây dựng , Bộ Thông tin và truyền thông… Ngoài ra còn có tổ chức xã hội như: Hội chữ thập đỏ, Mặt trận Tổ quốc VN , Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và các cơ quan thông tin và truyền thông: Đài Tiếng nói Việt nam, Đài Truyền hình Việt Nam Ban này có trách nhiệm lãnh đạo và điều phối mọi hoạt động quản lí thảm họa ở cấp quốc gia Dưới Ban này, mỗi Bộ, ngành lại thành lập một Ban chỉ huy PCLB phụ trách các vấn đề về PCLB cuả Bộ, ngành mình
Trang 7Hình 2: Sơ đồ ban chỉ huy phòng chống lụt bão & tìm kiếm cứu nạn tỉnh
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
SỞ NN &PTNT Phó T.Ban TT
VĂN PHÒNG UBND TỈNH
Uỷ viên
BỘ CHỈ HUY
BỘ ĐỘI BP
Uỷ viên
SỞ
KẾ HOẠCH & ĐT
Uỷ viên
BAN CHỈ HUY PHÒNG CHỐNG LỤT BÃO & TKCN TỈNH
BAN CHỈ HUY
PCLB & TKCN
HUYỆN, THỊ , TP
BỘ CHỈ HUY QUÂN SỰ TỈNH Phó trưởng ban
SỞ LĐ –TB &XH
Phó trưởng ban
SỞ
NN & PTNT
Uỷ viên TT
BAN CHỈ HUY
PCLB & TKCN
XÃ , PHƯỜNG, TT
SỞ XÂY DỰNG
Uỷ viên
SỞ
GIAO THÔNG -VT
Uỷ viên
SỞ GIÁO DỤC –ĐT
Uỷ viên
SỞ TÀI CHÍNH
Uỷ viên
SỞ
TÀI NGUYÊN -MT
Uỷ viên
SỞ
KHOA HỌC - CN
Uỷ viên
SỞ
CÔNG NGHIỆP
Uỷ viên
SỞ Y TÊ
Uỷ viên
UỶ BAN DÂN SỐ -GĐ &TE
Uỷ viên
TRUNG TÂM
DỰ BÁO KTTV
Uỷ viên
CHI CỤC THUỶ LỢI
Uỷ viên
ĐÀI PHÁT THANH -TH
Uỷ viên
MẶT TRẬN
TỔ QUỐC
Uỷ viên
HỘI CHỮ THẬP ĐỎ
Uỷ viên
HỘI PHỤ NỮ
Uỷ viên
MẶT TRẬN
TỔ QUỐC
Uỷ viên
TỈNH ĐOÀN
Uỷ viên
LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG
Uỷ viên
HỘI NÔNG DÂN
Uỷ viên
HỘI PHỤ NỮ
Uỷ viên
KHÓM ẤP
NGƯỜI DÂN
PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH
trưởng ban
Trang 8Hình 3: Sơ đồ ban chỉ huy phòng chống lụt bão & tìm kiếm cứu nạn huyện
UBND HUYỆN, THỊ XÃ
XÃ
BAN CHỈ HUY PCLB&TKCN HUYỆN, THỊ XÃ
CÁC THÀNH VIÊN UBND HUYỆN, THỊ XÃ
VĂN PHÒNG UBND HUYỆN
BAN CHỈ HUY QUÂN SỰ
CÔNG AN HUYỆN BỘ
PHÒNG
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH
LAO ĐỘNG
TB & XÃ HỘI
PHÒNG
NN & PTNT
PHÒNG GIAO THÔNG XÂY DỰNG
UỶ BAN DS-GĐ & TE GIÁO DỤC PHÒNG PHÒNG Y TÊ VIỄN THÔNGBƯU CHÍNH
PHÒNG
TÀI
NGUYÊN-MÔI TRƯỜNG
LIÊN ĐOÀN
LAO ĐỘNG
MẶT TRẬN
TỔ QUỐC
HỘI CHỮ THẬP ĐỎ
SỞ
Y TẾ HUYỆN ĐOÀN HỘI PHỤ NỮ HỘI
NÔNG DÂN
Trang 9Hình 4: Sơ đồ ban chỉ huy phòng chống lụt bão & tìm kiếm cứu nạn xã, phường,
thị trấn
(Ghi chú : Sơ đồ Ban chỉ huy PCLB và TKCN từ tỉnh đến huyện và xã là sơ đò chung và có thể thay đổi thành viên tuỳ thuộc theo đặc tính thiên tai cuả từng địa phương).
Mỗi tỉnh có một Ban phòng chống lụt bão của tỉnh Đứng đầu Ban này là Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Các thành viên của Ban phòng chống lụt bão tỉnh
là những người đứng đầu các cơ quan điạ phương cũng như các tổ chức xã hội khác nhau trong tỉnh như Sở y tế tỉnh, Sở giáo dục – đào tạo, Sở Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải tỉnh, Hội chữ thập đỏ tỉnh…
UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
BAN CHỈ HUY PCLB &TKCN
XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN UBND XÃ, PHƯỜNG, TTCÁC THÀNH VIÊN
VĂN PHÒNG UBND
BAN QUÂN SỰ
CÔNG AN MẶT TRẬN
TỔ QUỐC
LAO ĐỘNG
TB & XÃ HỘI
BAN
SẢN XUẤT
BAN GIAO THÔNG THUỶ LỢI
BAN VĂN HOÁ GIÁO DỤC
BAN CÔNG THƯƠNG
ĐÀI TRUYỀN THANH TRẠM
Y TÊ
BAN
TÀI CHÍNH
- KẾ HOẠCH
TRƯỞNG ẤP HỘI CỰU
CHIẾN BINH
HỘI CHỮ THẬP ĐỎ SỞ
Y TẾ
XÃ ĐOÀN HỘI PHỤ NỮ HỘI
NÔNG DÂN
Trang 10Mỗi quận/huyện có một Ban phòng chống lũt bão của quận/huyện mình Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận/huyện là người đứng đầu Ban phòng chống lụt bão quận/huyện Thành viên của Ban này người đứng đầu của các cơ quan chính phủ và các tổ chức xã hội trong quận/huyện Vai trò của Ban phòng chống lụt bão quận/huyện là lãnh đạo, điều phối và thực hiện các hoạt động quản lí thảm họa trong quận/huyện
Mỗi xã có Ban phòng chống lụt bão của xã Chủ tịch ủy ban nhân dân xã là người đứng đầu của ban phòng chống lụt, bão của xã Thành viên của ban này là đại diện của các ban ngành và các tổ chức xã hội trong xã Ví dụ, trạm trưởng trạm
y tế xã, Trưởng công an xã, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ xã, đại diện của Hội phụ nữ, đại diện của Đoàn thanh niên… Ban phòng chống lụt bão của xã chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều phối và thực hiện các hoạt động quản lí thảm họa trong xã
Ở Trung ương trong công tác phòng, chống thảm hoạ có 2 Ban chính là: Ban chỉ đạo PCLBTW và Uỷ ban Quốc gia TKCN nhưng dưới các điạ phương từ cấp tỉnh trở xuống đến xã thì Ban chỉ huy PCLB và Tìm kiếm cứu nạn là 1 ban thống nhất có tên chung là Ban chỉ huy PCLB và TKCN
Như đã mô tả ở trên, hệ thống quản lí thảm họa nói chung của Việt Nam được cấu trúc xuyên suốt cả nước trong hệ thống hành chính Một ưu điểm của điều này là các hoạt động quản lí thảm họa có thể được chỉ đạo và thực hiện đồng nhất trên cả nước Thêm vào đó, thành viên của các ban phòng chống lụt bão ở tất
cả các cấp đến từ các tổ chức và hiệp hội xã hội khác nhau Điều này thể hiện Phương thức đa ngành (Sector wide approach) trong quản lí thảm họa ở Việt Nam Tính đa dạng của các thành viên trong ban đã tạo cơ hội huy động tối đa các nguồn lực khi thảm họa xảy ra và điều này góp phần mang lại thành công cho công tác phòng chống thảm họa
Ngành y tế có đại diện trong tất cả các Ban phòng, chống lụt, bão Chẳng hạn như Thứ trưởng Bộ Y tế là thành viên của Ban phòng chống lụt bão Trung
Trang 11ương, Phó giám đốc Sở y tế tỉnh là thành viên của Ban phòng chống lụt bão tỉnh; Giám đốc trung tâm y tế huyện là thành viên của Ban phòng chồng lụt bão huyện; Trạm trưởng trạm y tế xã là thành viên của Ban phòng chống lụt bão xã Các đại diện của ngành y tế trong các Ban phòng chống lụt bão đóng vai trò tư vấn cho chính quyền Trung ương và địa phương trong phòng chống dịch bệnh, trong bảo
vệ người dân khỏi các hậu quả y tế của thảm họa cũng như tổ chức một hệ thống quản lí thảm họa trong ngành y tế Hệ thống quản lí thảm họa trong ngành y tế và mối liên hệ của nó với hệ thống quản lí thảm họa nói chung được trình bày trong hình 1,2,3,4,5
Công tác cứu hộ, cứu nạn: Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn có chức năng nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn người và phương tiện giao thông (tàu bay, tàu biển, phương tiện thuỷ nội địa, thiết bị dầu khí) bị lâm nạn trong vùng trời, vùng biển, lãnh thổ của nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam hoặc do Việt Nam quản lý); người và tài sản của nhân dân và Nhà nước trong trường hợp thiên tai, thảm hoạ, lụt, bão; ứng cứu sự cố tràn dầu;
- Điều động và tổ chức phối hợp các lực lượng, các loại phương tiện của các
bộ, ngành, các địa phương, các tổ chức và cá nhân để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn kịp thời và chịu trách nhiệm về quyết định của mình Phối hợp với các nước trong Khu vực để thực hiện tìm kiếm cứu nạn;
- Xây dựng các kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn cho người và phương tiện trong các tình huống, bảo đảm kịp thời và có hiệu quả;
- Chỉ đạo việc điều tra, xác minh các vụ tai nạn lớn do Thủ tướng Chính phủ giao, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước có liên quan về những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do tai nạn xảy ra…
Trang 12Hình 5: Sơ đồ tổ chức của Uỷ ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn
CHÍNH PHỦ
UỶ BAN
QUỐC GIA
TÌM KIẾM
CỨU NẠN
Bộ Quốc phòng Phó Chủ tịch
Bộ Nông nghiệp
và PTNT Phó Chủ tịch
Văn phòng Chính phủ Phó Chủ tịch
Bộ Giao thông vận tải Phó Chủ tịch
Cục Hàng không dân dụng Phó Chủ tịch
Cục Hàng hải Phó Chủ tịch
Không quân
Hải quân
Bộ đội biên phòng
Cục Quản lý
đê điều
và PCLB
Cục Cảnh sát biển
Cục Đường thuỷ
Tổng công ty dầu khí Việt Nam
THÀNH VIÊN
Ngoài ra, Công an phòng cháy, chữa cháy thuộc lực lượng côn an các tỉnh, thành phố có chức năng phòng cháy và chữa cháy, nổ và cùng lực lượng quân đội, ứng cứu các tai nạn do cháy nổ gây ra
Công tác cứu trợ và khắc phục hậu quả: Nhà nước hàng năm đều dành
một tỷ lệ ngân sách nhất định và dự trữ một số vật tư thiết yếu để cứu trợ khẩn cấp
để nhanh chóng khắc phục hậu quả cuả thiên tai