VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế MỤC LỤC GV hướng dẫn: PGS.TS. Từ Quang Phương 1 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế LỜI MỞ ĐẦU Tăng trưởng và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Từ khi giành được độc lập năm 1975 và đặc biệt là từ sau năm 1986, khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới, Đảng và Nhà nước ta luôn đặt mục tiêu phát triển kinh tế lên hàng đầu với định hướng đến năm 2020 Việt Nam sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Để đạt được mục tiêu trên thì đầu tư là một yếu tố cực kỳ quan trọng vì đầu tư, nói rõ hơn là đầu tư phát triển, không những làm gia tăng tài sản của cá nhân nhà đầu tư, mà còn trực tiếp làm gia tăng tài sản vật chất cho nền kinh tế, có tác động rất mạnh mẽ đến phát triển kinh tế. Đã có nhiều lý thuyết về đầu tư được nêu ra nhằm phân tích tác động của đầu tư đến tăng trưởng và phát triển dưới nhiều khía cạnh khác nhau như lý thuyết số nhân đầu tư, lý thuyết gia tốc đầu tư, mô hình Harrod – Domar . Chính phủ Việt Nam với vai trò của mình đã luôn nỗ lực tạo điều kiện tốt nhất cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững và kết quả là Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức kinh tế thế giới WTO từ ngày 11/01/2007. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức lớn đặt ra đối với Việt Nam khi nền kinh tế còn non trẻ, khả năng kiểm soát các luồng vốn đầu tư (trong nước và từ bên ngoài vào) còn hạn chế. Nếu không có một cái nhìn đúng đắn về đầu tư thì nền kinh tế Việt Nam sẽ rất khó đứng vững trước làn sóng vốn tràn vào Việt Nam và luôn biến động một cách mạnh mẽ như hiện nay. Chính vì tầm quan trọng của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế là rất lớn nhưng vấn đề giải thích sự tác động đó thông qua các lý thuyết kinh tế về đầu tư còn ít được đề cập đến. Do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu là: “DỰA VÀO CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ GIẢI THÍCH VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ”. GV hướng dẫn: PGS.TS. Từ Quang Phương 2 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế CHƯƠNG I: CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ I/ CÁC LÝ THUYẾT KINH TẾ VỀ ĐẦU TƯ Chúng ta đều biết rằng đầu tư là một yếu tố nằm trong tổng cầu của nền kinh tế. Trong khi đầu tư nhỏ hơn rất nhiều so với tiêu dùng trong GDP, nhưng nó lại rất quan trọng bởi vì nó là thành tố trong GDP biến đổi mạnh nhất và phản ánh rõ nét nhất hình mẫu biến động theo chu kì mà các nền kinh tế thị trường phải đối mặt. Có rất nhiều lý thuyết kinh tế về đầu tư, mỗi lý thuyết nghiên cứu một khía cạnh khác nhau của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Dưới đây trình bày một số lý thuyết tiêu biểu. 1. Các khái niệm chung 1.1 Đầu tư là gì: Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó. Như vậy, mục tiêu của mọi công cuộc đầu tư là đạt được các kết quả lớn hơn so với những hy sinh về nguồn lực mà nhà đầu tư phải gánh chịu khi tiến hành đầu tư. Nguồn lực được nói đến ở đây có thể là tiền, tài nguyên, công nghệ, nhà xưởng, sức lao động, trí tuệ… và các mục đích hướng tới chính là sự tăng lên về tài sản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường sá, bệnh viện, máy móc…), tài sản trí tuệ (trình độ chuyên môn, kỹ năng tay nghề, năng suất lao động, trình độ quản lý… ) trong nền sản xuất xã hội. Trong những kết quả đạt được trên đây, những kết quả trực tiếp của sự hy sinh các tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và nguồn nhân lực tăng thêm có vai trò quan trọng trong mọi lúc, mọi nơi không chỉ đối với người bỏ vốn mà cả đối GV hướng dẫn: PGS.TS. Từ Quang Phương 3 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế với toàn bộ nền kinh tế. Những kết quả này không chỉ nhà đầu tư mà cả nền kinh tế, xã hội được thụ hưởng. Chẳng hạn, một nhà máy được xây dựng, tài sản vật chất của nhà đầu tư trực tiếp tăng lên, đồng thời tài sản vật chất, tiềm lực sản xuất của nền kinh tế cũng được tăng thêm. Lợi ích trực tiếp do sự hoạt động của nhà máy này đem lại cho nhà đầu tư là lợi nhuận, còn cho nền kinh tế là thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (cho sản xuất và cho sinh hoạt) tăng thêm của nền kinh tế, đóng góp cho ngân sách, giải quyết việc làm cho người lao động… Trình độ nghề nghiệp, chuyên môn của người lao động tăng thêm không chỉ có lợi cho chính họ (để có thu nhập cao, địa vị cao trong xã hội) mà còn bổ sung nguồn lực có kỹ thuật cho nền kinh tế để có thể tiếp nhận công nghệ ngày càng hiện đại, góp phần nâng cao dần trình độ công nghệ và kỹ thuật của nền sản xuất quốc gia. 1.2 Phân loại đầu tư: Căn cứ vào các kết quả của hoạt động đầu tư, bản chất và lợi ích do đầu tư đem lai chúng ta có thể chia đầu tư ra làm 3 loại: đầu tư tài chính, đầu tư thương mại và đầu tư phát triển. *Đầu tư tài chính: Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các giấy tờ có giá để hưởng lãi suất định trước, hay lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của cơ quan phát hành. Đầu tư tài chính không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (Nếu không xét đến quan hệ quốc tế trong lĩnh vực này) mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của các tổ chức, cá nhân. Với sự hoạt động của hình thức đầu tư này, vốn được lưu chuyển dễ dàng, khi cần có thể rút ra nhanh chóng. Đây thực sự là một nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển. * Đầu tư thương mại: Đầu tư thương mại là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra mua hàng hóa và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận chênh lệch do GV hướng dẫn: PGS.TS. Từ Quang Phương 4 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế giá khi mua và khi bán. Loại đầu tư này không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương), mà chỉ làm tăng tài sản tài chính của nhà đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với nhà đầu tư và giữa nhà đầu tư với khách hàng của họ. Tuy nhiên đầu tư thương mại có tác dụng thúc đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra. Từ đó thúc đẩy đầu tư phát triển, tăng thu cho ngân sách, tăng tích luỹ vốn cho phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ nói riêng và nền sản xuất xã hội nói chung. * Đầu tư phát triển: Đầu tư phát triển là những hoạt động đầu tư tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xã hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống của mọi người dân trong xã hội. Nói cách khác đầu tư phát triển là việc bỏ tiền ra để xây dựng, sửa chữa nhà cửa, kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Ba loại đầu tư trên luôn tồn tại và có mối quan hệ tương hỗ với nhau, trong đó đầu tư phát triển là cơ bản nhất, tạo tiền đề đề tăng tích lũy, phát triển hoạt động đầu tư tài chính và đầu tư thương mại. Đầu tư phát triển là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. Bên cạnh đó, đầu tư tài chính và đầu tư thương mại hỗ trợ và tạo điều kiện để tăng cường đầu tư phát triển. Tuy nhiên trong khuôn khổ của đề tài này chúng ta chỉ đi sâu, tìm hiểu, xem xét các vấn đề kinh tế của đầu tư phát triển - loại đầu tư quyết định trực tiếp sự phát triển của nền sản xuất xã hội, là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời, tồn tại và tiếp tục phát triển của mọi cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ. GV hướng dẫn: PGS.TS. Từ Quang Phương 5 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế 1.3 Khái niệm về tăng trưởng: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Sự gia tăng này được thể hiện ở quy mô và tốc độ tăng trưởng. Quy mô phản ánh sự gia tăng nhiều hay ít còn tốc độ tăng trưởng được dùng để so sánh sự gia tăng giữa các thời kỳ. Người ta thường xác định tăng trưởng kinh tế thông qua các chỉ tiêu GDP (tổng sản phẩm quốc nội), GNP (tổng sản phẩm quốc dân) và GNI (thu nhập bình quân đầu người). Bản chất của tăng trưởng kinh tế là phản ánh sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Đầu tư phát triển không những làm gia tăng tài sản của nhà đầu tư mà còn trực tiếp làm tăng tài sản của nền kinh tế quốc dân. Chẳng hạn khi nhà đầu tư xây dựng một nhà máy thì nhà máy đó không những là tài sản của nhà đầu tư mà còn là tiềm lực sản xuất của cả nền kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. Như vậy đầu tư phát triển chính là một yếu tố không thể thiếu đối với quá trình tăng trưởng của một nền kinh tế. 1.4 Khái niệm về phát triển: Phát triển kinh tế là quá trình lớn lên, tăng tiến về mọi mặt của nền kinh tế. Phát triển kinh tế là một khái niệm rộng hơn tăng trưởng. Nếu tăng trưởng được xem là quá trình biến đổi về lượng thì phát triển là quá trình biến đổi cả về lượng và chất của nền kinh tế. Đó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của cả hai vấn đề về kinh tế và xã hội ở mỗi quốc gia. Phát triển kinh tế bao gồm có tăng trưởng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tiến bộ (thường xét đến sự chuyển dịch cơ cấu ngành: sự gia tăng tỉ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp), sự biến đổi ngày càng tốt hơn trong các vấn đề xã hội (xóa bỏ nghèo đói, suy dinh dưỡng, tăng tuổi thọ bình quân, tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch của người dân, đảm bảo phúc lợi xã hội, giảm thiểu bất bình đẳng trong xã hội…). Một mặt trái của đầu tư phát triển, bên cạnh việc làm tăng sản lượng của nền kinh tế, đầu tư phát triển còn gây nên một số tác động tiêu cực như ô nhiễm, GV hướng dẫn: PGS.TS. Từ Quang Phương 6 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế suy thoái môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, gây ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Hiện nay, ở nhiều quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, người ta đã chú ý tới những ảnh hưởng tiêu cực đến tương lai do tăng trưởng nhanh gây ra. Trên thế giới đã xuất hiện khái niệm mới về phát triển, đó là phát triển bền vững. Theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới WB: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”. Nói cách khác, phát triển bền vững là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ, hợp lý cả về ba mặt: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là mục tiêu hướng tới của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. 2. Số nhân đầu tư 2.1 Tư tưởng của mô hình Mô hình số nhân đầu tư xuất phát từ tư tưởng của Keynes. Ông cho rằng đầu tư tăng sẽ bù đắp cho những thiếu hụt về cầu tiêu dùng. Để đảm bảo cho đầu tư gia tăng liên tục ông đưa ra nguyên lý số nhân. 2.2 Mô hình số nhân đầu tư Số nhân đầu tư phản ánh vai trò của đầu tư đối với sản lượng. Nó cho thấy sản lượng gia tăng bao nhiêu khi đầu tư gia tăng một đơn vị. Công thức tính (1): I Y k ∆ ∆ = Trong đó: Y ∆ là mức gia tăng sản lượng I ∆ là mức gia tăng đầu tư k là số nhân đầu tư Từ công thức (1) ta có : IkY ∆=∆ . GV hướng dẫn: PGS.TS. Từ Quang Phương 7 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Như vậy việc gia tăng đầu tư có tác dụng khuếch đại sản lượng tăng lên số nhân lần. Trong công thức trên, k là một số dương lớn hơn 1. Vì khi I=S, có thể biến đổi công thức (2) thành: MPSMPC C Y CY Y S Y I Y k 1 1 1 1 1 = − = ∆ ∆ − = ∆−∆ ∆ = ∆ ∆ = ∆ ∆ = (3) Trong đó: Y C MPC ∆ ∆ = Khuynh hướng tiêu dùng cận biên Y S MPS ∆ ∆ = Khuynh hướng tiết kiệm cận biên Vì MPS <1 nên k>1 Nếu MPC càng lớn thì k càng lớn, do đó, độ khuếch đại của sản lượng càng lớn. Sản lượng càng tăng thì công ăn việc làm càng gia tăng. Thực tế gia tăng đầu tư, dẫn đến gia tăng các yếu tố tư liệu sản xuất (máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật liệu…) và quy mô lao động. Sự kết hợp hai yếu tố này làm cho sản xuất phát triển, kết quả là gia tăng sản lượng của nền kinh tế. 3. Lý thuyết gia tốc về đầu tư 3.1 Tư tưởng trung tâm của mô hình gia tốc đầu tư Nếu số nhân đầu tư giải thích mối quan hệ giữa việc gia tăng đầu tư với sản lượng hay việc gia tăng đầu tư có ảnh hưởng như thế nào tới sản lượng. Như vậy, đầu tư xuất hiện như một yếu tố của tổng cầu. Theo Keynes, đầu tư còn được xem xét dưới góc độ tổng cung, nghĩa là mỗi sự thay đổi của sản lượng cũng làm thay đổi đầu tư như thế nào. Các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư để đưa mức tư bản đạt mức mong muốn. Lượng tư bản mong muốn phụ thuộc vào mức sản lượng là điều dễ dàng chấp nhận được. Khi mức sản lượng cao hơn, các hãng có nhu cầu GV hướng dẫn: PGS.TS. Từ Quang Phương 8 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế lớn hơn về tư bản, vì tư bản là một trong nhiều nhân tố để tạo ra sản lượng. Tư tưởng trung tâm của mô hình gia tốc dựa trên mối quan hệ đơn giản này. 3.2 Nội dung của lí thuyết gia tốc đầu tư Mô hình gia tốc giả thiết rằng, lượng tư bản mong muốn là bội số của mức sản lượng: t d t YK . α = 0 > α (1) Ở dạng đơn giản nhất của mô hình gia tốc, đầu tư ròng đúng bằng chênh lệch giữa lượng tư bản mong muốn với lượng tư bản hiện có vào cuối thời kì trước. Nếu tạm thời bỏ qua hao mòn tư bản trong quá trình sử dụng, chúng ta có mối liên hệ sau: d t d ttn KKI 1, − −= (2) Lượng tư bản có được vào cuối thời kí trước chính là lượng tư bản mong muốn phụ thuộc vào thu nhập của thời kì đó. 111 . −−− == t d tt YKK α (3) Suy ra (2) được viết lại như sau: ).( 111, −−− −=−=−= tttt d t d ttn YYYYKKI ααα ttn YI ∆= . , α (4) Mức đầu tư phụ thuộc vào sự thay đổi của sản lượng. Dạng đơn giản này cho ta thấy một đặc điểm quan trọng của mô hình gia tốc từ phương trình (1), α có thể được coi là tỉ lệ giứa mức tư bản mong muốn so với sản lượng: t d t Y K = α (5) GV hướng dẫn: PGS.TS. Từ Quang Phương 9 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Trong bối cảnh đó, đầu tư sẽ biến động rất mạnh trong chu kỳ kinh doanh. Theo mô hình giao điểm của Keynes cho thấy sự thay đổi của đầu tư có tác dụng số nhân đến sản lượng. Vì vậy cùng với hiệu ứng số nhân, lí thuyết gia tốc đơn giản chỉ có thể giải thích sự biến động theo chu kì của sản lượng. Một cú sốc đối với sản lượng sẽ làm thay đổi mức đầu tư và sự thay đổi này sẽ làm mức sản lượng cân bằng thay đổi thông qua hiệu ứng số nhân, và tác động vào đầu tư thông qua hiệu ứng gia tốc. Tuy nhiên cũng giống như lí thuyết đơn giản về số nhân của Keynes, chúng ta cần phải điều chỉnh lí thuyết gia tốc về đầu tư trước khi có thể sử dụng nó để giải thích cho quá trình đầu tư trong nền kinh tế thực. Điều chỉnh đầu tiên mà chúng ta cần phải làm để mô hình gia tốc đơn giản trở nên thực tế hơn bằng cách cho rằng lượng tư bản thực tế sẽ điều chỉnh dần đến mức mong muốn. Giả sử ta dùng mô hình cho một năm nào đó. Cũng giả sử rằng, do lượng tư bản tăng lên nên lượng tư bản mong muốn cũng tăng theo. Các dự án đầu tư sẽ được thực hiện nhằm đưa lượng tư bản tiến tới mức mong muốn. Bên cạnh những chi phí mà ta gọi là chi phí trực tiếp của đầu tư, chúng ta cần tính đến những chi phí điều chỉnh, và việc coi chi phí này tăng lên khi mức đầu tư tăng cũng là hợp lí. Những ví dụ về chi phí điều chỉnh như phải đóng cửa nhà máy hay phải thuê thêm nhân công làm việc ngoài giờ để lắp đặt thiết bị, chi phí tăng thêm do muốn tăng tiến độ xây dựng nhà máy và hoạt động sản xuất có thể bị đình trệ do bộ máy quản lí phải tập trung vào việc triển khai các dự án đầu tư. Nếu chi phí điều chỉnh tăng mạnh, thì quyết định tối ưu đối với doanh nghiệp sẽ là điều chỉnh dần lượng tư bản thực tế đến mức mong muốn. Khi đó chênh lệch giữa hai lượng tư bản này chỉ bị triệt tiêu một phần trong từng thời kì. Để phản ánh được độ trễ điều chỉnh này, ta có thể viết (2) như sau: ).( 1, − −= t d ttn KKI λ 10 << λ (6) GV hướng dẫn: PGS.TS. Từ Quang Phương 10 [...]... gian của kết quả và chi phí, vấn đề tái đầu tư Đầu tư có ảnh hưởng quan trọng không chỉ đến tốc độ tăng trưởng cao hay thấp mà còn đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Trên góc độ phân tích đa GV hướng dẫn: PGS.TS Từ Quang Phương 23 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế nhân tố, vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng kinh tế thường... Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp quy luật và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực của nền kinh tế, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực Đối. .. lượng có mối quan hệ thuận với tiến bộ của công nghệ và tỷ lệ tăng trưởng của vốn và lao động GV hướng dẫn: PGS.TS Từ Quang Phương 22 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Harrod – Domar đã phát triển lý thuyết trên và giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu tố tiết kiệm và đầu tư thông qua hệ số ICOR (Incremental... II: VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM I/ ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ VÀ TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG – PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2009 1 Tình hình huy động và sử dụng vốn đầu tư ở Việt Nam: Vốn đầu tư là yếu tố vật chất trực tiếp quyết định tốc độ tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ, cải thiện môi trường Nhìn chung, tổng số vốn đầu tư. .. 17 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một nghành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó 7.2 Nội dung của mô hình Harrod-Domar - Mô hình Harrod-Domar giải thích mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế với yếu... thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế Hệ số co dãn giữa việc thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi GDP = % thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành nào đó/tổng vốn đầu tư xã hội giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước % thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa kỳ nghiên cứu so với kỳ trước Chỉ tiêu này cho biết: để góp phần đưa tăng trưởng kinh tế (GDP)... là nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế Muốn gia tăng sản lượng với tốc độ g thì cần duy trì tỉ lệ tích lũy để đầu tư trong GDP là s với hệ số ICOR không đổi GV hướng dẫn: PGS.TS Từ Quang Phương 19 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế - Mô hình thể hiện S là nguồn gốc của I, đầu tư làm tăng vốn sản xuất ( ∆K ), gia tăng vốn sản... tốc độ tăng trưởng GDP Di: phần đóng góp của vốn đầu tư vào tăng trưởng GDP Dl: phần đóng góp của lao động vào tăng trưởng GDP TFP: phần đóng góp của tổng các yếu tố năng suất vào tăng trưởng GDP Thông qua công thức này, chúng ta có thể đánh giá tác động của vốn đầu tư đến tăng trưởng kinh tế 2 Tác động của đầu tư đến chất lượng tăng trưởng 2.1 Tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế là... Quang Phương 20 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế lượng nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ…Do đó, đầu tư lại gián tiếp làm tăng tổng cung của nền kinh tế 1.1.2 Tác động đến tổng cầu: Để tạo ra sản phẩm cho xã hội, trước hết cần đầu tư Đầu tư là một yếu tố chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cầu của toàn bộ nền kinh tế Theo Keynes, tổng... đầu tư, điều này cho thấy việc tỷ trọng vốn đầu tư tăng là do nhà nước tăng cường tập trung đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội; đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, cho sự nghiệp phát triển nguồn GV hướng dẫn: PGS.TS Từ Quang Phương 31 Dựa vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế nhân lực, giáo dục và . vào các lý thuyết kinh tế về đầu tư giải thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế LỜI MỞ ĐẦU Tăng trưởng và phát triển kinh tế. thích vai trò của đầu tư đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế 1.3 Khái niệm về tăng trưởng: Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng thu nhập của nền kinh tế