II/ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐỌAN 2001
2. Tác động của đầu tư đối với phát triển khoa học công nghệ:
nghệ:
Khoa học - công nghệ thể hiện vai trò vô cùng quan trọng đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế. Vì vậy mà trong những năm vừa qua, Việt Nam đã rất chú trọng đến vấn đề phát triển năng lực công nghệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đồng thời nâng cao chất lượng tăng trưởng và năng lực cạnh tranh. Ngoài việc tiếp tục phát triển các khu công nghệ cao sẵn có từ 2006 như: khu công nghệ cao Hồ Chính Minh, khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc…Thì trong năm 2009, nước ta đề xuất và tiến hành xây dựng thêm một số khu công nghệ cao khác như: khu công nghệ cao Đà Nẵng (1400ha), khu công nghệ cao sinh học Đồng Nai…Tuy nhiên, nhận thức về đầu tư đổi mới công nghệ còn hạn chế, cơ chế chính sách cho đầu tư đổi mới công nghệ chưa hoàn thiện và đồng bộ.
Kết quả điều tra cho thấy mức độ hiện đại của các doanh nghiệp như sau: 39% thuộc về những năm 1980
57% thuộc về những năm 1990 10% thuộc về thời kì 1970
Trong đó, 70% công nghệ chỉ đạt mức đồng bộ trung bình, 7% là chắp vá. Điều này dẫn đến mức độ làm chủ công nghệ trong hầu hết các doanh nghiệp ở mức rất thấp, hầu hết còn phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu và thiết bị công nghệ nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ mang tính thụ động do yêu cầu trong quá trình sản xuất mà chưa có kế hoach dài hạn. Thêm vào đó, phương thức tiến hành chủ yếu là bắt chước, thiết kế lại của nước ngoài (52%), nhập khẩu công nghệ (56%), còn mối quan hệ với các cơ quan nghiên cứu khoa học là rất yếu (31% do hợp tác với trong nước và 8% hợp tác với nước ngoài), và thuê tư vấn trong nước rất ít (5%).
Đầu tư từ ngân sách cho KHCN của VN nếu tính tương đối (khoảng 0,5% GDP) thì không thấp so với thế giới và phù hợp với một nước đang phát
triển nhưng đầu tư KH-CN ở khu vực tư nhân quá thấp mới đạt khỏang 0,2% GDP. 10 ngành có giá trị xuất khẩu lớn của Việt Nam (nông nghiệp, thủy sản, dệt may, da giầy...) vẫn chủ yếu là bán sức lao động chứ chưa thể bán "chất xám" hàm chứa trong sản phẩm. Doanh nghiệp trong các ngành này tập trung đầu tư vào công đoạn chế biến sản phẩm với mong muốn hoàn vốn nhanh, còn làm thế nào để có được nguồn nguyên liệu tốt thì họ đùn cho nhà nước. Từ đó, ta thấy vốn đầu tư cho khoa học – công nghệ còn ít, lại dàn trải. Hiện mức đầu tư toàn xã hội cho KHCN còn khoảng 0,7% GDP (thấp nhất thế giới). Còn theo số đầu tư trên đầu người thì chỉ đạt đạt 5 USD/người. Với nguồn kinh phí ít ỏi như trên, cộng với đầu tư dàn trải ở nhiều nơi, nên chưa tập trung giải quyết những vấn đề công nghệ trọng điểm, có ý nghĩa quyết định tạo ra các sản phẩm chiến lược cũng như ngành nghề mới.