2. Tác động của đầu tư đến chất lượng tăng trưởng
2.2 Tác động đến khoa học công nghệ:
Đầu tư là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định đổi mới và phát triển khoa học, công nghệ của một doanh nghiệp và một quốc gia.
Trong mỗi thời kỳ, các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển công nghệ. Trong giai đọan đầu, các nước đang phát triển, do có nhiều lao động và nguyên liệu, thường đầu tư các loại công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu. Sau đó, giảm dần hàm lượng lao động và nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm và tăng dần hàm lượng vốn thiết bị và tri thức thông qua việc đầu tư công nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng mức để phát triển nguồn nhân lực. Đến giai đoạn phát triển, xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối. Tuy nhiên, quá trình chuyển từ giai đoạn thứ nhất sang giai đoạn thứ ba cũng là quá trình chuyển từ đầu tư ít sang đầu tư lớn, thay đổi cơ cấu đầu tư. Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và phát triển của khoa học và công nghệ.
Công nghệ mà doanh nghiệp có được là do nhập khẩu từ bên ngoài hoặc tự nghiên cứu ứng dụng. Công nghệ được nhập khẩu qua nhiều đường như mua thiết bị linh kiện rồi lắp đặt, mua bằng sáng chế, thực hiện liên doanh…
% thay đổi tốc độ tăng trưởng GDP giữa kỳ nghiên
cứu so với kỳ trước =
% thay đổi tỷ trọng đầu tư của ngành nào đó/tổng vốn đầu tư xã hội giữa kỳ nghiên
cứu so với kỳ trước Hệ số co dãn giữa việc
thay đổi cơ cấu đầu tư ngành với thay đổi
Công nghệ tự do nghiên cứu và triển khai được thực hiện qua nhiều giai đọan, từ nghiên cứu, đến thí nghiệm, sản xuất thử… Dù nhập hay tự nghiên cứu, để có công nghệ cũng đều đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. Mỗi doanh nghiệp, mỗi nước khác nhau cần phải có bước đi phù hợp để lựa chọn công nghệ thích hợp. Trên cơ sở đó, đầu tư có hiệu quả để phát huy lợi thế so sánh của từng đơn vị cũng như toàn nền kinh tế quốc dân.
Để phản ánh sự tác động của đầu tư đến trình độ phát triển của khoa học và công nghệ, có thể sử dụng các chỉ tiêu sau:
- Tỷ trọng vốn đầu tư đổi mới công nghệ/ tổng vốn đầu tư: cho thấy mức độ đầu tư đổi mới công nghệ nhiều hay ít trong mỗi thời kỳ.
- Tỷ trọng chi phí mua sắm máy móc thiết bị/ tổng vốn đầu tư thực hiện: cho thấy tỷ lệ vốn là máy móc thiết bị chiếm bao nhiêu.
- Tỷ trọng vốn đầu tư theo chiều sâu/ tổng vốn đầu tư thực hiện: phản ánh mức độ đầu tư đổi mới khoa học và công nghệ cao.
- Tỷ trọng vốn đầu tư cho các công trình mũi nhọn, trọng điểm: chỉ tiêu này càng lớn cho thấy mức độ tập trung của công nghệ và gián tiếp phản ảnh mức độ hiện đại của công nghệ.
Đầu tư tác động vào hệ số TFP – một thành phần trong công thức tính tốc độ tăng trưởng. TFP là quan hệ giữa đầu ra với tổng hợp các yếu tố đầu vào bao gồm cả các yếu tố không định lượng được như công nghệ, trình độ quản lý…TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất. Ngoài ra TFP còn phản ánh hiệu quả do thay đổi công nghệ, trình độ tay nghề của công nhân, trình độ quản lý, thời tiết...
Nâng cao TFP tức là nâng cao hơn kết quả sản xuất với cùng đầu vào. Điều này là rất quan trọng đối với người lao động, doanh nghiệp và toàn nền
kinh tế. Đối với người lao động, nâng cao TFP sẽ góp phần nâng lương, nâng thưởng, điều kiện lao động được cải thiện, công việc ổn định hơn. Đối với doanh nghiệp thì có khả năng mở rộng tái sản xuất. Còn đối với nền kinh tế sẽ nâng cao sức cạnh tranh trên trường quốc tế, nâng cao phúc lợi xã hội.
Bằng cách thay đổi cơ cấu vốn, thay đổi công nghệ… đầu tư đã tác động không nhỏ tới sự phát triển khoa học kỹ thuật, đổi mới phương thức sản xuất…
CHƯƠNG II: