Đầu tư gián tiếp giải quyết các vấn đề xã hội:

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 47 - 51)

II/ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐỌAN 2001

5. Đầu tư gián tiếp giải quyết các vấn đề xã hội:

5.1 Xóa đói giảm nghèo:

Do những thành tựu trong tăng trưởng kinh tế đã góp phần giúp Việt Nam thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo tốt hơn. Thành quả xoá đói, giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, báo cáo phát triển Việt Nam năm 2004 đã ghi nhận: “Những thành tựu giảm nghèo của Việt Nam là một trong những câu chuyện thành công nhất trong phát triển kinh tế” tạo được sự đồng thuận xã hội cao, góp phần ổn định chính trị, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế của đất nước, thực hiện cam kết thiên niên kỷ, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Tỷ lệ hộ nghèo ở Việt Nam giảm nhanh, từ 17,2% năm 2001 xuống còn 6,3% năm 2005 (theo chuẩn nghèo cũ), bình quân mỗi năm giảm được trên 30 vạn hộ, đạt được mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VIII và IX đề ra.

+ Cơ sở hạ tầng thiết yếu của các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn từng bước được xây dựng, năm 2000 có khoảng 4.000 công trình được đưa vào sử dụng, đến năm 2006 đã có trên 30.000 công trình được xây dựng và đưa vào sử dụng đã làm cho bộ mặt của xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn được cải thiện đáng kể nhất là trường học, trạm y tế, thuỷ lợi nhỏ, đường giao thông, nước sạch và vệ sinh môi trường…

+ Chất lượng cuộc sống của người dân ở các xã nghèo đã được nâng lên một bước, thu nhập bình quân của 20% nhóm nghèo nhất năm 2001 đạt 107.000 đồng/người/tháng và tăng 1,45 lần vào năm 2005. Với phương châm huy động đa nguồn, qua các kênh, các hình thức huy động phong phú, từ năm 2001 đến 2005 tổng nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo đạt khoảng 41 nghìn tỷ đồng.

+ Chính phủ ban hành nhiều chính sách mới như: tín dụng đối với học sinh, sinh viên nghèo; cho vay vốn phát triển sản xuất đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn; tín dụng đối với hộ gia đình sản xuất - kinh

doanh tại vùng khó khăn… Sau 2 năm thực hiện, đã có 2,866 triệu hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi; 1,330 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn; 20 ngàn lao động nghèo được hỗ trợ dạy nghề miễn phí; 62 ngàn lượt cán bộ giảm nghèo các cấp được tập huấn nâng cao năng lực; 29 triệu lượt người nghèo được cấp thẻ BHYT; 2,4 triệu học sinh nghèo được miễn giảm học phí; 230 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ về nhà ở; nhiều mô hình giảm nghèo ở các vùng đặc thù, mô hình giảm nghèo gắn với an sinh- quốc phòng và mô hình liên kết với các doanh nghiệp được xây dựng có hiệu quả và nhân rộng.

Tỷ lệ hộ nghèo phân theo thành thị, nông thôn & phân theo vùng

Đơn vị: % Năm 2004 2006 2007 Cả nước 18,1 15,5 14,8 Phân theo thành Thành thị 8,6 7,7 7,4 Nông thôn 21,2 18 17,7 Phân theo vùng lãnh thổ Đồng bằng sông Hồng 12,9 10,1 9,6 Đông Bắc 23,2 22,2 21,4 Tây Bắc 46,1 39,4 38,1

Duyên hải Nam Trung Bộ 21,3 17,2 16,3

Tây Nguyên 29,2 24,0 23,0

Đông Nam Bộ 6,1 4,6 4,1

Đồng bằng sông Cửu Long 15,3 13 12,4

Nguồn: Niên giám thống kê 2007

5.2. Đầu tư góp phần làm giảm tỷ lệ thất nghiệp:

Giai đoạn 2001-2009 là giai đoạn kinh tế Việt Nam phát triển và hội nhập sâu rộng cùng kinh tế thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao trong khu vực và thế giới. Cùng với đó, hàng loạt các doanh nghiệp được thành lập đã góp phần giải quyết tình trạng thất nghiệp đáng kể tại Việt Nam. Tính riêng giai đoạn 2001-2007, giai đoạn tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh với sự ra đời của hàng loạt các khu công nghiệp, các nhà hàng, khách sạn, khu vui

chơi giải trí... tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam đã giảm từ 6,42% xuống chỉ còn 4,64%.

Có thể dễ dàng nhận thấy điều này qua bảng số liệu dưới đây:

Tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2001 - 2009

Năm 2008 là năm xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng do nền kinh tế Việt Nam hội nhập chưa sâu nên mức độ ảnh hưởng đến nền kinh tế ít hơn so với các nước khác ( Mỹ, Trung Quốc...), tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong năm này có tăng mức nhẹ 4,7%( thêm 0,06% so với năm 2007). Năm 2009, nền kinh tế có sự phục hồi lại đà tăng trưởng, tổng mức vốn đầu tư là 704,2 nghìn tỉ đồng cùng sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới đã giúp cho tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta giảm xuống 4,65%.

Năm Vốn đầu tư (nghìn tỷ) Tỷ lệ thất nghiệp (%)

2001 170,5 6,28 2002 200,1 6,01 2003 239,2 5,78 2004 290,9 5,60 2005 343,1 5,31 2006 404,7 4,82 2007 521,7 4,64 2008 580 4.7 2009 704.2 4.65

Tuy tỷ lệ thất nghiệp giai đoạn 2001-2009 giảm xuống rõ rệt (2001- 2006) và ít biến động (2007-2009) nhưng vẫn còn ở mức cao. Hiện nay, Việt Nam được xếp vào hàng các quốc gia có dân số trẻ nên lực lượng lao động được bổ sung mỗi năm với số lượng lớn khoảng 2% / năm dẫn đến tình trạng thị trường lao động quá tải. Cơ cấu lao động chưa tương xứng với tăng trưởng, chưa có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tiến bộ.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w