Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nâng cao năng lực cạnh tranh:

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 45 - 47)

II/ TÁC ĐỘNG CỦA ĐẦU TƯ VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VIỆT NAM GIAI ĐỌAN 2001

4. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nâng cao năng lực cạnh tranh:

cạnh tranh:

Vấn đề phát triển con người và phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất ở nước ta hiện nay. Đất nước đang bước vào một giai đoạn phát triển mới với rất nhiều cơ hội và thách thức, nhưng với thực trạng nguồn nhân lực, nếu không được đầu tư một cách hiệu quả, rất có thể nền kinh tế của chúng ta sẽ trở nên lạc hậu so với thế giới.

Lao động là một trong 3 yếu tố đầu vào đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Việt Nam là một nước có dân số tương đối trẻ, nguồn lao động rất dồi dào với mức tăng 2%/ năm nhưng mức đóng góp của yếu tố lao động vào tốc độ tăng GDP không cao. Nguồn nhân lực không được đánh giá và sử dụng một cách hiệu quả.

*Một số vấn đề:

- Thiếu lao động trong khi tỷ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao. Tính đến cuối năm 2006, Việt Nam có tổng cộng 45,3 triệu lao động, trong đó ba phần tư

là lao động ở nông thôn, hiện mới chỉ có 32% số lao động là đã qua đào tạo và tỷ lệ lao động đã có chứng chỉ đào tạo ngắn hạn là 14,4%. Báo cáo về tình hình thị trường lao động Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo đã khẳng định: “Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng... nên nhiều nghề và công việc phải thuê lao động nước ngoài trong khi lao động xuất khẩu đa phần có trình độ chuyên môn kỹ thuật thấp hoặc mới chỉ qua giáo dục định hướng”. Trong khi đó, thất nghiệp đối với các lao động không được đào tạo lại trở thành vấn nạn của nền kinh tế.

- Kỹ năng làm việc của lao động Việt Nam, đặc biệt các lao động mới ra trường là nỗi lo thường trực của doanh nghiệp. Theo ý kiến của nhiều chủ doanh nghiệp, các cán bộ phụ trách nhận sự thì nguyên nhân chính của thực trạng này nảy sinh ngay từ trong giảng đường, sinh viên chỉ được học kiến thức mà chưa được rèn luyện kỹ năng. Nhiều doanh nghiệp đã phải đào tạo lại sinh viên khi ra trường và vừa đào tạo vừa phải lo lắng vì nhân viên luôn có ý định nhảy việc, tìm công việc mới để có thêm "kinh nghiệm".

- Vấn đề làm trái ngành nghề: Thời báo kinh tế Việt Nam 14/09/2007: tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa thực hiện điều tra, khảo sát thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp FDI tại một số địa phương thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo đó, khoảng 74% lao động có việc làm ổn định, 22% lao động không có việc làm ổn định, 4% thiếu việc làm. Chỉ có khoảng 50% lao động có đào tạo được làm đúng nghề.

- Hiện tượng chảy máu chất xám, mất đi nguồn nhân lực trình độ cao đang làm đau đầu các nhà chức trách. Học bổng từ ngân sách nhà nước gửi sinh viên đi du học tại nước ngoài nhằm nâng cáo chất lượng nguồn nhân lực bị lãng phí do tâm lý e ngại, không muốn trở về sau khi tốt nghiệp của những sinh viên này.

Một phần của tài liệu VAI TRÒ CỦA ĐẦU TƯ ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w