MỤC LỤC
Điều này không đúng vì nhiều lý do, chẳng hạn do việc cung cấp các yếu tố có liên quan đến thực hiện vốn đầu tư không đáp ứng, do cầu vượt quá cung…do đó lý thuyết gia tốc đầu tư tiếp tục được hoàn thiện qua thời gian. Theo lý thuyết gia tốc đầu tư sau này thì vốn đầu tư mong muốn được xác định như là một hàm của mức sản lượng hiện tại và quá khứ, nghĩa là quy mô đầu tư mong muốn được xác định trong dài hạn.
Chính vì vậy theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư, các doanh nghiệp thường chọn biện pháp tài trợ cho đầu tư từ các nguồn vốn nội bộ và các sự gia tăng của lợi nhuận sẽ làm cho mức đầu tư của doanh nghiệp lớn hơn. Ngược lại theo lý thuyết quỹ nội bộ của đầu tư thì việc giảm thuế lợi tức của doanh nghiệp sẽ làm tăng lợi nhuận từ đó tăng đầu tư và tăng sản lượng, mà tăng lợi nhuận cũng có nghĩa là tăng quỹ nội bộ.
Nguồn vốn cho đầu tư có thể huy động bao gồm: Lợi nhuận giữ lại, tiền trích khấu hao, đi vay các loại trong đó bao gồm cả việc phát hành trái phiếu bán cổ phiếu là nguồn vốn huy động từ bên ngoài. Còn bán cổ phiếu để tài trợ cho đầu tư chỉ được các doanh nghiệp thực hiện khi hiệu quả của dự ỏn đầu tư là rừ ràng và thu nhập do dự ỏn đem lại trong tương lai sẽ lớn hơn các chi phí đã bỏ ra.
Theo lý thuyết này, vốn đầu tư có mối quan hệ tỷ lệ thuận với hệ số q, trong đó hệ số q là hệ số phản ánh giá trị thị trường của vốn đầu tư với chi phí vật chất cho công cuộc đầu tư. - Từ quan điểm trên đây, các nhà linh tế học tân cổ điển cũng đưa ra khái niệm “Sự phát triển kinh tế theo chiều sâu”, có nghĩa là gia tăng số lượng vốn cho một đơn vị lao động trong sản xuất; còn sự gia tăng vốn phù hợp với sự gia tăng về lao động được gọi là “Sự phát triển kinh tế theo chiều rộng”.
Hệ số ICOR càng lớn chứng tỏ chi phí cho kết quả tăng trưởng càng cao nó phụ thuộc vào mức độ khan hiếm nguồn dự trữ và tính chất của công nghệ sản xuất. Tức là khi kinh tế càng phát triển thì để tăng thêm một đơn vị kết quả sản xuất cần nhiều hơn về nguồn lực sản xuất nói chung và nhân tố vốn nói riêng, và khi đó đường sản lượng thực tế gần tiệm cận với đường sản lượng tiềm năng.
Tăng quy mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế… Do đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế. ICOR cũng bỏ qua sự tác động của các ngoại ứng như điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ chế chính sách…Mặt khác, hệ số ICOR không tính đến yếu tố độ trễ thời gian của kết quả và chi phí, vấn đề tái đầu tư….
Đối với cơ cấu ngành, vốn đầu tư vào ngành nào, quy mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả thấp hay cao… đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, đến khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật chất để phát triển các ngành mới… Do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành. Đối với cơ cấu lãnh thổ, đầu tư có tác dụng giải quyết những mất cân đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên, địa thế, kinh tế, chính trị… của những vùng có khả năng phát triển nhanh hơn, làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
Công nghệ tự do nghiên cứu và triển khai được thực hiện qua nhiều giai đọan, từ nghiên cứu, đến thí nghiệm, sản xuất thử… Dù nhập hay tự nghiên cứu, để có công nghệ cũng đều đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn. TFP là quan hệ giữa đầu ra với tổng hợp các yếu tố đầu vào bao gồm cả các yếu tố không định lượng được như công nghệ, trình độ quản lý…TFP phản ánh hiệu quả của các nguồn lực được sử dụng vào sản xuất.
- Tiến độ thực hiện và giải ngân các nguồn vốn đầu tư nhà nước đạt mức cao hơn nhiều so với các năm trước, bố trí vốn tập trung, khắc phục dần tình trạng phân tán, dàn trải…Tuy nhiên, việc giải ngân còn thấp so với yêu cầu đặt ra, trong đó đặc biệt là nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Đánh giá chung về tình hình tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam 2009: tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy đã tăng lên, vượt qua giai đoạn suy giảm, nhưng tăng trưởng kinh tế chủ yếu dựa vào phát triển theo chiều rộng, tăng khối lượng các nguồn lực, nhất là tăng vốn đầu tư, chưa thực sự dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động xã hội và nâng cao hiệu quả nên tăng trưởng chưa thật vững chắc, chất lượng và hiệu quả tăng trưởng chưa cao.
Đầu tư mạnh vào khu vực II đã nâng tỷ trọng của khu vực này từ ít hơn 30% hồi năm 95 lên 42% vào năm 2008.Đầu tư nhiều vào khu vực II không chỉ là từ nội bộ khu vực mà còn bởi tác động rất lớn từ Chính phủ về phương diện chính sách và qua kênh phân bổ vốn, bão lãnh vốn cho các DNNN. Khi qui mô của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài lớn lên và quá trình hoạt động ở Việt Nam đủ lâu, thành phần kinh tế này sẽ tiếp cận các nguồn tín dụng và tài nguyên trong nước không khác gì các doanh nghiệp nhà nước hay doanh nghiệp ngoài nhà nước thì vấn đề sẽ khác, hoàn toàn khác.
Báo cáo về tình hình thị trường lao động Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội soạn thảo đã khẳng định: “Việt Nam thiếu trầm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao và lao động dịch vụ cao cấp trong các ngành tài chính, ngân hàng, du lịch, bán hàng. - Vấn đề làm trái ngành nghề: Thời báo kinh tế Việt Nam 14/09/2007: tổng liên đoàn Lao động Việt Nam vừa thực hiện điều tra, khảo sát thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp FDI tại một số địa phương thu hút nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Năm 2009, nền kinh tế có sự phục hồi lại đà tăng trưởng, tổng mức vốn đầu tư là 704,2 nghìn tỉ đồng cùng sự xuất hiện của nhiều doanh nghiệp mới đã giúp cho tỷ lệ thất nghiệp ở nước ta giảm xuống 4,65%. Hiện nay, Việt Nam được xếp vào hàng các quốc gia có dân số trẻ nên lực lượng lao động được bổ sung mỗi năm với số lượng lớn khoảng 2% / năm dẫn đến tình trạng thị trường lao động quá tải.
Để được như vậy cần đổi mới nội dung, phương pháp xây dựng, quy trình xây dựng, triển khai thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay; phát huy tối đa mọi lợi thế so sánh và nguồn lực của quốc gia, của vùng và địa phương; gắn kết giữa chiến lược, quy hoạch với kế hoạch. Trong khu vực công nghiệp xây dựng dịch vụ thì đầu tư cho các dự án xây dựng có tác động tầm quốc gia như công trình truyền tải điện về nông thôn, hệ thống giao thông quốc gia và liên tỉnh, liên huyện, công trình thông tin liên lạc phục vụ các vùng nông thôn..Đối với khu vực nông lâm ngư nghiệp thì đầu tư vào hệ thống đê điều quan trọng, hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, lâm nghiêp và chăn nuôi thuỷ sản như hồ chứa nước, kênh dẫn thoát nước hệ trạm bơm, tưới tiêu.