Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 12 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
12
Dung lượng
46,5 KB
Nội dung
I. Bình luận cơ cấu tổ chức của cộng đồng ASEAN 1. Khái niệm cộng đồng ASEAN và sự ra đời của cộng đồng ASEAN Cộng đồng ASEAN (AC) là liên kết của các quốc gia ASEAN trên cơ sở một hệ thống thiết chế và thể chế pháp lí, bao gồm ba trụ cột Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa – xã hội, nhằm xây dựng ASEAN trở thành một tổ chức quốc tế năng động, thịnh vượng, vững mạnh và bản sắc chung. Có thể nói rằng, quyết định thành lập cộng đồng ASEAN là kết quả của sự tác động đan xen giữa các yếu tố: những thành tựu đạt được của ASEAN, biến chuyển của tình hình quốc tế và khu vực, nhu cầu nâng cấp cơ chế hợp tác hiện tại còn nhiều lỏng lẻo của ASEAN. Tiến trình ra đời, hình thành và xây dựng cộng đồng ASEAN được thông qua các văn bản pháp lí sau: + Ý tưởng về một cộng đồng ASEAN được đưa ra trong tầm nhìn ASEAN 2020 năm 1997 với mục tiêu “đến năm 2020 toàn bộ Đông Nam Á sẽ là một cộng đồng ASEAN nhận thức được các mối liên hệ lịch sử của mình, hiểu rõ di sản vanư hóa của mình và gắn bó với nhau bằng một bản sắc chung của khu vực”. + Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 9 năm 2003 thông qua tuyên bố Bali II. Với những quy định về mục tiêu và cấu trúc của từng cộng đồng cấu thành ASEAN, tuyên bố là văn bản pháp lí đầu tiên chính thức ghi nhận khái niệm cộng đồng ASEAN và những định dạng cụ thể của nó. + Nhằm thực hiện hóa mục tiêu thành lập AC, VAP đã được các nhà lãnh đạo ASEAN thông qua tại Hội nghị cấp cao lần 10 năm 2004. Đây là một văn bản cụ thể hóa những nội dung đã ghi nhận trong tuyên bố Bali II. Tiếp đó, các bản kế hoạch tổng thể xây dựng AEC, kế hoạch tổng thể xây dựng APSC và xây dựng ASCC cùng được kí vào 2009 xác định rõ định dạng cũng như cơ chế, các biện pháp cũng như hoạt động của các cộng đồng này đến 2015. Đây là cơ sở pháp lí để ASEAN triển khai xây dựng mỗi cộng đồng, qua đó hiện thực háo mục tiêu về một cộng đồng ASEAN. 2. Cơ cấu tổ chức của Cộng đồng ASEAN 2.1. Hội nghị cấp cao – ASEAN Summit Hội nghị cấp cao bao gồm các nguyên thủ quốc gia hoặc những người đứng đầu chính phủ của các quốc gia thành viên. Hội nghị cấp cao tiến hành họp 2 lần/năm và do quốc gia thành viên giữ chức chủ tịch ASEAN chủ trì và tổ chức, ngoài ra Hội nghị cấp cao sẽ được nhóm họp bất thường khi cần thiết. Với vị trí là cơ quan quyền lực cao nhất của ASEAN, Hội nghị cấp cao có những chức năng, nhiệm vụ sau: + Xem xét, đưa ra chỉ đạo về đường lối chính sách và quyết định các vấn đề then chốt liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, các vấn đề quan trọng mà các quốc gia thành viên quan tâm và tất cả các vấn đề mà Hội đồng điều phối ASEAN, các hội đồng cộng đồng ASEAN và các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng để trình lên; + Chỉ đạo các Bộ trưởng liên quan thuộc các hội đồng tiến hành các hội nghị liên bộ trưởng đặc biệt và giải quyết các vấn đề quan trọng của ASEAN có liên quan đến các hội đồng cộng đồng; + Thực thi những biện pháp thích hợp để xử lí các tình huống khẩn cấp tác động tới ASEAN; + Quyết định các vấn đề liên quan đến cơ chế ra quyết định và cơ chế giải quyết tranh chấp; + Cho phép thành lập và giải tán các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng và các thể chế khác nhau của ASEAN. 2.2. Hội đồng điều phối – Coordinating Council Hội đồng điều phối ASEAN bao gồm các ngoại trưởng ASEAN họp ít nhất 2 lần/năm. Hội đồng điều phối ASEAN sẽ được các quan chức cao cấp liên quan hỗ trợ. Hội đồng điều phối có chức năng và thẩm quyền: + Chuẩn bị các phiên họp cho Hội nghị cấp cao; + Điều phối việc triển khai các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị cấp cao; + Phối hợp các hội đồng Cộng đồng ASEAN nhằm tăng cường tính đồng bộ về chính sách, hiệu quả và hợp tác giữa các cơ quan này; + Tổng hợp các báo cáo của Hội đồng cộng đồng ASEAN để trình lên Hội nghị cấp cao; + Xem xét báo cáo hàng năm của Tổng thư kí về các hoạt động của ASEAN; + Thông qua việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các phó Tổng thư kí theo khuyến nghị của Tổng thư kí; + Thực thi các nhiệm vụ khác nhau được nêu trong hiến chương hoặc những chức năng khác do Hội nghị cấp cao chỉ thị. 2.3. Các hội đồng cộng đồng – Community Council. Các hội đồng cộng đồng bao gồm Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa – xã hội ASEAN. Mỗi quốc gia thành viên sẽ chỉ định một đại diện quốc gia tham dự cuộc họp của Hội đồng cộng đồng ASEAN, trực thuộc mỗi Hội đồng cộng đồng sẽ có các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng. Các hội đồng cộng đồng có trách nhiệm đảm bảo việc thực hiện các quyết định của ASEAN liên quan đến cộng đồng mình, điều phối các hoạt động của cộng đồng, đồng thời báo cáo lên hội nghị cấp cao ASEAN về những hoạt động thuộc phạm vi của cộng đồng mình phụ trách. Mỗi hội đồng cộng đồng họp ít nhất 2 lần/năm và do Bộ trưởng có liên quan của quốc gia thành viên giữ cương vị chủ tịch ASEAN chủ trì. Mỗi hội đồng cộng đồng ASEAN sẽ được hỗ trợ bởi các quan chức cấp cao có liên quan. 2.4. Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng Các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng ASEAN là các thiết chế trực thuộc các hội đồng cộng đồng có chức năng, quyền hạn: + Thực hiện các thỏa thuận và quyết định của Hội nghị cấp cao trong lĩnh vực của mình; + Tăng cường hợp tác trong lĩnh vực mà mình phụ trách để hỗ trợ tiến trình liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN; + Đệ trình các báo cáo và khuyến nghị lên các Hội đồng cộng đồng liên quan. Mỗi cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng trong phạm vi chức năng của mình có thể giao cho các quan chức cấp cao và các cơ quan trực thuộc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ được nêu trong Phụ lục 1 của hiến chương. 2.5. Tổng thư kí và Ban thư kí Tổng thư kí ASEAN do Hội nghị cấp cao bổ nhiệm với nhiệm kì 5 năm và không được tái bổ nhiệm. Tổng thư kí được lựa chọn trong số công dân của các quốc gia thành viên ASEAN dựa theo thứ tự luân phiên, có tính đến sự liêm khiết, năng lực, kinh nghiệm chuyên môn sự cân bằng về giới. Tổng thư kí là quan chức hành chính cao cấp nhất của ASEAN, tiến hành các chức năng và nhiệm vụ của mình theo các quy định của Hiến chương và các văn kiện, nghị định thư liên quan và các tập quán đã có của ASEAN. Chức năng và nhiệm vụ của tổng thư kí được quy định như sau: + Tạo điều kiện và giám sát tiến độ triển khai các thỏa thuận và quyết định của ASEAN, đệ trình báo cáo hàng năm về các hoạt động của ASEAN lên hội nghị cấp cao ASEAN; + Tham gia các cuộc họp của Hội nghị cấp cao, các hội đồng cộng đồng, hội đồng điều phối, các cơ quan chuyên ngành cấp bộ trưởng và các cuộc họp khác có liên quan của ASEAN; + Thể hiện quan điểm của ASEAN và tham gia vào các cuộc họp với các đối tác bên ngoài phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Tổng thư kí; + Khuyến nghị việc bổ nhiệm và miễn nhiệm các phó Tổng thư kí lên Hội đồng điều phối ASEAN phê duyệt. Tổng thư kí được hỗ trợ bởi 4 phó Tổng thư kí với hàm thứ trưởng. Các phó Tổng thư kí sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng thư kí trong việc thực thi chức trách của mình. Bốn phó tổng thư kí sẽ không cùng quốc tịch với Tổng thư kí và đến từ bốn quốc gia thành viên ASEAN khác nhau. Ban thư kí ASEAN……………………………………………………… 3. Bình luận cơ cấu tổ chức của cộng đồng ASEAN Thông qua cơ cấu tổ chức của cộng đồng ASEAN (AC) ta có thế thấy AC có cơ cấu tổ chức phù hợp với đời sống chính trị và kinh tế của thế giới và khu vực. Dưới góc độ pháp lí quốc tế, cộng đồng ASEAN là một cơ chế liên kết pháp lí do các quốc gia thành viên ASEAN thiết lập, xuất phát từ những đặc thù của ASEAN và phù hợp với nhu cầu phát tiển trong tình hình mới với nội dung, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động cụ thể trên cơ sở một hệ thống các nguyên tắc và quy phạm pháp luật. Bằng việc pháp điển hóa các quy định về cơ cấu tổ chức của AC như quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan trong AC được quy định rõ ràng trong hiến cương ASEAN cũng như tuyên bố Bali II, nhờ vậy mà AC đã vận hành bộ máy hoạt động của mình một cách ổn định và chủ động. Cộng đồng ASEAN đã có các cơ chế, cơ cấu tổ chức phù hợp nhằm thúc đẩy hợp tác và không ngừng được hoàn thiện. Hiến chương ASEAN đã ra đời, các hội đồng Cộng đồng đã được thành lập, và các Kế hoạch tổng thể và Đề cương cụ thể xây dựng APSC, AEC và ASCC đang được triển khai đó là những nền tảng cơ bản để tạo nên một cộng đồng ASEAN vững mạnh và phát triển ở khu vực cũng như trên thế giới. Hệ thống các cơ quan của cộng đồng ASEAN theo Hiến chương được cơ cấu bám sát các mục tiêu của tổ chức với sự liên kết của ba cộng đồng: Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa – xã hội. Được hình thành trên cơ sở ba trụ cột Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa – xã hội. Đây là liên kết trên cơ sở một hệ thống thể chế và thiết chế pháp lí với mỗi một cộng đồng có cơ cấu tổ chức khác nhau nhưng có mối quan hệ khăng khít và bổ sung cho nhau nhằm hướng tới một mục tiêu chung mà ASEAN theo đuổi. Hoạt động của mỗi cơ quan thuộc bộ máy của Cộng đồng ASEAN được quy định trong [...]... gian làm việc của Ban thư kí (có quan thường trực), Hội nghị cấp cao, Hội đồng điều phối, các hội đồng cộng đồng làm việc với các phiên họp định kì được tổ chức 2 lần/năm Với cơ cấu tổ chức như hiện nay ta có thể thấy Cộng đồng ASEAN chính là sự kế thừa và nâng cấp các liên kết hiện có của ASEAN lên một cấp độ cao hơn và sâu rộng hơn đã đáp ứng được nhu cầu hợp tác và cùng phát triển của ASEAN cũng như... công Cộng đồng ASEAN vào 2015, dưới góc độ của một tổ chức quốc tế khu vực, với cơ cấu tổ chức chặt chẽ như hiện nay phù hợp với những đặc trưng riêng về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của khu vực cũng như những thành công đã đạt được ta có thể thấy mục tiêu này có thể thực hiện được, nó sẽ đưa ASEAN đạt đến một cấp độ liên kết cao hơn so với các tổ chức quốc tế khu vực trên thế giới Để Cộng đồng. .. Nam Á mà cả khu vực châu Á - Thái Bình Dương Tuy nhiên, xây dựng Cộng đồng ASEAN chưa phải là bước tiến cao nhất và chưa phải là điểm dừng của liên kết ASEAN Với vai trò của mình, Việt Nam – thành viên của ASEAN đang cố gắng đóng góp thiết thực và hiệu quả nhằm tạo thêm xung lực đẩy guồng quay của ASEAN chuyển động mạnh hơn, tiến gần hơn đến mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015 ... Cộng đồng ASEAN trở thành hiện thực, ASEAN cần sự đồng thuận và nỗ lực của tất cả các nước thành viên, từng bước đưa Tầm nhìn vào chương trình hành động cụ thể Việc xây dựng Cộng đồng đánh dấu giai đoạn phát triển mới của hợp tác trong ASEAN Hiệp hội đã sẵn sàng cho một bước tiến cao hơn bởi xây dựng Cộng đồng sẽ giúp ASEAN có nội lực mạnh mẽ để mở rộng hội nhập và liên kết với ngoài ASEAN, giúp ASEAN . I. Bình luận cơ cấu tổ chức của cộng đồng ASEAN 1. Khái niệm cộng đồng ASEAN và sự ra đời của cộng đồng ASEAN Cộng đồng ASEAN (AC) là liên kết của các quốc gia ASEAN trên cơ sở một hệ. Bình luận cơ cấu tổ chức của cộng đồng ASEAN Thông qua cơ cấu tổ chức của cộng đồng ASEAN (AC) ta có thế thấy AC có cơ cấu tổ chức phù hợp với đời sống chính trị và kinh tế của thế giới và khu. để ASEAN triển khai xây dựng mỗi cộng đồng, qua đó hiện thực háo mục tiêu về một cộng đồng ASEAN. 2. Cơ cấu tổ chức của Cộng đồng ASEAN 2.1. Hội nghị cấp cao – ASEAN Summit Hội nghị cấp cao bao