Bài tập lớn học kỳ Pháp luật Cộng đồng ASEAN Trương Vũ Cầm Thanh – 340426 MỤC LỤC 1 Bài tập lớn học kỳ Pháp luật Cộng đồng ASEAN Trương Vũ Cầm Thanh – 340426 I/ MỞ ĐẦU Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một tổ chức quốc tế được thành lập ngày 08/08/1967, nhằm mục đích trực tiếp đảm bảo an ninh và lợi ích chính trị cho các quốc gia là thành viên. Trước năm 2003, ASEAN đã đạt được nhiều thành tự và hợp tác tương đối toàn diện trên các lĩnh vực an ninh, kinh tế, văn hóa – xã hội. Sự ra tăng của các hoạt động hợp tác nội khối và ngoại khối khiến các khuôn khổ hợp tác của hiện có của ASEAN trở nên “chật hẹp”, các cơ chế hợp tác lỏng lẻo bộc lộ nhiều điểm yếu và bất cập; cùng với sự phát triển không đồng đều cúa các quốc gia thành viên. Bởi vậy cần có một hình thức liên kết chặt chẽ và hiệu quả hơn. Xuất phát từ yêu cầu đó Cộng đồng ASEAN đã được thành lập. Cộng đồng ASEAN không thay thế ASEAN mà là sự liên kết của ASEAN ở cấp độ cao hơn và sâu rộng 2 Bài tập lớn học kỳ Pháp luật Cộng đồng ASEAN Trương Vũ Cầm Thanh – 340426 hơn nhằm xây dựng ASEAN trở thành một tổ chức quốc tế năng động, thịnh vượng, vững mạnh và bản sắc chung. Có thể nói Cộng đồng ASEAN là một khu vực liên kết “mở”. Vậy tính chất liên kết mở của Cộng đồng ASEAN thể hiện như thế nào? Những nội dung dưới đây sẽ chứng minh cho khẳng định trên. II/ CỘNG ĐỒNG ASEAN – MỘT KHU VỰC LIÊN KẾT “MỞ”. 1. Trong các hoạt động hợp tác nội khối. Trước đây liên kết giữa các quốc gia thành viên ASEAN là những liên kết lỏng lẻo và chỉ hợp tác trên một vài lĩnh vự. Hiện nay cộng đồng ASEAN được thiết lập và hoạt động dựa trên ba trụ cột chính là APSC, AEC, ASCC, liên kết giữa các thành viên trong khu vực trở nên chặt chẽ hơn, các lĩnh vực hợp tác ngày càng được mở rộng đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế - thương mại. Nổi bật, tính liên kết “mở” trong hoạt động nội 3 Bài tập lớn học kỳ Pháp luật Cộng đồng ASEAN Trương Vũ Cầm Thanh – 340426 khối thể hiện rõ qua việc gỡ bỏ hàng rào thuế quan đối với các lĩnh vực, ngành nghề ưu tiên, thiết lập khu vực tự do mậu dịch giữa các quốc gia thành viên. 2. Trong hợp tác ngoại khối. Tính chất liên kết “mở” của Cộng đồng ASEAN thể hiện rõ nét nhất trong các hoạt động ngoại khối. Nhận thức rõ được tầm quan trọng của hợp tác ngoại khối, ngay từ khi thành lập, ASEAN đã được xác định là một khu vực “ mở”, “hướng ra bên ngoài”. Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đồng Nam Á (TAC) được ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ nhất tổ chức tại Bali, Indonesia tháng 2 năm 1976 đã khẳng định xu thế mở rộng quan hệ hợp tác của ASEAN với các nước thứ ba. Vấn đề này cũng được nhấn mạnh tại Điều 4 Hiến chương ASEAN 2008. 4 Bài tập lớn học kỳ Pháp luật Cộng đồng ASEAN Trương Vũ Cầm Thanh – 340426 Trên cơ sở pháp lý đó các hoạt động hợp tác ngoại khối của ASEAN được triển khai thực hiện cụ thể. Qua đó ASEAN đã và đang trở thành một khu vực liên kết mở. Điều này được thể hiện rõ thông qua các biểu hiện sau: 2.1 Liên kết hợp tác trên nhiều lĩnh vực ngành nghề. Hợp tác ngoại khối của ASEAN được triển khai toàn diện trên tất cả các lĩnh vực an ninh – chính trị, kinh tế - thương mại và văn hóa – xã hội. - Trong lĩnh vực an ninh – chính trị: Hợp tác ngoại khối trong lĩnh vực an ninh – chính trị của ASEAN rất đa dạng bao gồm cả các vấn đề an ninh truyền thống như giải quyết tranh chấp lãnh thổ, đăng kiểm vũ khí, giải trừ vũ khí hạt nhân… và cả các vấn đề an ninh phi truyền thống như hợp tác chống khủng bố, các tội phạm xuyên quốc gia… 5 Bài tập lớn học kỳ Pháp luật Cộng đồng ASEAN Trương Vũ Cầm Thanh – 340426 - Trong lĩnh vực linh tế - thương mại: nguyên tắc bình đẳng và cùng có lợi được ASEAN áp dụng cho các quan hệ hợp tác kinh tế - thường mại giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài. Từ đó các đối tác có thể tìm thấy cơ hội kinh doanh ở khu vực và ngược lại ASEAN cũng được tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu và thu hút đầu tư ngoại khối, thông qua đó tăng trưởng kinh tế các nước thành viên ASEAN. - Trong lĩnh vực văn hóa – xã hội và các lĩnh vực khác: hiện nay hợp tác của ASEAN với các đối tác bên ngoài ngày càng có hiệu quả và được mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác nữa như: khoa học công nghệ, môi trường, y tế, giáo dục, phát triển xã hội, nguồn nhân lực.v.v. 2.2. Quy chế hợp tác. Trong quá trình triển khai các quan hệ hợp tác ngoại khối, Hội nghị ngoại trưởng ASEAN cũng tăng cường việc trao quy chế hợp tác Đối thoại chính thức và quy chế Đối thoại theo lĩnh vực cho nhiều quốc gia 6 Bài tập lớn học kỳ Pháp luật Cộng đồng ASEAN Trương Vũ Cầm Thanh – 340426 ngoại khối. Ví dụ như Hợp tác ASEAN – Nhật Bản, Hợp tác ASEAN – Hoa Kỳ, Hợp tác ASEAN – EU. Điều này cho thấy ASEAN đã có sự thoải mái, mở rộng hơn trong các quy chế hợp tác ngoại khối. 2.3. Phạm vi hợp tác ngày càng được mở rộng. Sự liên kết “mở” của Cộng đồng ASEAN còn được thể hiện qua việc ASEAN ngày càng mở rộng khuôn khổ hợp tác với bên ngoài là các hình thức ASEAN +1, ASEAN +3 và cấp cao Đông Á. - ASEAN +1: Đây là khuôn khổ hợp tác song phương của ASEAN với từng đối tác bên ngoài. Mục tiêu bao trùm của Cộng đồng ASEAN là xây dựng Hiệp hội thành một tổ chức hợp tác khu vực liên kết sâu rộng hơn, nhưng không khép kín và vẫn mở rộng hợp tác với bên ngoài. Theo đó, ASEAN sẽ tiếp tục tăng cường và mở rộng hợp tác với các bên đối thoại thông qua các khuôn khổ ASEAN+1. Hiện nay ASEAN duy trì quan hệ đối thoại ( bao gồm cả đối thoại chính thức và đối thoại theo 7 Bài tập lớn học kỳ Pháp luật Cộng đồng ASEAN Trương Vũ Cầm Thanh – 340426 từng lĩnh vực) với tất cả là 12 quốc gia và tổ chức quốc tế. Bắt nhịp với, xu thế hội nhập của thế giới ASEAN ngày càng củng cố các mối quan hệ song phương với các đối tác trong khuôn khổ ASEAN +1 và đã đạt được nhiều thành tự trên thực tế. - ASEAN +3: Không chỉ dừng lại ở khuôn khổ hợp tác ASEAN +1 mà các hoạt động ngoại khối của ASEAN còn được mở rộng ra khuôn khổ ASEAN +3. ASEAN +3 là khuôn khổ hợp tác của ASEAN với ba nước Đông Bắc Á là Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Mục tiêu cao nhất của ASEAN +3 là tiến tới xây dựng một khu vực thương mại tự do thông qua việc đẩy mạnh và mở rộng liên kết kinh tế giữa ASEAN cũng như các nước thành viên với từng đối tác khu Đông BẮ Á. - Cấp cao Đông Á: Cấp cao Đông Á (EAS) là diễn đàn của các nhà lãnh đạo ASEAN của 8 nước: Nhật BẢn, Hàn Quốc, Trung Quốc, Australia, New Zeland, Ấn Độ, Nga và Hoa Kỳ đối thoại về chiến lược 8 Bài tập lớn học kỳ Pháp luật Cộng đồng ASEAN Trương Vũ Cầm Thanh – 340426 nhằm hỗ trợ mục tiêu xây dựng cộng đồng ở khu vực Đông Á, trong đó ASEAN giữ vai trò chủ đạo. Hiện nay EAS còn có khả năng mở rộng thêm nữa vì đang có một số quốc gia cũng thể hiện mong muốn tham gia vào thiết chế này, và Liên Minh Châu Âu(EU) cũng tỏ ý muốn trở thành quan sát viên. III/ KẾT LUẬN Bởi sự liên kết hợp tác hết sức đa dạng trên mọi lĩnh vực; cùng với việc hình thành các thiết chế hợp tác là các “đường tròn đồng tâm” lớn dần với tâm điểm là ASEAN có thể khẳng định Cộng đồng ASEAN là một khu vực liên kết “mở”. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 Bài tập lớn học kỳ Pháp luật Cộng đồng ASEAN Trương Vũ Cầm Thanh – 340426 1. Tập bài giảng Pháp Luật Cộng đồng ASEAN , Trường Đại học Luật Hà Nội, Trung tâm Luật châu Á – Thái Bình Dương. 2. Hiến chương ASEAN. 3. Hiệp ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á năm 1967. 4. Một số website: - http://www.aseansec.org/1877.htm - http://www.tapchicongsan.org.vn/Home/Binh- luan/2011/13726/Vi-the-moi-vung-chac-cua-ASEAN-o-khu- vuc-va-the.aspx - http://vietbao.vn/Kinh-te/Tien-toi-mot-cong-dong-kinh-te- ASEAN-rong-mo/10821919/87/ 10 . khu vực liên kết “mở”. Vậy tính chất liên kết mở của Cộng đồng ASEAN thể hiện như thế nào? Những nội dung dưới đây sẽ chứng minh cho khẳng định trên. II/ CỘNG ĐỒNG ASEAN – MỘT KHU VỰC LIÊN KẾT. “đường tròn đồng tâm” lớn dần với tâm điểm là ASEAN có thể khẳng định Cộng đồng ASEAN là một khu vực liên kết “mở”. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9 Bài tập lớn học kỳ Pháp luật Cộng đồng ASEAN Trương. có một hình thức liên kết chặt chẽ và hiệu quả hơn. Xuất phát từ yêu cầu đó Cộng đồng ASEAN đã được thành lập. Cộng đồng ASEAN không thay thế ASEAN mà là sự liên kết của ASEAN ở cấp độ cao