Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 25 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
25
Dung lượng
116 KB
Nội dung
Quan hệ Kinh tế Quốc Tế Những đặc trưng trong chính sách thương mại EU I. Giới thiệu chung : 1.1 Vài nét về liên minh EU Liên minh Châu âu (viết tắt tiếng Anh là EU- European Union) không phải là một liên bang như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ hay chỉ đơn thuần là một tổ chức liên chính phủ như Liên hợp quốc. Nó là một mô hình duy nhất trong quan hệ quốc tế tập hợp chủ quyền của các quốc gia thành viên tạo thành một sức mạnh tổng hợp vào một thể chế chung trên toàn Châu âu mà không một quốc gia riêng rẽ nào có thể có được. Liên tục mở rộng và gia tăng thêm thành viên. + Giai đoạn 1 (1951-1957) hợp tác trong phạm vi Cộng đồng Than – Thép Châu Âu gồm 6 nước. +Giai đoạn 2 (1957-1992) gia tăng thêm 12 nước. +Giai đoạn 3 (1992- nay) 25 nước 1.2 Chính sách thương mại là gì ? Hệ thống các quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc và các công cụ, biện pháp thích hợp mà một chính phủ sử dụng để điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế của nước đó trong thời gian nhất định nhằm đạt được mục tiêu KT-CT-XH của nước đó. CSTM gồm các bộ luật, các chính sách, các tập quán của chính phủ CSTM có 2 thái cực : CSTM tự do và CSTM bảo hộ II. Đặc trưng trong chính sách thương mại EU 2.1 Các bộ luật : 2.2 Các chính sách a. Chính sách nông nghiệp Nông nghiệp là một trong những ngành kinh tế cơ bản và có 1 vai trò quan trọng trong chính sách chung với cộng đồng. - Mục tiêu chính trong chính sách nông nghiệp: tăng năng suất lao động, bảo đảm nâng cao mức sống của nông dân, ổn định thị trường, đảm bảo việc cung cấp ổn định và với giá cả hợp lý đối với nhu cầu của người tiêu dùng → đã tính đến lợi ích của người tiêu dùng. Các chính sách nông nghiệp được xây dựng trên 3 nguyên tắc chính: - Thị trường duy nhất: tạo điều kiện cho các nước thành viên được tự do vận chuyển, trao đồi các sản phẩm nông nghiệp với nhau nhằm loại bỏ hàng rào thuế quan, loại bỏ các trở ngại ngăn cản việc trao đổi tự do hay loại bỏ việc trợ cấp mà có thể làm ảnh hưởng đến tự do cạnh tranh. - Lĩnh vực ưu tiên của cộng đồng: đưa ra các nguyên tắc ưu tiên với việc bán các sản phẩm ở trong nội địa cộng đồng. bảo vệ thị trường nội địa chống lại sản phẩm nhập khẩu giá rẻ. VD: việc dùng vấn đề xuất nhập khẩu, trợ cấp nông nghiệp,… - Hợp nhất về tài chính: 4/1962, các nước thành viên của cộng đồng châu Âu thành lập một quỹ là Quỹ định hướng và bảo đảm nông nghiệp châu Âu (EAGGF) nhằm tài trợ cho những chi tiêu dành cho chính sách nông nghiệp. • Chính sách về giá cả và thị trường: có 4 đặc trưng - Chính sách bảo hộ và việc thực hiện sự can thiệp: áp dụng với hơn 70% sản lượng nông nghiệp cả vùng nhằm làm giảm giá cả thị trường ko tụt xuống dưới mức giá tối thiểu. Bao gồm: quy chế can thiệp với thị trường nội địa và hệ thống bảo hộ mậu dịch VD: Với các sản phẩm như bơ, đường, thịt bò,… khi mức cung nhiều hơn mức cầu, các tổ chức sẽ mua sản phẩm dư thừa nhằm ổn định giá trong nội địa và bán ra ngay khi thị trường đòi hỏi hoặc xuất khẩu sang các quốc gia bên ngoài. - Chính sách bảo hộ và việc không thực hiện sự can thiệp: áp dụng với khoảng 25% sản lượng nông nghiệp của cả vùng. Đây là các sản phẩm trứng, rượu vang, hoa, nhiều loại rau quả,… ko phải mặt hàng thiết yếu nên ko cần những sự can thiệp của chính phủ để hỗ trợ. Chính sách bảo hộ là thuế quan hoặc các biện pháp khác. - Trợ giúp thêm đối với giá: Cộng đồng phải cam kết giữ mức thuế cố định đối với một số sản phẩm. Các loại sản phẩm như hạt hướng dương, bông, đậu,… cộng đồng sẽ có mức trợ giá để đảm bảo nông dân bán sản phẩm trong khi giá nhập khẩu từ ngoài vào thấp. Điều này giúp giá tiêu dùng tương đối thấp nhưng vẫn tăng thu nhập cho nông dân. - Việc hỗ trợ theo cách khoán đối với việc sản xuất cộng đồng: kiểu tổ chức thị trường mà nông dân được hưởng sự hỗ trợ theo cách khoán tính theo diện tích hecta hoặc số lượng sản phẩm. Sự trợ giúp theo cách trên được dành cho những vùng trồng các loại cây lanh, cây gai dầu, cây hoa bia, hạt giống, tơ lụa,… Ngoài ra tại hệ thống giá chung cho các sản phẩm nông nghiệp trong cac nước thành viên bởi: hệ thống giá chuẩn, hệ thống giá can thiệp, hệ thống giá khởi điểm. • Chính sách cơ cấu nông nghiệp: Khuyến khích việc hiện đại hóa và mở rộng sản xuất nông nghiệp - Giúp đỡ nông dân nếu có dự án phát triển nông trại và chứng minh dự án đó sẽ giúp học trong vòng 6 năm có mức thu nhập bằng với trong vùng - Tài trợ cho việc đào tạo nông dân nâng cao trình độ đồng thời áp dựng tiến bộ kĩ thuật vào sản xuất - Những người bỏ nghề nông được tham dự lớp dạy nghề do cộng đồng tài trợ - Nông dân ở các vùng núi và các vùng đất khó canh tác sẽ nhận sự trợ cấp đặc biệt từ cộng đồng Các chính sách nông nghiệp đạt những thành quả như đảm bảo cung cấp lương thực trong vùng, hiện đại hóa nông nghiệp nhưng cũng gây nên một số bất lợi như sự dư thừa sản phẩm, chênh lệch thu nhập giữa nông dân với nhóm kinh tế khác,… Vì vậy đã dẫn đến những cải tổ chính sách nông nghiệp từ cuối những năm 60. • Cải tổ chính sách giá cả và thị trường: - Đưa ra chính sách giá thích ứng với giá thị trường - Sử dụng đất nông nghiệp không cho mục đích canh tác mà cho hệ sinh thái, trồng rừng, Nông dân sẽ nhận trợ cấp - Giảm giá ngũ cốc để tăng sức tiêu dùng và bù giá cho nông dân Chính sách mới này đã chấm dứt việc Cộng đồng châu Âu duy trì giá cả một cách giả tạo bằng việc đền bù cho nông dân phần chênh lệch giá cả thế giới và giá của Cộng đồng châu Âu giúp nông nghiệp châu Âu có một bộ mặt mới. Cải tổ chính sách cơ cấu nông nghiệp: thực hiện một loạt các biện pháp cải tiến các trang trại nông nghiệp thay cho phát triển. Tăng cường trợ giúp cho việc đào tạo nhằm nâng cao trình độ của nông dân, trợ giúp các nông dân trẻ và tạo hàng loạt hệ thống dịch vụ cho nông dân. Tăng cường trợ giúp cho các vùng không thuận lợi canh tác. b. Chính sách xã hội Một chính sách xã hội hài hòa vừa là nhân tố bổ trợ vừa là mục tiêu lâu dài của quá trình liên kết kinh tế cộng đồng. Tuy nhiên trên thực tế việc thực hiện một chính sách xã hội chung của cộng đồng vì lợi ích của tất cả các công dân những nước thành viên hoàn toàn không dễ dàng. Vì vậy, mọi nước thành viên đều cố gắng kiểm soát ở mức cao nhất có thể chính sách xã hội quốc qia. - Hiệp ước Roma (1957) Các Hiệp ước Roma là 2 hiệp ước của Liên minh châu Âu được 6 nước Pháp, Tây Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg ký kết ngày 25.3.1957 tại Roma, Ý. Về khía cạnh xã hội, hiệp ước tập trung vào quyến tự do lưu thông của người lao động và một số vấn đề khác bổ trợ cho việc tự do lưu thông này chủ yếu dưới các hình thức trợ cấp xã hội đối với dân di cư. Giai đoạn cuối thập kỷ 1950 cho đến 1960, mối liên kết giữa các quốc gia vẫn còn lỏng lẻo và chủ yếu tập trung vào lĩnh vực kinh tế, do vậy các nước thành viên hầu như nắm toàn quyền kiểm soát đối với chính sách xã hội quốc gia => Trong giai đoạn đầu, chính sách xã hội chung chỉ được thể hiện bằng những nguyên tắc và phương hướng chỉ đạo được nêu trong Hiệp đinh Roma về việc cải thiện đời sống, việc làm của người lao động và quyền lưu thông tự do của họ. - Trong thập kỷ 1970 và những năm đầu 1980, chính sách xã hội của cộng đồng chủ yếu chỉ tập trung vào vấn đề công ăn việc làm. Các thành tựu đạt được còn rất hạn chế do thiếu các công cụ thể chế và nguồn lực tài chính cần thiết. Tháng 7- 1974, Hội đồng Châu Âu đã thông qua chương trình hành động xã hội của cộng đồng. Mục tiêu: tạo ra việc làm đầy đủ tốt nhất cho người lao động, cải thiện điều kiện sống và làm việc, tăng cường sự tham gia của các lực lượng xã hội vào các quyết định về chính sách kinh tế, xã hội cũng như sự tham gia của người lao đông vào hoạt động doanh nghiệp. Tuy nhiên do tình trạng khủng hoảng kinh tế Tây Âu trong thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980 nên không đạt được mấy thành công. Tháng 6- 1980, Hội đồng Châu Âu thông qua chương trình hành động xã hội cộng đồng lần thứ hai. Mục tiêu: khẳng định lại mực tiêu của chương trình lần thứ nhất; mở rộng nội dung chương trình ra nhiều lĩnh vực khác như tạo công ăn việc làm cho thanh niên, phụ nữ, tác động xã hội của việc áp dụng các công nghệ mới, dân số, di cư hay tăng cường đối thoại xã hội,… - Tại Hội nghị Maastricht tháng 12- 1992, nghị định thư đã bổ sung thêm một số mục tiêu lớn của chính sách xã hội như tăng cường đối thoại xã hội, phát triển nguồn nhân lực nhằm đảm bảo công ăn việc làm lâu dài hay đáu tranh chống việc sa thải người lao động. Nhìn chung, cho tới nay chính sách xã hội của công đồng vẫn chỉ là một nhân tố bổ trợ cho tiến trình liên kết kinh tế mà bước đi đầu tiên là xây dựng một thị trường nội địa duy nhất. Những thành tựu của quá trinhnf liên kết xã hội vẫn còn rất khiêm tốn. Chính sách xã hội chủ yếu vẫn nằm dưới quyền kiểm soát của từng quốc gia thành viên. Những phát triển gần đây nhất của tiến trình liên kết xã hội phản ánh rõ nét thái độ thực tế của cộng đồng. c. Chính sách Giao thông vận tải chung [...]... chung một số chính sách thương mại với các nước ngoài EU + Hạn chế xung đột Bất lợi: + Vẫn tồn tại sự chênh lệch giữa các thành viên trong khu vực EU về trình độ phát triển kinh tế + Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước trong khu vực nhất là những khó khăn gần đây về khủng hoảng nợ công Hiện nay, nhằm phục hồi nền kinh tế châu Âu, EU đã ra bản phác thảo về chính sách thương mại của EU Trong tài liệu... soát sát nhập doanh nghiệp • Chính sách kiểm soát hỗ trợ nhà nước • Chính sách thúc đẩy tự do hóa Đặc điểm: 1 Đối tượng điều chỉnh chủ yếu của chính sách cạnh tranh EU là các tác nhân kinh tế 2 Có hiệu lực trực tiếp đối với các cơ quan của Liên minh cũng nư co quan của quốc gia 3 Chính sách cạnh tranh của EU được áp dụng dựa trên các án lệ tòa án 4 Chính sách cạnh tranh của EU mang tính nữa pháp lý nửa... pháp : chính sách đào tạo chuyên môn, nghề nghiệp, đảm bảo công ăn việc làm và cải thiện đk sống và làm việc,… Hiệp ước Maastricht khẳng định lại toàn bộ những điểm chính về xây dựng chính sách gtvt đã ghi trong Hiệp ước Roma và bổ sung theo như tinh thần của Sách trắng d Chính sách hỗ trợ và cân đối vùng Việc xây dựng và hoàn thành một thị trường thống nhất Châu Âu có thể làm một số vùng trong các... khối EU vẫn là tập hợp từ nhiều nền kinh tế, với tốc độ phát triển và chu kỳ khác nhau, còn Mỹ là một nền kinh tế thống nhất III Kết luận chung về chính sách thương mại EU Thuận lợi: + Xóa bỏ những trở ngại trong phát triển kinh tế + Thoát khỏi sự lệ thuộc từ bên ngoài + Tăng cường sức mạnh kinh tế, thuận lợi cho việc chuyển giao vốn + Tận dụng thế mạnh từng nước, tăng khả năng cạnh tranh của EU +... nghiệp kéo dài và khắc ohucj nạn thất nghiệp trong thanh niên + Tăng nhanh tốc độ điều chỉnh cơ cấu nông nghiệp và phát triển khu vực nông thôn Đảm bảo tính hài hòa thống nhất trong liên minh là đảm bảo sự sống còn của một thị trường thống nhất Bởi vậy, chính sách vùng là một trong những nỗ lực to lớn của Liên minh Châu Âu hiện nay e Chính sách cạnh tranh Chính sách cạnh tranh được coi như là một công... thế cho người dân trong vùng Euro vì trong quá khứ thương mại là một trong những nguồn chính của tăng trưởng kinh tế Thêm vào đó người ta cũng tin rằng giá cả của sản phẩm và dịch vụ sẽ không còn chênh lệch nhau nhiều nữa Điều này dẫn đến cạnh tranh mạnh hơn giữa các doanh nghiệp và vì thế sẽ làm giảm lạm phát và tăng sức mua của người tiêu thụ Một số nhà kinh tế học bày tỏ lo ngại về những nguy hiểm... rộng lớn như vùng Euro Đặc biệt là khi các nền kinh tế phát triển không đồng bộ sẽ tạo khó khăn cho một chính sách tiền tệ thích ứng Về mặt chính trị vẫn còn câu hỏi là liệu Ngân hàng Trung ương châu Âu và Ủy ban châu Âu có khả năng kiềm chế các nước thành viên giữ kỷ luật trong ngân sách quốc gia hay không Trên thực tế, thời gian vừa qua dường như đã xác thực nổi lo ngại này, ít nhất là trong trường hợp... và buôn bán trong nông nghiệp + Quỹ Phát triển vùng Châu Âu(1975) -> trung tâm của chính sách Mục tiêu chính của các quỹ cơ cấu và các hoạt đông trong khuôn khổ chính sách vùng: + Giúp đỡ các vùng trì trệ và phát triển chậm thông qua đội ngũ cán bộ hỗ trợ và các sáng kiến phát triển của các cơ quan của khối Liên minh Châu Âu + Giúp đỡ các vùng bị ảnh hưởng bới suy thoái công nghiệp + Đấu trong với nạn... nước trong khối Bởi vì cạnh tranh hữu hiệu là yếu tố cơ bản kích thích sự đổi mới, tăng năng suất lao động, qua đó nâng cao mức sống của người dân Cạnh tranh là sức mạnh mà hầu hết các nền kinh tế thị trường dựa vào để các doanh nghiệp có thể đảm bảo thỏa mãn được các nhu cầu và mong muốn của người tiêu dung Chính sách cạnh tranh của EU thể hiên trên các lĩnh vực: • Chính sách chống độc quyền • Chính sách. .. về việc mở rộng chính sách chung của gtvt đường biển và hàng không(1973) - Cuối năm 1992, Ủy ban Châu Âu đưa ra Sách trắng trong đó nêu ra các mục tiêu xd chính sách gtvt chung là: + Liên kết tất cả các loại hình gtvt, để tạo thành hệ thống liên kết kết hợp sử dụng các lại hình gtvt khác nhau trên cùng một tuyến đường + Đưa mạng lưới gtvt các quốc gia vào một mạng lưới liên Châu Âu Sách trắng còn đề . của chính phủ CSTM có 2 thái cực : CSTM tự do và CSTM bảo hộ II. Đặc trưng trong chính sách thương mại EU 2.1 Các bộ luật : 2.2 Các chính sách a. Chính sách nông nghiệp Nông nghiệp là một trong. Quan hệ Kinh tế Quốc Tế Những đặc trưng trong chính sách thương mại EU I. Giới thiệu chung : 1.1 Vài nét về liên minh EU Liên minh Châu âu (viết tắt tiếng Anh là EU- European Union) không phải. tiêu dung Chính sách cạnh tranh của EU thể hiên trên các lĩnh vực: • Chính sách chống độc quyền • Chính sách kiểm soát sát nhập doanh nghiệp • Chính sách kiểm soát hỗ trợ nhà nước • Chính sách thúc