LỜI MỞ ĐẦUNhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ tron
Trang 1BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
**************************
- -TIỂU LUẬN
LỊCH SỬ KINH TẾ THẾ GIỚI
Đề tài :
NHẬT BẢN TRONG GIAI ĐOẠN 1952- 1973
Sinh viên thực hiện : Đỗ Thị Thảo
Lớp :
Khoa : Kinh tế quốc tế
:
Trang 2Hà Nội 2010
Mục lục
Lời mở đầu
Chương I: Những đặc điểm của nền kinh tế Nhật Bản thời kỳ 1952- 1973
Chương II: Những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Nhật Bản
I Nguyên nhân khách quan
A Bối cảnh quốc tế thuận lợi
1 Môi trường quốc tế hòa bình tạo điều kiện cho thương mại phát triển
2 Các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến
B Được sự hỗ trợ thuận lợi của Mỹ
1 Tiết kiệm được chi phí quốc phòng do được Mỹ đảm bảo an ninh
2 Thu được nguồn ngoại tệ lớn từ các đơn đặt hàng đặc biệt của Mỹ
C Thu hút được nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài
II Nguyên nhân chủ quan: “ Chiến lược đuổi kịp”
A Phát huy vai trò nhân tố con người
1 Nhật Bản có nguồn lao động dồi dào
2 Phần lớn lao động ở Nhật Bản có trình độ giáo dục cao và được đào tạo về kỹ năng lao động
3 Giới lãnh đạo của Nhật Bản được cho là tài ba
B Duy trì mức tích lũy cao thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao
1 Tích lũy vốn
2 Sử dụng vốn
C Chiến lược phát triển khoa học công nghệ
D Vai trò điều tiết kinh tế của Chính phủ thông qua các chính sách kinh tế vĩ mô
1 Chính sách tài khóa
2 Chính sách tiền tệ
3 Chính sách ngoại thương và đầu tư ra nước ngoài
E Kết hợp khéo léo cấu trúc kinh tế hai tầng
Chương III: Một số bài học rút ra
I Những đặc điểm của Việt Nam
II Những biện pháp khắc phục khó khăn
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Nhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số thì quá đông, phần lớn nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh, nhưng với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954) phát triển cao độ (1952-1973) Đặc biệt trong khoảng 20 năm sau chiến tranh (1952- 1973), nền kinh tế Nhật Bản phát triển với nhịp độ rất nhanh chóng Nhiều nhà kinh tế thế giới coi đây là giai đoạn phát triển “thần kỳ” của nền kinh tế Nhật Bản Từ một nước đứng dậy từ trong đống tro tàn của chiến tranh , Nhật Bản đã vươn lên để trở thành cường quốc kinh tế thứ hai trong thế giới tư bản
Sự thành công của Nhật Bản không phải chỉ ở chỗ điều hòa thu nhập giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế tự nhiên, mà còn ở khía cạnh điều hòa phúc lợi xã hội, từ đó kích thích sản xuất và tạo ra tăng trưởng mới Những thành quả tăng trưởng kinh tế đã được “chia lại” tương đối đều cho các tầng lớp xã hội khiến cho nhiều người dân nước này lại có thêm vốn đầu tư, và để phát triển giáo dục và đào tạo tay nghề
Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở Nhật Bản giai đoạn “thần kỳ” đã trở thành mô hình nghiên cứu với nhiều nước đang phát triển
Trong bài tiểu luận này em xin đưa ra một số nét dẫn đến sự phát triển thần kỳ của kinh tế Nhật Bản và rút ra một vài bài học có thể sẽ có ích cho sự phát triển kinh tế Việt Nam
Trang 4CHƯƠNG I
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN
THỜI KỲ 1952 - 1973
Nhật Bản bị thất bại trong chiến tranh, kinh tế bị tàn phá nặng nề: 34% máy móc, 25% công trình xây dựng, 81% tàu biển bị phá hủy nước Nhật chìm trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng về nhiều mặt
Tuy nhiên do những cố gắng tích lũy của toàn thể nhân dân Nhật Bản, được sự phát triển của công ngiệp kích thích, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế đều tăng trưởng nhanh, nhờ vậy tổng sản quốc dân, chỉ tiêu tổng quát cho mức hoạt động của nền kinh tế đã tăng mạnh
Từ năm 1952 đến 1958, GDP đã tăng với tốc độ 6,9% bình quân hàng năm Năm
1959, khi tốc độ tăng trưởng vượt 10%, thế giới bắt đầu ngạc nhiên về sự phát triển của Nhật Bản và gọi đó là “sự thần kỳ về kinh tế”
Tốc độ cao này được duy trì suốt từ những năm 1960, GDP tăng xấp xỉ 10% Sang những năm 1970 – 1973 tốc độ tăng trưởng có hơi giảm xuống còn 7,8% nhưng vẫn cao hơn tiêu chuẩn quốc tế về giá trị tuyệt đối
Năm 1950, GDP của Nhật Bản mới đạt 20 tỷ USD bằng 1/17 GDP của Mỹ, nhỏ hơn GDP của bất kỳ một nước phương Tây nào Nhưng năm 1973 GDP đạt khoảng
402 tỷ USD, tuy vẫn còn nhỏ so với Mỹ song sự chênh lệch giữa Mỹ và Nhật đã thu hẹp lại còn 3/1 và trở thành cường quốc kinh tế thứ 2 trong thế giới tư bản sau Mỹ
Biểu đồ: so sánh về mức tăng tổng sản phẩm quốc dân thực tế giữa các nước
tư bản phát triển (%)
0
2
4
6
8
10
12
14
1951 -1955
1955 -1961
1961 -1965
1965-1970
1970 -1973
Anh Pháp Italia Mỹ Nhật
Trang 5Nguồn: Tại sao Nhật Bản thành công NXB Khoa học Xã hội, 1991
Nhân tố hàng đầu trong tăng trưởng kinh tế của thời kỳ này là sự phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp chế tạo Tốc độ phát triển công nghiệp trung bình giai đoạn 1960 – 1969 là 13,5%, giá trị tổng sản lượng công nghiệp tăng 14 lần từ năm
1950 đến năm 1969: từ 4,1 tỷ USD lên 56,4 USD Trong đó các ngành công nghiệp nặng và hóa chất chiếm tới 57% trong tổng sản lượng của công nghiệp chế tạo (năm 1970), cao hơn phần tương ứng ở Tây Đức hoặc ở Mỹ Năm 1969 Nhật Bản trở thành nước dẫn đầu trong các nước tư bản về số lượng tàu biển, xe máy, máy khâu, máy ảnh, tivi và đứng thứ hai về sản lượng thép, ô tô, xi măng, hóa chất, hàng dệt
Nông nghiệp cũng tăng trưởng nhan, năm 1969 tổng giá trị sản lượng nông nghiệp là 9 tỷ USD Tuy nhiên số lao động trong ngành nông nghiệp đã giảm mạnh từ 14,5 triệu năm 1960 xuống 8,9 triệu năm 1969
Qúa trình tăng trưởng này không phải là sự nhẹ nhàng, không gấp khúc Trong thời gian này, nền kinh tế Nhật Bản đã trải qua những thăng trầm khá rõ rệt, chia ra thành những chu kỳ dài khoảng hơn 3 năm đôi khi 2 năm hoặc 5 năm Những sự lên xuống này diễn biến có hệ thống Tính từ năm 1951 đến năm 1973 có tất cả 7 thời kỳ phồn thịnh và 8 lần suy thoái Những lần suy thoái chu kỳ này chỉ biểu hiện ở tốc độ tăng trưởng chậm lại chứ không phải là giảm sút tuyệt đối Những nhà kinh tế phân tích theo quan điểm chu kỳ công nghiệp của Các Mác cho rằng chu kỳ tái sản xuất tư bản ngắn lại rất tiêu biểu ở Nhật Bản gắn chặt với sự rút ngắn chu kỳ đổi mới kinh tế nhờ tiến bộ khoa học kỹ thuật sau chiến tranh Còn một số nhà kinh tế Nhật Bản gọi đây là “chu kỳ hàng hóa tồn kho” Việc tái diễn chu kỳ hàng tồn kho gắn với những thiếu hụt trong cán cân ngân sách quốc tế Thời kỳ phồn thịnh: sản xuất mở rộng, tiêu dùng sản xuất và cá nhân đều tăng đã làm tăng nhập khẩu, do vậy cán cân thanh toán
bị thiếu hụt Khi xuất hiện sự tăng hàng tồn kho và giảm dự trữ ngoại tệ, chính phủ thực hiện chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ Khi hàng tồn kho giảm do giảm đầu tư, cán cân thanh toán quốc tế trở lại thuận lợi do giảm nhập khẩu và khi đó chính phủ lại nới lỏng chính sách tài chính, tiền tệ, chu kỳ tồn kho mới lại bắt đầu Việc thắt chặt tiền tệ được áp dụng vào đỉnh điểm của các thời kỳ phồn thịnh năm 1954, 1957 –
1958, 1961-1962, 1964 - 1967, 1969 – 1970, và 1973 Chính sách hạn chế tiền tệ của Nhật tỏ ra tác dụng nhanh với hiệu quả cao
Trang 6CHƯƠNG II
NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN THẦN KỲ CỦA NỀN KINH TẾ NHẬT BẢN NHỮNG NĂM
1952 – 1973.
I, Nguyên nhân khách quan:
A _ Bối cảnh quốc tế thuận lợi:
1 Môi trường quốc tế hòa bình, tạo điều kiện cho thương mại phát triển.
Sau chiến tranh thế giới thứ II trên thế giới đã nổ ra những cuộc chiến tranh khu vực, cục bộ, nhưng không có những cuộc chiến tranh lớn trên quy mô toàn thế giới Trong khuôn khổ IMF và GATT, thể chế mậu dịch tư do được duy trì là điều may mắn đối với Nhật Bản Thương mại được tự do hoạy động nên Nhật Bản có thể khắc phục được khó khăn không có tài nguyên của nước mình Nhật Bản có thể mua than đá, dầu hỏa và các nguyên liệu dưới dạng quặng từ những khu vực có giá rẻ nhất trên thế giới nên có lợi thế cạnh tranh quốc tế hơn Anh và Đức, phải dùng than trong nước có giá thành cao
2 Các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến nhanh chóng được đưa vào Nhật Bản.
Nguồn gốc của cuộc cách mạng kỹ thuật là nước Mỹ Các công nghệ tiên tiến nhanh chóng được đưa vào Nhật Bản Những mặt hàng lần đầu xuất hiện ở Nhật Bản như nilon, sợi polieste, nguyên tử năng, vô tuyến truyền hình, máy tính, có những mặt hàng xưa cũng đã sản xuất Nhưng nay nhờ có kỹ thật mới mà phương pháp sản xuất biến đổi hẳn Nhật Bản đã du nhập phương thức sắt thép liên hoàn, lò quay, phương pháp phân giải dầu mỏ, đóng tàu theo khối lớn, phương thức sản xuất xe hơi hàng loạt Nhờ những kỹ thuật tiên tiến này mà tốc độ tiến bộ kỹ thuật ở Nhật Bản cũng nhanh đến mức chưa từng có trong lịch sử Nhật Bản
Năm lĩnh vực lớn của cách mạng kỹ thuật:
1 lượng Lĩnh vực điện tử, sự phát triển này gắn liền với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất, máy móc và phương tiện thông tin
2 Lĩnh vực vật liệu: tạo những vật liệu mới
3 Lĩnh vực thông tin
4 Lĩnh vực sinh học: người ta có thể tạo ra dược phẩm và loại thực vật mới bằng phương pháp cấy ghép gen di truyền
Trang 75 Lĩnh vực năng lượng mới: sử dụng năng mặt trời.
B _ Được sự hỗ trợ rất thuận lợi của Mỹ:
Sau khi chiến tranh lạnh giữa Liên Xô và Mỹ nổ ra Mỹ đã thay đổi kế hoạch ban đầu phi quân sự hóa Nhật Bản sang xây dựng nước Nhật Bản tự lập
1 Tiết kiệm được chi phí quốc phòng do được Mỹ đảm bảo về an ninh.
Năm 1946 Nhật tuyên bố từ bỏ chiến tranh Việc từ bỏ chiến tranh đã hạn chế đên mức thấp nhất cho chi tiêu phòng thủ của Nhật, sử dụng quốc lực vào mục đích phát triển kinh tế Tỷ lệ chi cho ngân sách phòng thủ trong tổng sản phẩm quốc dân từ 3,3 % năm 1950 xuống còn 1% năm 1960
2 Thu được nguồn ngoại tệ lớn từ các đơn đặt hàng đặc biệt của Mỹ ttrong hai cuộc chiến tranh Triều Tiên năm 1950 và chiến tranh với Việt Nam năm 1965 – 1968.
Trong các cuộc chiến tranh ở CHDCND Triều Tiên vầ Việt Nam, chính phủ Mỹ
đã có hàng loạt đơn đặt hàng với các công ty của Nhật Bản về vũ khí, khí tài và các đồ quân dụng khác Trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến 1969, Nhật Bản đã thu được 10,2 tỷ USD do đơn đặt hàng của Mỹ Có thể nói nhu cầu về hàng hóa của Mỹ cho các cuộc chiến tranh ở CHDCND Triều Tiên và Việt Nam là “hai ngọn gió thần” đối với nền kinh tế Nhật Bản, giúp Nhật cân bằng được cán cân thanh toán quốc tế và thoát ra khỏi tình trạng khó khăn sau chiến tranh
C _ Thu hút được rất nhiều vốn đầu tư từ nước ngoài
Có thể khẳng định Nhật Bản đã rất thành công trong việc huy động nguồn vốn nội bộ Tuy nhiên nguồn vốn từ bên ngoài cũng đóng vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế Nhật Trong thời kỳ từ 1944 đến 1955, số vốn của bên ngoài vào Nhật Bản
là 230 triệu USD và đã tăng rất nhanh trong thời kỳ 1956 – 1973 với 24 tỷ USD, trong
đó vay trực tiếp và tiếp nhận đầu tư cổ phiếu nước ngoài chiếm 8,9% Trong các nguồn tín dụng của nước ngoài, tín dụng Mỹ giữ vai trọng thông qua các tổ chức ngân hàng Xuất – nhập khẩu Mỹ, ngân hàng phát triển Quốc tế, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)
II, NGUYÊN NHÂN CHỦ QUAN: “CHIẾN LƯỢC ĐUỔI KỊP” (CATCH
UP)
A _ Phát huy vai trò nhân tố con người
Người Nhật Bản từ xa xưa đã có tính cần cù, tận tâm, tiết kiệm, kỷ luật cao, kiên trì, lòng trung thành,tính phục tùng, nền tảng giáo dục tốt, có khả năng cải tiến nhanh
Trang 8những phát minh kỹ thuật của thế giới Trong giai đoạn hiện đại những đức tính đó vẫn được đề cao
1 Nhật Bản có một nguồn lao động dồi dào.
Sau chiến tranh một lực lượng lớn người rút ra từ các thuộc địa cửa Nhật Bản về giải ngũ, rút ra từ quân đội Nguồn cung cấp lao động lúc đó là quá thừa và họ sẵn sàng làm việc với đồng lương rẻ mạt Theo quan điểm của Các Mác thì lao động tạo
ra giá trị thặng dư và có khả năng tích lũy tư bản
2 Phần lớn lao động ở Nhật Bản có trình độ giáo dục cao và được đào tạo về kỹ năng lao động
Chế độ giáo dục ở Nhật Bản khá phát triển và hoàn thiện Kế thừa nền giáo dục ở thời kỳ trước, từ chiến tranh thế giới thứ II, Nhật Bản đã phổ cập giáo dục hệ 9 năm Trên cơ sở trình độ văn hóa chung khá cao đó, người Nhật Bản rất chú trọng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có đủ khả năng nắm bắt và sử dụng những kỹ thuật, công nghệ mới Công nhân dược đào tạo không chỉ ở các trường dạy nghề mà có thể đào tạo ngay tại các xí nghiệp
Đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật của Nhật Bản khá đông đảo và có chất lượng cao đã góp phần đắc lực vào bước phát triển nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ của đất nước
3 Giới lãnh đạo của Nhật bản được cho là tài ba
Giới quản lí và kinh doanh của Nhật Bản được đánh giá là những người sắc xảo, nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường, đổi mới phương pháp kinh doanh, đã đem lại thắng lợi cho các công ty Nhật Bản trên trường quốc tế
Giới quản lí của Nhật Bản đặc biệt thành công trong việc củng cố kỷ luật lao động, lợi dụng và khai thác triệt để bản chất tận tụy và trung thành của người lao động Nhật Bản Các công ty của Nhật Bản thường được bao trùm bởi một bầu không khí thấm đậm tính “gia tộc”, “gia đình” Không ít nhà nghiên cứu cho rằng sự thành công của kinh tế Nhật Bản là kết quả của sự kết hợp khéo léo giữa “công nghệ phương Tây” và “tính cách Nhật Bản”
B_Duy trì mức tích lũy cao thường xuyên, sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả cao
1 Tích lũy vốn
Trang 9Nhật Bản thời gian này được coi là một nước có tỷ lệ tích lũy vốn cao nhất trong các nước tư bản phát triển Tỷ lệ tích lũy vốn thường xuyên của thời kỳ 1952 – 1973 vào khoảng từ 30 đến 35% thu nhập quốc dân,gấp hơn hai lần so với Mỹ, Anh
Những giải pháp duy trì mức tích lũy của Nhật:
Tận dụng triệt để nguồn lao động trong nước, áp dụng chế độ tiền lương thấp
Tiền lương công nhân Nhật Bản những năm 50, 60 rất thấp so với các nước tư bản phát triển, chỉ bằng 1/3 lương công nhân Anh và 1/7 lương công nhân Mỹ
Để tạo vốn cho phát triển kinh tế, Nhật Bản đã chú khai thác sử dụng tốt nguồn tiết kiệm cá nhân Từ năm 1961 – 1967, tỷ lệ tiết kiệm trong thhu nhập quốc dân là 18,6%, cao gấp hơn hai lần của Mỹ (6,2%) và Anh (7,7%) Năm 1968 – 1969, tổng số tiền tiết kiệm lên tới 157,5 tỷ USD Tính trung bình mỗi người dân Nhật Bản có số tiền tiết kiệm là 1550 USD
Ngoài ra, mức tích lũy cao ở Nhật Bản còn là kết quả của việc giảm chi phí quân
sự xuông mức 1% tổng sản phẩm quốc dân
Nguồn vốn từ bên ngoài cũng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Nhật, nhất là nguồn viện trợ phát triển chính thức (ODA) chủ yếu được dành cho việc cải tạo, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp nặng Thời kỳ sau chiến tranh Nhật Bản không phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn bên ngoài Chính phủ giao cho bộ tài chính quản lí và kiểm soát rất chặt chẽ việc sử dụng các nguồn vốn đó Đầu te trực tiếp chỉ được khuyến khích cho mục tiêu tìm kiếm công nghệ và bí quyết sản xuất
2 Sử dụng vốn
Nhật bản được coi là một nước sử dụng vốn một cách táo bạo và hiệu quả
Ở Nhật Bản nhiều ngân hàng thương mại chấp nhận cho vay tới 95% tổng số vốn Biện pháp mạo hiểm này đã tạo điều kiện tăng nhanh số vốn chuyển vào sản xuất kinh doanh
Trong sử dụng vốn, Nhật bản trước hết tập trung vào những ngành sản xuất lớn, hiện đại và có hiệu quả cao Quá trình tích tụ và tập trung sản xuất diễn ra rất nhanh chóng, đạt trình độ và quy mô quốc tế Năm 1969, ở Nhật đã có hơn 10 công ty độc
Trang 10quyền với doanh số trên 1 tỷ USD, một số công ty như Mitsubisi, Mitsui có doanh số khoảng 10 tỷ USD
Về đầu tư trong nước, phần lớn số vốn được tập trung vào các ngành then chốt như luyện kim, đóng tàu, chế tạo máy, hóa chất, điện tử và vi điện tử Vốn đầu tư cũng được tập trung vào đổi mới thiết bị sản suất Sau 20 năm Nhật bản hầu như đã đổi mới toàn bộ tư bản cố định Trong một số ngành như chế tạo máy, luyện kim, đóng tàu trình độ trang bị kỹ thuật đã vào loại nhất trên thế giới
Một số công ty Nhật Bản thời kỳ này đã chú tới đầu tư nước ngoài Ở giai đoạn thập kỷ 50 và nửa đầu thập kỷ 60, Nhật Bản chủ yếu đầu tư ở khu vực đông Nam Á
Từ nửa cuối thập kỷ 60, Nhật Bản đã chú nhiều hơn vào khai thác đầu tư
C _ Chiến lược phát triển khoa học công nghệ
Khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, Nhật là một nước tụt hậu so với các nước
tư bản khác Nhưng cũng ngay trong những năm tháng khó khăn đó, Nhật Bản đã dành một số vốn lớn cho việc nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật
Chi phí nghiên cứu phát triển năm 1955 còn ở mức 0,84% thu nhập quốc dân đã tăng lên nhanh chóng đặt gần 1,96% thu nhập quốc dân vào năm 1970
Nhật Bản đã chú trọng ứng dụng thành tựu khoa học – kỹ thuật mới của Âu – Mỹ bằng cách nhập khẩu công nghệ, kỹ thuật, mua các phát minh sáng chế Từ năm 1950 đến 1971 tổng số vụ nhập khẩu kỹ thuật của Nhật là 15289 vụ, gần 70% là của Mỹ, hơn 10% của Tây Đức Nhờ đó đã cải tạo căn bản tài sản cố định và góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội Tốc độ tăng năng suất lao động trung bình hàng năm của Nhật Bản thời kỳ 1955 – 1965 là 9,4% Tính đến năm 1968, tổng giá trị những phát minh mà Nhật mua của nước ngoài vào khoảng 6 tỷ USD
Bằng cách đi khôn ngoan, chỉ hơn 20 năm sau chiến tranh, nền khoa học – kỹ thuật của Nhật Bản có bước phát triển nhảy vọt Đến đàu những năm 1970, Nhật Bản
đã đạt trình độ cao về tự động hóa, trình độ sử dụng máy vi tính trong một số ngành sản xuất
D _ Vai trò điều tiết kinh tế của chính phủ thông qua các chính sách kinh tế
vĩ mô
Ngay sau khi chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, chính phủ Nhật Bản đã thực hiện hàng loạt biện pháp để đẩy mạnh tự do hóa nền kinh tế, kích thích kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường kết hợp với sự điều tiết của nhà nước thông qua các chính