CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

17 2K 25
CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 1 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ  I/- ĐẶT VẤN ĐỀ: Nhà trường là nơi dạy người, dạy chữ. Có lẽ không nơi nào mà việc trang bò kiến thức, giáo dục tư tưởng tình cảm lại nhanh và có hiệu quả như trong nhà trường. Nhà trường chính là môi trường đào tạo những con người chủ nhân tương lai cho đất nước: Có đủ tài năng, trí tuệ và những phẩm chất đạo đức, để sau này thực sự là người của dân, vì dân mà cống hiến. Người trực tiếp đào tạo những con người như thế không ai khác là giáo viên, giáo viên giảng dạy bộ môn, giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên là những người thầy được đào tạo về kiến thức, về chuyên môn nghiệp vụ, người thầy còn được trang bò vốn kiến thức về công tác chủ nhiệm nhằm giúp học sinh phát triển toàn diện để mai sau trở thành người công dân có ích cho xã hội nói chung, đòa phương, thôn bản nói riêng. Công tác chủ nhiệm là một công tác mà bất kì giáo viên nào có tâm huyết cũng không thể xem nhẹ được. Đặc biệt là công tác chủ nhiệm đối với học sinh trường chuyên biệt “ Học sinh Trường PTDTNT”. Là giáo viên chủ nhiệm việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa là bổn phận với học sinh, với nhà trường đồng thời để khẳng đònh mình về năng lực về lương tâm nghề giáo. Một tập thể lớp là nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh. Người ta thường nói: “ con cái là hình ảnh của cha mẹ “ Một tập thể lớp ảnh hưởng không ít đến giáo viên chủ nhiệm nói như vậy cũng đúng phần nào vì rõ ràng giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi các em nhiều nhất được các em ví như người cha, người mẹ thứ hai của mình. Ngoài giờ giảng dạy trên lớp, giáo viên chủ nhiệm dễ dàng tiếp cận các em qua những giờ sinh hoạt lớp, 15 phút đầu giờ, những buổi lao động, những giờ học ngoại khóa, những buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp những lúc như thế này thầy trò càng gần nhau hơn. Trong thực tế, công tác chủ nhiệm lớp là công tác vô cùng khó khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công cũng có, thất bại cũng không ít. Bởi lẻ bất kỳ giáo viên nào cũng muốn lớp mình được phân công chủ nhiệm là một lớp chăm, ngoan, học giỏi có nhiều học sinh năng nổ trong học tập, hoạt động phong trào do trường đội tổ chức tham gia tích cực đạt nhiều thành tích. Cuối năm không có một học sinh nào bỏ học. Giáo viên chủ nhiệm phải có phương Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 2 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa pháp chủ nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao nhất. Tôi trình bày một số suy nghó và việc làm được rút ta từ thực tế làm công tác chủ nhiệm của mình những năm qua và hiện nay. II/- Giải quyết vấn đề: 1. Cơ sở lí luận của vấn đề: Chúng ta ai cũng biết, lứa tuổi học sinh THCS đặc điểm tâm lí hết sức điển hình. Đây là thời kỳ quá độ chuyển từ trẻ em sang giai đoạn người lớn. Những đặc điểm tâm lí, trình độ hiểu biết, vốn sống của các em có nhiều hạn chế. Học sinh THCS người DTTS cũng có những đặc điểm tâm lí chung như những học sinh THCS cùng trang lứa. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc điểm chung đó các em có những nét đặt trưng riêng, những đặc trưng mang tính tộc người và những đặc trưng do điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa tạo nên. Đặc thù học sinh THCS người DTTS có một số đặc điểm riêng làm thầy cô phải trăn trở do hạn chế tiếng việt nên các em rất rụt rè, rất ít nói, hay tự ti, có tính bảo thủ và đặc biệt là hay tự ái và hay tủi thân, các em sống theo kiểu phóng khoáng, tự do, không thích gò bó, chặt chẽ. Trong giao tiếp các em không biết nói năng mềm dẻo, tế nhò. Đại đa số nói trống không, cộc lốc, không thưa gửi. Nếu không khéo léo trong công tác giáo dục các em sẽ dễ bo ûhọc. Không thể phủ nhận vai trò của giáo viên chủ nhiệm ở trường THCS nói chung và trường PT DTNT nói riêng, nếu như xác đònh đúng vò trí , nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục. Để làm tốt điều này giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện tốt nhiệm vụ của một người thầy, đồng thời phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục học sinh bậc THCS nói chung và giáo dục tâm sinh lí học sinh DTTS nói riêng nhằm nâng cao trình độ giáo dục toàn diện cho học sinh để các em trở thành người công dân có ích trong tương lai mai sau của đất nước. 2. Thực trạng của vấn đề: Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm ở trường THCS và hiện nay là năm thứ 3 tôi công tác tại trường PT DTNT với công tác chủ nhiệm đối tượng là học sinh DTTS, học sinh được nhà trường quản lí một ngày 24/24h học sinh được nhà nước nuôi, được học hai buổi không phải tham gia giúp đỡ cha, mẹ các công việc vặt trong gia đình. Hoạt động, vui chơi, học tập, không chỉ ở trường mà cả hoạt động của các em ở kí túc xá trong giờ học hoặc giờ nghỉ ngơi, đều cần có giáo viên chủ nhiệm. Năm đầu tiên tiếp nhận công tác ở môi trường mới tôi được phân công công tác giảng dạy vật lí khối 6,7, 8 và kiêm nhiệm công Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 3 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa tác chủ nhiệm lớp 7B só số lớp là 28 em, trong đó có 17 học sinh nữ. Đa số các em rất ngoan, đặc biệt các em hoạt động phong trào rất sôi nổi có năng khiếu văn nghệ, thể dục, thể thao. Nhưng đến với các em trong giờ học, không khí lớp học rất trầm, đa phần là thụ động, các em chưa có thói quen lao động trí óc, phần lớn các em ngại suy nghó, ngại động não, khi gặp phải vấn đề khó các em bỏ qua. Nên dẫn tới khả năng tự học hạn chế, các em chỉ thích học thuộc. Mặt khác các em ngại tranh luận, ngại trình bày vấn đề khó, sợ nói sai các bạn cười. Các em yếu về tư duy lí luận , tư duy sáng tạo, tư duy khoa học. Biểu hiện là cho các em trình bày lại vấn đề đã học là rất khó khăn, các em ghi nhớ máy móc ,rời rạc thiếu logích. Trong số đó đối tượng học sinh làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là trong giờ học các em không quan sát, không nói chuyện, không phá phách như học sinh người kinh, các em vẫn ngồi yên, song trong đầu không hoạt động, học chậm nhớ, mau quên dẫn đến lười học bài, còn ỷ lại. Trong công tác giáo dục, dạy học giáo viên mà nói to hơn bình thường một chút là học sinh nghó thầy, cô la rầy các em, các em dễ dàng bỏ học. Trước những khó khăn ấy tôi tự nhủ phải cố gắng thực hiện tốt công tác chủ nhiệm mới. 3. Phạm vi nghiên cứu đề tài: a) Đối tượng nghiên cứu: - Nêu ra một số biện pháp hữu hiệu, khả thi về công tác chủ nhiệm - Tạo điều kiện cho phong trào thi đua của lớp vào nề nếp, quy cũ, phát huy tính tích cực trong học tập và tinh thần làm chủ tập thể tự quản của học sinh. b) Thời gian nghiên cứu thực hiện: Thời gian từ tháng 8/ 2009 đến tháng 5/ 2012 4. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: - Ngoài công tác giảng dạy được Ban Giám hiệu giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp. Công tác chủ nhiệm lớp là một nhiệm vụ không kém phần quan trọng, trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, phải xem học sinh là những người thân trong gia đình giáo viên chủ nhiệm mới đặt hết niềm tin, tình cảm, tâm trí của mình vào công việc quan trọng này. - Những việc làm cụ thể mà giáo viên chủ nhiệm lớp đạt kết quả tốt. a) Công việc đầu tiên khi nhận lớp chủ nhiệm: - Giáo viên phải nắm bắt tình hình của lớp: Só số, nam, nữ, các đối tượng học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm năm học trước, các giáo viên bộ môn, anh (Chò ) tổng phụ trách đội. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 4 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa - Ổn đònh tổ chức lớp để đi vào nề nếp học tập từ tuần đầu tiên. - Việc bầu cán sự lớp hết sức thận trọng, nhất là bầu lớp trưởng , lớp trưởng là học sinh nam hay nữ cũng được, phải có học lực trung bình trở lên có năng lực, uy tính, bản lónh điều hành trong công việc tự quản, giáo viên chủ nhiệm phải khéo léo giúp các em sớm hòa đồng và khẳng đònh khả năng của lớp trưởng. - Tiếp đến là xắp xếp chỗ ngồi của các em, chỗ ngồi có tác động rất lớn đến tâm lí của các em. Nếu có thể tránh được giáo viên chủ nhiệm nên tránh các trường hợp + Không nên sắp xếp nữ, nam ngồi xen nhau trong một bàn vì các em nữ rất ngại ảnh hưởng đến sự tự tin trong học tập khi đến tuổi dạy thì. + Không nên để các em học sinh yếu, hay nói chuyện ngồi bên nhau, ngồi gần cửa sổ, cửa ra vào, cố gắng sắp xếp các em học yếu ngồi cùng các bạn học tốt, đạo đức tốt để bạn giúp đỡ trong học tập. + Xây dựng đôi bạn cùng tiến như : “ Đôi bạn điểm 15”, điểm của em yếu sau khi rèn luyện phải đạt từ điểm 6 trở lên, được báo cáo hàng tuần. Thí dụ điểm của hai em với các môn như sau: ĐIỂM CÁC MÔN STT HỌ VÀ TÊN Văn Toán Lí Anh KẾT QUẢ 1 Thò t Bé 7 9 8 10 … 2 Điểu Thò Hà 8 6 7 6 … Đạt 3 Điểu Khải 8 8 9,5 10 … 4 Từ Đức Thònh 4 5 5,5 5 … Chưa đạt + Xây dựng cán sự bộ môn: Cán sự bộ môn không kém phần quan trọng trong việc trao đổi kinh nghiệm học tập cùng các bạn, bằng cách giúp đỡ các bạn trong lớp giải quyết một số bài tập khó trước lớp và đồng thời thông qua cán sự bộ môn để giáo viên kiểm tra sâu sát hơn kết quả học tập của các em hàng tuần để có hướng khắc phục. b) Tiếp xúc với học sinh của lớp chủ nhiệm : Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên tiếp xúc với học sinh, để biết tâm tư, nguyện vọng của các em, nhất là học sinh DTTS tình cảm của các em là chân thật, mộc mạc, yêu ghét rõ ràng, không có hiện tượng quanh co, lèo lái hoặc khéo léo che đậy những tình cảm của mình. Tình cảm của các em rất thầm kín, Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 5 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa ít bộc lộ ra ngoài. Để biết được các em cần gì, các em là người như thế nào. Thường xuyên tiếp xúc với các em thì các em dễ gần hơn không còn e ngại, rụt rè, chắc chắn sẽ tự tin hơn và mạnh dạn bộc bạch những việc của lớp, những thiếu sót bản thân. Khi tiếp xúc với học sinh, những việc giáo viên chủ nhiệm nên làm và không nên làm: - Các em rất ưa tình cảm và giải quyết mọi vấn đề bằng tình cảm , các em bò la rầy sẽ thấy buồn và không muốn học nữa. - Phải thật khéo léo hỏi thăm về gia cảnh để biết được đó có phải là điều kiện khó khăn, hoặc thuận lợi ảnh hưởng đến học tập, đạo đức của các em. Đối với học sinh có gia đình quan tâm giáo viên nên phát huy mặt mạnh này. Vì thường học sinh được chăm lo giáo dục tốt nên thường chăm ngoan hơn, chính những em như thế này là nhân tố tích cực của lớp, ngược lại những em gặp phải những khó khăn về gia đình thiếu chăm lo giáo dục do cha, mẹ mãi đi làm, say sưa, lười lao động, còn ngoại hôn… đối tượng này thường tự ti, mặc cảm, nên cần phải khéo léo, tế nhò trong cách cư xử cũng như giúp đỡ, không phải lúc nào các em cũng nhận sự quan tâm, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. - Các hoạt động phong trào như: Thi văn nghệâ, làm lồng đèn, thi làm báo tường , giáo viên hướng dẫn cặn kẽ công việc, gần gũi học sinh để các em tự tin phát huy khả năng của mình. - Trong lao động hướng dẫn phân công việc, theo sát học sinh cùng san sẻ niềm vui, nổi mệt nhọc của học sinh tạo không khí sôi nổi trong buổi lao động, cuối buổi lao động cần khen, nhắc nhở động viên các em vưà giáo dục tính tích cực không lánh nặng tìm nhẹ trong lao động. - Thường xuyên tiếp xúc với cán bộ lớp để biết mọi hoạt động của lớp là việc làm hết sức cần thiết, những thông tin về lớp chủ yếu là do các em cung cấp, giáo viên đònh hướng cán bộ lớp làm việc, thay vì phải làm tất cả. Vì cán bộ lớp gần gũi theo sát lớp hơn giáo viên chủ nhiệm , nên các em giúp giáo viên chủ nhiệm giải quyết các vấn đề của lớp nhanh và có hiệu quả tốt, thì giáo viên chủ nhiệm đỡ vất vả. - Trong học tập: Đặc điểm tiếp thu chậm, mau quên vì các em ghi nhớ máy móc, rời rạc, thiếu logích. Có khả năng tái nhận tốt, song tái hiện chưa tốt các em trình bày lại vấn đề các em đã đọc là rất khó khăn. Do vậy giáo viên chủ nhiệm cần tổ chức cho học sinh truy bài 15 phút đầu giờ để hướng dẫn học sinh Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 6 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa có thói quen truy bài, trao đổi bài thường xuyên để giúp học sinh DTTS ghi nhớ tốt, ít quên và thích học. Hướng dẫn làm bài tập lặp đi, lặp lại nhiều lần, chú ý nghe thầy cô giảng dạy, có thói quen ghi nhớ những nội dung mà thầy cô nhấn mạnh quan trọng cần ghi nhớ. c) Giải quyết các vấn đề nảy sinh trong lớp và giờ sinh hoạt lớp: - Trong một tập thể lớp, việc nảy sinh mỗi buổi học là điều không thể tránh khỏi. Giáo viên chủ nhiệm có mặt với lớp 15 phút đầu buổi học, để hướng dẫn các em có thói quen truy bài, trao đổi bài thường xuyên hoặc có sự việc gì xảy ra ở buổi học trước kòp thời chấn chỉnh Sau mỗi buổi học, xét thấy có việc gì cần giải quyết ngay, giáo viên yêu cầu các em ở lại năm mười phút để làm việc. Hàng tuần nên có cuộc họp với cán bộ lớp để trao đổi thông tin của lớp, kòp thời nhắc nhở động viên, đồng thời đònh hướng cho cán bộ lớp việc cần thực hiện trong thời gian tới. Đặc biệt phải tôn trọng ý kiến đề xuất, cách làm việc của các em nhằm phát huy khả năng làm việc của cán bộ lớp, nhất là lớp trưởng. - Để tránh trường hợp học sinh chán ngán giờ sinh hoạt lớp thậm chí có trường hợp bỏ trốn. Sở dó có trường hợp này vì giờ sinh hoạt lớp là giờ “xử án “ giáo viên biến giờ sinh hoạt lớp là chỉ kiểm điểm, phê bình những sai sót của một số em vi phạm nội quy của trường lớp không biết học sinh muốn gì và không được tự thể hiện mình trước lớp. Đối tượng học sinh ngoan cũng phải ngồi nghe giáo viên giáo huấn cùng với các học sinh cá biệt khác. Giờ sinh hoạt trở nên đơn điệu học sinh dễ nhàm chán. Vì vậy giáo viên phải tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong giờ này, để các em chủ động điều khiển giờ sinh hoạt, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò là người tham gia góp ý, nhận xét và hướng các em có ý thưcù tự quản tốt. Giáo viên cho học sinh nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần với thời gian ngắn, dành thời gian nhiều hơn cho việc vạch ra phương hướng tuần tới, lồng ghép việc sinh hoạt văn nghệ, kể chuyện, thi tiểu phẩm, làm thơ, văn, thi vẽ tranh Giáo viên không để việc học sinh lạm dụng việc phê bình và tự phê bình. Nếu tập thể lớp cứ tập trung vào sai sót của bạn mà phê bình, chỉ trích, nặng lời thay vì giúp bạn tiến bộ thì ngược lại học sinh sẽ lì lợm hơn, phá phách hơn, xa rời tập thể, có khi cố tình phá lớp. Đối với học sinh phá lớp khó bảo, giáo viên cũng như tập thể lớp tùy đối tượng mà quan tâm theo dõi giúp đỡ, thay vì nghiêm khắc phê bình trước lớp. Những em vi phạm nội quy trường lớp, kể cả học sinh cá biệt hầu hết đều nhận thấy sai lầm của Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 7 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa mình. Cho nên giáo viên chủ nhiệm phải lấy tình thương yêu, lời lẻ phải trái phân tích nhẹ nhàng để các em nhận ra việc làm sai của mình và nhận lỗi là tốt nhất. Bởi lẻ dẫu các em là học sinh cá biệt thì các em vẫn sống có tình nghóa. Thực tế đã chứng minh rằng những học sinh này thể hiện tinh thần tập thể cao trong những buổi lao động, trong hoạt động xã hội, thể dục, thể thao. Trong thực tế có đến hai phần ba là học sinh cũ đến thăm thầy cô, thường là học sinh bò thầy cô la rầy ngày nào. - Giáo viên chủ nhiệm cần chú ý đến việc khen chê kòp thời đối với học sinh. Giáo viên không thiên vò, phải công minh trong khi khen cũng như chê các em. Những lời động viên khi các em làm việc tốt, những lời nhắc nhở khi các em làm sai có tác dụng rất lớn đến việc tự rèn luyện của các em. - Việc gì cần giải quyết giáo viên chủ nhiệm giải quyết kòp thời sau mỗi buổi học, không đợi đến sinh hoạt lớp. Làm như vậy rất dễ dàng chấn chỉnh nề nếp của tập thể. Điều hết sức quan trọng là cách đối xử, xử lí học sinh cá biệt không nên quá nghiêm khắc. Khen chê phải công minh, có làm được như vậy học sinh mới nể phục. Khen chê học sinh cần lưu ý một số vấn đề sau: - Khen ngợi phải cụ thể, gọi tên các phẩm chất - Khen ngợi phải chân thật, gây được cảm xúc tích cực nơi người khen - Cần khen ngay hành vi tích cực mới khi nó vừa xuất hiện, nhất là với những em hay mắc khuyết điểm, những em học yếu, nhút nhát - Khi phê bình học sinh cũng cần lưu ý là phê bình hành vi cụ thể, chứ không khái quát hóa thành phẩm chất nhân cách. - Khi phê bình không được chì chiết, nhắc đi nhắc lại. d) Mối quan hệ giữa giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh: Việc giáo dục học sinh trong nhà trường là sự kết hợp nhà trường, đoàn thể, đòa phương, gia đình Trong đo,ù mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường nhất là giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần thiết. Chính vì vậy, công tác chủ nhiệm của một giáo viên thành công hay không đừng bao giờ quên gia đình học sinh là yếu tố quan trọng. - Trước hết là giáo viên chủ nhiệm phải tạo được niềm tin đối với các bậc phụ huynh học sinh. Đặc biệt là giáo dục học sinh THCS người DTTS các em sống tập thể, xa gia đình, sống tự lập, đây thực sự là thách thức đối với các em. Các em rất gắn bó với gia đình, làng bản. Hầu hết các em không muốn xa gia đình, Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 8 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa khi phải đi học ở trường PTDTNT, các em nhớ nhà, nhiều khi nằm khóc cả tuần, nhất là học sinh đầu cấp, đến trường PTDTNT là một môi trường mới và hoàn toàn xa lạ với các em. Nên giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm hơn, nhất là học sinh nữ. Là yếu tố quan trọng giúp cho phụ huynh học sinh không khỏi băn khoăn lo ngại cho con theo học. - Khi thực hiện các biện pháp thu hút học sinh vào hoạt động học tập tập thể, làm cho học sinh nào cũng nhìn thấy rõ kết quả học tập của mình thì các em yên tâm học tập hơn phụ huynh học sinh phấn khởi hơn. - Liên lạc với phụ huynh học sinh để báo cáo thành tích học tập của học sinh ít nhất 3 lần/ học kì. - Thường xuyên trao đổi việc giáo dục học sinh đặc biệt cần quan tâm như: hs yếu, hay nghòch, chậm tiến… với phụ huynh tuy mất nhiều thời gian, nhưng sau mỗi lần trao đổi học sinh có tiến bộ, nếu có tiến bộ chậm cũng được rồi. - Việc đến thăm gia đình học sinh một lần, hai lần… rất cần thiết, đặt biệt là học sinh yếu, học sinh hay nghòch, lơ là trong học tập, chậm tiến. Để cùng nhau bàn bạc về việc giáo dục học sinh đến khi nào có kết quả. Theo tôi việc đến thăm gia đinh của các em sẽ giúp cho phụ huynh biết khá tường tận về con của mình. Từ đó phụ huynh chú ý hơn đến việc dạy bảo các em. Bản thân các em cũng sợ việc làm này của thầy cô nên cố gắng sữa chữa những sai sót của mình. - Mời phụ huynh học sinh đến trường gặp giáo viên chủ nhiệm tôi ít làm. Tôi nghó rằng làm như vậy mất thời gian của phụ huynh học sinh. Hơn nữa có một số phụ huynh nghe thấy thầy cô báo về con mình họ rất tức giận. Cho nên khi về nhà họ trút hết tức giận vào con bằng những trận đòn. Như thế chẳng có kết quả gì qua lần gặp gỡ đó. 5. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: - Năm học 2009 – 2010 ngoài công tác giảng dạy, tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 7B. Đầu năm học có 5 học sinh cá biệt như: Điểu Hồng Bảo, Điểu Dũng, Điểu Minh, Ma Quang Tùng và Nguyễn Tất Thành. lực học của các em thì yếu, kém, lười học và thường xuyên vi phạm nội quy trường, lớp. Đến cuối năm học các em đã có chuyển biến tốt hơn. Hạnh kiểm trung bình chỉ có 2 học sinh là em Ma Quang Tùng và Nguyễn Tất Thành. kết quả không có học sinh nào bỏ học. - Năm học 2010 -2011 tôi chủ nhiệm lớp 6 Đầu năm học có 4 học sinh cá biệt như: Trương Văn Chung, Điểu Huỳnh Giao, Thò Diễm My, K Thò Tính và Điểu Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 9 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa Thò Thanh Thư là học sinh chăm, ngoan nhưng mắc phải bệnh thường hay nghỉ học dẫn đến việc học tập có nhiều hạn chế đã nhiều lần em đònh bỏ học. Được sự quan tâm của phụ huynh học sinh và sự tận tình chăm lo giáo dục của giáo viên chủ nhiệm, sau một thời gian 4 học sinh trên trở nên ngoan hơn, biết vâng lời thầy cô và chòu khó học tập. Riêng em Điểu Thò Thanh Thư thì trở nên không có ý đònh bỏ học và học chăm, ngoan cuối năm học em đã đạt được thành tích HSTT. Kết quả là không có học sinh xếp loại hạnh kiểm trung bình, yếu. Duy trì só số lớp 100%. - Năm học 2011 – 2012 hiện nay, tôi đang chủ nhiệm lớp 6B. Học sinh cá biệt đầu năm là 4 em như: Điểu Hiệp, Điểu Đa Vít, Điểu Đẹc, Nguyễn Ngọc Đa Long. Từ những kinh nghiệm của bản thân cùng với sự cố gắng học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp, các lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được kết quả như sau: Tình hình HS cá biệt Chất lượng hai mặt giáo dục Học lực Hạnh kiểm Năm học SS/nữ Đầu năm Cuối năm Giỏi Khá Tb Yếu Kém Tốt Khá Tb 2019 - 2010 28/17 5 2 2 9 13 4 0 20 6 2 (7,1 %) 2010 - 2011 35/23 4 0 4 24 5 2 0 25 10 0 Học kì I 2011 - 2012 32/16 4 1 4 23 4 0 21 9 2 (6,3 %) KẾT LUẬN: Nhiệm vụ chủ nhiệm lớp của giáo viên là không dễ dàng, khó khăn và vất vả đặc biệt là học sinh đầu cấp điển hình là các em rất nhớ nhà, không quen với lối sống tập thể rất khó uốn nắn các em, đòi hỏi phải có thời gian dài các em mới hòa nhập vào cộng đồng. Năm nào cũng vậy, lớp học nào cũng có thể có học sinh cá biệt. Những học sinh này làm giáo viên chủ nhiệm vô cùng băn khoăn, trăn trở. Thí dụ như lớp tôi đang chủ nhiệm có em Điểu Đẹc là tiến bộ rất chậm, nhiều lúc tôi rất băn khoăn. Nhưng giáo viên hãy nghó đến tập thể lớp, hãy phát huy thế mạnh của lớp bằng tình yêu thương để đưa các em hòa nhập vào. Hãy xem các em là con, em mình thì chắn chắn sẽ hoàn thành nhiệm vụ được Ban giám hiệu giao. Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 10 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa III/- BÀI HỌC KINH NGHIỆM: - Để duy trì só số lớp trước hết là phải khéo léo trong công tác chủ nhiệm, luôn thực hiện phương châm: “Trường học thân thiện, học sinh học tập tích cực”. - Đối tượng học sinh DTTS về hoạt động học tập thì tính kế hoạch và sự kiên trì quan sát trong quá trình học tập là hạn chế. Các em không thể tập trung được lâu, chậm nhớ, mau quên, dễ chán học. Khi tiếp xúc với học sinh DTTS cần gương mẫu, khéo léo, tế nhò. - Trong dạy học hạn chế cho điểm kém, hạn chế việc nói to khi nhắc nhở Những việc làm này là nguyên nhân dẫn đến học sinh bỏ học. IV/- Đề Xuất: Nhà trường nên tạo điều kiện cho các em “ Học mà chơi, chơi mà học” thông qua giao lưu văn hoá xã hội thường xuyên hơn. Nhằm kích thích hoạt động tích cực học tập của học sinh và tránh nhàm chán. Đồng thời thu hút học sinh vào hoạt động học tập tập thể. Đồng nghóa với việc học sinh thấy rõ kết quả học tập của các em để các em phấn đấu tương lai trở thành cán bộ người DTTS nói riêng và người có ích cho gia đình và xã hội nói chung. Bình Long Ngày 09/ 12/ 2011 Người thực hiện: Hồ Th ị Kim Hoa. [...]... sức khỏe 14 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú (2) Hình th c h n h p: T ng k t thi đua và SH theo ch đ - Đánh giá tình hình chung của lớp trong tuần; - Thơng báo những cơng việc chính trong tuần tới; - Sinh hoạt theo chủ đề (thời gian khoảng 35 phút) 15 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú - Hội thi nhằm tạo ra sân chơi hấp... nội trú NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ 1) TỔ CHUYÊN MÔN: 2) BAN GIÁM HIỆU: 3) SỞ GIÁO DỤC: 12 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú Các trường PTDTNT có nhiệm vụ đào tạo nguồn đào tạo cán bộ người dân tộc thiểu số (DTTS) nói riêng Bởi lẻ một lớp có đặc thù riêng của lớp đó Mỗi dân tộc gắng liền một bản sắc dân tộc đó Ví dụ về hoạt động học tập thì tính kế hoạch và sự kiên trì.. .Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú PHỤ LỤC I/- ĐẶT VẤN ĐỀ II/- GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 Cơ sở lí luận của vấn đề 2 Thực trạng của vấn đề 3 Phạm vi nghiên cứu đề tài 4 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 5 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm III/ - BÀI HỌC KINH NGHIỆM IV/- ĐỀ XUẤT 11 1 2 3 8 10 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú NHẬN... trong lớp đa số là học sinh ngoan tự lo cho bản thân mình , ý thức tự quản tốt, biết hòa mình vào tập thể để đưa lớp cùng tiến bộ Công tác chủ nhiệm thành công đồng nghóa với việc cùng với nhà trường giáo dục học sinh giúp các em hoàn thiện mình hơn xây dựng được tập thể lớp vững mạnh Để góp phần đưa nhà trường ngày càng tiến lên 13 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú. .. cơng phu Khen chê HS trong giờ SH lớp Thực tế hiện nay trong các buổi SH lớp, các thầy cơ thường chê HS nhiều hơn là khen ngợi (60 - 70% là “chê” HS) 16 Thự học trò hứng Biết khen - chê đúng mực sẽ khiếnc hiện: Hồ Thò Kim Hoa thú trong học tập… Về ngun tắc, khen phải nhiều hơn chê để tạo tâm lý tích cực vì ai cũng thích khen Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 2 Khen chê HS: Cần lưu ý một... đặt biệt là học sinh dân tộc Stiêng Nếu giờ dạy thiếu đồ dùng dạy học trực quan, giáo viên nói nhanh không nhấn mạnh nội dung quan trọng thì sự chán nản của học sinh đến rất nhanh Khi đó các em không quan sát, không nói chuyện, không phá phách như học sinh người kinh, các em vẫn ngồi yên, song trong đầu không hoạt động Trong số đó đối tượng học sinh làm cho thầy cô giáo trăn trở nhiều nhất là chậm... hoàn thiện mình hơn xây dựng được tập thể lớp vững mạnh Để góp phần đưa nhà trường ngày càng tiến lên 13 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú Tác dụng giáo dục của giờ sinh hoạt lớp - SH lớp cuối tuần: Thường tính là 1 tiết/tuần và tổ chức vào cuối tuần - Đây là dạng hoạt động GD tập thể, là một hình thức tổ chức tự quản cho HS và là một trong những biện pháp cơ... tiếp nhận những kiến thức có liên quan đến chủ đề đã được lựa chọn - Đây là hình thức tổ chức họat động tổng hợp nhiều loại hình, đòi hỏi thời gian chuẩn bị cơng phu - Hội thi nhằm tạo ra sân chơi hấp dẫn, mang tính thi đua, cạnh tranh giữa HS hoặc các nhóm HS để các em có cơ hội thể hiện vẻ đẹp, cùng nhau chia sẻ, tiếp nhận những kiến thức có liên quan đến chủ đề đã được lựa chọn - Đây là hình thức . Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 1 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP Ở TRƯỜNG DÂN TỘC NỘI TRÚ  I/- ĐẶT VẤN ĐỀ: Nhà trường là nơi dạy. công tác ở môi trường mới tôi được phân công công tác giảng dạy vật lí khối 6,7, 8 và kiêm nhiệm công Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 3 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa tác. một học sinh nào bỏ học. Giáo viên chủ nhiệm phải có phương Công tác chủ nhiệm lớp ở trường dân tộc nội trú 2 Thực hiện: Hồ Thò Kim Hoa pháp chủ nhiệm như thế nào để có hiệu quả cao

Ngày đăng: 11/04/2015, 10:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan