Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học Gv : Nguyễn Thị Hạnh – Trường Phổ Thông DTNT thị xã Bình Long 10 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH Thành tích của trường được đánh giá trên nhiều lĩnh vực khác nhau như: Đoàn, đội, thư viện …Trong đó công tác dạy và học là công tác trọng tâm để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học. Chính vì thế phong trào GVG và HSG đáng được quan tâm của BGH các trường và là điều băn khoăn trăn trở của đội ngũ GV chúng tôi. Trường PTDTNT Thị xã Bình Long trong nhiều năm qua đã gặt hái nhiều thành tích cao trong công tác BDHSG các môn văn hóa như : Vật lí, toán casio, địa lí, đặc biệt là môn sinh học. Bản thân tôi, được PGD-ĐT Thị xã Bình Long và BGH trường PTDTNT Thị xã Bình Long phân công BDHSG cấp huyện và cấp tỉnh trong nhiều năm qua, HS tôi luôn đạt được nhiều giải cao cấp huyện và tỉnh góp phần làm nên bề dày thành tích HSG của trường PTDTNT Thị xã Bình Long. Hôm nay cho phép tôi chia sẻ với quí thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp một số kinh nghiệm mà bản thân đã tích lũy được trong quá trình BDHSG I-Tình hình thực tiễn: 1.Thuận lợi: a/Về phía nhà trường: -BGH luôn quan tâm động viên đến công tác BDHSG. -Luôn tạo điều kiên tốt nhất cho GV và HS tham gia bồi dưỡng. -Sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của tổ chuyên môn. b/Giáo viên: Có nhiệt huyết, lòng yêu nghề và tinh thần trách nhiệm cao. c/Học sinh: -Yêu thích bộ môn, say mê hứng thú học tập bộ môn. -HS ăn ở tại trường nên có thời giai tập trung cho việc ôn luyện. -HS có tính chăm chỉ, cần mẫn( đây là yếu tố then chốt) 2.Khó khăn: -Thời gian đầu tư cho công tác BDHSG quá ít( chỉ có 20 tiết) -Tài liệu trong tủ sách nhà trường còn nhiều hạn chế. -Vốn kiến thức thực tiễn của HS không nhiều (về thực vật và động vật) vì các em ở môi trường nội trú. -Trình độ nhận thức và độ nhạy bén của HS có phần hạn chế (so với các trường THCS trong huyện, thị) -Số học sinh quá ít 35-43 HS khối lớp 9 ( gây khó khăn cho việc tuyển chọn HSG các bộ môn) II-Quá trình thực hiện: 1.Phát hiện và chọn nguồn: -Trong quá trình dạy, từ 6,7,8 luôn tạo điều kiện phát triển nhận thức của HS để làm nền cho BDHSG ở lớp 9 (Bằng các câu hỏi khó để phát hiện nguồn, Đề kiểm tra cần phải có câu hỏi khó để phân loại HS) đồng thời kích thích tính tò mò, sáng tạo và yêu thích bộ môn. -GV phải hướng cho HS dự thi môn nào? Theo sở thích và năng lực của bản thân, không ép HS thi môn này hay môn kia, mà phải thực sự yêu thích bộ môn và có ý thức tốt khi tham gia BDHSG. 2.Kế hoạch bồi dưỡng: Môn : Sinh học Năm học: 2011-2012 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học Gv : Nguyễn Thị Hạnh – Trường Phổ Thông DTNT thị xã Bình Long 10 I-Nội dung ôn tập: Sinh học 7: 2 buổi (4 tiết) 8: 2 buổi (4 tiết) 9: 6 buổi (12 tiết) II-Thời gian ôn tập + số tiết ôn tập: Thời gian bắt đầu từ tuần 8(2 tiết /buổi) Tổng số tiết ôn tập: 20 tiết, trong đó: 10 tiết lí thuyết 10 tiết bài tập III-Kế hoạch cụ thể: STT Nội dung Tuần Số tiết Ghi chú 1 Hệ thống chương trình ĐVKXS và ĐVCXS ( ĐVNS, ruột khoang, các ngành giun, thân mềm, chân khớp, cá, ếch nhái, bò sát , chim, thú) qua đặc điểm cấu tạo, tiến hóa về hô hấp, tuần hoàn, sinh sản … ( sinh học 7) 1-2 3 GV cung cấp câu hỏi xây dựng đáp án sau khi hệ thống kiến thức 2 Hệ thống kiến thức và làm bài tập kiểm tra phần: Tiêu hóa, cơ xương, thần kinh ở người (sinh 8) 2-3 3 GV cung cấp câu hỏi + xây dựng đáp án sau khi hệ thống kiến thức 3 Lí thuyết: Qui luật di truyền của MenDen, ADN , biến dị, NST, di truyền người Bài tập : Bài tập lai, ADN, và di truyền giới tính, NST 4-5 6,7,8,9, 10 4 10 Hệ thống kiến thức đã học, cung cấp kiến thức mới GV hướng dẫn giải các dạng bài tập + cho bài tập về nhà HS tự rèn kĩ năng giải 3.Tài liệu bồi dưỡng: Tài liệu trong tủ sách nhà trường không thể đủ để đáp ứng cho việc BDHSG có kết quả cao. Vì vậy chúng ta phải đầu tư trang bị cho mình thật nhiều đầu sách có giá trị và dung lượng kiến thức nhiều để hỗ trợ cho công tác BDHSG. Chắt lọc kiến thức phù hợp với trình độ HS bậc THCS làm phong phú bộ đề kiểm tra, ôn tập cho HS. Những tài liệu mà tôi thường sử dụng trong quá trình BDHSG: Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học Gv : Nguyễn Thị Hạnh – Trường Phổ Thông DTNT thị xã Bình Long 10 Tên tài liệu Tác giả Nhà xuất bản -150 bài tập di truyền -Bộ đề thi TS CĐ – ĐH -HD học và ôn tập -500 câu hỏi và BT trắc nghiệm -Thái Huy Bảo -Nguyễn Vinh Quang Trần Bá Hoành Nguyễn Thị Dung -Nguyễn Đăng Phước -Nhà xb trẻTp.HCM -Nhà XB ĐH và GD chuyên nghiệp -Nhà XB Giáo Dục -Nhà XB Đà Nẵng 4.Phương pháp thực hiện: -Bồi dưỡng kiến thức từ cơ bản đến nâng cao( Củng cố kiến thức đã học , cung cấp kiến thức khó, mới) -Bồi dưỡng các dạng toán khác nhau (từ dễ đến khó, dạng toán thuận - nghịch) chứ không chỉ bồi dưỡng từng bài. MỘT SỐ DẠNG TOÁN CẦN CUNG CẤP CHO HỌC SINH 1/Đề bài cho biết tính trội, lặn của tính trạng hay gen qui định tính trạng và kiểu hình của P, dạng bài toán thuận. *Ví dụ 1: Ở ruồi giấm, thân xám là trội hoàn toàn so với thân đen. Gen qui định Tính trạng nằm trên NST thường -Cho con đực thân xám (TC) giao phối với con cái thân đen, xác định tỉ lệ phân li về KG và KH ở F 2 -Làm thế nào để xác định được ruồi thân xám (TC) và không (TC) ở F 2 trong phép lai trên? Giải: Qui ước: Gen A qui định thân xám, a thân đen -P: Mẹ thân đen x Bố thân xám aa AA Gp: a A F 1 : Aa( thân xám) F 1 x F 1 : Aa x Aa G F1 : A, a A, a F 2 : 2Aa : 1AA : 1aa ( 3 thân xám : 1 thân đen) -Tiến hành lai phân tích: Nếu ở đời con đồng tính P F2 (TC) Phân li P F2 (dị hợp) không TC P F2 : thân xám x thân đen AA aa G: A a Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học Gv : Nguyễn Thị Hạnh – Trường Phổ Thông DTNT thị xã Bình Long 10 F: Aa P F2 (TC) P F2 : thân xám x thân đen Aa aa G: A,a a F: Aa , aa P F2 (không TC) Ví dụ 2: Ở người mắt đen trội hoàn toàn so với mắt xanh. Gen qui định màu mắt nằm trên NST thường -P phải có KG và KH như thế nào để các con sinh ra đều mắt đen? -P phải có KG và KH như thế nào để con sinh ra có người mắt đen, có người mắt xanh? Giải: -Con đều mắt đen, vậy trong KG của con ít nhất phải có 1 gen trội Qui ước : D(mắt đen), d(mắt xanh) Từ đó suy ra KH của P có những khả năng sau: +P: Bố mắt đen DD x Mẹ mắt đen DD G P : D D F 1 : DD(100% mắt đen) +P: Bố(mẹ) mắt đen Dd x Bố (mẹ) DD G: D,d D F: DD,Dd +P: Bố(mẹ) mắt đen DD x Bố (mẹ) mắt xanh dd G: D d F: Dd -Để con mắt xanh (dd) thì bố và mẹ đều mang 1 gen lặn(d), để có con mắt đen thì cả bố và mẹ phải mang gen trội ( hoặc 1 bên phải mang gen trội) P có những trường hợp sau: +P: Bố mắt đen Dd x Mẹ mắt đen Dd G: D, d D, d F: DD, 2Dd , dd ( 3 mắt đen , 1 mắt xanh) +P: Bố mắt đen Dd x Mẹ mắt xanh dd G: D, d d F: Dd, dd ( 50% mắt đen : 50% mắt xanh)Hoặc ngược lại 2/ Bài toán về tính trội không hoàn toàn: *Ví dụ: Ở hoa mõm chó, hoa đỏ là tính trạng trội Hoa trắng là tính trạng lặn Hoa hồng là tính trạng trung gian Xác định kết quả thu được về KG và KH của những phép lai giữa các cây hoa mõm chó sau đây: Hoa đỏ x hoa hồng Hoa trắng x hoa hồng Hoa đỏ x hoa trắng Hoa hồng x hoa hồng Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học Gv : Nguyễn Thị Hạnh – Trường Phổ Thông DTNT thị xã Bình Long 10 Giải: Qui ước MM hoa đỏ Mm hoa hồng mm hoa trắng -P 1 : hoa đỏ(MM) x hoa hồng (Mm) G: M M, m F: MM, Mm ( 1 đỏ: 1 hồng) -P 2 : hoa trắng (mm) x hoa hồng (Mm) G: m M, m F: Mm, mm (1 trắng : 1 hồng) -P 3 : hoa đỏ (MM) x hoa trắng (mm) G: M m F: Mm ( 100% hoa hồng) -P 4 : hoa hồng (Mm) x hoa hồng (Mm) G: M, m M, m F: 1MM, 2 Mm, 1mm ( 25% hoa đỏ: 50% hoa hồng: 25% hoa trắng) 3/Bài toán về giới tính và liên kết giới tính: * Ví dụ 1: Ở mèo kiểu gen DD( lông đen), Dd( lông tam thể), dd( lông hung) Gen qui định màu lông nằm trên NST X Xác định tỉ lệ phân li về KG và KH ở F 2 trong các phép lai sau: -Mèo cái lông đen x mèo đực lông hung -Mèo cái lông hung x mèo đực lông đen Giải : -P: mèo cái lông đen x mèo đực lông hung X D X D X d Y G: X D X d , Y F 1 : X D X d , X D Y ( cái tam thể, đực lông đen) F 1 x F 1 : X D X d x X D Y G: X D , X d X D , Y F 2 : X D X D , X D Y, X D X d , X d Y ( 1 cái đen: 1 đực đen : 1 cái tam thể : 1 đực lông hung) -P: Cái hung x đực lông đen X d X d X D Y G: X d X D , Y F 1 : X D X d , X d Y ( cái tam thể: đực hung) F 1 x F 1 : X D X d x X d Y G: X D , X d X d , Y F 2 : X D X d , X d X d , X D Y, X d Y ( 1 cái tam thể: 1 cái hung: 1 đực đen : 1 đực hung) *Ví dụ 2: Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X qui định. Gen H cũng nằm trên NST X qui định KH bình thường Bệnh có túm lông ở dáy tai do gen nằm trên NST Y qui định Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học Gv : Nguyễn Thị Hạnh – Trường Phổ Thông DTNT thị xã Bình Long 10 a/Tại sao nói : bệnh có túm lông ở dáy tai là bệnh của nam giới , còn bệnh máu khó đông thường xuất hiện ở nam b/Một cặp vợ chồng sinh được các con trai, trong số đó có đứa bình thường, có đứa bị máu khó đông. Còn các con gái đều bình thường. Hãy xác định KG và KH của cặp vợ chồng trên và lập sơ đồ lai Giải: Theo đề ra ta có : X H (BT), X h (bệnh máu khó đông) a/-Bệnh có túm lông ở dáy tai là bệnh của nam vì ở nữ NST giới tính: XX nam NST giới tính : XY mà gen gây bệnh chỉ nằm trên NST Y bệnh chỉ có ở nam -Bệnh máu khó đông thường xuất hiện ở nam. Vì TT lặn chỉ được thể hiện ở trạng thái đồng hợp gen lặn:X h X h nên ở nữ thường khó xuất hiện KH gây bệnh Còn ở nam chỉ cần nhận 1 X h là đủ điều kiện biểu hiện KH bệnh b/Lập sơ đồ lai: Con trai bình thường: X H Y nhận Y từ bố, X H từ mẹ mẹ có KG: X H X h Con trai bệnh : X h Y Y từ bố, X h từ mẹ Con gái bình thường: X H X H nhận X H từ bố, X H từ mẹ X H X nhận X H từ bố, X h từ mẹ P: X H Y x X H X h G: X H , Y X H , X h F1: X H X H : X H X h : X H Y : X h Y -Phải kiểm tra đánh giá từng giai đoạn trong quá trình bồi dưỡng để phát hiện những điểm yếu và có kế hoạch bồi dưỡng sao cho hiệu quả. -Phải động viên, tâm sự giải tỏa tâm lí căng thẳng mệt mỏi trong các buổi bồi dưỡng. -Thời gian bồi dưỡng trên lớp chưa đủ để có kết quả tốt , mà phải tận dụng kết hợp thời gian tự học của HS để rèn kĩ năng giải bài tập. Vì vậy GV phải ra và tập hợp các bộ đề giao cho HS về làm sau các buổi bồi dưỡng, sau đó GV bố trí thời gian kiểm tra và sửa bài cho HS MỘT SỐ BỘ ĐỀ ÁP DỤNG KIỂM TRA VÀ LÀM Ở NHÀ ĐỀ SỐ 1 1.Chứng minh đặc điểm cấu tạo của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay lượn?(2điểm) 2.Nêu rõ những đặc điểm tiến hóa của bộ xương người so với bộ xương các động vật trong lớp thú?(1,5điểm) 3.Nêu rõ cơ sở của các biện pháp rèn luyện tim. Bản thân em cần phải làm gì để giúp tim mạch hoạt động tốt?(1 điểm) 4.Bộ não người có cấu tạo như thế nào? Nêu những đặc điểm tiến hóa của bán cầu não lớn ở người so với động vật có vú?(1,5điểm) 5.Ở bắp, hạt đỏ do gen A qui định trội hoàn toàn so với gen a qui định hạt trắng Cây cao do gen B qui định trội hoàn toàn so với gen b qui định cây thân thấp Biết rằng 2 cặp gen nói trên nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau. Hãy xác định kết quả lai F1 trong các trường hợp sau(4 điểm) a/TH 1 : AABb x AaBB c/TH 3 : AaBb x aaBb b/TH 2 : AaBb x Aabb d/TH 4 : AaBb x aabb Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học Gv : Nguyễn Thị Hạnh – Trường Phổ Thông DTNT thị xã Bình Long 10 e/TH 5 : Aabb x aaBb ĐỀ SỐ 2 I-Khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng: 1/ADN là chuỗi xoắn kép gồm: a.2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải b.3 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải c.2 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ phải sang trái d.3 mạch song song xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ phải sang trái 2/Đường kính vòng xoắn của chuỗi xoắn kép là a.5A 0 b.10A 0 c.15A 0 d.20A 0 3/Bản chất hóa học của gen là? a.ARN c.ADN b.Phân tử ADN tháo xoắn d.ADN con 4/Sự tổng hợp ARN xảy ra ở đâu? a.Trong nhân TB c.Trong môi trường nội bào b.Tại các NST d.Cả a và b 5/Prôtêin là hợp chất hữu cơ gồm 4 nguyên tố cơ bản a.C,H,O và N c.C,H,P và N b.C,H,O và P d.Cả a và b 6/Trong không gian Prôtêin có mấy loại cấu trúc khác nhau? a.3 bậc cấu trúc c.5 bậc cấu trúc b.4 bậc cấu trúc d.6 bậc cấu trúc 7/Trong các hợp chất sau đây, loại nào là hoocmôn có vai trò điều hòa hàm lượng đường trong máu? a.Enzim c.Insulin b.Ribôxôm d. Cả a, b và c 8/Chức năng chủ yếu của Prôtêin là : a.Chức năng cấu trúc và xúc tác c.Chức bảo vệ b.Chức năng điều hòa quá trình TĐC d.Cả a, b và c 9/ARN được cấu tạo từ các nguyên tố: a.C,H,O,N và P c.C,H,O và N b.C,H,O và P d.C.H.O 10/Tính đặc thù của mỗi loại ADN do yếu tố nào sau đây quyết định? a.Số lượng, thành phần, trật tự sắp xếp các Nu trong phân tử b.Hàm lượng ADN trong TB c.Tỉ lệ A + T/ G + X trong phân tử d.Cả a, b và c 11/Theo nguyên tắc bổ sung, các biểu thức nào dưới đây là đúng: a. A + T = G + X c. A = X; G = T b. A + X = G + T d. X = G; T = A e.Cả a và d 12/ Mỗi chu kì vòng xoắn của ADN cao 34A 0 gồm 10 cặp Nu. Vậy chiều dài của mỗi Nu tương ứng với bao nhiêu A 0 ? a. 34A 0 b. 3,4A 0 c. 1,7A 0 d. 17A 0 13/Một phân tử ADN có tổng số Nu là: 800.000. Để tính chiều dài của phân tử ADN đó ta có thể thực hiện như thế nào? Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học Gv : Nguyễn Thị Hạnh – Trường Phổ Thông DTNT thị xã Bình Long 10 a. l = 800.000 x 3,4 c. l = (800.000 x 2) x 3,4 b. 14,3 000.800 l d. 14,3 2 000.800 xl 14/ Khi phân tử ADN mẹ tự nhân đôi 1 lần thì số Nu mà môi trường nội bào cung cấp là bao nhiêu? a.Bằng số Nu của ADN mẹ c.Gấp 2 lần số Nu của ADN mẹ b.Bằng ½ số Nu của ADN mẹ d.Tất cả đều sai 15/Cơ chế nào đảm bảo cho ADN ổn định qua các thế hệ TB? a.Giảm phân b.Nguyên phân c.Sự tự nhân đôi của ADN d.Cả a và b 16/Quá trình tự nhân đôi của ADN diễn ra theo những nguyên tắc nào sau đây? a.Nguyên tắc khuôn mẫu, nguyên tắc bổ sung b.Nguyên tắc giữ lại 1 nữa c.Nguyên tắc khuôn mẫu, nguyên tắc bổ sung, nguyên tắc giữ lại 1 nữa d.Cả a và c 17/Quá trình tự nhân đôi diễn ra trên mấy mạch đơn của ADN? a. 1 mạch b. 2 mạch c.3 mạch d.4 mạch 18/ADN có những chức năng cơ bản nào? a.Có 2 mạch đơn mang cặp Nu c.Truyền đạt thông tin di truyền b.Mang thông tin di truyền d. Cả b và c 19/Đặc điểm nào sau đây về mặt cấu tạo của ADN khác ARN? a.Nu loại A liên kết với Nu loại X b.Có 4 loại Nu: A, U, G, X liên kết với nhau tạo nên 1 vòng xoắn c.Nu loại A liên kết với Nu loại U d.Cả b và c 20/ Thế nào là nguyên tắc bổ sung? a.Trên phân tử ADN, các Nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc: A – T, G –X b. Trên phân tử ADN, các Nu giữa 2 mạch liên kết với nhau theo nguyên tắc: A – G, T– X c.Nu loại A liên kết với loại U d.Cả b và c II-Bài toán: 1.Một phân tử ADN có tổng số Nu = 1.200.000 a/Biết số Nu loại G = 200.000. Tính số Nu của mỗi loại còn lại b/Tính chiều dài của phân tử ADN đó. (Đơn vị A 0 ) 2.Một phân tử ADN có chiều dài là: 1.700.000 a/Phân tử ADN có tổng số bao nhiêu Nu? b/Trong ADN này nếu biết số Nu loại A = 200.000. Tính số lượng mỗi loại còn lại? 3.Ở người, gen trội M qui định mắt bình thường, gen lặn tương ứng m qui định bệnh mù màu. Biết rằng các gen này nằm trên NST X mà nằm trên NST Y. Trong một gia đình có bố(1) và mẹ(2) bình thường, sinh một con gái (3) bình thường và một con trai (4) bệnh mù màu. Con gái lấy chồng(5) bình thường và sinh một cháu trai(6) bị mù màu. Con trai lấy vợ (7) bình thường và sinh một cháu gái(8) bị mù màu. Hãy xác định KG của 8 thành viên trong gia đình trên? Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học Gv : Nguyễn Thị Hạnh – Trường Phổ Thông DTNT thị xã Bình Long 10 ĐỀ SỐ 3 I-Lí thuyết: Câu 1: a.Vì sao tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật qua nhiều thế hệ có thể gây ra hiện tượng thoái hóa? Cho ví dụ? b.Trong chọn giống người ta dùng phương pháp tự thụ phấn bắt buộc và giao phối gần nhằm mục đích gì? Câu 2: a.Đột biến gen là gì? Đột biến gen có các dạng nào? b.Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật nhưng có ý nghĩa đối với chăn nuôi và trồng trọt? Câu 3 : So sánh biến đổi và hoạt động của NST trong nguyên phân và giảm phân? II-Bài tập: 1.Đem giao phối thỏ lông xù, tai thẳng với thỏ lông xù tai cụp. Ở F 1 thu được tỉ lệ KH 3:3:1:1 a.Xác định KG bố mẹ. Cho biết lông xù, tai thẳng trội hoàn toàn so với lông trơn tai cụp b.Lai phân tích thỏ lông xù, tai thẳng ở P. xác định kết quả thu được ở F 1 2.Có 2 nhóm tế bào tạo giao tử. Nhóm tế bào sinh tinh và nhóm tế bào sinh trứng, khi giảm phân được môi trường cung cấp 936 NST. Số NST có trong tinh trùng nhiều hơn so với trứng là 156 a.Xác định số tế bào sinh tinh và số tế bào sinh trứng. Cho biết bộ NST 2n = 78 b.Xác định số tế tinh trùng và trứng tạo thành? 3.Ở người thuận tay phải là trội hoàn toàn so với tay trái. Trong 1 gia đình, bố và mẹ đều thuận tay phải, con gái họ lại thuận tay trái. Xác định KG bố, mẹ và viết sơ đồ lai minh họa III- Kết quả đạt được: -Trong những năm thi HSG môn sinh, tôi luôn có HSG cấp huyện giải (I, II) và tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG của PDG - ĐT Bình Long luôn có HSG cấp tỉnh giải cao ( có những năm đạt 7/10 HS, với các giải I, II, III) -Trong 2 năm vừa qua tôi được tổ chức điều về công tác tại trường PTDTNT Bình Long , và tham gia BDHSG kết quả cụ thể như sau: +Năm học 2009-2010: Cấp huyện đạt 5(1giải I, 2 giải II, 1 giải III và 1 giải KK) Cấp tỉnh đạt 4 ( 2 giải II, 1 giải III và 1 giải KK) +Năm 2010-2011: Cấp huyện đạt 3(1 giải I, 1 giải II, 1 giải III) Cấp tỉnh đạt 2( 1 giải II, 1 giải III) IV-Bài học kinh nghiệm: Để đạt được kết quả cao trong công tác BDHSG theo tôi cần có: -Có lòng nhiệt tình và trách nhiệm của mỗi GV đối với nhiệm vụ được phân công, không tính toán hơn thiệt ( ví dụ: thời gian 20 tiết không thể nào để có được đội tuyển có thành tích cao). Phải có tính mục đích, là đề ra mục tiêu và đích phải đến. Phải làm tốt công tác phân tích vai trò của các em trong đội tuyển HSG ( danh dự của bản thân, gia đình và là niềm tin của thầy cô và nhà trường) -Phải có phương pháp phù hợp trong quá trình bồi dưỡng HSG và có nghệ thuật trong công tác này( mềm dẻo, động viên có phần thưởng khích lệ tuyên dương kịp thời) Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học Gv : Nguyễn Thị Hạnh – Trường Phổ Thông DTNT thị xã Bình Long 10 -Biện pháp thực hiện có tính quyết định không nhỏ đến sự thành công trong BDHSG, GV phải kết hợp nhiều biện pháp khác nhau nhau như: kích thích tính tò mò trong hiểu biết của HS, mềm dẻo trong uốn nắn động viên các em nhưng không thể thiếu tính nghiêm khắc và cương quyết trong giảng dạy. V- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ: -Thời gian thực hiện bồi dưỡng quá ít ( với số tiết là 20) -Kinh phí bồi dưỡng cho GV còn gặp nhiều khó khăn( từ nguồn kinh phí tự có) -Giáo trình tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy còn nhiều hạn chế ( GV phải tự trang bị thêm) -Nhận thức, tư duy của HS còn chậm so với HS trường THCS trên địa bàn. Trên đây là những điều mà bản thân tôi đúc kết được trong suốt thời gian đảm nhận công tác BDHSG, xin chia sẻ rất chân tình với quí thầy cô. Cuối cùng xin kính chúc sức khỏe BGH các trường bạn,và luôn tạo điều kiện tốt nhất cho anh em GV trong công tác BDHSG các cấp. Chúc quí thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp sức khỏe , công tác tốt cùng với đơn vị chúng tôi làm nên trang giáo dục DTNT của tỉnh nhà ngày một phát triển hơn. Xin cảm ơn hội nghị đã lắng nghe và chia sẻ. Bình Long, ngày 7/11/2011 Người thực hiện Nguyễn Thị Hạnh . Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học Gv : Nguyễn Thị Hạnh – Trường Phổ Thông DTNT thị xã Bình Long 10 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN SINH Thành tích. môn này hay môn kia, mà phải thực sự yêu thích bộ môn và có ý thức tốt khi tham gia BDHSG. 2.Kế hoạch bồi dưỡng: Môn : Sinh học Năm học: 2011-2012 Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ. HS bậc THCS làm phong phú bộ đề kiểm tra, ôn tập cho HS. Những tài liệu mà tôi thường sử dụng trong quá trình BDHSG: Chuyên đề : Bồi dưỡng học sinh giỏi bộ môn sinh học Gv : Nguyễn Thị Hạnh