HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP PHÂN TÍCH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 9 THCS

21 1.5K 1
HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP PHÂN TÍCH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 9 THCS

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TỈNH VĨNH PHÚC PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO HUYỆN BÌNH XUYÊN CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP PHÂN TÍCH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 9 THCS Họ và tên : Phạm Thị Hồng Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường THCS Lý Tự Trọng Đối tượng học sinh bồi dưỡng: lớp 9 Số tiết bồi dưỡng: 09 A. Hệ thống kiến thức sử dụng trong chuyên đề: I. Kiến thức cơ bản trong SGK: 1. Địa lý dân cư 2. Địa lý ngành kinh tế 3. Vùng Trung Du&Miền núi Bắc Bộ 4. Vùng Đồng bằng sông Hồng 5. Vùng Tây Nguyên 6. Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ 7. Vùng Đông Nam Bộ 8. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long 9. Địa lý tự nhiên Việt Nam II. Kiến thức nâng cao mở rộng 1. Nguồn lực phát trển kinh tế xã hội của một số vùng kinh tế. 2. Một số phương pháp giải quyết vấn đề việc làm ở địa phương. 3. Ý nghĩa của sản xuất lương thực, thực phẩm tăng nhanh trong những năm qua. 4. Khai thác tổng hợp tài nguyên biển đảo, hải đảo. B. Hệ thống các dạng bài đặc trung của chuyên đề: I. Phân tích hiện trạng Đây là loại câu hỏi thường gặp trong các đề thi HSG môn Địa lý. Có thể đưa ra một vài ví dụ về loại câu hỏi phân tích hiện trạng như đồng đều ngành Đây là loại câu hỏi thường gặp trong các đề thi HSG môn địa lý .Có thể đưa ra một số câu hỏi phân tích hiện trạng nhu sau - Ngành ; Phân tích các tài nguyên để phát triển ngành du lịch nươc ta ? - Vùng : Phân tích Đông nam bộ là vùng có sức hút mạnh nhất cả nước về nguồn đầu tư nước ngoài ? - Phân tích hiện trạng về tự nhiên: các câu hỏi này thường liên quan đến phần kiến thức lớp 8, phân tích về các đặc điểm địa hình, khí hậu, khoáng sản… - Phân tích hiện trạng về địa lí dân cư và các nội dung có liên quan: Đây là nội dung quan trọng, có thể đặt câu hỏi dưới dạng phân tích như: Đặc điểm chung về dân cư, dân tộc, lao động việc làm; phân bố dân cư… 2 - Phân tích hiện trạng về địa lí kinh tế-xã hội: Các câu hỏi thường liên quan đến các ngành Nông-lâm-Thủy sản; công nghiệp-xây dựng; dịch vụ hay các phân ngành như trồng trọt, chăn nuôi…liên quan đến kinh tế vùng… Cách giải loại câu hỏi phân tích hiện trạng, nhìn chung không có mẫu cố định. Tuy nhiên, đây được coi là loại câu hỏi dễ nếu nắm chắc các bước làm bài và kiến thức cơ bản. II. Phân tích tiềm năng Nhìn chung đây là loại câu hỏi tương đối dễ và đơn giản. Cách giải có thể theo một mẫu nhất định với các bước tiến hành tương tự quy trình câu hỏi chứng minh hiện trạng. Các tiềm năng của một ngành hoặc một vùng lãnh thổ thường được thể hiện ở các mặt: - Vị trí địa lí. - Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên + Địa hình; + Đất đai; + Khí hậu; + Thuỷ văn; + Sinh vật; + Khoáng sản. - Điều kiện kinh tế - xã hội: + Dân cư, nguồn lao động; + Kết cấu hạ tầng (GTVT, BCVT, điện, nước…) + Cơ sở vật chất - kĩ thuật (Thủy lợi, nhà máy XN, CNCB…) + Thị trường; + Đường lối chính sách; + Các điều kiện khác (lich sử khai thác lãnh thổ,…) C. Hệ thống các phương pháp cơ bản, đặc trưng để giải các dạng bài tập trong chuyên đề: 3 - Sử dụng phương pháp tìm hiểu kiến thức qua tư liệu, sách báo, tạp chí - Phương pháp điều tra viết - Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan - Phương pháp đọc tìm hiểu nội dung kiến thức - Phương pháp quan sát sư phạm D. Hướng dẫn cách giải một số ví dụ minh họa I. Câu hỏi dạng phân tích hiện trạng: Câu 1: Hãy phân tích và giải thích vì sao Đồng Bằng Sông Hồng trở thành 2 vùng trọng điểm sản xuất lương thực của cả nước? *Phân tích câu hỏi : - Đây có thể xếp vào câu hỏi phân tích hiện trạng - Yêu cầu của câu hỏi tập trung vào cụm từ “ trọng điểm sản xuất lương thực”. - Lượng kiến thức cơ bản kể cả số liệu tập trung chủ yếu ở bài( 21 SGK Địa lý 9 và bài 32 SGK). Bằng kiến thức đã học giải thích cho học sinh thấy được điều kiện để phát triển ngành trồng cây lương thực của vùng ĐB SH và ĐBSCL, cơ sở vật chất kỹ thuật, những chính sách đầu tư của Nhà nước. * Gợi ý cách giải: ĐBSH và ĐBSCL có sản lượng lương thực lớn vì đây là 2 ĐB lớn nhất cả nước, đất phù sa màu mỡ, khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào - Nguồn lao động dồi dào, nông dân có kinh nghiệm thâm canh lúa nước. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Thủy lợi, cơ giới hóa, phân bón và cac dịch vụ cây trồng phát triển - Chính sách đầu tư của nhà nước. Câu 2: Giải thích vì sao Đông Nam bộ là vùng có sức hút mạnh nhất cả nước về nguồn đầu tư nước ngoài *Gợi ý cách giải: - Vùng có vị trí địa lý rất thuận lợi và hấp dẫn. - Điều kiện tự nhiên tốt và một số tài nguyên thiên nhiên có giá trị cao. - Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi, lực lượng lao động dồi dào, chuyên môn cao, có tay nghề kỹ thuật cao. - Cơ sở hạ tầng tương đối hoàn thiện, kinhh tế năng động, chính sách thông thoáng. 4 Câu 3: Dựa vào Át lát địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích các nguồn tài nguyên để phát triển nguồn du lịch ở nước ta? *Gợi ý cách giải - Tài nguyên du lịch tự nhiên: + Nhiều phong cảnh kỳ thú ( Vịnh Hạ Long, Hang động…) bãi tắm đẹp ( Đồ Sơn, Vũng Tàu…) + Khí hậu tốt đa dạng cho du lịch bốn mùa + Hệ thống Sông Hồ hùng vĩ ( Sông Đà, Hồ Ba Bể…) + Vườn Quốc Gia và các khu bảo tồn thiên nhiên quý hiếm( Cúc Phương, Cát Tiên, Bạch Mã…) -Tài nguyên du lịch nhân văn + Các di tích văn hóa lịch sử ( Cố Đô Huế, Hoa Lư…) + Lễ hội đặc sắc( Chùa Hương, Đền Hùng…) + Văn hóa dân gian, làng nghề truyền thống độc đáo. Câu 4: Phân tích tình hình phát triển dân số của Việt Nam qua Atlat địa lý Việt Nam? *Hướng dẫn phân tích câu hỏi: - Đây có thể xếp vào câu hỏi chứng minh hiện trạng. Trong trường hợp này hiện trạng được hiểu là dân số đông, tăng nhanh, có cơ cấu dân số trẻ của nước ta. - Yêu cầu quan trọng của câu hỏi tập trung vào các cụm từ: “Đông dân”, “Tăng nhanh”, “Cơ cấu dân số trẻ” - Cái trục xuyên suốt các minh chứng là phải theo thời gian và làm rõ được: Sự thay đổi số dân, gia tăng dân số, kết cấu dân số diễn ra như thế nào? - Lượng kiến thức cơ bản, kể cả số liệu cần sử dụng để chứng minh tập trung phần lớn ở bài 2 (sgk Địa lý 9). Bằng kiến thức đã có, học sinh phải tìm ra các minh chứng thể hiện sự thay đổi số dân, gia tăng dân số cũng như kết cấu dân số của nước ta trong thời gian qua. Về số liệu, học sinh có thể sử dụng trong sách giáo khoa hoặc cập nhật số liệu mới nhưng phải đảm bảo tính chính xác và đúng thời điểm để giải thích. *Gợi ý cách giải: - Việt Nam là nước đông dân biểu hiện năm 2003 dân số nước ta là 80,9 triệu người, đứng thứ 3 khu vực ĐNA, thứ 7 châu Á và thứ 14 thế giới nhưng về diện tích chỉ đứng 58 thế giới. (Có thể cập nhật số liệu mới hơn) 5 - Dân số nước ta vẫn tăng nhanh, đặc biệt là vào nửa cuối thế kỉ XX, đã dẫn đến sự bùng nổ dân số (quy mô khác nhau ở các vùng ) + Năm 1921 dân số nước ta là 15,6 triệu người nhưng đến năm 2003 là 80,9 triệu và đến năm 2006 là 84,2 triệu người + Nhịp điệu tăng dân số giữa các thời kì là không đều: • Từ năm 1960 đến năm 1976 dân số tăng từ 30,17 triệu lên 49,16 triệu (tăng 18,99 triệu người trong 16 năm) • Từ năm 1976 đến năm 1979 dân số tăng từ 49,16 triệu người lên 52,46 triệu người (tăng 3,3 triệu người trong 3 năm). • Từ năm 1999 đến năm 2000 dân số tăng từ 76,60 triệu người lên 77,63 triệu người ( tăng 1,03 triệu người trong vòng 1 năm) + Do kết quả của việc thực hiện chính sách dân số và KHHGD nên mức tăng dân số có giảm nhưng còn chậm, mỗi năm dân số nước ta vẫn tăng khoảng 1 triệu người. + Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số là 1,4% - Dân số nước ta trẻ biểu hiện: số người ở nhóm tuổi 0-14 tuổi chiếm tỉ lệ cao 33,5%. Số người ở nhóm tuổi 15-59 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất 58,4%. Số người ở nhóm tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỉ lệ thấp nhất 8,1% (Theo số liệu năm 1999 sgk Địa lí lớp 9). Câu 5: Phân tích sự phân bố dân cư của Đồng Bằng Sông Hồng? *Phân tích câu hỏi: - Cách phân tích tương tự như trên, ta thấy ở đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số đông hơn so với các vùng lãnh thổ trong cả nước. - Lượng kiến thức cơ bản và số liệu cần sử dụng tập trung chủ yếu ở bài 20 (sgk Địa lý 9) *Gợi ý cách giải: - Là vùng dân cư đông đúc nhất nước ta mật độ TB:1179 người/km 2 (2002) hay 1225 người/km 2 (năm 2005) - So với cả nước mật độ gấp 4,9 lần, gấp 10,3 lần Trung du miền núi Bắc Bộ, gấp 14,5 lần Tây Nguyên. - Mặc dù tỉ lệ tăng tự nhiên trong vùng giảm trong những năm gần đây nhưng do diện tích nhỏ (14806km 2 ) với số dân đông (17,5 triệu người) nên mật độ dân số rất cao. 6 Một số ví dụ khác: Câu 1: Phân tích những thuận lợi và khó khắn trong phát triển cà phê của nước ta ? * Gợi ý cách giải: Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển, sản xuất cà phê: - Điều kiện tự nhiên và thiên nhiên: + Đất Bazan tập trung ở Tây nguyên và Đông Nam Bộ và dải rác ở các tỉnh duyên hải miền trung. Ngoài ra còn có một số loại đất Feralit ở miền núi mà trung du phía Bắc cũng thích hợp để trồng cà phê . + Về khí hậu: Khí hậu ẩm gió mùa ở các tỉnh phí nam không có mùa đông lạnh thích hợp với cây cà phê. Những cao nguyên có độ cao 500m ở Tây Nguyên và một số vùng miền nùi Trung du phía Bắc, khí hậu mát thích hợp với cây cà phê, chè. + Khó khăn: Mùa khô kéo dài có nhiều sương mù ở miền núi trung du phía Bắc. + Về nguồn nước: Nguồn nước khá phong phú (Trên mặt và dưới ngầm), đặc biệt là nguồn nước ngầm, về mùa khô nước ngầm hạ thấp nên sản xuất gặp khó khăn.; - Đặc điểm về kinh tế xã hội: + Nguồn lao động dồi dào, tuy nhiên những vùng đển sản xuất cây cà phê lại thiếu lao động. Vì vậy phải điều lao động lên Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: + Đã quy hoạch tập trung các vùng chuyên canh cà phê. + Đã đổi mới công nghệ chế biến cà phê. + Hàng loạt chính sách khuyến khích thúc đẩy sản xuất cà phê. + Có sự phân bố lại dân cư giữa các vùng. + Giao đất, giao rừng, phát triển kinh tế hộ gia đình và trang trại. + Có chính sách khuyến khích phát triển kinh tế- xã hội ở miền núi Trung du. + Có chín sách khuyến khích phát triển cây công nghiệp và xuất khẩu. - Về thị trường: + Nhu cầu tiêu thụ cà phê trên thị trường thế giới phát triển mạnh. Sản lượng cà phê tăng nhanh. 7 Câu 2: Phân tích hiện trạng lao động và việc làm ở nước ta hiện nay và phương hướng giải quyết vấn đề việc làm của Việt Nam? *Gợi ý cách giải: Hiện trạng nguồn lao động và việc làm ở nước ta hiện nay và phương pháp giải quyết vấn đề việc làm của Việt Nam: 1. Hiện trạng nguồn lao động: - Nguồn lao động nước ta dồi dào, hàng năm được bổ sung thêm lao động trẻ: + Thống kê năm 2003 nguồn lao động nước ta khoảng hơn 40 triệu người. + Hàng năm được bổ sung 3% của tổng số lao động, bằng 1,1 triệu người. - Chất lượng lao động: + Đặc điểm người lao động Việt Nam: cần cù, khéo tay, kinh nghiệp tích lũy qua nhiều đời. + Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao trong điều kiện được trang bị kĩ thuật tiên tiến. + Số người có chuyên môn kĩ thuật là đáng kể, gần 50 triệu người, trong đó số người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên chiếm 23% - Người lao động Việt Nam còn thiếu tác phong công nghiệp. Đội ngũ có kĩ thuật cao, tay nghề giỏi còn mỏng. - Lực lượng lao động có kỹ thuật phần lớn tập trung ở vùng đồng bằng và các thành phố lớn. 2. Hiện trạng sử dụng lao động: - Phân bố lao động theo ngành: Phần lớn lao động hoạt động trong sản xuất, chủ yếu là nông nghiệp và thủ công nghiệp. + 93,5% lao động tập trung trong các ngành sản xuất vật chất. + 6,5% lao động trong các ngành không sản xuất vật chất. + 63,5% lao động nông nghiệp. + 11,9% lao động công nghiệp. - Phân bố lao động theo các khu vực kinh tế: + Khu vực nhà nước: 9% + Khu vực ngoài quốc doanh: 91% - Năng suất lao động 8 + Năng suất lao động xã hội thấp, thu nhập chưa cao. + Chưa sử dụng hết thời gian lao động. (do tính chất mùa vụ) 3. Phương hướng giải quyết việc làm cho người lao động: - Sức ép của nạn thất nghiệp: - Tỉ lệ người thất nghiệp lớn: cả nước có khoảng 2,3% lao động thất nghiệp và 25,1% thiếu việc làm. - Phương hướng giải quyết việc làm: + Phương hướng chung: • Điều chỉnh nguồn bổ sung lao động bằng cách thực hiện nghiêm túc chính sách sinh đẻ và kế hoạch hóa gia đình, sao cho sự gia tăng dân số thích hợp với gia tăng kinh tế. • Đẩy mạnh đổi mới kinh tế, mở rộng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, kêu gọi đầu tư nước ngoài, thu hút ngày càng nhiều lao động. • Xuất khẩu lao động, xây dựng kinh tế mới. + Ở nông thôn: • Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. • Phát triển tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp. • Phát triển dịch vụ nông nghiệp. + Ở thành thị: • Phát triển mạnh công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp truyền thống. • Đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại chỗ và xuất khẩu ra nước ngoài. • Phát triển thương mại và du lịch. • Đẩy mạnh hướng nghiệp, đào tạo lao động trẻ có tay nghề. Câu 3: Hãy phân tích và giải thích: Việt Nam có tiềm năng về nguồn lao động nhưng chưa được sử dụng hợp lí? Làm thế nào khắc phục được tình trạng này? Hãy liên hệ với việc giải quyết việc làm và sử dụng hợp lí lao động ở địa phương? *Gợi ý cách giải: 1. Tiềm năng và việc sử dụng lao động ở Việt Nam: a- Tiềm năng: - Nguồn lao động dồi dào 9 - Hàng năm bổ sung trên 1 triệu lao động. - Chất lượng lao động đang được nâng cao do họ có khả năng tiếp thu khoa học – kĩ thuật cùng với những kinh nghiệp sản xuất truyền thống được tích lũy từ lâu đời. Số lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm 13% số lao động trong đó số người có trình độ đại học và cao đẳng trở lên chiếm hơn 23%. b- Phân tích mặt chưa hợp lí của việc sử dụng lao động: - Tuy đào tạo được khá nhiều người lao động có trình độ, song đội ngũ cán bộ khoa học kĩ thuật vẫn chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của việc phát triển kinh tế, đặc biệt là thiếu một đội ngũ đông đảo công nhân có tay nghề cao, những người trực tiếp sử dụng máy móc thiết bị hiện đại để làm ra nhiều sản phẩm chất lượng cao. - Nguồn lao động vẫn tập trung chủ yếu ở nông nghiệp (63,55%), năng suất lao động thấp, cho tới nay phần lớn vẫn sử dụng lao động thủ công, lao động công nghiệp chỉ chiếm 11,9%. - Phần lớn lao động tập trung trong các ngành sản xuất vật chất (93,5%), các khu vực không sản xuất vật chất chỉ có ít lao động (6,5%). Giá trị sản lượng hàng hóa tăng hàng năm vẫn không cao. - Phân bố lao động trên lãnh thổ không đều và chưa hợp lí. Phần lớn lực lượng lao động có kĩ thuật tập trung ở đồng bằng trong khi vùng núi, trung du giàu tài nguyên lại rất thiếu lao động. 2. Các biện pháp khắc phục tình trạng sử dụng lao động chưa hợp lí: - Tập trung đầu tư phát triển những ngành trọng điểm tạo nên sự chuyển dịch nguồn lao động vào những ngành này và hạ tỉ lệ người lao động ở những ngành khác. - Tăng cường cơ khí hóa nông nghiệp, đa dạng hóa các hoạt động kinh tế ở nông thôn, tạo việc làm cho những người lao động chuyển ra khỏi ngành này. - Phân bố lại dân cư lao động giữa các vùng, các tỉnh. 3. Liên hệ địa phương - Việc giải quyết việc làm cho người lao động ở địa phương (tạo các cơ sở sản xuất, ngành nghề mới…) - Sử dụng hợp lí lao động (trong các ngành kinh tế, nâng cao trình độ kĩ thuật…) II. Phân tích tiềm năng 10 [...]... Tổng số học sinh Giỏi Khá Trung bình Yếu Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % Đội tuyển HSG 17 3 17,6 7 41,2 7 41,2 0 0 9A 29 10 34,5 11 37 ,9 8 27,6 0 0 9D 29 12 41,4 13 48,8 4 20 ,9 0 0 2 Sau khi thựchiện chuyên đề Lớp Tổng số học sinh Giỏi Tổng số Khá % Tổng số Trung bình % Tổng số % Yếu Tổng số % 20 Đội tuyển HSG 17 7 41,2 8 47,1 2 11,7 0 0 9A 29 12 41,4 15 51,7 2 6 ,9 0 0 9D 29 14 48,3 13 48,8 2 9, 8... sau: - Tổng số dân (2002): 17.5 triệu người, mật độ dân số cao: 11 79 người/ km 2 (nếu lấy mật độ ở Atlat địa lí Việt Nam thì dựa vào màu sác của từng địa phương) So với Trung du Miền núi Bắc Bộ cao gấp 10,3 lần, so với đồng bằng sông Cửu Long gấp 2 ,9 lần 11 - Dân đông nên nguồn lao động dồi dào vì số người trong độ tuổi lao động lớn - Tỉ lệ ngưòi biết chữ 94 ,5 % (so với cả nước là 90 ,3%) vùng tập trung... thị năm 199 9 là gần 20%, là vùng có quá trình khai thác lãnh thổ lâu đời nhất nước ta Câu 2: Hãy phân tích những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ ? *Phân tích câu hỏi: - Nhận định được ngay đây là dạng câu hỏi chứng minh tiềm năng, nhưng có hai ý rất rõ đó là, hạn chế và thế mạnh phát triển - Lượng kiến thức chủ yếu tập trung ở bài 18 và... nước - Khó khăn: + Số dân quá đông, đất nông nghiệp ngày một bị thu hẹp do chuyển đổi mục đích Câu 4: Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy phân tích các điều kiện tự nhiên và thế mạnh kinh tế của vùng Đông Nam Bộ? *Gợi ý cách giải: 1 Vị trí địa lí - Bắc giáp Tây Nguyên, duyên hải Nam Trung Bộ - Nam và phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long, là vùng trọng điểm số 1 về lương thực,... 1: Hãy phân tích các thế mạnh phát triển kinh tế của vùng Đồng Bằng Sông Hồng ? *Phân tích câu hỏi: - Ở đây ta nhận thấy, câu hỏi này chỉ đề cập đến thế mạnh của vùng đồng bằng sông Hồng Như vậy, không cần tìm hiểu phần hạn chế của vùng - Lượng kiến thức cơ bản được tập trung ở bài 20 (sgk Địa lý 9) - Cách trình bày, đây là câu hỏi khá dễ nên chỉ cần trình bày theo ý câu hỏi đã hỏi *Gợi ý cách giải: ... khăn: - Chịu sự chi phối sâu sắc của độ cao địa hình (sgk Địa lý 9) nên phát triển giao thông gặp khó khăn nhất là tiểu vùng Tây Bắc - Thời tiết diễn biến thất thường (dẫn chứng) - Khoáng sản tuy nhiều nhưng qui mô nhỏ điều kiện phức tạp Rừng bị suy giảm nhanh do tác động của con người - Trình độ dân trí còn thấp, tỉ lệ người biết chữ 73,3% (cả nước 90 ,3%) ( 199 9) Cơ sở hạ tầng còn thấp b Những thuận lợi... Tài nguyên rừng: - Tài nguyên rừng tập trung ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai giáp với Tây Nguyên - Vùng duyên hải Đông Nam Bộ có rừng ngập mặn, việc bảo vệ và phát triển vốn rừng này có ý nghĩa quan trọng về sinh thái, giữ nước và bảo vệ các hồ thủy điện, hồ thủy lợi e, Khoáng sản: - Dầu khí trên thềm lục địa, năm 199 9 khai thác khoảng 15 triệu tấn - 90 % lượng dầu khí khai tác ở Việt nam... nhiều dự án đầu tư, liên doanh, liên kết với nước ngoài (cho ví dụ chứng minh…): + Hàng loạt khu công nghiệp tập trung + Khu chế xuất được xây dựng… Câu 5: Phân tích các nguồn lực phát triển kinh tế xã hội ở trung du và miền núi Bắc Bộ *Gợi ý cách giải: 1 Các nguồn lực về tự nhiên: a- Vị trí địa lí của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ: - Phía Bắc giáp các tỉnh phía Nam của Trung Quốc: đây là nơi giao... tuyến giao thông huyết mạch nối Việt Nam với Trung Quốc ) Một số ví dụ khác: Câu 1: Phân tích những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? *Gợi ý cách giải: Những điều kiện thuận lợi và khó khăn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Duyên hải Nam Trung Bộ: 1 Thuận lợi - Về mặt vị trí địa lý: Đây là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam... 0 Đối với học sinh qua các cuộc thi HSG môn địa lý lớp 9 năm học 2012-2013 kết quả đạt được như sau: *Đối với cấp Huyện: - Nhất: 01 học sinh - Nhì: 02 học sinh - Ba: 03 học sinh - Khuyến khích: 06 học sinh *Đối với cấp Tỉnh - Nhất: 03 học sinh - Nhì: 03 học sinh - Ba: 03 học sinh - Khuyến khích: 03 học sinh Trong quá trình thực hiện chuyên đề tôi rút ra một số kinh nghiệm bồi dưỡng HSG như sau: - Giáo . XUYÊN CHUYÊN ĐỀ HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP PHÂN TÍCH TRONG MÔN ĐỊA LÍ 9 THCS Họ và tên : Phạm Thị Hồng Chức vụ : Giáo viên Đơn vị : Trường THCS Lý Tự Trọng Đối tượng học sinh bồi dưỡng: lớp 9 Số tiết. chiếm tỉ lệ thấp nhất 8,1% (Theo số liệu năm 199 9 sgk Địa lí lớp 9) . Câu 5: Phân tích sự phân bố dân cư của Đồng Bằng Sông Hồng? *Phân tích câu hỏi: - Cách phân tích tương tự như trên, ta thấy. 18 ,99 triệu người trong 16 năm) • Từ năm 197 6 đến năm 197 9 dân số tăng từ 49, 16 triệu người lên 52,46 triệu người (tăng 3,3 triệu người trong 3 năm). • Từ năm 199 9 đến năm 2000 dân số tăng từ 76,60

Ngày đăng: 11/04/2015, 09:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan