. Đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe ôtô trong nước
2.2.5. Marketting và phân phối sản phẩm.
Trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay, các nhà sản xuất đã và đang chú trọng hơn tới việc kích thích tiêu thụ, đưa sản phẩm tới gần hơn với khách hàng. Việc mở rộng các showroom giới thiệu và bán sản phảm của các liên doanh trong nước như Ford, Toyota, Thaco,…. Tác động một cách đáng kể đến hoạt động kinh doanh ô tô trong nước, với lợi thế là dịch vụ chăm sóc khách hàng, cơ sở vật chất tốt, các showroom chính thức này đang gây sức ép rất lớn tới việc kinh doanh của các đại lý nhập khẩu xe ở Việt Nam.
Do đặc thù của nền kinh tế, hoạt động phân phối ô tô ở Việt Nam hiện nay đang bị xé nhỏ dành cho các liên doanh trong nước cũng như các đại lý nhập khẩu ô tô không chính thức của các hãng. Sự nở rộ của các đại lý phân phối ô tô đang khiến cho việc lựa chọn của khách hàng đói với xe ô tô gặp nhiều khó khăn. Hàng loạt các công ty kinh doanh trong lĩnh vưc ô tô được mở ra với nhiều chủng loại và nguồn gốc đang là mối đe dọa rất lớn với việc kinh doanh của các nhà sản xuất ô tô trong nước, thị trường dường như đã được thả nổi trong một thời gian dài trước khi thông tư 20 của Bộ Công thương được ban hành. Với quy định mới tại Thông tư 20 của Bộ Công Thương về ôtô loại dưới 9 chỗ ngồi khi làm thủ tục nhập khẩu sẽ phải có thêm giấy chỉ định, giấy ủy quyền của nhà nhập khẩu, nhà phân phối chính hãng hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuấtVào thời điểm hiện tại, vẫn còn không ít thương hiệu xe hơi trên thế giới chưa thâm nhập thị trường Việt Nam. Và “cửa” mà thông tư này để lại cho các doanh nghiệp sẽ là việc nhập khẩu, phân phối các loại xe mang thương hiệu đó.Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rất rõ là đại đa số các thương hiệu nổi tiếng, các loại xe dễ bán đều đã có liên doanh hoặc có nhà phân phối chính thức tại Việt Nam. Cũng có ý kiến cho rằng vẫn còn “cửa” đối với một vài thương hiệu ôtô hạng trung và bình dân, bởi rất có thể sẽ có hãng xe nào đó đồng ý mở thêm nhà phân phối tại Việt Nam. Tuy nhiên, làm được việc đó cũng không hề đơn giản, và cho dù được chấp thuận, thì cạnh tranh thế nào với nhà phân phối hiện thời đang nắm trong tay thị phần lớn, hệ thống bán hàng rộng rãi mới là điểm mấu chốt. Mới đây, văn phòng đại diện tập đoàn Toyota Nhật Bản đã có công văn gửi Bộ Công Thương và Tổng cục Hải quan xác nhận Toyota Việt Nam là nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền xe ôtô Toyota tại thị trường Việt Nam. Ngoài ra,
Toyota Nhật Bản cũng không cho phép bất kỳ nhà phân phối nào của tập đoàn này được chỉ định hay ủy quyền cho thương nhân Việt Nam nhập khẩu và phân phối các loại ôtô Toyota. Trên lãnh thổ Việt Nam, Toyota Việt Nam là pháp nhân duy nhất có quyền nhập khẩu các nhãn hiệu ôtô của tập đoàn này.
Như vậy, ngoài một số nhà phân phối xe Hyundai, Audi, BMW... đã có được uỷ quyền chính hãng từ trước, thị trường ôtô nhập khẩu chủ yếu sẽ rơi vào tay các liên doanh ôtô tại Việt Nam như Honda, Toyota, Ford, Mitsubishi, Isuzu, Mercedes.... Các DN Việt Nam khó có thể cạnh tranh với những liên doanh này để giành được quyền nhập khẩu và phân phối những thương hiệu như Toyota, Honda, Ford, Mercedes...
Tại thị trường Việt Nam các thương hiệu như Hyundai, Kia, Toyota, Honda, Ford, chiếm gần 80% tổng lượng xe tiêu thụ. Các DN Việt Nam có chăng chỉ giành được quyền nhập khẩu và phân phối những mẫu xe ít tên tuổi như xe Trung Quốc hay có số lượng tiêu thụ không nhiều như Land Rover, Citroen, Chrysler...
Mặc dù kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn do lạm phát cao gây ra, người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, nhưng tiêu thụ xe nhập khẩu hạng sang vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ.
Công ty Euro Auto, nhà phân phối chính thức xe BMW tại Việt Nam - cho biết, năm 2011 mức tăng trưởng tiêu thụ xe BMW đạt 35% so với cùng kỳ 2010. Công ty cổ phần Liên Á Quốc tế, nhà phân phối chính hãng của Audi tại Việt Nam, cũng cho biết, tính đến hết tháng 7 năm 2011, Audi đã bán được bằng tổng doanh số xe bán ra trong năm 2010 và đạt được sự tăng trưởng 169% so với cùng kỳ năm ngoái. World Auto, nhà phân phối chính thức thương hiệu Volkswagen tại Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng. Trong 8 tháng đầu năm 2011, số lượng xe Volkswagen bán ra tăng 159% so với cùng kỳ năm ngoái.
Triễn lãm Viet Nam Motor Show.
Triển lãm Ô tô Việt Nam là sự kiện lớn nhất trong ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay và được khách tham quan trong nước và nuớc ngoài mong đợi nhiều nhất. Triển lãm ô tô Việt Nam được tổ chức dưới sự phối hợp của Hiệp Hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) và Công ty cổ phần Hội chợ và xúc tiến thương mại Á Châu (AFTA) tổ chức.Bắt đầu từ năm 2002, triển lãm đã mang đến cho khách tham quan nhiều thương hiệu ô tô hàng đầu và nổi tiếng. Điều này đã tạo ra 31
một đích đến lý tưởng cho các kế hoạch mua xe cũng như những người quan tâm đến những công nghệ hàng đầu của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.
Đây là những kỳ triển lãm được xem là lớn nhất VN, hội tụ nhiều sản phẩm, sự tham gia của các thành viên lớn nhưng những triển lãm này vẫn còn quá nhỏ so với các triển lãm ở bất kỳ một nước nào trên thế giới.
2.2.6.Những yếu tố từ phía khách hàng.
Nghiên cứu hành vi của NTD Việt Nam trong thời gian qua có thể thấy tâm lý “sính ngoại” đang chiếm ưu thế. Đây chính là một trong những nhân tố tiêu cực ảnh hưởng tới sự cạnh tranh của các DN Việt Nam đặc biệt là đối với mặt hàng ô tô- một trong số những mặt hàng có giá trị trương đối cao đối với hầu hết những người dân Việt Nam .Như vậy, để thúc đẩy sử dụng hàng hóa trong nước, chúng ta cần tác động tới NTD, nhà sản xuất, phân phối và quản lý. Giá rẻ, chất lượng tốt, song sản phẩm mang thương hiệu Việt như Vinaxuki, Thaco, Samco… không dễ gì chiếm lĩnh thị trường nội địa bởi tâm lý người tiêu dùng Việt Nam thích mua ôtô nguyên chiếc nhập khẩu, sở hữu sản phẩm mang thương hiệu nổi tiếng thế giới. Miệt mài với chiến lược chất lượng, đặc biệt là yếu tố giá cạnh tranh cũng như dịch vụ sau bán hàng, dòng xe tải của các doanh nghiệp này dần chiếm lĩnh được thị trường. Xe tải sản xuất trong nước đang dần dần đánh bại dòng xe Trung Quốc nhập khẩu, thậm chí cạnh tranh ngang ngửa với xe Hàn Quốc, Thái Lan…
Trong khi đó, mặc dù kinh tế năm 2011 gặp nhiều khó khăn do lạm phát cao gây ra, người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu, nhưng tiêu thụ xe nhập khẩu “hạng sang”vẫn có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Công ty Euro Auto, nhà phân phối chính thức xe BMW tại Việt Nam - cho biết, năm 2011 mức tăng trưởng tiêu thụ xe BMW đạt 35% so với cùng kỳ 2010. Công ty cổ phần Liên Á Quốc tế, nhà phân phối chính hãng của Audi tại Việt Nam, cũng cho biết, tính đến hết tháng 7 năm 2011, Audi đã bán được bằng tổng doanh số xe bán ra trong năm 2010 và đạt được sự tăng trưởng 169% so với cùng kỳ năm ngoái. World Auto, nhà phân phối chính thức thương hiệu Volkswagen tại Việt Nam cũng đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng. Trong 8 tháng đầu năm 2011, số lượng xe Volkswagen bán ra tăng 159% so với cùng kỳ năm ngoái. đối với dòng xe du lịch, cuộc cạnh tranh này khó khăn hơn nhiều. Bởi xe ôtô (du lịch) là tài sản có giá trị, được coi là thể hiện "đẳng cấp" của
người sử dụng. Chính vì thế mà những chiếc xe mang thương hiệu Vinaxuki có chất lượng tốt, giá rẻ vẫn chưa hấp dẫn được nhiều người tiêu dùng. Tương tự, chiếc Kia Morning mới, sản phẩm lắp ráp trong nước của Thaco cũng rất chật vật khi cạnh tranh với sản phẩm cùng thương hiệu nhập khẩu nguyên chiếc, dù giá rẻ hơn, phụ kiện trang bị trên xe đầy đủ hơn
Một thực tế nữa trong xu hướng tiêu dùng ô tô hiện nay đó là việc mua những chiếc ô tô đắt tiền hay còn gọi là “siêu xe” tại Việt Nam. Trong khi Việt Nam vừa thoát ra khỏi những nước có thu nhập thấp thì việc nhìn thấy những chiếc siêu xe chạy trên đường giờ đây không còn là chuyện hiếm thấy. Lamboghini, Ferrari, Bentley, Roll-Royce….. hầu hết là những thương hiệu lớn, và việc sở hữu những chiếc xe của những thương hiệu này là một niềm ước ao của nhiều người trên thế giới thì ở VIệt Nam, thông tin về những chiếc siêu xe mới được nhập khảu xảy ra như cơm bữa. Điều này cũng là biểu hiện của sự phân hóa giàu nghèo trong xã hội VIệt Nam cũng như tâm lý thích thể hiện, chơi trội của một bộ phận người tiêu dùng.. Trong thời gian tới đây, rất có thể một số nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới sẽ có kế hoạch xâm nhập thị trường và hứa hẹn sẽ có những cạnh tranh khốc liệt đối với những doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt Nam trong thời gian tới.