Nội địa hóa và công nghiệp phụ trợ ngành ôtô.

Một phần của tài liệu Thực trạng và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô. (Trang 29 - 30)

. Đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe ôtô trong nước

2.2.4.Nội địa hóa và công nghiệp phụ trợ ngành ôtô.

Theo số liệu công bố từ Thanh tra Bộ Tài chính - qua đợt khảo sát 6 DN lắp ráp ôtô từ năm 2008 cho thấy, tỉ lệ NĐH đạt rất thấp. Cụ thể, tỉ lệ NĐH bình quân của Toyota VN chỉ đạt 7%, trong khi theo trong giấy phép cấp lần đầu yêu cầu phải đạt ít nhất 30% sau mười năm - bắt đầu từ năm 1996; Suzuki VN chỉ đạt 3%, trong khi yêu cầu trong giấy phép là 38,2%; Ford VN chỉ đạt 2%... Nguyên nhân của sự “thất hứa” này được chỉ ra là do không có ràng buộc pháp lý chặt chẽ đối với nhà đầu tư. Về sau, chính sách thuế theo tỉ lệ NĐH đối với ngành sản xuất ôtô trong nước bị bãi bỏ, vì thế ràng buộc tỉ lệ NĐH đối với nhà đầu tư cũng không còn hiệu lực. Trong khi đó, ở Việt Nam, nhà sản xuất lắp ráp ôtô lớn nhất hiện nay là liên doanh Toyota Việt Nam mới chỉ có 11 doanh nghiệp cung cấp các phụ tùng đơn giản như ắcquy, dây điện, tấm che nắng, linh kiện nhựa, linh kiện cao su…

Ví dụ như, mỗi chiếc xe hoàn chỉnh cần ít nhất 20.000 - 30.000 chi tiết với hàng nghìn linh kiện, trong khi đó, số doanh nghiệp sản xuất linh kiện hiện còn quá ít, chỉ khoảng 60 doanh nghiệp, chưa kể là các doanh nghiệp đó chỉ làm được một số loại sản phẩm như săm, lốp, dây điện.

Nhìn sang nước láng giềng Thái Lan, mặc dù cái tên chưa thể hiện rõ trên bản đồ công nghiệp ôtô thế giới (nước này hầu hết chỉ làm xe Pick-up), nhưng cũng đã có đến trên 1.000 doanh nghiệp phụ trợ. Trong khi ở Việt Nam, con số vài chục doanh 29

nghiệp phụ trợ là quá nhỏ bé so với 11 liên doanh doanh và hơn 40 doanh nghiệp trong nước đang sản xuất lắp ráp ô tô hiện nay.

Một phần của tài liệu Thực trạng và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô. (Trang 29 - 30)