Đánh giá chung về thực trạng cạnh tranh củangành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thực trạng và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô. (Trang 34 - 36)

. Đối thủ cạnh tranh chính của các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp xe ôtô trong nước

2.3. Đánh giá chung về thực trạng cạnh tranh củangành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Việt Nam.

Hạn chế.

- Sự thiếu thống nhất trong việc chọn dòng xe chiến lược của các thành viên VAMA mới đây cho thấy một thực tế là các doanh nghiệp hiện đang mạnh ai người ấy làm. Mỗi người có một hướng, một chiến lược riêng. Thị trường Việt Nam nhỏ song xuất hiện rất nhiều mẫu mã, chủng loại xe. Đây chính là khiếm khuyết lớn nhất của ngành và của các doanh nghiệp

- Ngành công nghiệp ôtô nước nhà cũng chỉ phát triển thêm được về doanh số bán hàng, chứ về chiều sâu và đầu tư thì lại không có nhiều cái mới, mặc dù quy mô thị trường đã thay đổi rất nhiều theo tốc độ phát triển của xã hội - Quy mô thị trường tăng mạnh, nhưng giá bán ôtô trong nước cũng ngày càng cao, thậm chí năm sau cao hơn năm nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp lắp ráp cho rằng các loại thuế đang quá cao và quy mô thị trường quá nhỏ. Và kết quả là giá thành bán xe tại thị trường Việt Nam trong hơn 15 năm nay vẫn luôn quá cao so với khu vực và trên thế giới

- Ở góc độ lắp ráp và sản xuất, bao gồm cả công nghiệp phụ trợ, cũng không có lời giải cụ thể khi mà bao nhiêu năm nay, công nghiệp ôtô nhìn chung vẫn chỉ gói gọn trong gò, hàn, sơn, lắp ráp ở quy mô hết sức “khiêm tốn”. Một mối nguy nữa đối với các doanh nghiệp ôtô trong nước là sự đầu tư manh mún của chính các doanh nghiệp này. Đã có những doanh nghiệp nội địa đầu tư 40 - 50 tỷ đồng để lắp ráp ôtô, còn các công đoạn khó khác, chẳng hạn như sơn tĩnh điện, thì đi thuê. Như vậy, chỉ nhờ những chiêu thức kinh doanh “tài tình” mà các liên doanh lắp ráp và phân phối ôtô tại Việt Nam đã đi qua chặng đường hơn gần 20 năm. Đó là chưa kể đến nước cờ khôn khéo của một số doanh nghiệp, áp dụng cơ chế 2 giá phụ tùng: giá dành cho khách hàng sử dụng xe nhập khẩu cao gấp nhiều lần dành cho khách sử dụng xe nội, nhằm cạnh tranh với các nhà nhập khẩu không chính thức. Tuy nhiên, đã đến lúc các nhà sản xuất trong nước cần nâng cao chất lượng sản phẩm để giành lại thị phần, hơn là việc tận dụng lợi thế “bảo hộ” để “móc túi khách hàng” cùng với các “bí kíp” kinh doanh như hiện nay. Chỉ khi đó, quyền lợi của người tiêu dùng mới được đặt lên hàng đầu, khách hàng mới được lựa chọn những sản phẩm xứng đáng với số tiền quá đắt mà họ phải bỏ ra để sở hữu một phương tiện đi lại thông thường.

CHƯƠNG III. GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH Ô TÔ VIỆT NAM.

Một phần của tài liệu Thực trạng và nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp ô tô. (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w