Phân môn Chính tả trong nhà trường, rèn cho học sinh biết quy tắc và có thói quen viết chữ ghi Tiếng Việt đúng với chuẩn, cùng với tập viết, tập đọc, Chính tả giúp cho người học chiếm lĩ
Trang 1Chính tả là một phân môn của môn Tiếng Việt, là những chuẩn mực của ngôn ngữ viết, được thừa nhận trong ngôn ngữ toàn dân Mục đích của việc dạy chính
tả là trở thành phương tiện thuận lợi cho việc giao tiếp bằng chữ viết, bảo đảm cho người viết và người đọc đều hiểu thống nhất những điều đã viết Chính tả trước hết là sự quy định có tính chất xã hội, một sự quy định có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, nó không cho phép vận dụng quy tắc một cách linh hoạt
có tính chất sáng tạo cá nhân Một ngôn ngữ văn hoá không thể không có chính
Trang 2tả thống nhất Chính tả thống nhất là một trong những biểu hiện của trình độ văn hoá phát triển của một dân tộc.
Phân môn Chính tả trong nhà trường, rèn cho học sinh biết quy tắc và có thói quen viết chữ ghi Tiếng Việt đúng với chuẩn, cùng với tập viết, tập đọc, Chính tả giúp cho người học chiếm lĩnh được Tiếng Việt văn hóa, công cụ để giao tiếp, tư duy và học tập Đối với người sử dụng Tiếng Việt, viết đúng chính tả chứng tỏ
đó là người có trình độ văn hoá về mặt ngôn ngữ Viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng Tiếng Việt đạt hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hoá, trong việc viết các văn bản, thư từ,
Bài chính tả mang tính chất thực hành Thông qua luyện tập liên tục kết hợp với việc ôn tập các quy tắc chính tả học sinh sẽ có khả năng viết đúng các chữ ghi Tiếng Việt Do đó không có tiết học quy tắc chính tả riêng Các quy tắc đều được học thông qua các hoạt động thực tiễn Ngoài việc cung cấp cho học sinh các quy tắc và rèn luyện để các em có kĩ năng và thói quen viết đúng chính tả, qua môn học này còn rèn cho học sinh một số phẩm chất: tính kỉ luật, tính cẩn thận (vì phải viết đúng quy tắc, viết nắn nót từng nét), óc thẩm mĩ (vì phải viết ngay ngắn, thẳng hàng, đẹp đẽ), đồng thời bồi dưỡng cho các em lòng yêu quý Tiếng Việt, cách biểu thị tình cảm tốt đẹp đó trong viết đúng chính tả
Như vậy, phân môn Chính tả có vị trí đặc biệt quan trọng, nhằm thực hiện mục tiêu của môn Tiếng Việt là rèn và phát triển tiếng mẹ đẻ cho học sinh, trong
đó có năng lực chữ viết
Trong những năm gần đây, các nhà trường tiểu học luôn quan tâm đến chữ viết qua các phong trào thi “Viết chữ đẹp” Đây là một hình thức để tuyên truyền sâu rộng cho toàn dân trong việc giáo dục con em rèn chữ đẹp Viết đẹp không phải chỉ đẹp về hình thức mà còn đúng cả về quy tắc chính tả
Thực tiễn hiện nay, học sinh viết sai lỗi chính tả còn khá phổ biến Xuất phát
từ đặc điểm của chữ viết là “nói sao viết vậy” và chữ viết của chúng ta là chữ ghi
âm Tiếng Việt Vì thế một phần là do giáo viên và học sinh bị ảnh hưởng phương ngữ, còn phát âm chưa chuẩn theo tiếng phổ thông Hơn nữa trình độ
Trang 3Tiếng Việt của một số giáo viên còn hạn chế, việc nắm quy tắc chính tả chưa sâu nên rất lúng túng trong việc giảng dạy chính tả Mặt khác do một bộ phận phụ huynh chưa quan tâm đến việc rèn chữ viết cho con em Phần nữa là do ý thức học tập
của các em còn hạn chế, không đồng bộ…
Bản thân là một giáo viên đứng lớp, ngày ngày được nghe, được đọc và được nhìn thấy trực tiếp các bài viết của học sinh, tôi đã phát hiện ra không ít những lỗi sai cơ bản về chính tả mà học sinh lớp tôi chủ nhiệm mắc phải Tôi không khỏi suy nghĩ và trăn trở: Vậy phải làm thế nào đây để học sinh của tôi viết chính tả cho đúng, cho đẹp, vì điều đó là vô cùng quan trọng, nó là sự liên quan chặt chẽ giữa phân môn Chính tả với tất cả các môn học khác Nhìn thấy được tầm quan trọng đó, tôi đã nhanh chóng bắt tay ngay vào việc tìm ra các giải pháp trước mắt, xây dựng các biện pháp cụ thể để nhằm giúp học sinh lớp tôi nâng cao
chất lượng chữ viết, cũng chính là “ Nâng cao chất lượng giờ học chính tả”.
II Thực trạng dạy học phân môn Chính tả trong nhà trường tiểu học
hiện nay
1 Thuận lợi:
- Năm học XXX tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy lớp 4B Lớp gồm
28 em (12 nữ, 16 nam) Hầu hết các em đều ngoan ngoãn, biết nghe lời thầy cô dạy bảo, chịu khó học tập
- Được Ban Giám hiệu nhà trường cùng với phòng Giáo dục - Đào tạo quan tâm
- Đồ dùng và thiết bị dạy học được trang bị khá đầy đủ
- Với sự đổi mới chương trình học hiện nay, các em được học tập rất tốt, phù hợp với khả năng của mình Đây là điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng dạy
2 Khó khăn:
- Học sinh lớp tôi phụ trách đa phần là con gia đình nông nghiệp và ngư nghiệp,
cuộc sống khó khăn, bấp bênh, trình độ dân trí chưa cao nên việc chăm lo đến việc học tập của một số bộ phận phụ huynh đối với con em còn rất hạn chế Có nhiều em đi học còn hay quên vở hay bút, sách
Trang 4- Phân môn Chính tả theo phân phối chương trình chỉ có 1 tiết / 1 tuần, như vậy
là ít, nên việc rèn luyện chữ viết đúng, viết đẹp cho học sinh còn nhiều hạn chế
Vì lẽ đó mà bài làm khảo sát chữ viết đầu năm lớp tôi có chất lượng như sau:
Với kết quả khảo sát trên, lại càng thôi thúc tôi nhanh chóng tìm ra giải pháp và biện pháp cụ thể giúp học sinh khắc phục dần những lỗi về âm, vần, và chữ viết Nhưng vì điều kiện không cho phép nên tôi chỉ đi sâu tìm tòi, giải quyết một số vấn đề thuộc phạm vi cải tiến phương pháp dạy học phân môn Chính tả theo hướng tích cực vào người học và chỉ thực hành, thực nghiệm ở lớp 4B - Trường tiểu học ZZZZ nhằm “Nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh”
PHẦN II
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I Các gi i pháp th c hi n ả ự ệ
1 Điều tra thực tế - phân loại đối tượng học sinh.
2 Xây dựng nề nếp tự quản, tự học, thi đua học tập, rèn nề nếp lớp học Rèn nề
nếp tác phong cho học sinh khi ngồi viết chính tả
3 Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh, phù hợp với từng loại bài chính tả, từng dạng bài tập chính tả
4 Phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh, gần gũi quan tâm đến chất lượng học sinh
5 Kiểm tra, đánh giá học sinh theo tuần học, tháng học và kì học để nắm bắt kết quả và kịp thời đề ra biện pháp thích hợp nhất
Trang 5Từ các giải pháp trên tôi đã tiến hành thực hiện các biện pháp sau:
II Các biện pháp thực hiện
1 Điều tra thực tế - Phân loại học sinh
Điều tra thực tế, phân loại đối tượng học sinh là việc làm rất quan trọng trong bất cứ một quá trình dạy - học nào, việc làm này không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình lựa chọn phương pháp dạy học mà còn là cơ hội
để học sinh được học theo khả năng, đây là điều cần thiết trong việc nâng cao chất lượng giờ Chính tả Nếu như không phân loại đối tượng học sinh sẽ khó cho việc lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh Vì vậy sau khi ổn định tổ chức lớp trong vòng hai tuần đầu, tôi đã từng bước tiến hành điều tra học sinh Qua bài kiểm tra đầu năm của các em, qua thực tế 2 bài viết trong 2 tuần đầu, ngoài ra tôi còn tham khảo thêm qua giáo viên dạy các em năm trước Sau đó tôi tiến hành phân loại học sinh theo tiêu chí chữ viết:
- Những em viết đúng mẫu nhưng chưa đẹp, hoặc viết đẹp nhưng chưa đúng mẫu được xếp loại A (có 5 em) đó là các em: Hưng, Hoàng Dung, Nguyễn Anh,
Uy, Nhung
- Những em viết đúng chính tả nhưng sai thế chữ, chữ viết còn cẩu thả được xếp loại B (có 10 em) đó là: Tô Sơn, Thuỳ Trang, Vũ Trang, Phạm Phương, Trọng, Phạm Anh, Chiến, Bình, Thuý, Khánh
- Những em viết sai nhiều lỗi về âm, vần, dấu thanh xếp loại C (gồm 13 em) như
em Tình, Dân, Văn, Cương, Trường, Đới Phương, San, Nguyễn Sơn, Tuyết, Thắm, Hằng, Thắng, Thương
Qua điều tra tôi chia học sinh thành ba nhóm Hàng ngày, hàng giờ trên lớp tôi quan tâm gần gũi đặc biệt tới các em, tạo ra các nhóm thi đua học tập, phân công những em chữ viết khá trong lớp kèm cặp, động viên, giúp nhau cùng rèn luyện
Từ việc phân loại đúng đối tượng học sinh tôi tiến hành đi vào xây dựng nề nếp lớp
Trang 62 Xây dựng nề nếp tự quản, thi đua học tập, rèn tác phong khi ngồi viết chính tả
Ngay sau khi phân loại học sinh theo nhóm chữ viết, tôi bắt tay ngay vào việc
xây dựng nề nếp tự quản, tự học, nề nếp thi đua học tập vì tôi thiết nghĩ trong dạy chính tả mọi hoạt động học tập đều phải là hoạt động có ý thức, học sinh phải thấy rõ được tầm quan trọng của chính tả trong quá trình học để từ đó xây dựng cho mình ý thức tự học, học theo bạn (tạo ra những nhóm tự học trong lớp
để học sinh có cơ hội giúp đỡ nhau), đánh giá nhận xét kịp thời để tạo không khí thi đua học tập (bạn với bạn, nhóm với nhóm), từ đó rèn nề nếp lớp học Trong giờ học chính tả tôi luôn chú ý giúp học sinh nắm được các quy tắc chính tả, cách viết đúng chính tả mà không đòi hỏi ghi nhớ máy móc từng trường hợp chính tả riêng biệt Rèn luyện được khả năng tư duy cho học sinh Trong quá trình tổ chức học chính tả, học sinh vận dụng các thao tác tư duy như phân tích,
so sánh đối chiếu, khái quát hoá, trừu tượng hoá để rút ra quy tắc chính tả
Mặt khác, rèn tư thế ngồi viết chính tả cũng hết sức quan trọng Trước hết muốn học sinh viết đẹp thì người giáo viên phải rèn nề nếp, tác phong cho học sinh khi viết, tư thế ngồi viết của học sinh là yếu tố quan trọng đầu tiên giúp học sinh có nét chữ đẹp Vì vậy ngay từ buổi đầu bước vào lớp, tôi chú ý đến tư thế ngồi viết của từng em Nhiều em lên lớp 4 rồi mà khi viết mắt cúi sát xuống vở, ngực tì áp vào cạnh bàn, ngồi vẹo cả lưng Để giúp những em này ngồi đúng tư thế khi viết, tôi đã giải thích cho các em hiểu vì sao cần phải ngồi viết đúng tư thế (giúp chữ viết của các em ngay ngắn, có lợi cho sức khoẻ ), nếu ngồi xiêu vẹo thì sẽ bị tật vẹo cột sống, tì ngực vào bàn sẽ làm cho ngực bị lép, cơ quan hô hấp làm việc sẽ khó khăn hơn, nhìn sát xuống vở sẽ bị cận thị, sau đó tôi làm mẫu cho học sinh quan sát và yêu cầu học sinh làm theo tư thế ngồi viết đúng: ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực vào mép bàn, đầu hơi cúi, mắt cách
vở khoảng 20 - 25 cm, tay phải cầm bút, tay trái đặt phía trước bên trái quyển vở giữ mép vở khi viết không bị xê dịch, quyển vở được đặt hơi chếch về phía tay trái, hai chân để thẳng, vuông góc Rồi tôi hướng dẫn cho các em cách cầm bút
Trang 7sao cho dễ viết, không quá cao sẽ khó viết, nếu quá thấp mực dây ra tay sẽ làm bẩn bài viết Khi hướng dẫn cho học sinh tôi khuyến khích các em thực hiện, em nào làm đúng với những gì cô giáo hướng dẫn sẽ được tuyên dương Cứ như thế trong các tiết học (cả tiết Chính tả và các tiết học các môn học khác) tôi luôn nhắc nhở các em nhớ và ngồi đúng, tạo thói quen khi viết, đồng thời rèn cho các
em đức tính cẩn thận, kiên trì trong học tập Nhờ sự uốn nắn thường xuyên đó
mà các em dần có ý thức và thói quen tốt trong khi viết bài và làm bài
Khi học sinh đã có được những thói quen và ý thực tự giác trong học tập tôi nhanh chóng lựa chọn các phương pháp và hình thức dạy học trong từng dạng bài chính tả
3 Lựa chọn phương pháp và hình thức dạy học phù hợp.
Phân môn Chính tả lớp 4 có hai dạng bài cơ bản đó là: Dạng bài chính tả đoạn - bài và dạng bài chính tả âm - vần.
* Dạng bài chính tả đoạn - bài có hai dạng bài cơ bản đó là: chính tả nghe - viết
và chính tả nhớ - viết.
* Dạng bài chính tả âm - vần là các dạng bài tập chính tả
Việc lựa chọn các phương pháp giáo dục phù hợp theo từng dạng bài hết sức
cần thiết Phương pháp dạy phân môn chính tả không chỉ có một mà là có rất
nhiều phương pháp thích hợp để giáo viên có thể lựa chọn cho phù hợp với từng
dạng bài chính tả Tôi đã lựa chọn các phương pháp sau đây để áp dụng vào từng
dạng bài chính tả trong quá trình giảng dạy cho học sinh:
- Phương pháp điều tra, phân loại
- Phương pháp quan sát (trực quan)
Trang 83.1.1 Dạng bài chính tả nghe - viết: Đặc điểm của loại chính tả này là học sinh nghe từng câu, từng đoạn do giáo viên đọc (có bài được trích trong các bài tập đọc đã học, có bài lấy từ bên ngoài), nhẩm lại để xác định hình thức viết của từng từ, rồi viết Việc nghe hiểu ở đây giữ vai trò quan trọng đặc biệt, có tác dụng quyết định đối với việc viết đúng chính tả của học sinh
* Yêu cầu đối với giáo viên khi dạy dạng bài chính tả này giọng đọc cần phải thong thả, rõ ràng Điều quan trọng nhất là giáo viên cần phải phát âm chính xác Khi đọc từng câu giáo viên chỉ đọc mỗi câu 2 lần, trường hợp đọc câu dài, giáo viên có thể đọc ngắt từng phần rõ nghĩa, giáo viên không nên đọc từng từ riêng lẻ vì như vậy học sinh sẽ thiếu chỗ dựa ngữ nghĩa để xác định cách viết
* Để hướng dẫn học sinh viết chính tả đoạn - bài có kết quả, tôi đã áp dụng một
số biện pháp như sau:
- Giúp học sinh nắm được hoặc nhớ lại nội dung đoạn - bài cần viết
- Giúp học sinh nhận xét về các hiện tượng chính tả chính tả đáng chú ý trong bài và tập viết trước những trường hợp dễ viết sai
- Tổ chức cho học sinh viết bài theo đúng tốc độ quy định
- Chấm, chữa bài viết cho học sinh
3.1.2 Dạng bài chính tả nhớ - viết: Ở dạng bài này biện pháp thực hiện tương
tự như dạng bài nghe - viết, chỉ khác ở phần viết bài (học sinh tự viết bài theo trí nhớ, giáo viên không đọc bài)
3.1.3 Cách dạy một bài chính tả đoạn - bài: Thực tế chứng minh là không có một mẫu cứng nhắc cho mọi trường hợp Vì thế tôi đã lựa chọn cho mình cách dạy một bài chính tả đoạn - bài như sau:
VD: Khi dạy bài chính tả tuần 7 (TV4-T1)
A Bài cũ: 1 HS lên bảng làm lại một bài tập chính tả tiết trước (hoặc viết một
số từ khó, hoặc nêu các quy tắc chính tả)
- 2 HS lên bảng tìm từ láy có tiếng chứa âm s/x (BT3 chính tả tuần 6)
B Bài mới:
a Giới thiệu bài: GV giới thiệu mục đích yêu cầu của tiết học
Trang 9b Hướng dẫn chính tả:
- GV + HS đọc bài viết chính tả một lượt
- Nêu câu hỏi giúp học sinh nắm được ý chính tả của bài chính tả sắp viết:
VD: Theo em tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?
- Hướng dẫn HS nhận xét về các hiện tượng chính tả cần chú ý trong bài:
VD: Cần ghi tên bài vào giữa dòng; dòng 6 chữ biết lùi vào 1 ô; dòng 8 chữ viết
sát lề; chữ đầu các dòng thơ phải viết hoa; viết hoa tên riêng hai nhân vật trong bài thơ là Gà Trống và Cáo; lời nói trực tiếp của Gà Trống và Cáo phải viết sau dấu hai chấm, mở ngoặc kép
- Tổ chức cho HS tập viết vào giấy nháp những từ, tiếng khó dễ sai
VD: dụ, loan tin, quắp đuôi
- Giúp học sinh phân tích cấu tạo chữ ghi các từ (tiếng) để học sinh phân biệt chính tả, tránh viết sai lỗi
VD: d + u + thanh nặng = dụ khác với giụ, rụ
l + oan + thanh ngang = loan khác với loang, noan, noang
qu + ăp + thanh sắc = quắp khác với quắc, quắt
- GV đọc bài viết từng câu hay cụm từ 2 lần - HS viết bài (hoặc HS chép bài theo trí nhớ)
- GV đọc lại bài viết - HS soát bài (HS đổi chéo bài tự soát lỗi)
c Chấm và chữa bài chính tả:
- Mỗi giờ Chính tả, tôi chọn chấm 1/3 bài của HS Đối tượng được chọn chấm bài ở mỗi giờ là :
+ Những HS đến lượt được chấm bài
+ Những học sinh viết hay mắc lỗi, cần được rèn luyện
Qua những bài chấm đó tôi rút ra nhận xét và nêu hướng khắc phục lỗi chính
tả cho cả lớp Tôi giúp cả lớp tự kiểm tra lại bài và chữa lỗi chính tả như: GV viết sẵn bài viết lên bảng phụ; học sinh tự đổi chéo vở và tự kiểm tra vở cho nhau; có khi tôi đọc lại từng câu chỉ dẫn cách viết từng chữ dễ sai chính tả sau đó học sinh tự rà soát lại bài viết của mình
Trang 10* Với cách dạy một bài chính tả đoạn bài như trên tôi nghĩ rằng chất lượng không chỉ chữ viết mà khả năng tư duy của học sinh lớp tôi sẽ dần dần được nâng lên.
3 2 Dạng bài chính tả âm - vần.
Chính tả âm - vần chính là các dạng bài tập của phân môn Chính tả Thông qua
các bài tập chính tả rèn luyện cho học sinh cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về ngữ pháp tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy cơ bản như so sánh, liên tưởng, ghi nhớ Ngoài ra thông qua nội dung các bài tập chính
tả, mở rộng vốn hiểu biết về cuộc sống, con người cho học sinh Thông qua cách
tổ chức thực hiện các bài tập chính tả, bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mĩ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm
3.2.1 Nội dung các bài chính tả âm - vần là luyện viết đúng các từ có âm - vần - thanh dễ viết sai chính tả do ảnh hưởng phương ngữ
+ Phụ âm đầu: l/n; tr/ch; s/x; r/d/gi
+ Vần: an/ang, ăn/ăng, ân/âng, uôn/uông, ươn/ương, iên/iêng, ăt/ăc, im/iêm, iêt/iêc
+ Thanh: thanh hỏi / thanh ngã
3.2.2 Bài chính tả âm - vần có nhiều kiểu bài:
* Kiểu bài điền âm (vần) vào chỗ trống hoặc đạt dấu thanh trên chữ chưa có dấu thanh
VD: Điền vào chỗ trống:
a) l hay n (Không thể ẫn chị Chấm với bất cứ người nào khác Chị có thân hình …ở …ang, cân đối Hai cánh tay béo …ẳn, chắc …ịch Đôi …ông mày) b) an hay ang (Mấy chú ng…con d hàng ng…lạch bạch đi kiếm mồi)…
* Kiểu bài điền tiếng vào chỗ trống:
VD: Điền vào chỗ trống tiếng có âm đầu r, d hay gi ( Diều bay, diều lá tre
bay lưng trời Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời .đưa tiếng sáo, nâng cánh )
* Kiểu bài chọn tiếng trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn, bài văn