1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vấn đề về thiết kế và thi công tường chắn, hố đào sâu

15 770 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 312,11 KB

Nội dung

MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ THIẾT KẾ & THI CÔNG TƯỜNG CHẮN – HỐ ĐÀO SÂU. KTS. TRẦN SONG SƠN Công ty TNHH Tư vấn DP TÓM TẮT: Hố đào sâu & tường chắn cho các công trình ngầm là bài toán đòa kỹ thuật khá phức tạp. Các công trình cao tầng & nhiều tầng hầm xuất hiện ngày càng nhiều ở Việt Nam cùng với tốc độ phát triển đô thò. Công trình ngầm luôn tiềm ẩn các sự cố & ảnh hưởng tới công trình lân cận. Một số vấn đề liên quan tới bài toán tường chắn theo nghiên cứu & kinh nghiệm từ các công trình trong quá khứ của các tác giả nước ngoài được tổng hợp lại nhằm rút ra kinh nghiệm cho công tác thiết kế & thi công phần ngầm ở Việt Nam. Các thiếu sót trong qui trình khảo sát & thiết kế trong nước hiện tại cũng được đề cập tới. Dự vào đó, tác giả đề xuất các biện pháp khắc phục để nâng cao chất lượng thiết kế & giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho các công trình ngầm. ABSTRACT: Deep excavation and retaining wall is a complicated geotechnical problem. At present, a lot of high-rise & multi-basements has been developing in Vietnam together with the fast development of its major urban. Deep basement has many potential risks of failure as well as negative influences to nearby properties. This paper reviews several researches of well-known authors & experiences accumulated from past foreign projects to point out critical issues to be concerned during the design & construction of deep excavation. Typical shortcomings of current practices in Vietnam of site investigation, design & construction are also addressed. Based on what is found, the author proposes several procedures to improve the quality of deep excavation design & construction to minimize potential failures. I. GIỚI THIỆU Xây dựng nhà cao tầng trong đô thò đặc biệt là trong các khu phố cũ luôn đi kèm với việc xây dựng tầng hầm với mục đích cung cấp chỗ đậu xe, bố trí hệ thống kỹ thuật … Trong điều kiện quỹ đất nội thò trở nên khan hiếm & có giá trò cao, việc tận dụng hết đất cho việc xây dựng tầng hầm là điều tất yếu. Bên cạnh đó, qui mô công trình & chiều cao tầng càng tăng thì yêu cầu diện tích đậu xe càng lớn. Do vậy, số lượng tầng hầm sẽ cần tăng theo để thỏa mãn yêu cầu này. Như vậy, khi số lượng tầng hầm tăng hố đào phần ngầm sẽ sâu hơn cũng như chủ đầu tư mong muốn tận dụng hết diện tích đất để xây tầng hầm sẽ đặt ra những vấn đề kỹ thuật khá phức tạp cần phải giải quyết để đảm bảo có thể hoàn thành công trình và không ảnh hưởng tới các công trình & hệ thống hạ tầng kỹ thuật lân cận. Mục đích của bài viết này nhằm giới thiệu một số vấn đề liên quan tới bài toán hố đào và đóng góp một số ý kiến về nhược điểm của khảo sát & thiết kế công trình hố đào sâu ở Việtnam hiện nay; qua đó nhằm rút kinh nghiệm cho các dự án sắp tới. II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ QUAN TÂM KHI THIẾT KẾ HỐ ĐÀO SÂU Hố đào & các hệ tường chắn và giằng chống. Tùy vào chiều sâu & kích thước hố đào các loại tường chắn & hệ giằng chống sau đây được áp dụng khá phổ biến: - Tường ván cừ thép: cấu tạo bằng các thanh cừ ván thép thi công bằng búa rung hoặc búa đóng. Các thanh cừ liên kết với nhau bằng móc tạo thành tường chắn liên tục. Tường ván cừ thép có độ cứng thấp thích hợp cho các hố đào không quá sâu. - Tường cọc khoan nhồi liên tục: cấu tạo bằng các cọc khoan nhồi BTCT khoảng cách gần nhau. Loại tường này sử dụng khi mực nước ngầm sâu & điều kiện đòa chất tương đối tốt. - Tường trong đất BTCT (diaphragm wall): cấu tạo bằng các panel BTCT đổ tại chỗ trong dung dòch sét liên tiếp nhau tạo thành tường liên tục trong đất. Loại tường này có độ cứng lớn thích hợp cho hố đào sâu (2 tầng hầm trở lên) và thường được kết hợp sử dụng làm tường tầng hầm vónh cửu của công trình. - Tường bằng cọc ximăng đất: Kiểu tường này là các cọc ximăng-đất thi công bằng các phương pháp trộn sâu hoặc bơm vữa áp lực cao để tạo thành hỗn hợp ximang-đất có chỉ tiêu cơ lý rất cao so với đất nguyên thổ tạo thành hệ tường chắn đất không thấm nước. Ở Việt Nam hiện tại phổ biến áp dụng 3 loại tường chắn đầu tiên. Hệ chống đỡ sử dụng cho tường chắn hố đào bao gồm: - Tường chắn dạng công xôn không chống. - Tường chắn kết hợp neo đất phía sau tường: một hoặc nhiều tầng neo - Tường chắn có hệ văng chống bằng thép hình: một hoặc nhiều tầng chống. Việc lựa chọn hệ tường chắn & giằng chống phụ thuộc các yếu tố sau: - Đặc điểm, kết cấu & nền móng của công trình lận cận. - Điều kiện đòa chất & mực nước ngầm của khu vực xây dựng công trình. - Điều kiện thi công & điều kiện công trường - Giới hạn biến dạng tường & nền quanh khu vực đào - Chi phí & tiến độ xây dựng - Kinh nghiệm về đòa chất công trình ở khu vực xây dựng. - Khả năng của máy móc & trình độ thi công. Hình 1 – Kiểu tường chắn & hệ chống đỡ (Kempfert & Gebreselassie, 2006) Các vấn đề liên quan tới hố đào. Đối với bài toán hố đào, tường chắn có vai trò quyết đònh và cần phải được kiểm tra các điều kiện ổn đònh lật (cân bằng moment), ổn đònh trượt (cân bằng lực phương ngang), khả năng chòu tải của tường chắn (cân bằng lực phương đứng), độ bền của kết cấu tường dưới tác động của lực dọc, lực cắt & moment, chuyển vò ngang của tường, ổn đònh tổng thể của tường, ổn đònh đất nền ở đáy hố đào. Các dạng phá hoại của tường minh họa ở hình 2. Hình 2 – Các dạng phá hoại hố đào (Kempfert & Gebreselassie, 2006) Khảo sát đòa chất & thông số thiết kế của đất nền. Đối với tất cả các bài toán nền móng & đòa kỹ thuật nói chung cũng như bài toán hố đào nói riêng, khảo sát đòa chất có vai trò cực kỳ quan trọng do đây là khâu cung cấp số liệu đầu vào cho tất cả các giai đoạn thiết kế và thi công về sau. Thiết kế tường chắn đất đòi hỏi các dữ liệu tin cậy và chất lượng cao từ giai đoạn khảo sát để có thể có được giải pháp thiết kế an toàn và tiết kiệm nhất. Để có được kết quả tin cậy từ các thí nghiệm trong phòng, đòi hỏi mẫu đất thu thập từ hiện trường có tính nguyên dạng. Tuy nhiên, trên thực tế là rất khó thực hiện vì các nguyên nhân khách quan như sự mất mát ứng suất – release of insitu stress, xáo động khi đóng ống mẫu, hiệu ứng hút khi rút ống mẫu (La Rochelle et al, 1981) cũng như các nguyên nhân chủ quan do trình độ của khảo sát. Do vậy, để mẫu đạt tính nguyên dạng cao nhất tới mức có thể, đòi hỏi công tác lấy mẫu hiện trường phải đảm bảo đúng qui trình kỹ thuật. Đường kính ống mẫu có ảnh hưởng tới tính nguyên dạng của mẫu. Để thỏa mãn yêu cầu này, đường kính ống lẫy mẫu tối thiểu 200 mm (La Rochelle et al, 1981). Tuy nhiên trong các bài toán kỹ thuật, đường kính ống mẫu 100 mm có thể chấp nhận được. Các kiểu thiết bò lẫy mẫu khác nhau sẽ cho kết quả thí nghiệm khác nhau đáng kể trên các chỉ tiêu của đất nền. Hình 3 dưới đây minh họa cho vấn đề này, trên đồ thò có thể thấy sự chênh lệch về module biến dạng khác nhau tới 5 lần giữa lấy mẫu khối và lấy mẫu bằng ống thành mỏng Shelby. Hình 3 – So sánh các đường cong ứng suất-biến dạng giữa các phương pháp lẫy mẫu khác nhau (Raymond et al, 1971 trích trong Kempfert & Gebreselassie, 2006) Phân tích ổn đònh bài toán tường chắn sẽ phải thực hiện trong cả ngắn hạn & dài hạn đối với cả tường chắn tạm và tường chắn vónh cửu. Janbu, 1977 và Clayton et al, 1993 đều kết luận rằng phân tích bài toán với thông số có hiệu của đất và phân bố ứng suất có hiệu sẽ nhiều khả năng là trường hợp nguy hiểm nhất. Do vậy, thí nghiệm trong phòng phải cung cấp các thông số có hiệu (effective parameters) về sức chống cắt (c, phi) và thông số biến dạng (module) của đất nền cùng với phân bố áp lực nước lỗ rỗng để có thể tính toán chuẩn xác bài toán tường chắn. Thí nghiệm ba trục với sơ đồ cố kết thoát nước (CD) hoặc cố kết không thoát nước (CU) đo áp lực nước lỗ rỗng hoặc hoặc thí nghiệm cắt phẳng với sơ đồ CD cần được thực hiện cho các mẫu đất trong phạm vi ảnh hưởng của tường chắn. Hệ số áp lực đất ở trạng thái nghỉ K 0 – phản ánh tính dò hướng của đất nền - có nhiều ảnh hưởng tới kết quả tính toán của bài toán tường chắn. Potts & Fourie, 1985; Potts & Bond,1994 báo cáo chuyển vò ngang & moment uốn của tường, lực dọc trong thanh chống tăng khi K 0 tăng. Khi sử dụng các chương trình phần tử hữu hạn để phân tích bài toán tường chắn như Plaxis TM 2D, K 0 là thông số đầu vào để xác đònh phân bố ứng suất đất nền của mô hình tính. Do vậy, sẽ ảnh hưởng đáng kể tới kết quả đầu ra. Để có thể có được giá trò K 0 tương đối chính xác đòi hỏi kết quả thí nghiệm trong phòng có độ tin cậy cao cho các thông số ’, Ip, w n Xác đònh giá trò áp lực tiền cố kết của các lớp đất nền cũng ảnh hưởng đáng kể tới bài toán tường chắn khi đất quá cố kết nặng có tính dò hướng cao. Hệ số K 0 của các đất cố kết nặng khá lớn (Bowles, 1997) do vậy ảnh hưởng nhiều tới chuyển vò ngang & moment uốn của tường. Thí nghiệm cố kết với độ tin cậy cao là rất cần thiết để có được thông tin về lòch sử ứng suất của đất nền. Nó không chỉ có ích cho bài toán tường chắn mà còn rất hữu dụng trong việc dự báo độ lún cho các bài toán móng của công trình. Mực nước ngầm ổn đònh & đo áp lực nước lỗ rỗng cần được thực hiện bằng thí nghiệm piezometer với thời gian đủ dài để ghi nhận được sự dao động của mực nước dưới đất. Thông tin sai về mực nước ngầm sẽ làm sai lệch khá nhiều kết quả tính toán chuyển vò nền & nội lực tường chắn. Ảnh hưởng tới các công trình lân cận Trong quá trình thi công đào đất, trạng thái ứng suất đất nền thay đổi do sự mất ứng suất theo phương đứng và phương ngang sẽ gây ra dòch chuyển nền. Tường chắn bò biến dạng theo phương ngang do áp lực đất ở lưng tường sẽ gây lún nền phía lưng tường làm ảnh hưởng tới các công trình lân cận đặc biệt là khi công trình dạng xây chen. Do vậy cần phải dự tính được độ lún nền ở khu vực lân cận hố đào để có thể dự trù mức độ ảnh hưởng tới công trình lân cận. Đa phần các sự cố của công trình hố đào phần ngầm thuộc loại lún nền xung quanh hố đào làm hư hỏng công trình lân cận do bò lún lệch. Gue & Tan, 2004 thống kê được hai phần ba sự cố của 55 công trình ngầm tại Malaysia là thuộc dạng này theo bảng 1 dưới đây Hình thức phá hoại Phá hoại tường hoàn toàn hoặc một phần Gây hư hỏng công trình xung quanh do lệch lún Số trường hợp 18 37 Phần trăm 33% 67% Bảng 1 – Hình thức sự cố công trình hố đào sâu, Gue & Tan, 2004 Clough và O’Rourke, 1990 sau khi tổng hợp số liệu từ nhiều công trình đã xây dựng các biểu đồ quan hệ giữa độ lún nền xung quanh hố đào và độ sâu hố đào ở hình 4, phạm vi ảnh hưởng và phân bố độ lún với chiều sâu hố đào ở hình 5. Theo đó, độ lún nền sẽ giao động trong khoảng 0,2% đến 0,5% chiều sâu đào và bán kính ảnh hưởng có thể từ 2 lần – cho đất sét yếu & cát- tới 3 lần chiều sâu đào – cho sét cứng. Hình 4 – Quan trắc độ lún của công trình lân cận hố đào, Clough & O’Rourke, 1990 Hình 5 – Phạm vi ảnh hưởng & giá trò độ lún nền lân cận hố đào cho các loại đất nền khác nhau, Clough & Rourke, 1990. Clough et al., 1989 cũng đề xuất biểu đồ kinh nghiệm xác đònh chuyển vò ngang lớn nhất của tường chắn theo chiều sâu hố đào & loại tường chắn cho trường hợp đất sét yếu & dẻo mềm – Hình 6. Chuyển vò ngang của tường có thể thay đổi từ 0.25% chiều sâu hố đào (tường vây BTCT, hệ số an toàn bằng 3) tới trên 3% (tường ván cừ thép, hệ số an toàn bằng 1). Hình 6 – biểu đồ xác đònh chuyển vò ngang tường chắn cho đất sét yếu & dẻo mềm, Clough et al., 1989 Nghiên cứu tương tự của Peck, 1969 cho thấy phạm vi ảnh hưởng có thể lên tới 4 lần cũng như độ lún nền có thể tới 2% chiều sâu đào cho trường hợp đất yếu (hình 7). Hình 7 – Phạm vi ảnh hưởng & độ lún nền lân cận hố đào cho các loại đất nền khác nhau (theo Peck, 1969 trích trong Bowles, 1997) Từ các nghiên cứu của các tác giả trên, có thể dự báo sơ bộ độ lún của công trình lân cận tùy vào chiều sâu hố đào, điều kiện đòa chất … Từ đó ước tính được biến dạng nền và đánh giá được mức rủi ro do thi công hố đào ảnh hưởng tới công trình lân cận theo bảng dưới đây Cấp rủi ro Mức độ hư hỏng Mô tả hư hỏng Chiều rộng vết nứt Biến dạng lớn nhất 0 Không ảnh hưởng Các vết nứt không thấy được < 0.05% 1 Rất nhẹ Các vết nứt nhỏ, có thể sửa dễ dàng khi hoàn thiện (sơn …) 0.1 – 1 mm 0.05 – 0.075% 2 Nhẹ Các vết nứt dễ lấp đầy, nứt mặt ngoài nhà có thể thấy được 1 – 5 mm 0.075 – 0.15% 3 Trung bình Vết nứt đòi hỏi phải đục khi sửa, khó mở cửa đi cửa sổ 5 – 15 mm hoặc số vết nứt lớn hơn 3 0.15 – 0.3% 4 Nghiêm trọng Yêu cầu sửa chữa lớn bao gồm đập và xây lại tường, khung cửa bò biến dạng, độ dốc sàn thấy được bằng mắt thường 15 – 25 mm, phụ thuộc số vết nứt > 0.3% 5 Rất nghiêm trọng Sửa chữa lớn yêu cầu xây lại một phần hay toàn bộ công trình. Nguy hiểm do mất ổn đònh > 25 mm, phụ thuộc số vết nứt. Bảng 2 – Phân loại hư hỏng công trình, Burland et al, 1977 và Boscarding & Cording, 1989. Tuy các nghiên cứu trên đây dựa vào các dữ liệu quan trắc từ các công trình trong quá khứ ở nước ngoài, nhưng nó ít nhiều có giá trò trong việc đưa ra các nhận đònh & đánh giá sơ bộ sự ảnh hưởng của dự án hố đào sâu tới các công trình lân cận ở Việt Nam. Ảnh hưởng của mực nước ngầm Nước dưới đất có vai trò quan trọng đối với công trình ngầm trong cả thiết kế và thi công. Khi đáy hố đào nằm dưới mực nước ngầm, chênh áp giữa bên trong và bên ngoài hố đào tạo thành áp lực nước cùng với áp lực chủ động tác động lên tường & giằng chống làm cho tường bò uốn & chuyển vò. Nếu mũi tường chắn không hạ tới tầng không thấm nước, tường không phải là tường cắt dòng thấm (perfect cut-off wall), dòng thấm dưới đáy hố đào hình thành và làm giảm áp lực bò động cũng như có thể gây mất ổn đònh đáy hố đào do nước ngầm (boiling effect). Nếu đáy hố đào nằm dưới mực nước ngầm, khi thi công cần phải bơm thoát nước hố đào để tạo mặt bằng thi công khô ráo, thuận tiện cho công tác beton. Tuy nhiên, công tác bơm thoát nước hố đào hoặc hạ mực nước ngầm bên trong hố đào tiềm ẩn rủi ro hạ luôn mực nước ngầm bên ngoài hố đào. Như vậy, làm tăng ứng suất có hiệu của nền đất xung quanh hố đào và gây lún cho các công trình lân cận. Hình 8 – Các dạng dòng chảy của nước ngầm gây lún nền – Clough & Rourke, 1990 Để có giải pháp thiết kế chuẩn xác cũng như lường trước được rủi ro do thay đổi mực nước ngầm trong quá trình thi công, nhất thiết cần phải quan trắc mực nước ngầm bằng các biện pháp tin cậy. Thiếu sót trong việc cung cấp thông tin chính xác về mực nước ngầm & dự thay đổi của nó sẽ dẫn tới thiết kế quá thừa hoặc quá thiếu hoặc không dự trù được sự cố đối với công trình lân cận. Phân tích & thiết kế tường chắn Hố đào sâu thường phải đi kèm theo với tường chắn có nhiều tầng giằng chống, thi công nhiều giai đoạn. Phương pháp thiết kế trong trường hợp này có nhiều điểm khác biệt so với hệ tường chắn không giằng chống hoặc một tầng chống. Cơ bản, có các phương pháp thiết kế sau: - Phương pháp kinh nghiệm: phát triển sau nghiên cứu của Peck & Terzaghi (1967, 1969) từ các dữ liệu thực ngiệm xây dựng biểu đồ bao áp lực & lực thanh chống. - Phương pháp dầm trên nền đàn hồi: phân tích dựa trên mô hình dầm trên nền đàn hồi Winkler, mô phỏng đất bằng các lò xo với độ cứng đàn hồi để xác đònh chuyển vò & moment uốn tường. - Phương pháp phần tử hữu hạn: mô phỏng đất nền bằng các mô hình nền, phân tích bằng chương trình máy tính phần tử hữu hạn để xác đònh chuyển vò nền, tường và nội lực tường. Bài viết này không đi sâu vào nội dung chi tiết của các phương pháp trên. Nội dung & ví dụ tính toán cụ thể có thể tham khảo trong tài liệu của Nguyễn Bá Kế, 2002. Thay vào đó, một số điểm cần lưu ý về hệ số an toàn áp dụng trong thiết kế được tóm tắt dưới đây: Phương pháp ứng suất cho phép: nguyên tắc chung là sử dụng hệ số an toàn toàn cục khi thiết kế. Có thể điểm qua một vài phương pháp sau: - Hệ số an toàn bên áp lực bò động: Áp lực bò động sẽ được giảm bằng cách nhân với hệ số an toàn từ 1.5 – 2.0 để tính toán tường (CP2, 1951) - Tăng chiều sâu chôn tường: dùng kết quả tính toán chiều sâu chôn tường cần thiết nhân với hệ số an toàn từ 1.0 – 2.0 để có giá trò thiết kế. - Nhân hệ số an toàn cho giá trò áp lực đất chủ động (1.25 – 1.5) và chia hệ số an toàn với giá trò áp lực đất bò động để có giá trò thiết kế. Người đọc nên tham khảo các tài liệu sau để có hướng dẫn thiết kế chi tiết: CIRIA C580, CIRIA report 104, NAVFAC DM 7.2, CP2, 1951, EM 1110-2-2502, EM 1110-2- 2503, EM 1110-2-2504. Phương pháp trạng thái giới hạn: trong phương pháp này, sử dụng trực tiếp hệ số giảm cường độ trên thông số kháng cắt của đất nền (c, phi) xét tới khả năng huy động áp lực đất không đạt tới giá trò lớn nhất theo lý thuyết; khi sử dụng thông số sức chống cắt không thoát nước sử dụng hệ số giảm bằng 1.5 và tương tự là hệ số 1.2 trong trường hợp sử dụng thông số có hiệu. Giá trò nội lực có được sẽ sử dụng để thiết kế kết cấu tường. Phương pháp này được qui đònh trong các tiêu chuẩn thiết kế BS 8002, EC7, DIN EN 1997. Vai trò của thiết kế trong sự cố hố đào Gue & Tan, 2004 đã thống kê sự cố hố đào của 55 công trình hố đào sâu tại Malaysia. Theo đó, nguyên nhân gây ra sự cố công trình hố đào chủ yếu thuộc về lỗi thiết kế. [...]... các công trình hố đào sâu bao gồm: kiểu hố tường chắn & giằng chốn phổ biến cho hố đào phần ngầm, ảnh hưởng của thi công hố đào tới công trình lân cận, độ lún nền của khu vực xung quanh hố đào, chuyển vò tường, vai trò của khảo sát đòa chất & quan trắc hiện trường trong công tác thi t kế & thi công hố đào, ảnh hưởng của mực nước ngầm, các phương pháp thi t kế tường chắn Từ đó có thể rút ra các kết...Loại Lỗi do thi t kế Lỗi do thi công Số trường hợp Phần trăm Lỗi do cả thi t kế & thi công 25 8 22 45% 15% 40% Bảng 3 – Thống kê sự cố do lỗi thi t kế & thi công (Gue & Tan, 2004) Như vậy có thể thấy lỗi thi t kế ảnh hưởng rất nhiều tới sự cố tường chắn Sự thi u kinh nghiệm hoặc thi u kiến thức về đòa chất công trình hoặc số liệu khảo sát đòa chất không chính... thuyết & công cụ phân tích tính toán đã được phát triển khá đầy đủ Người thi t kế cần nắm vững hiểu rõ các điều kiện & hạn chế khi sử dụng các mô hình nền, mô hình tính toán khác nhau cho mỗi bài toán cụ thể III THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM Tiêu chuẩn thi t kế & hướng dẫn thi t kế Như đã trình bày ở đoạn trên, thi t kế tường chắn & hố đào sâu ở nước ngoài được sự hỗ trợ khá đầy đủ bởi các tiêu chuẩn thi t kế và. .. Peck, 1969 và Clough & O’Rourke, 1990 đã chỉ ra rằng bán kính ảnh hưởng có thể lên tới 3 đến 4 lần chiều sâu hố đào do gây lún lệch cho công trình bên cạnh Thống kê trên 55 sự cố hố đào ở Malaysia, Gue & Tan, 2004 chỉ ra 67% số sự cố thuộc về hư hỏng công trình lân cận do lún lệch - Sự cố công trình hố đào phần lớn là do nguyên nhân thi t kế do sự thi u kinh nghiệm & kiến thức của kỹ sư thi t kế, thi u... trọng khi thi công thoát nước hố đào bằng hạ mực nước ngầm Trong trường hợp mực nước ngầm bên ngoài hố đào hạ thấp đáng kể do bơm nước hố đào, ứng suất có hiệu sẽ tăng và gây lún công trình lân cận - Cần lưu ý tới phương pháp thi t kế - ứng suất cho phép hay trạng thái giới hạn – và áp dụng đúng các qui đònh về hệ số an toàn & điều kiện hạn chế của mỗi phương pháp khi thi t kế Thông lệ thi t kế ở Việt... trong số liệu đòa chất sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới kết quả đầu ra khi tính toán tường chắn & hố đào và có thể dẫn tới thi t kế thừa hoặc thi u Theo tác giả, nguyên nhân của những bất cập trong công tác khảo sát hiện nay là: - Người thi t kế thi u kinh nghiệm & kiến thức về cơ học đất & đòa chất công trình nên đưa ra nhiệm vụ khảo sát không chính xác dẫn tới thi u số liệu thí nghiệm - Chủ đầu tư chưa coi... cố và có biện pháp phòng ngừa Hơn nữa, không có số liệu quan trắc sẽ không thể thực hiện các nghiên cứu thực nghiệm để so sánh kết quả tính toán & giá trò thực đo là căn cứ để xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác thi t kế & thi công cho các công trình kế tiếp cũng như việc nghiên cứu đòa kỹ thuật cho các dạng hố đào & kiểu nền đất khác nhau IV KẾT LUẬN & ĐỀ XUẤT Bài viết đã tổng hợp một số vấn đề. .. các vấn đề này, do vậy đã có nhiều trường hợp người thi t kế áp dụng phương pháp ứng suất cho phép mà không kèm theo hệ số an toàn phù hợp - Phân tích bài toán ứng suất có hiệu sử dụng các thông số sức kháng cắt có hiệu của đất nền cần được thực hiện khi tính toán tường chắn do đó thường là trường hợp nguy hiểm nhất Từ đó tác giả có các đề xuât sau đây để nâng cao công tác thi t kế & thi công hố đào sâu. .. sâu ở Việt Nam, nhất là trong thời gian sắp tới ngày càng nhiều công trình cao tầng & nhiều tầng hầm sẽ được xây dựng ở Việt Nam: - Cần nhanh chóng ban hành các tiêu chuẩn & hướng dẫn thi t kế chi tiết cho công trình hố đào sâu, tường chắn đất để đội ngũ thi t kế cập nhật kòp thời cho các công trình sắp tới Các tiêu chuẩn & sổ tay thi t kế của nước ngoài như BS 8002, CIRIA C580, CIRIA Report 104 là... hiện tại vẫn chưa có tiêu chuẩn hướng dẫn chi tiết thi t kế tường chắn cho hố đào sâu Do vậy, đó là khó khăn cho đội ngũ thi t kế trong nước Ngoài ra, rất ít có nghiên cứu thực nghiệm để so sánh số liệu hiện trường (chuyển vò, biến dạng) ở các công trình thực tế với mỗi loại nền đất cụ thể nhằm xây dựng cơ sở dữ liệu tham chiếu cho công tác thi t kế & nghiên cứu Khảo sát đòa chất Theo quan điểm của . MỘT VÀI VẤN ĐỀ VỀ THI T KẾ & THI CÔNG TƯỜNG CHẮN – HỐ ĐÀO SÂU. KTS. TRẦN SONG SƠN Công ty TNHH Tư vấn DP TÓM TẮT: Hố đào sâu & tường chắn cho các công trình ngầm. chuẩn thi t kế & hướng dẫn thi t kế. Như đã trình bày ở đoạn trên, thi t kế tường chắn & hố đào sâu ở nước ngoài được sự hỗ trợ khá đầy đủ bởi các tiêu chuẩn thi t kế và sổ tay thi t kế. . công trình hố đào chủ yếu thuộc về lỗi thi t kế. Loại Lỗi do thi t kế Lỗi do thi công Lỗi do cả thi t kế & thi công Số trường hợp 25 8 22 Phần trăm 45% 15% 40% Bảng 3 – Thống

Ngày đăng: 10/04/2015, 21:23

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w