MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ PHẦN NGẦM Ở TP. HỒ CHÍ MINH MA CÔNG CỌ, NGUYỄN HUY DŨNG, NGUYỄN NGỌC HOA, CÁT NGUYÊN HÙNG, NGUYỄN HỮU TÝ, VŨ VĂN VĨNH Liên đoàn Bản đồ Đòa chất Miền Nam TÓM TẮT: Trong những năm gần đây, việc xây dựng các công trình có phần ngầm ở TP. Hồ Chí Minh là cần thiết nhưng đã để xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc vì kỹ thuật xây dựng công trình ngầm có đặc thù riêng, không hoàn toàn giống như kỹ thuật xây dựng trên mặt đất. Do vậy, muốn xây dựng các công trình ngầm, nhất thiết phải có quá trình điều tra, thu thập tài liệu quá khứ và hiện tại, am hiểu đầy đủ tài liệu kỹ thuật cần thiết, đặc biệt là tài liệu đòa chất, đòa mạo, đòa chất thuỷ văn, đòa chất công trình… của khu vực, làm căn cứ cho việc quy hoạch, thiết kế, thi công và bảo vệ công trình. Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã có, bài báo này nêu lên một số vấn đề về đòa chất, đòa mạo cần lưu ý khi thiết kế, thi công các công trình xây dựng có phần ngầm ở TP. Hồ Chí Minh. SOME ISSUES OF GEOLOGY AND GEOMORPHOLOGY NEED TO TAKE INTO CONSIDERATION IN DISIGNING CONSTRUCTION HAVING SUBTERRANEAN WORKS IN HO CHI MINH CITY ABSTRACT: Recently the construction having subterranean works in Ho Chi Minh City is necessary but evoked many unexpected cases due to the fact that subterranean construction technique is specific not completely similar to that of on the surface one. So, for subterranean construction it is necessary to have collection and investigation of the past and present data, knowledge of suitable technique especially those of geology, geomorphology, engineering geology and hydrogeology…of the certain region as the base for planning, designing, undertaking and protecting the works. On the base of synthesizing available data, this paper shows some issues of geology and geomorphology needed to take into consideration in designing construction having subterranean works in Ho Chi Minh City. MỞ ĐẦU: TP. Hồ Chí Minh có 24 quận huyện với tổng diện tích tự nhiên 2.093 km 2 và dân số trên 8 triệu người. Do nhu cầu phát triển cuộc sống, các công trình xây dựng với qui mô lớn ngày càng nhiều và càng đi sâu vào lòng đất (còn gọi là công trình xây dựng có phần ngầm). Đó là hệ thống công trình như: các chung cư, cao ốc (có phần ngầm), các tuyến mê-trô dưới lòng đất, hệ thống các đường ống, hệ thống vận chuyển sản phẩm, hàng hoá, các nhà kho chứa hàng hoá… Ngoài ra, còn một khối lượng công trình kỹ thuật hạ tầng quân sự. Theo các tài liệu của Bộ Xây dựng, chiều cao các tòa nhà đã vượt quá con số 70 tầng và chiều sâu tầng hầm đã tới số 7. Đối với một số công trình tiến hành xây dựng trong thời gian gần đây, đã xảy ra và có thể còn xảy ra một số sự cố đáng tiếc do thiếu hiểu biết các tài liệu đòa chất, dẫn đến các sai sót trong thiết kế, thi công xây dựng công trình ngầm. Từ giữa tháng 10/2007 đến tháng 4/2008, theo thống kê chưa đầy đủ, tại TP. Hồ Chí Minh, đã xảy ra 6 vụ sụt lún do thi công tầng hầm xảy ra trong khu vực nội đô, làm nhiều cư dân đô thò hoang mang, một số công trình lân cận buộc phải di tản. Một số các cơ quan, trường học, công ty, nhà dân, đường sá bò ảnh hưởng, làm rạn nứt, lún sụt, phương hại hoạt động bình thường. Muốn tránh các sự cố nguy hại trong thiết kế, thi công xây dựng công trình nói chung và công trình có phần ngầm nói riêng, các chủ đầu tư cần xúc tiến bước khảo sát, nghiên cứu, đánh giá đầy đủ hiện trạng khu vực tọa lạc công trình và vùng phụ cận; thu thập đầy đủ số liệu về điều kiện đòa chất, đòa mạo, đòa chất thủy văn, đòa chất công trình làm cơ sở cho việc thiết kế kiến trúc, kết cấu của công trình. I- CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT KHU VỰC TP. HỒ CHÍ MINH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ QUAN TÂM KHI THIẾT KẾ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH CÓ PHẦN NGẦM: Trước năm 1975, đã có một số công trình nghiên cứu về đòa chất TP. Hồ Chí Minh của các nhà đòa chất người Pháp và trong nước. Từ năm 1975 đến nay, công tác nghiên cứu đòa chất được đẩy mạnh, từ nghiên cứu khái quát ở tỉ lệ 1/500.000, 1/200.000 đến chi tiết ở tỉ lệ 1/50.000, 1/25.000. Đáng chú ý là công trình lập bản đồ đòa chất và tìm kiếm khoáng sản TP. Hồ Chí Minh tỉ lệ 1/50.000 do Liên đoàn Đòa chất 6 (nay là Liên đoàn Bản đồ Đòa chất Miền Nam) đã hoàn thành năm 1988[1]. Đây là kết quả quan trọng làm nền cho các nghiên cứu khác sau này. I. 1- Khái quát chung về cấu trúc đòa chất TP. Hồ Chí Minh Khu vực TP. Hồ Chí Minh thuộc rìa Tây Nam vùng nâng khối tảng kèm theo phun trào bazan mạnh mẽ của đới Đà Lạt. Phần lớn diện tích TP. Hồ Chí Minh gồm 2 tầng kiến trúc: tầng kiến trúc móng đá gốc cứng chắc (trước Kainozoi) và tầng kiến trúc lớp phủ gồm các trầm tích gắn kết yếu, bở rời phủ trên móng. I.1.1- Móng đá gốc Ở TP. Hồ Chí Minh, đá gốc cứng chắc chỉ lộ ra rất hạn chế ở phường Long Bình, quận 9, giồng Chùa huyện Cần Giờ. Đây là các vùng có nền móng tốt. Theo Báo cáo lập bản đồ đòa chất và tìm kiếm khoáng sản TP Hồ Chí Minh tỉ lệ 1/50.000 [1], có 24 lỗ khoan (LK) sâu của TP. Hồ Chí Minh (Từ LK801, LK802, … , đến LK827), vớiù độ sâu từ 74,6m (LK817, Thủ Đức) đến 396m (LK812, Bình Chánh). Trong số đó có 7 LK chưa gặp tầng móng đá gốc cứng chắc ở dưới (LK803, LK805, LK806,…, LK816), 17 LK còn lại đã gặp tầng móng đá gốc bao gồm 2 LK gặp đá magma xâm nhập (granit, granodiorit có cấu tạo khối, kiến trúc hạt vừa, màu đen) thuộc phức hệ Đònh Quán ((G/ J 3 -K 1 đq): LK821 và LK822 (huyện Cần Giờ); 15 LK khác gặp các đá trầm tích, phun trào và trầm tích phun trào như cát bột kết chứa vôi, sét vôi, đá phiến sét vôi, cuội kết, andesitobazan, tuf của chúng màu xám lục, xám đen có tuổi khác nhau thuộc hệ tầng Đray Linh (J 1 đl), hệ tầng Long Bình (J 3 -K 1 lb). Độ sâu của móng đá gốc ở khá sâu và không đồng đều. Nếu không kể LK818 ở đồi Long Bình gặp đá gốc ngay từ trên mặt đếùn hết chiều sâu của LK (390m) thì các LK còn lại ở hầu khắp các quận, huyện ở TP. Hồ Chí Minh đều gặp đá gốc phân bố ở độ sâu từ 72m (LK817, Thủ Đức) đến độ sâu 333m (LK812, Bình Chánh). Như vậy, hầu hết diện tích TP. Hồ Chí Minh được thành tạo từ lớp phủ trầm tích Kainozoi. I.1.2- Các thành tạo trầm tích thuộc tầng phủ (còn gọi là trầm tích Kainozoi) chiếm hầu hết diện tích của thành phố, tuổi thành tạo từ Miocen muộn (N 1 3 ) đến ngày nay. Bề dày tổng cộng tối đa đạt tới >300 m. Tuy nhiên, ở mỗi khu vực, quận, huyện, bề dày tầng phủ khác nhau: ở quận Thủ Đức, dày >60m; ở huyện Củ Chi: 150-240 m; quận Tân Bình: >250m; các huyện Nhà Bè và Cần Giờ: 200-250m. Các thành tạo này có chung đặc điểm là sắp xếp thành các tập, các lớp thô và mòn xen kẽ nhau, nằm ngang hoặc gần nằm ngang. Tính chất đặc thù đó là một trong các nguyên nhân dẫn đến đặc điểm đòa chất thủy văn (số lượng, mức độ chứa nước thuộc các tầng chứa nước), đòa chất công trình (độ rỗng, độ chòu tải của đất), và các điều kiện tự nhiên khác nhau. Đây là đặc điểm cần đặc biệt chú ý khi thiết kế, thi công xây dựng các công trình ngầm ở TP. Hồ Chí Minh. Theo thời gian thành tạo, các thành tạo trầm tích thuộc tầng phủ (Kainozoi) bao gồm 2 nhóm: Nhóm trầøm tích có tuổi Neogen và nhóm trầm tích có tuổi Đệ tứ. + Nhóm trầm tích có tuổi Neogen bao gồm cuội sỏi kết, cát kết, xen sét bột kết chứa di tích thực vật, bào tử phấn hoa, tảo Diatomeae, vi cổ sinh thuộc các hệ tầng: Bình Trưng (N 1 3 btg), Nhà Bè (N 2 1 nb) và Bà Miêu (N 2 2 bm). Các trầm tích Neogen không lộ ra trên bề mặt, chỉ gặp trong các LK sâu, phân bố ở độ sâu từ 48m (LK817, quận Thủ Đức) và 140m (LK822, huyện Cần Giờ) đến độ sâu 333m (LK 812, huyện Bình Chánh). Bề dày các trầm tích dao động từ 24m (LK 817, quận Thủ Đức) đến 206,5m (LK 812, huyện Bình Chánh). Trầm tích có nguồn gốc sông, sông- biển. Chúng phủ lên trầm tích có tuổi cổ hơn và bò phủ bất chỉnh hợp bởi các trầm tích Đệ tứ. Đây là nhóm trầm tích có mức độ gắn kết, độ chòu tải tốt hơn so với nhóm trầm tích có tuổi Đệ tứ phủ trên. + Nhóm trầm tích có tuổi Đệ tứ phổ biến và bao phủ hầu hết diện tích TP. Hồ Chí Minh, bao gồm các trầm tích Pleistocen và các trầm tích Holocen. Các trầm tích Pleistocen: gồm cuội, sỏi, sạn, cát bột, sét bột, có chỗ gặp cát, cát sạn chứa kaolin thuộc các hệ tầng: Trảng Bom (Q 1 1 tb), Thủ Đức (Q 1 2-3 tđ), Củ Chi (Q 1 3 cc). Bề dày các trầm tích này thay đổi từ 31m (LK805, huyện Củ Chi) đến 134m (LK 815, quận Bình Tân). Điều đáng lưu ý là các trầm tích thuộc các hệ tầng Thủ Đức (Q 1 2-3 tđ), Củ Chi (Q 1 3 cc) lộ ra khá rộng rãi trên bề mặt. Các trầm tích chủ yếu có nguồn gốc sông, nghèo các di tích tảo, bào tử phấn hoa. Các trầm tích này cũng có những đặc điểm khác nhau riêng biệt. Nếu như các trầm tích của hệ tầøng Thủ Đức lộ ra ở bậc đòa hình cao 20-30m và phân bố tập trung ở khu vực phía bắc huyện Củ Chi và quận Thủ Đức. Bề dày thay đổi từ 6,5m (LK815, quận Bình Tân) đến 65m (LK814,huyện Bình Chánh). Bề dày tại khu vực lộ ra trầm tích thấy được dày 28m (LK817, quận Thủ Đức). Các trầm tích hệ tầng Củ Chi phân bố ở độ cao 5-15m, tập trung chủ yếu ở hầu hết các quận nội thành và một phần huyện Hóc Môn (các quận Tân Bình, Gò Vấp, Bình Tân….). Bề dày của các trầm tích trong các LK thay đổi từ 4,5m (LK 811,ven sông Sài Gòn thuộc huyện Hóc Môn) đến 39m (LK816, ven sông Sài Gòn thuộc quận Thủ Đức). Như vậy, các thành tạo trầm tích Pleistocen có vai trò đặc biệt quan trọng đối với khu vực TP. Hồ Chí Minh. Các thành tạo này tuy có mức độ gắn kết yếu nhưng nhìn chung thuận lợi cho thiết kế thi công xây dựng các công trình. Hiện nay, hầu hết các công trình xây dựng có phần ngầm đang được thi công ở các khu vực lộ ra trầm tích này. Tuy nhiên, khi thiết kế thi công các công trình ngầm trong các thành tạo này, đòi hỏi phải nghiên cứu đầy đủ các đặc điểm đòa chất, đòa chất thủy văn, đòa chất công trình đối với các trầm tích đó. Các trầm tích Holocen là các thành tạo bở rời bao gồm cát, sỏi, cát pha bột, sét và sét bột, chứa phong phú di tích cổ sinh thuộc các hệ tầng: Bình Chánh (Q 2 1-2 bc), Cần Giờ (Q 2 2-3 cg) và các trầm tích Holocen thượng (Q 2 3 ). Chúng phân bố rất rộng rãi ở các phần đòa hình trũng dọc thung lũng sông Sài Gòn, phía tây huyện Bình Chánh, các quận, huyện phía nam thành phố như quận 4, quận 7, huyện Nhà Bè, huyện Cần Giờ với độ cao tuyệt đối 0,5-2m. Điều cần thiết quan tâm đối với chúng là ở đây gặp các tầng đất yếu, cơ bản không thuận lợi cho việc xây dựng các công trình có phần ngầm. Càng về phía nam thành phố, bề dày trầm tích càng tăng. Bề dày trầm tích thấy được thay đổi từ 2m (LK807, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) đến 38m (LK822, huyện Cần Giờ), trung bình 10-20m. I.1.3- Các đứt gãy kiến tạo: Tài liệu đòa chất khu vực đã phân chia đứt gãy của vùng TP. Hồ Chí Minh làm 4 nhóm theo các phương: Tây Bắc – Đông Nam, Đông Bắc – Tây Nam, á kinh tuyến và á vó tuyến. Trong các nhóm đứt gãy trên, nhóm đứt gãy theo phương á kinh tuyến và phương Tây Bắc – Đông Nam có biểu hiện hoạt động trong Kainozoi muộn và có ảnh hưởng rõ rệt đối với cấu trúc đòa chất, đòa mạo trong khu vực. Sau đây là một số đứt gãy chính . 1. Đứt gãy Lộc Ninh – TP. Hồ Chí Minh kéo dài 250 km trong phạm vi nghiên cứu theo phương kinh tuyến qua khu vực Lộc Ninh, Bình Long, Thủ Dầu Một tới khu vực TP. Hồ Chí Minh, tiếp tục chạy theo rìa bờ biển Vàm Láng và có thể còn kéo dài 300km nữa ra. Đứt gãy họat động thể hiện kéo dài theo phương kinh tuyến, bò đứt gãy Sông Sài Gòn cắt dòch. Đặc trưng cơ bản của đứt gãy này trên bình đồ cấu trúc là bò phân cắt mạnh bới các đứt gãy phương tây bắc – đông nam như đứt gãy Sông Sài Gòn, đứt gãy sông Vàm Cỏ Đông tạo nên các phân đoạn đứt gãy có đặc điểm cấu trúc và biểu hiện hoạt động khác nhau. Dọc đứt gãy khí Radon và Thoron thoát ra mạnh, đặc biệt ở những nơi xảy ra nứt đất vào những năm 1992, 1993, 1995, 1998 ở Bình Long, Thới Hòa, Đức Hạnh, Tân Uyên, Lộc Ninh. Điều này chứng tỏ rằng đứt gãy có biểu hiện bắt đầu hoạt động trở lại. Nhìn chung đứt gãy vẫn có biểu hiện hoạt động rõ trong Holocen. 2- Đứt gãy Sông Sài Gòn Đứt gãy kéo dài theo phương Tây Bắc – Đông Nam đi qua khu vực TP. Hồ Chí Minh, phát triển gần trùng với hệ thống thung lũng sông Sài Gòn. Đứt gãy đi qua khu vực Củ Chi rối tiếp tục chạy qua Hóc Môn, Thủ Đức, đến khu vực Nhơn Trạch – Đồng Nai, chạy sát Tây Nam Giồng Gò Chùa rồi đi ra biển Cần Giờ. Đứt gãy Sông Sài Gòn có dấu hiệu rõ là một đứt gãy phân đới cấu trúc giữa cấu trúc sụt lún tạo bồn trũng Kainozoi Đồng Bằng Nam Bộ và cấu trúc lộ móng kết tinh uốn nếp Meso-Kainozoi Đà Lạt, mặt trượt đứt gãy cắm về phía tây nam với góc cắm 75 – 80 0 , trượt bằng phải đến thuận phải trong Kainozoi muộn. Ngoài ra, còn đứt gãy sông Vàm Cỏ Đông và một số đứt gãy nhỏ khác theo phương đông bắc-tây nam và phương vó tuyến tồn tại ở khu vực TP. Hồ Chí Minh. Chính các đứt gãy này đã tạo nên tính phân bậc đòa hình TP. Hồ Chí Minh. II- CÁC YẾU TỐ ĐỊA MẠO TP. HỒ CHÍ MINH CẦN QUÂN TÂM KHI THIẾT KẾ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH CÓ PHẦN NGẦM: Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng Cửu Long, đòa hình TP. Hồ Chí Minh có dạng bậc, thấp dần từ bắc, tây bắc xuống phía nam, đông nam (từ Củ Chi xuống Cầøn Giờ). Độ cao tuyệt đối của đòa hình dao động từ 0m (bờ biển Cần Giờ) đến 30m (khu vực đồi Long Bình). Trên bản đồ, về đòa mạo, tập thể tác giả đã phân chia đòa hình TP. Hồ Chí Minh thành 14 kiểu nguồn gốc khác nhau thuộc 4 nhóm nguồn gốc: Đòa hình thành tạo do sông; do biển; do hỗn hợp sông-biển; do đầm lầy và các quá trình khác . II-1- Đòa hình thành tạo do sông Bao gồm các dạng đòa hình: bãi bồi; thềm bậc I; thềm bậc II; thềm bậc III phân bố tập trung ở khu vực quận 9, quận Thủ Đức và phía Tây Bắc huyện Củ Chi. Đây là vùng có đòa hình cao trung bình 10-25 m, với dạng đòa hình đồi lượn sóng, xen kẽ có những đồi gò, độ cao tới 30m (đồi Long Bình, quận 9). Đòa hình của vùng được thành tạo trên các trầm tích thuộc các hệ tầng: Thủ Đức (Q 1 2-3 tđ); Củ Chi (Q 1 3 cc). Đòa hình này có nhiều yếu tố thuận lợi cho việc bố trí xây dựng các công trình và phát triển giao thông đường bộ. II-2- Đòa hình thành tạo do biển Bao gồm các dạng đòa hình: bãi triều; giồng cát ven biển (cao 0-2m); thềm tích tụ bậc I (cao 2-4m). Các bề mặt đòa hình này phân bố trên diện tích hẹp ở ven biển Cần Giờ. Chúng được thành tạo trên các trầm tích cát, cát lẫn bột…. Việc thiết kế, xây dựng trên các dạng đòa hình này cần chú ý đến đặc diểm nền móng ở từng khu vực cụ thể. II-3- Đòa hình thành tạo do hỗn hợp sông-biển Phân bố khá rộng rãi ở các quận nội thành thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Đức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn, phía tây huyện Củ Chi. … Đòa hình là các bậc thềm hỗn hợp sông-biển bậc I, bậc II. Độ cao tuyệt đối dao động từ 2-5m, phía Bắc đến 5-10m. Đây là vùng có độ cao trung bình. Tuy nhiên, thành phần trầm tích có sự thay đổi nhiều. Do đó, việc xây dựng các công trình có phần ngầm cần có sự nghiên cứu tỷ mỷ, chi tiết đặc điểm đòa chất, nền móng cụ thể từng khu vực kết hợp với các điều kiện tự nhiên khác trước khi đưa ra các quyết đònh xây dựng. II-4- Đòa hình thành tạo do đầm lầy và các quá trình khác bao gồm các dải trũng tích tụ đầm lầy ven sông Sài Gòn, sông Nhà Bè, sông Lòng Tàu…. thuộc huyện Nhà Bè, Cần Giờ và huyện Bình Chánh. Đây là vùng thấp, trũng, Độ cao trung bình từ 0,5-2m. Trầm tích cấu tạo nên các bề mặt có nhiều nguồn gốc khác nhau, chủ yếu là các trầm tích trẻ (tuổi Holocen). Đây là khu vực có nền đất yếu (chủ yếâu đất phèn mặn, nhất là đất phèn mặn thường xun), không thuận lợi cho việc xây dựng cơ bản và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Cần đặc biệt chú ý khi tiến hành xây dựng, nhất là xây dựng các công trình có phần ngầm. Như vậy, căn cứ vào các đặc điểm đòa mạo, đòa chất kết hợp với điều kiện tự nhiên khác như đòa chất thủy văn, đòa chất công trình, …. tùy từng vò trí cụ thể khi thiết kế xây dựng công trình có phần ngầm ở TP. Hồ Chí Minh sao cho hợp lý, tránh các sự cố rủi ro có thể xảy ra. III- KẾT LUẬN 1- TP Hồ Chí Minh thuộc rìa tây nam của đới Đà Lạt có mặt 2 tầng cấu trúc: tầng móng gồm các đá gốc cứng chắc nằm ở phía dưới và tầng phủ gồm các trầm tích gắn kết yếu và bở rời phủ trên móng. Các đá gốc thuộc tầng móng đá gốc gồm các thành tạo hệ tầng Long Bình (J 3 - K 1 lb) lộ ra rất hạn chế ở phường Long Bình quận 9. Liên quan với chúng là các vùng có nền móng khá tốt, có khả năng xây dựng các công trình có phần ngầm. Các thành tạo trầm tích thuộc tầng phủ chiếm hầu hết diện tích của TP. Hồ Chí Minh, có tuổi thành tạo từ Miocen muộn đến ngày nay. Trên bề mặt đòa hình, ở TP. Hồ Chí Minh chỉ lộ ra các trầm tích Đệ tứ có mức độ gắn kết trung bình và kém thuộc các hệ tầng Thủ Đức (Q 1 2-3 tđ), Củ Chi (Q 1 3 cc), Bình Chánh (Q 2 1-2 bc), Cần Giờ (Q 2 2-3 cg)…. Đây là vùng có các tầng đất có độ chòu tải khác nhau, cần quan tâm chú ý khi xây dựng. 2- Đòa hình TP. Hồ Chí Minh có độ cao tuyệt đối dao động từ 0-30m, thuộc 4 nhóm nguồn gốc: Đòa hình thành tạo do sông; do biển; do hỗn hợp sông-biển; do đầm lầy và các quá trình khác. Trong đó, đòa hình thành tạo do sông có các yếu tố thuận lợi hơn so với các nhóm còn lại. Nhóm đòa hình có nguồn gốc đầm lầy cần đặc biệt chú ý khi xây dựng các công trình có phần ngầm. Phần đất nền tương đối thuận tiện của TP. Hồ Chí Minh có diện tích không lớn thuộc một phần diện tích các huyện Củ Chi, huyện Hóc Môn, quận Thủ Đức, quận Tân Bình, quận Tân Phú, quận Bình Tân, còn lại phần lớn diện tích thuộc vùng nền đất rất yếu. 3- Đòa bàn TP. Hồ Chí Minh là vùng có cấu trúc đòa chất, đòa mạo không đồng nhất. Do vậy, trước khi tiến hành thiết kế thi công xây dựng các công trình nói chung và công trình có phần ngầm nói riêng, cần phải tiến hành khảo sát, điều tra đòa chất, đòa chất thuỷ văn, đòa chất công trình một cách đầy đủ theo quy trình, quy phạm của Nhà nước 4- Trong những năm gần đây, việc xây dựng các công trình có phần ngầm ở TP. Hồ Chí Minh đã xảy ra nhiều sự cố đáng tiếc mà nguyên nhân chủ yếu theo chúng tôi là các tài liệu khảo sát đòa chất, đòa mạo, đòa chất thuỷ văn, đòa chất công trình của khu vực còn chưa được quan tâm, thu thập đầy đủ để làm căn cứ cho việc quy hoạch, thiết kế, thi công và bảo vệ công trình. Để quy hoạch xây dựng phát triển TP. Hồ Chí Minh nói chung và xây dựng các công trình có phần ngầm ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng, việc biên hội, hiệu chỉnh lại bản đồ đòa chất, bản đồ đòa chất thủy văn, đòa chất công trình TP. Hồ Chí Minh, tỷ lệ 1/50.000 và tỷ lệ lớn hơn là một việc làm cấp thiết. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Báo cáo đòa chất – khoáng sản nhóm tờ TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ 1:50.000, Ma Công Cọ và Hà Quang Hải, 1988 (Lưu trữ LĐBĐĐCMN). 2- Đòa chất – khoáng sản tờ TP. Hồ Chí Minh tỷ lệ 1:200.000 (Hiệu đính), Nguyễn Xuân Bao và nnk, 2004 (Lưu trữ Liên đoàn BĐĐC miền Nam). 3-Báo cáo phân chia đòa tầng N-Q và nghiên cứu cấu trúc đòa chất Đồng bằng Nam bộ, tỷ lệ 1:500.000, Nguyễn Huy Dũng và nnk, 2004 (Lưu trữ Liên đoàn BĐĐC miền Nam). 4-Đề án quy hoạch khoáng sản TP. Hồ Chí Minh, Nguyễn Ngọc Hoa và nnk, 2006-2008 (Tài liệu đang thi công). 5-Tài liệu Đòa động lực trong Đề tài phân vùng nhỏ động đất TP. Hồ Chí Minh, Cát Nguyên Hùng và nnk, 2006-2008 (Tài liệu đang thi công). 6- Đòa chất và khoáng sản TP. Hồ Chí Minh (Vũ Văn Vónh và nnk, 2003). . MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐỊA CHẤT, ĐỊA MẠO CẦN LƯU Ý KHI THI T KẾ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG CÓ PHẦN NGẦM Ở TP. HỒ CHÍ MINH MA CÔNG CỌ, NGUYỄN HUY DŨNG, NGUYỄN. Trên cơ sở tổng hợp các tài liệu nghiên cứu đã có, bài báo này nêu lên một số vấn đề về đòa chất, đòa mạo cần lưu ý khi thi t kế, thi công các công trình xây dựng có phần ngầm ở TP. Hồ Chí Minh Minh. Các thành tạo này tuy có mức độ gắn kết yếu nhưng nhìn chung thuận lợi cho thi t kế thi công xây dựng các công trình. Hiện nay, hầu hết các công trình xây dựng có phần ngầm đang được thi công