1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số điểm cần lưu ý khi thiết kế ổn định và thi công phần tầng hầm

14 730 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 0,99 MB

Nội dung

MỘT VÀI ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THIẾT KẾ ỔN ĐỊNH VÀ THI CÔNG PHẦN TẦNG HẦM PGS.TS. CHÂU NGỌC ẨN Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT: Không gian ngầm tại các thành phố lớn có rất nhiều công trình xây dựng: hệ thống ống cấp - thoát nước và trạm bơm trung chuyển nước thoát; hệ thống giao thông ngầm; hệ thống móng sâu và các tầng ngầm của công trình dân dụng – công nghiệp; hệ thống cọc chống sét; . Thành phố Hồ Chí Minh chuyển mình sang một thành phố hiện đại nên đang xây dựng rất nhiều các loại công trình ngầm và đã xảy ra không ít sai sót trong tính toán và thi công gây hậu quả không nhỏ. Báo cáo này đề cập đến một số điểm cơ bản trong tính toán ổn đònh nền đất bên dưới và xung quanh công trình ngầm trong quá trình thi công - khai thác. ABSTRACT: Big city subground space has a lot of structures: tunels; deep foundations; subsoil basements; HoChiMinh City is becoming a mordern big city those constructions have structure parts which is placed in subground. This paper presents the performance of a braced excavation with diaphragm wall in the soil. I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TRÌNH NGẦM: Công trình ngầm luôn luôn chòu hệ áp lực và tác động xung quanh như: áp lực đất do trọng lượng bản thân cộng với ảnh hưởng của các công trình lân cận; áp lực nước tónh và động phụ thuộc dao động mực nước ngầm; các sóng ứng suất do các phương tiện giao thông gây ra; Xây dựng công trình ngầm gồm hai giai đoạn chính: đào đất và xây kết cấu công trình. Phần ngầm càng sâu thì loại áp lực - tác động càng nhiều và lớn, công tác chống đỡ càng khó khăn. Vấn đề thiết kế đảm bảo ổn đònh và an toàn thi công đào sâu trong nền đất luôn là bài toán khó, thậm chí rất khó vì dù có nhiều tiến bộ trong tính toán mô phỏng dựa trên các mô hình toán diễn tả được ứng xử đất nền khá gần với ứng xử thực tế, vẫn còn những sụp đổ công trình loại này như trạm bơm nước thải Bangkok – Thái Lan có kích thước 20,3m đường kính, sâu 20,2m, bò sập ngày 17 – 8 – 1997 khi vừa hoàn tất công tác đào và lắp đặt hệ thanh chống. Kết cấu của công trình gồm hệ tường vây (diaphragm wall) giữ vai trò như tường chắn khi thi công đào sâu và giữ vai trò tường hầm sau khi đúc bê tông các bản sàn hầm, (hình 2 và hình 9). Đặc biệt, công trình này có kích thước hoàn toàn giống một công trình tương tự đã thi công thành công ở Frankfurt – Đức. Trong nước đã có không ít công trình đào đất xây công trình ngầm bò hư hỏng trong quá trình thi công gây hư hỏng các công trình lân cận. Các hư hỏng – sập đổ khi đang đào đất có ba dạng chính: - Đào trần không có hệ chống bò trượt mái dốc gây sập đổ công trình lân cận và gãy các cọc của công trình sắp xây, (hình 1). - Đào có hệ tường chắn đất và hệ chống nhưng chống không đủ hoặc tường không đủ bền vững bò thủng hoặc gãy, làm sập đổ công trình lân cận. - Các máy đào tự động bò chìm trong nền đất yếu do phương án đào chưa được phân tích – tính toán đầy đủ. Hình 1: Hệ cọc ống bò nghiêng do mái đất trượt khi đào trần ở TP.HCM, năm 2006 Hình 2 : Trạm bơm nước thải bò sập trong quá trình đào đất năm 1997 ở Bangkok. Trong cáo cáo này chỉ đề cập đến vấn đề đào đất để xây dựng phần ngầm của công trình nhà trung và cao tầng. II. KHẢO SÁT ĐỊA CHẤT - CÔNG TRÌNH XUNG QUANH VÀ LỰA CHỌN HỆ THỐNG CHỐNG ĐỞ ĐỂ CÓ THỂ ĐÀO ĐẤT: Để xây dựng nền móng và phần ngầm của công trình cần phải khảo sát cẩn thận đất nền và công trình xung quanh nhằm lựa chọn giải pháp chống đở khi thi công móng và phần ngầm. II.1./ Khảo sát đòa chất công trình - thủy văn và hệ nền móng các công trình lân cận: Khi cần đào hố móng hoặc đào sâu xây dựng các tầng hầm điều kiện cần là phải khảo sát đòa chất thủy văn và công trình thật cẩn thận ngay bên dưới công trình sắp xây và các công trình lân cận ít nhất phải bằng 0,7 lần cạnh ngắn hố đào, vì khu vực thay đổi ứng suất trong đất nền ảnh hưởng sang xung quanh ít nhất bằng 0,7 lần đường kính hoặc cạnh hố đào. Trong thí nghiệm xác đònh các đặc trưng chống cắt của đất nền nhất thiết phải có thí nghiệm nén 3 trục với 2 phương pháp thoát nước và không thoát nước vì trong đào hố móng thì giảm áp lực ngang của khối đất xung quanh hố đào và giảm áp lực đứng của khối đất bên dưới hố đào, nên chỉ với thí nghiệm cắt trực tiếp sẽ không có đặc trưng chống cắt đủ chính xác để tính toán ổn đònh hoặc mô phỏng các giai đoạn đào đất. Mặt khác, cũng phải biết rõ cao độ mực nước ngầm thay đổi trong suốt năm và sau những trận mưa to hoặc những đợt mưa thật to vì nước ngầm ảnh hưởng rất mạnh lên giá trò áp lực ngang xô lên hệ tường chắn và tính chất lưu chuyển của đất nền nhất là cát. II.2./ Các dạng hệ thống chống đở đất cho hố đào: Tất cả các giải pháp điều phải thỏa điều kiện sách riêng cho từng công trình về chuyển vò ngang của thành hố đào để đảm bảo nền các công trình lân cận. Tường cọc bản thép (cừ Larsen) và hệ thanh chống thép hình tròn hoặc chữ I, đây là phương pháp cổ điển nhất, thi công nhanh nhưng độ cứng tường không lớn nên lượng thanh chống lớn, không gian đào đất chật hẹp (xem hình 3). Hình 3: Tường chống bằng cọc bản thép Tường rảnh bê tông cốt thép đúc tại chổ tính toán ổn đònh theo phương pháp thi công top-down (thi công sàn từ bên trên xuống dưới) hoặc phương pháp cổ điển đào đến bản hầm dưới cùng, rồi xây từ dưới lên kết hợp hệ thanh chống thép hình hoặc hệ thống neo để giữ ổn đònh hố đào suốt thời gian thi công các tầng hầm. Hình 4: Thi công Top - Down Hình 5: Thi công đào đất đến tận bản đáy, tường rảnh được giữ bằng thanh chống và neo Tường rảnh cọc thép hình kết hợp bê tông đúc tại chỗ, thi công theo đào đất theo phương pháp cổ điển. Hình 6: Tường rảnh cọc thép nhồi bê tông . Tường cọc nhồi bê tông cốt thép: cũng có thể chọn giải pháp tạo những cọc nhồi liền khít nhau thành tường chắn để đào hố móng xây tầng hầm, giải pháp này nhằm bảo vệ nền công trình liền kề một cách an toàn nhưng tốn nhiều không gian ngầm. Hình 7: Tường cọc nhồi bê tông cốt thép Tường cọc bản hoặc bê tông chế tạo sẵn kết hợp đan bê tông cốt thép cho hầm nông và nền là đất dính trạng thái dẻo đến cứng. Hình 8: Tường cọc kết hợp bản bê tông cốt thép Ngoài các giải pháp trên còn có giải pháp hỗn hợp: dùng tường cọc bản kết hợp hệ thanh chống xây dựng phần ngầm theo chu vi công trình, sau đó đào phần ngầm ở giữa. Hình 9: Phương pháp hỗn hợp xây dựng phần ngầm xung quanh trước Rõ ràng các giải pháp chống đở khi thi công móng và phần ngầm đều có ảnh hưởng nhất đònh đến nền móng và phần ngầm các công trình lân cận. III. NHỮNG YÊU CẦU KỸ THUẬT TRONG QUÁ TRÌNH THI CÔNG PHẦN NGẦM: III.1/ Hệ tường chắn phải đạt yêu cầu kỹ thuật. Hệ tường chắn phải đạt yêu cầu chắn được cả đất và nước trong suốt quá trình đào đất – thi công phần ngầm công trình. Đối với công trình tường bê tông cốt thép đúc tại chổ phải kiểm tra chất lượng bê tông phải đạt liên tục và đạt cường độ theo yêu cầu của điều kiện sách chung và riêng cho công trình xây dựng, nếu có lỗ rỗng hoặc bê tông không đạt phải khoan phục vữa cường độ cao vào khu vực vừa nêu đến khi đạt yêu cầu. Bằng không khi đang đào đất nước ngầm ngấm qua khoảng rỗng này lôi kéo theo đất đặc biệt khi nền là cát đi vào trong hố đào. Quá trình hỗn hợp đất nước đi qua lỗ rỗng của tường sẽ phá rộng phần trống của bê tông theo nguyên tắc xói ngược, đến lúc này rất khó ngăn chận được dòng chảy và hậu quả là nền của công trình bên trên khu vực mất đất sẽ bò lún mạnh dẫn đến sập đổ, như công trình P. trên đường Nguyễn Thò Minh Khai TP.HCM. Năm 1995, công trình S. trên đường Lê lợi TP.HCM có hư hỏng tương tự nhưng nhờ phát hiện kòp thời, đã khoan phụt vữa – bê tông vào khu vực bê tông xấu sau đó kiểm tra lại đạt yêu cầu đề ra mới bắt đầu thi công phần ngầm nên đã tránh được hư hỏng. III.2/ Hệ thanh chống phải đủ mạnh để hạn chế chuyển vò ngang của tường. Nếu chọn phương pháp cổ điển đào đến bản hầm dưới cùng xây từ dưới lên kết hợp hệ thanh chống thép cần phải tính toán đúng lực tác động lên từng thanh và hệ thanh hoặc phải lắp các đầu dò ứng suất để biết được lực các thanh đang phải gánh chòu nhằm tránh sự quá tải của các thanh dẫn đến gảy thanh, sập hệ tường chống. Hình 9: Thiếu 3 lớp thanh chống dẫn đến sập hố đào năm 1997 ở Bangkok. Hiện nay, đã có hệ thanh có thể điều chỉnh chiều dài nhằm hạn chế chuyển vò ngang của tường. Hình 10: Hệ thanh chống có thể điều chỉnh chiều dài ở trạm bơm Nhiêu Lộc Thò Nghè, TP.HCM. Nếu chọn phương pháp thi công Top-Down (thi công sàn từ bên trên xuống dưới), hệ dầm sàn thi công trước trở thành hệ thanh chống hố đào, chỉ xét riêng vấn đề ổn đònh hệ tường thì phương pháp này đòi hỏi thời gian chờ đợi để hệ dầm sàn đủ cứng, mới tiếp tục đào qua các tầng ngầm tiếp theo thông qua các lỗ cầu thanh và lỗ chờ. Phương pháp này giảm chi phí đáng kể do không dùng hệ thanh chống. Để giảm áp lực đất lên tường chắn có hai cách: Cách 1: hạ mực nước ngầm bên ngoài công trình đồng thời với hạ mực nước ngầm bên trong hố đào, nếu có thể. Cách 2: tăng lực dính của đất lân cận bên ngoài tường bằng cọc đất trộn xi măng. III.3/ Đáy hố đào phải luôn ổn đònh trong quá trình đào: Nếu chỉ xét riêng vấn đề ổn đònh của nền đất có hai vấn đề cần phải giải quyết: * Vấn đề cân bằng ổn đònh của đáy hố đào: khi bắt đầu đào hố xây phần ngầm, đất ở đáy hố đào giảm áp lực đứng có khuynh hướng nở ra. Mặt khác, nếu xét mặt phẳng ngang qua đáy hố đào, phần đất bên trên đáy hố đào có thể xem như tải ngoài và gây ra trượt trồi, điều này cũng có nghóa đất nền chuyển vò từ ngoài vào hố đào, có thể gây nghiêng hoặc gãy cọc nằm trong vùng này. * Vấn đề nước ngấm vào đáy hố đào: khi hạ mực nước ngầm bên trong hố đào thì nước có khuynh hướng đi vào hố đào xuyên qua tường, nếu tường chắn tốt thì nó đi vòng xuống qua chân tường vào hố đào, để hạn chế lưu lượng nước vào hố đào. Hoặc đưa chân tường chắn đến lớp đất sét ít thấm, nếu không có lớp sét thích hợp thì phải tạo ra lớp chống thấm bằng cách trộn xi măng, vôi vào lớp đất thấm ở chiều sâu thích hợp, nghóa là phải tính toán độ sâu hợp lý theo cân bằng ứng suất vì chận nước thì nước sẽ tác động lực đẩy nổi vào lớp chống thấm này. IV. TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH QUÁ TRÌNH THI CÔNG PHẦN NGẦM Bài toán ổn đònh gồm ba vấn đề: ổn đònh tường chắng – hệ chống đỡ (thanh chống hoặc neo); lún xung quanh hố đào và ổn đònh đáy hố đào. Phương pháp tính hoặc theo cơ học đất phổ thông hoặc cơ học đất tới hạn với các chương trình tính tự động. IV.1/ Tính toán ổn đònh của tường chắn và hệ chống: Ba dạng cơ bản giữ ổn đònh tường trong quá trình đào đất. Hình 11: a/ Ổn đònh tường bằng neo; b/ Ổn đònh tường bằng phương pháp top-down; c/ Ổn đònh tường bằng thanh chống a/ b/ c/ Nội dung tính toán ổn đònh của “tường – hệ chống” gồm đảm bảo: cân bằng moment; cân bằng lực ngang; cân bằng lực đứng của cả hệ thống và không có hiện tượng vượt ứng suất cục bộ. Ổn đònh được tính với đặc trưng chống cắt – biến dạng của đất nền: tức thời (short term) c u  0;  u = 0; E u và lâu dài (long term) c’ = 0; ’  0; E’. Trong quá trình đặt tường chắn vào nền đất (cọc bản thép hạ bằng đóng hoặc rung; tường vây – cọc nhồi bằng cách đào nhồi bê tông) nền đất dọc theo tường đã bò lún, giá trò độ lún này tùy thuộc vào loại đất và độ sâu cọc. Tiếp đến là giai đoạn đào đất – hạ mực nước trong hố đào tạo ra sự thay đổi trường ứng suất trong vùng đất xung quanh và bên dưới hố đào, sự thay đổi này phát sinh áp lực đất và áp lực nước lên tường chắn, hơn thế nữa còn xuất hiện hệ dòng nước ngấm vào trong hố đào. Năm 1994 Pradel sắp xếp cách tính áp lực đất thành ba nhóm: - Nhóm áp dụng lý thuyết giới hạn dẻo dọc theo các mặt trượt riêng như: Brinch- Hansen, 1953; Sokolovski, 1960; theo biên dưới có Rankine, 1957; Arai – Junk, 1990; theo biên trên có James – Brandsby, 1971; Chen, 1975. - Nhóm chọn lựa các mặt trượt, rồi xác đònh các lực tác động lên biên khối trượt như: Coulomb, 1773; Janbu, 1957; Bang, 1985. - Nhóm dựa trên quan hệ ứng suất – biến dạng của đất (cơ học đất tới hạn) và sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn. Đặc biệt khi tính toán áp lực đất dính lên tường chắn thường làm cho các kỹ sư rất dễ chủ quan vì áp lực có được thường rất bé thậm chí không cần tường chắn! Vì áp lực chủ động của đất tác dụng lên tường có dạng aaa KczK 2  có thể suy ra độ sâu z c mà ở đó  a = 0 a c K c z  2  Nếu đất nền có trọng lượng riêng  = 18 kN/m 3 , góc ma sát c = 50 kPa và  = 20 0 , mặt đất nằm ngang và lưng tường thẳng đứng thì z c = 7,9m, có nghóa là đào từ mặt đất đến độ sâu 7,9m không cần che chắn! Điều phi lý này dẫn đến một số quy phạm quy đònh không tính lực dính vào áp lực chủ động lên tường. Tuy nhiên trong thực tế vẫn có thể đào trong đất dính đến 3-4m không cần chắn, nhưng phải trong điều kiện nhất đònh như độ ẩm thay đổi không nhiều trong quá trình đào. IV.2/ Ước lượng độ lún mặt đất xung quanh hố trong quá trình đào đất Trong quá trình đào đất gây thay đổi trường ứng suất trong toàn khu đất làm tường dòch chuyển vào trong, nền đáy hố đào vồng lên và khối đất xung quanh hố đào lún xuống, đây là nguyên nhân làm hư hỏng các công trình lân cận. Độ lún mặt đất xung quanh hố đào do: lắp đặt tường chắn; chuyển vò tường khi đào đất; lắp đặt hệ neo; hạ mực nước ngầm và đặt biệt nghiêm trọng là do đất di chuyển theo dòng nước ngầm. * Lún xung quanh do lắp đặt tường: trong bài báo của Fujita năm 1994 cho thấy độ lún của đất xung quanh chiếm 50% do hạ và nhổ cọc bản dài 14,5m, [4]. Theo Burland- Hancok, năm 1977; Lehar, năm 1993 và Wong, năm 1998, khi xây dựng tường vây bê tông cốt thép đổ tại chổ gây ra độ lún đất xung quanh chiếm khoảng 50% đến 60%. * Lún xung quanh do chuyển vò tường chắn: Độ lún xung quanh do chuyển vò tường chắn phụ thuộc vào một số nhân tố: loại và độ cứng của hệ chống; vò trí điểm chống; độ cứng của tường. Nếu điểm chống xa đỉnh tường, đoạn tường trên điểm chống ứng xử như dầm consol, dòch chuyển ngang của tường giúp cho độ lún của mặt đất đạt cực đại cạnh tường, ngược lại, nếu điểm chống ngay cạnh đỉnh tường sẽ hạn chế dòch chuyển đỉnh tường gây độ lún cực đại mặt đất xung quanh cách đỉnh tường một khoảng nhất đònh. Theo Clough – O’Rourke năm 1990, khi công trình đào đạt ổn đònh tốt thì chuyển dòch ngang lớn nhất của tường khoảng 0,2% chiều sâu đào và độ lún mặt đất xung quanh đạt cực đại khoảng 0,15% chiều sâu đào, cho tường vây và tường cọc nhồi. Cũng theo hai tác giả này phạm vi lún ảnh hưởng đến 2 lần chiều sâu đào, trong đó phần lún nhiều ảnh hưởng 0,75 lần chiều sâu đào. Mặt khác, Ducan – Bentler năm 1998, tỷ số giữa độ lún cực đại mặt đất xung quanh với chuyển vò ngang cực đại có biến động rộng hơn từ 0,25 đến 4 lần. Các nhân tố gây lún lớn không nhất thiết gây chuyển vò ngang lớn, nhưng chuyển vò ngang lớn luôn gây độ lún lớn. * Lún xung quanh do lắp đặt hệ neo: khi khoan để tạo hệ neo gây mặt đất xung quanh tùy thuộc loại đất nền, theo ghi nhận của Kempfert năm 1999 cho thấy khi khoan neo trong nền sét mềm đã gây độ lún xung quanh đạt 70% độ lún tổng, tại Constance – Đức. * Lún xung quanh do bơm nước hạ mực nước ngầm: Theo nguyên lý căn bản, đất sét cố kết thường lún nhiều hơn đất sét cố kết trước khi hạ mực nước ngầm trong quá trình đào đất. Tóm lại, để tiên đoán độ lún xung quanh hố đào bằng phương pháp phần tử hữu hạn có thể mô phỏng hầu hết các nguyên nhân trên, nhưng cho đến nay, một vài nhân tố rất khó mô phỏng như: rung hạ cọc, độ rung do tải xe chạy gần công trình. Trong khi đó các phương pháp tính toán bán thực nghiệm cũng có thể tính được độ lún xung quanh do tường dòch chuyển. Đầu tiên phải kể đến tổng kết của Peck, năm 1969, ông cho rằng độ lún xung quanh hố đào đạt 1% chiều sâu đào khi đào trong cát và sét từ mềm đến cứng, và hơn 2% cho sét yếu dầy. Tuy nhiên, với phương pháp thiết kế mô phỏng tốt và những công nghệ thi công tạo những tường chắn cứng hơn như tường vây dầy và tường liên kết bởi các cọc nhồi đường kính lớn, độ lún xung quanh hố đào giảm dần. Trong báo cáo tổng kết nhiều công trình đào xây phần ngầm trên thế giới công bố năm 1998 của Duncan – Bentler, độ lún cực đại trung bình trong giai đọan từ 1962 – 1975 là 1,3% chiều sâu đào và giai đọan từ 1990 – 1998 là 0,4% chiều sâu đào. Tuy nhiên, với phương pháp thanh chống mạnh và kích thay đổi chiều dài được, có thể giữ độ lún lớn nhất của mặt đất xung quanh tường ở mức 0,15% chiều sâu đào và chuyển vò tường cực đại khoảng 0,2% chiều sâu đào. IV.3/ Tính ổn đònh đất nền ở đáy hố đào: Có khá nhiều công thức tính toán ổn đònh đáy hố đào, nhưng tựu trung lại gồm 3 nhóm chính: - đầu tiên phải kể đến công thức của Terzaghi năm 1943 cho trường hợp hố đào nông và rộng (h/b <1) với 2 trường hợp: (hình 13) Chiều sâu lớp đất dưới đáy hố đào r > 0,7b, công thức tính hệ số an toàn FS của đất đáy hố đào có dạng. 5,7 2 u u c FS c h b        Khi r < 0,7b, 5,7 u u c FS c h r       Trong đó c u là sức chống cắt không thoát nước của đất nền  trọng lượng riêng của đất nền h và r như hình 13 - Công thức tính ổn đònh đáy hố móng có chống của Bjerrum có dạng: cu Nc FS hp    Trong đó N c là hệ số sức chòu tải p là áp lực trên mặt đất xung quanh hố móng - Căn cứ trên nguyên tắc công ảo để phân tích cơ chế trượt của đáy hố đào có dạng theo hình 15, năm 1997 Kempfert và Stadel đề xuất công thức tính.     u1 u2 3 6,87 2 r c t h rc FS r h p     Trong đó các thông số đònh nghóa như trong hình 15. Hình 14: Tính toán ổn đònh đáy hố đào sâu theo Bjerrum (năm 1956) Hình 13: Cân bằng ổn đònh đáy hố đào sâu theo Terzaghi (năm 1943) [...]... Do vậy, cần phải đảm bảo một số yêu cầu kỹ thuật sau: - Trong thân tường chắn cần đặc thi t bò đo chuyển vò ngang và đo đạc hằng ngày trong quá trình thi công đào đất và phần ngầm - Trong các thanh chống chính phải có thi t bò đo biến dạng - ứng suất để biết rõ độ an toàn trong suốt quá trình thi công đào đất và phần ngầm - Vì công tác thi công tầng ngầm sẽ ảnh hưởng các công trình lân cận nên cần phải... hình thi công (trái) chuyển vò ngang sau khi đào lớp 6 (giữa) chuyển vò ngang sau khi lắp và kích lớp thép 6 (phải) Các kết quả mô phỏng thu được khá gần với đo đạc thực tế tại hiện trường Tính mô phỏng công trình tại Bangkok Do bài toán không đối xứng phải mô phỏng cả công trình Như bài toán mô phỏng bài toán xây ba tầng cạnh bờ sông có tường vây dày 0,8 m dài 28m, hố đào sâu 12,7m tại Bangkok Kết... phải lắp thi t bò đo chuyển vò ngang, độ lún của nền lân cận hố đào Mặt khác, nên mô phỏng hoạt động của tường trong suốt quá trình thi công, bám sát theo số liệu đo đạc được để quyết đònh các giai đoạn thi công tiếp theo hoặc có thể can thi p kòp thời trước khi xảy ra sự cố TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Châu Ngọc Ẩn, Nền móng, NXB Đại học Quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2003 [2] Châu Ngọc Ẩn, Nền móng công trình,... xứng nên chuyển vò của hai tường không giống nhau, và phía bờ sông có khác biệt nhiều giữa giá trò mô phỏng và đo đạc, do ảnh hưởng áp lực nước trong sông lớn hơn so giá trò mô phỏng Tuy nhiên, chuyển vò lớn nhất của đo đạc tương đương với mô phỏng Hình 18: Mặt cắt ngang công trình cạnh bờ sông ở Bangkok và kết quả mô hình mô phỏng V KẾT LUẬN Thi công phần ngầm luôn có nhiều rủi ro do có nhiều tác động... ngang là 5 cm, từ đó chọn kích thước thanh chống, lưu lượng nước cần phải bơm, biến dạng nền đáy hố đào, lún xung quanh công trình, … Bài toán được thực hiện trên phần mềm Plaxis phiên bản 7.2 với tính từng bước y như tiến độ thi công: đào đất, hạ mực nước trong hố đào, lắp hệ chống, kích thanh chống, tuần tự cho đến khi đào xong, đúc bê tông bản đáy và tháo thanh chống Mô hình sử dụng trong bài toán... phần mềm tính toán nền móng theo phương pháp phần tử hữu hạn q CSL p’ NCL v Hình 16: Mặt tới hạn trong không gian (v, p, q) Chính từ mô hình Camclay và các mô hình sau đó cho phép xét đầy đủ ứng xử của đất, đặc biệt ở trạng thái tới hạn và có thể tính các biến dạng khi ứng suất thay đổi, là nền tảng môn cơ học đất tới hạn Mô phỏng bài toán nền móng nói chung và tường chắn-hệ chống-lún xung quanh hố đào... Thasnanipan, A W Maung và P Tanseng, Lessons from the collapse during construction of an inlet pumping station, Field Measurements in Geomechanics, Leung, Tan & Phoon (eds) © 1999 Balkema, Rotterdam, ISBN 90 5809 066 3 [6] K Terzaghi, R.B Peck, G Mesri, Soil Mechanics in engineering practice, 3rd ed., , John Wiley & Son, 1995 [7] Hoàng Thế Thao, phân tích ứng xử giữa đất và tường công trình trạm bơm ngầm... ứng xử giữa đất và tường công trình trạm bơm ngầm Nhiêu lộc – Thò nghè trong quá trìnhthi công đào đất, Luận văn Thạc só, trường Đại học Bách khoa – Đại học Quốc gia Tp.HCM, năm 2005 [8] N Thasnanipan, S.H Wei, Performance of a braced excavation in Bangkok clay, diaphragm wall subject to unbalanced loading conditions, Thirteenth Doutheast Asian Geotechnical Conference, 1998, Taipei, Taiwan [9] D.M Wood,... chế trượt nền theo Kempfert, 1997 IV.4/ Tính toán ổn đònh của tường chắn-hệ chống-nền đáy hố đào theo phương pháp mô phỏng trên cơ sở cơ học đất tới hạn bằng các chương trình tính tự động Sơ lược về cơ sở phương pháp mô phỏng dựa trên quan hệ ứng suất – biến dạng của đất nền tuân theo quy luật đàn hồi hoặc đàn hồi dẻo tùy theo quá trình hình thành và chòu tải của nó trong quá khứ Mô hình đầu tiên quan... Mô phỏng bài toán nền móng nói chung và tường chắn-hệ chống-lún xung quanh hố đào -nền đáy hố đào nói riêng đạt được độ chính xác cao Tính toán mô phỏng Trạm bơm Nhiêu lộc – Thò Nghè Công trình thuộc dự án hệ thống xử lý nước Nhiêu lộc – Thò Nghè có kích thước rộng trung bình 22m, dài 57,3m, sâu 19m Hệ tường vây bê tông cốt thép dày 1,2m sâu 40m, dự kiến cho 5 đến 7 lớp thanh chống, hệ thống thanh chống . MỘT VÀI ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI THI T KẾ ỔN ĐỊNH VÀ THI CÔNG PHẦN TẦNG HẦM PGS.TS. CHÂU NGỌC ẨN Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. đào đất và xây kết cấu công trình. Phần ngầm càng sâu thì loại áp lực - tác động càng nhiều và lớn, công tác chống đỡ càng khó khăn. Vấn đề thi t kế đảm bảo ổn đònh và an toàn thi công đào. phải có thi t bò đo biến dạng - ứng suất để biết rõ độ an toàn trong suốt quá trình thi công đào đất và phần ngầm. - Vì công tác thi công tầng ngầm sẽ ảnh hưởng các công trình lân cận nên cần phải

Ngày đăng: 10/04/2015, 20:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w