1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu Luận Bài tập về phát triển bền vững

21 2,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 726,5 KB

Nội dung

BÀI TẬP VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNGCÂU 1 Vấn đề phát triển bền vững có tới hơn 70 định nghĩa, trong đó các định nghĩa căn bản đềuxuất phát từ Ủy Ban Môi Trường và Phát Triển Thế Giới, định ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG

KHOA MÔI TRƯỜNG & BẢO HỘ LAO ĐỘNG

Môn học

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

BÀI TẬP Chủ đề : Phát triển bền vững Nhóm: 9

9110100891102208911021449110215291102162

Nộp bài: 23g30 ngày 03/9/2014

Tp Hồ Chí Minh, 2014

0

Trang 2

MỤC LỤC

CÂU 1 2

CÂU 2 4

CÂU 3 12

CÂU 4 17

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

BÀI TẬP VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

CÂU 1

Vấn đề phát triển bền vững có tới hơn 70 định nghĩa, trong đó các định nghĩa căn bản đềuxuất phát từ Ủy Ban Môi Trường và Phát Triển Thế Giới, định nghĩa đó như sau : "Pháttriển bền vững là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đếnkhả năng phát triển của các thế hệ tương lai" Hay nói cách khác “phát triển bền vững làmột tổ hợp các hoạt động có thể giúp cải thiện được các điều kiện cho con người theocách thức sao cho có thể duy trì được các điều kiện cho con người theo cách thức sao cho

có thẻ duy trì được sự cải thiện đó”

Theo Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam, để đạt được mục tiêu của phát triển bềnvững cần thực hiện 8 nguyên tắc sau :

● Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển bền vững Đáp ứng ngày càng đầy đủ

hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng đất nước giàumạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc quán triệt nhất quán trongmọi giai đoạn phát triển

● Thứ hai, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới,

bảo đảm an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh và antoàn thực phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa với phát triển xã hội;khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn chophép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền Từng bước thực hiện nguyên tắc

"mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi"

● Thứ ba, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không

thể tách rời của quá trình phát triển Tích cực và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn nhữngtác động xấu đối với môi trường do hoạt động của con người gây ra Cần áp dụng rộng rãinguyên tắc "người gây thiệt hại đối với tài nguyên và môi trường thì phải bồi hoàn" Xâydựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực về công tác bảo vệ môi trường; chủ độnggắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quyhoạch, kế hoạch, chưương trình và dự án phát triển kinh tế-xã hội, coi yêu cầu về bảo vệmôi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững

● Thứ tư, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế

hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai Tạo lập điều kiện

để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếpcận tới những nguồn lực chung và được phân phối công bằng những lợi ích công cộng,tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hoá tốt đẹp cho những thế hệ mai sau, sử

2

Trang 4

dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái tạo lại được, gìn giữ và cải thiện môitrường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; xây dựng lốisống lành mạnh, hài hoà, gần gũi và yêu quý thiên nhiên.

● Thứ năm, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại

hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước Công nghệ hiện đại, sạch vàthân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất,trước mắt cần được đẩy mạnh sử dụng ở những ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụnglan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuấtkhác

● Thứ sáu, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ,

ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng đồng dân

cư và mọi người dân Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trongviệc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường ở địaphương và trên quy mô cả nước Bảo đảm cho nhân dân có khả năng tiếp cận thông tin vànâng cao vai trò của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt của phụ nữ, thanh niên, đồng bào cácdân tộc ít người trong việc đóng góp vào quá trình ra quyết định về các dự án đầu tư pháttriển lớn, lâu dài của đất nước

● Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh

tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước Phát triển các quan hệ song phương và đaphương, thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực; tiếp thu có chọn lọc những tiến bộkhoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển bền vững Chú trọng pháthuy lợi thế, nâng cao chất lượng, hiệu quả, năng lực cạnh tranh Chủ động phòng ngừa,ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do quá trình toàn cầu hóa và hội nhậpkinh tế quốc tế gây ra

● Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi

trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội

Trang 5

"mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi".

Một số định hướng và báo cáo kết quả đạt được cho thấy Nhà nước ta đã tập trung vàoviệc coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của giai đoạn phát triển sắp tới cùng vớiphát triển đời sống xã hội và chú trọng vấn đề môi trường để từng bước thực hiện nguyêntắc "mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi”

1 Kinh tế

Theo báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thựchiện kế hoạch 5 năm 2011-2015:

Bối cảnh thế giới trong giai đoạn trước 2011: hầu hết các nước trên thế giới thực hiện

các chính sách hỗ trợ tăng trưởng nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính và suy thoáikinh tế toàn cầu; nhiều dự báo lạc quan về triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế thếgiới Kết thúc kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, tăng trưởng kinh tế đạt bình quân khoảng7,0%/năm Nước ta đã ra khỏi tình trạng kém phát triển và hoàn thành nhiều mục tiêuThiên niên kỷ

Bối cảnh thế giới trong giai đoạn 2011-2013: tình hình thế giới có nhiều diễn biến rất

phức tạp Xung đột và thiên tai xảy ra ở nhiều nơi Kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dựbáo Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu lần này được đánh giá làtrầm trọng nhất kể từ Đại suy thoái kinh tế thế giới 1929 - 1933 Nhiều nước côngnghiệp phát triển đã điều chỉnh mạnh chính sách để bảo hộ sản xuất trong nước Cạnhtranh quyết liệt giữa các nước lớn tại khu vực và diễn biến phức tạp trên Biển Đông, BiểnHoa Đông Thực trạng trên tác động bất lợi đến phát triển kinh tế - xã hội nước ta

Bối cảnh trong nước trong giai đoạn 2011-2013: Trong nước, những hạn chế yếu kém

vốn có của nền kinh tế cùng với mặt trái của chính sách hỗ trợ tăng trưởng đã làm cholạm phát tăng cao, ảnh hưởng nghiêm trọng đến ổn định kinh tế vĩ mô Kinh tế tăngtrưởng chậm lại, sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Thiêntai, dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề Sức cạnh tranh của nền kinh tế còn thấp trong điềukiện hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng Nhu cầu an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, cảithiện môi trường sống và bảo đảm quốc phòng an ninh ngày càng cao trong khi nguồn

Trang 6

lực còn hạn hẹp -> điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm theo hướng tập trung ưutiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng hợp lý, bảo đảm ansinh xã hội

Hành động của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2013:

1 Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô Điều hànhlinh hoạt, hiệu quả các công cụ chính sách tài khóa và tiền tệ Tốc độ tăng giá tiêu dùnggiảm từ 18,13% năm 2011 xuống còn 6,81% năm 2012, 9 tháng năm 2013 là 4,63%, dựbáo cả năm khoảng 7% (kế hoạch khoảng 8%)

Xuất khẩu 9 tháng tăng 15,7%, ước cả năm tăng 14,4% (kế hoạch 10%); bình quân 3 nămtăng 22%/năm (kế hoạch 5 năm 12%/năm) Nhập khẩu năm 2013 ước tăng 15,6%, nhậpsiêu khoảng 0,4% tổng kim ngạch xuất khẩu (kế hoạch 8%)

Tăng cường quản lý ngân sách, chống thất thu và tiết kiệm chi Năm 2011 - 2012 đã cốgắng cân đối ngân sách theo kế hoạch Năm 2013, thu ngân sách khó khăn, tổng thu ướcđạt 96,9%, tổng chi ước đạt 100,8% dự toán Bội chi khoảng 5,3% GDP Nợ chính phủ,

nợ công, nợ nước ngoài của quốc gia trong giới hạn an toàn

Thị trường trong nước tiếp tục phát triển Hàng tồn kho giảm mạnh Giá cả các hàng hóa,dịch vụ công thiết yếu như điện, xăng dầu, than, y tế… từng bước được thực hiện theo cơchế thị trường với lộ trình phù hợp gắn với hỗ trợ các đối tượng chính sách, người nghèo.Môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện Vốn FDI đăng ký mới và thực hiện nămsau cao hơn năm trước, chiếm khoảng 25% tổng vốn đầu tư toàn xã hội và đã tập trunghơn vào công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghệ cao Chín tháng, vốn FDI đăng ký tăng36,1%, vốn thực hiện tăng 6,4%; vốn ODA ký kết tăng 8,83%, giải ngân tăng 8,68%.Cùng với các nguồn vốn khác đang được huy động, tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm

2013 ước đạt 29,1% GDP

2 Kinh tế có bước phục hồi

Năm 2011 tăng trưởng GDP đạt 6,24%, năm 2012 chỉ đạt 5,25%; năm 2013 tăng trưởngquý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 4,76%, quý II tăng 5%, quý III tăng 5,54%), cảnăm ước tăng khoảng 5,4% Bình quân 3 năm, GDP tăng khoảng 5,6%/năm Sản xuấtcông nghiệp, xây dựng từng bước được phục hồi; khu vực nông nghiệp tiếp tục tăngtrưởng ổn định; các ngành dịch vụ tăng trưởng khá Trong 9 tháng, số doanh nghiệp đăng

ký thành lập mới tăng 10,8% và có trên 11,2 nghìn doanh nghiệp đã hoạt động trở lại

Trang 7

Chất lượng tăng trưởng có bước được nâng lên Vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả hơn.

Hệ số ICOR giảm từ 6,7 giai đoạn 2008 - 2010 xuống còn 5,53 giai đoạn 2011 - 2013.Năng suất lao động năm 2013 tăng 10,1% so với năm 2010 Tiêu hao điện năng trên mộtđơn vị GDP giảm

3 Tái cơ cấu kinh tế đạt kết quả bước đầu

Về tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công Tỷ trọng vốn đầu tư khu vực ngoài nhà

nước tăng từ 61,3% giai đoạn 2006 - 2010 lên 62,6% giai đoạn 2011 - 2013

Về tái cơ cấu tài chính, tín dụng, trọng tâm là các ngân hàng thương mại Hoạt động của

hệ thống ngân hàng được kiểm soát và bảo đảm an toàn Đã cổ phần hóa 4 ngân hàngthương mại nhà nước Chuyển Quỹ Tín dụng Nhân dân Trung ương thành Ngân hàngHợp tác xã Chủ động xử lý nợ xấu, kiềm chế nợ xấu gia tăng và đã đưa Công ty Quản lýtài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC) vào hoạt động Rà soát, ngăn chặn tình trạng sởhữu chéo trong hệ thống ngân hàng Thực hiện cơ cấu lại, nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các công ty chứng khoán, bảo hiểm

Về tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước

Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỷ trọngcông nghiệp chế biến, chế tạo tăng từ 60,2% năm 2010 lên khoảng 78% năm 2013 Tỷ lệ

đô thị hóa tăng từ 30,5% năm 2010 lên 33,4% năm 2013

Cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch tích cực; tỷ trọng nông lâm ngưnghiệp trong kinh tế nông thôn giảm; tỷ trọng lao động nông nghiệp trên địa bàn nôngthôn giảm từ 49,5% năm 2010 xuống còn 47% năm 2013 Nông nghiệp và nông thônluôn đóng góp quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế xã hội của đất nước

Trong lĩnh vực dịch vụ, tập trung phát triển các lĩnh vực có tiềm năng, lợi thế, có hàmlượng khoa học công nghệ và giá trị gia tăng cao như công nghệ thông tin, truyền thông,tài chính - ngân hàng, vận tải, logistics, du lịch, thương mại, phân phối

4 Ba đột phá chiến lược được triển khai đồng bộ và đã đạt được một số kết quả

Về phát triển nguồn nhân lực Mạng lưới và quy mô giáo dục đào tạo được mở rộng, chất

lượng có bước được nâng lên Quan tâm phát triển giáo dục đào tạo ở các vùng khó khăn,vùng đồng bào dân tộc thiểu số và các đối tượng chính sách Nội dung, phương pháp giáodục đào tạo từng bước được điều chỉnh Đa dạng hóa các hình thức đào tạo gắn với nhucầu thị trường Công tác thi cử, kiểm định chất lượng, ứng dụng công nghệ thông tin, dạy

và học ngoại ngữ có bước tiến bộ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho dạy và học Độingũ giáo viên phát triển mạnh về số lượng, chất lượng có bước được nâng lên Quyền tự

5

Trang 8

chủ của các cơ sở đào tạo được mở rộng Thanh tra, kiểm tra được tăng cường Thực hiện

có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi cho học sinh, sinh viên nghèo Nhiều học sinhViệt Nam đoạt giải cao trong các kỳ thi quốc tế và khu vực Đẩy mạnh dạy nghề, nhất làcho lao động nông thôn; phát triển thị trường lao động, thu hút nguồn nhân lực chấtlượng cao Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40% năm 2010 lên 49% năm 2013

Tiềm lực khoa học công nghệ được tăng cường một bước Số công trình nghiên cứu khoahọc được công bố và trích dẫn quốc tế năm 2012 tăng khoảng 28% so với năm 2011 Đãđưa vào sử dụng 02 vệ tinh viễn thông và 01 vệ tinh viễn thám Thị trường khoa học côngnghệ có bước phát triển, trong 3 năm đã có khoảng 11.700 giao dịch với tổng giá trị trên5.680 tỷ đồng Nhiều thành tựu khoa học công nghệ hiện đại được ứng dụng rộng rãi,nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng, thông tin, y tế… góp phần thiết thựcvào phát triển và bảo vệ đất nước

Về xây dựng kết cấu hạ tầng Tập trung khắc phục tình trạng đầu tư công dàn trải, kém

hiệu quả Tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước với nhiều hình thức(BOT, BT, BOO, PPP) cho phát triển kết cấu hạ tầng Nhiều công trình giao thông, thủylợi, năng lượng, viễn thông, hạ tầng đô thị đã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả.Đang tiếp tục đầu tư xây dựng nhiều công trình mới quan trọng thiết yếu

2 Xã hội

● Văn hóa, xã hội có tiến bộ; an sinh xã hội được bảo đảm; đời sống nhân dân có bước

cải thiện

Thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm, nhất là đào tạo nghề, hỗ trợ tín dụng Ước

cả năm tạo việc làm cho khoảng 1,54 triệu người; 3 năm khoảng 4,6 triệu người, trong đóxuất khẩu lao động 253 nghìn người Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị luôn ở mứcdưới 4%, hiện khoảng 3,48%

Số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bềnvững đạt kết quả tích cực Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% cuối năm 2010 còn 9,6% cuốinăm 2012 và dự kiến còn 7,8% vào cuối năm 2013 Thành tựu giảm nghèo, bảo đảm ansinh xã hội của Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công và hỗ trợ các đối tượng chính sách Trên98% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình củangười dân nơi cư trú Số người hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tăng từ 1,7 triệu cuốinăm 2010 lên trên 2,5 triệu năm 2013 Mở rộng diện và tăng mức hỗ trợ đối với đồng bào

Trang 9

dân tộc thiểu số Dư nợ tín dụng cho chính sách xã hội đến hết tháng 9 năm 2013 đạt118,5 nghìn tỷ đồng, tăng 32,4% so với cuối năm 2010.

Mạng lưới và cơ sở vật chất kỹ thuật y tế tiếp tục phát triển Chất lượng bảo vệ, chăm sócsức khỏe, khám chữa bệnh được nâng lên Y tế dự phòng được quan tâm, không để bùngphát dịch bệnh lớn Đã triển khai nhiều giải pháp giảm quá tải bệnh viện Ưu tiên đầu tưcho các bệnh viện quá tải cao, nhất là tuyến trung ương và tuyến cuối Nhiều công trìnhbệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện đã và đang hoàn thành đưa vào sử dụng Tăng cườngquản lý, kiểm soát thuốc, giá thuốc và vệ sinh an toàn thực phẩm Tỷ lệ tham gia bảohiểm y tế tăng từ 63% năm 2010 lên 71,2% năm 2013 Tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS đượckhống chế dưới 0,3% dân số

Tốc độ tăng dân số được kiểm soát Công tác chăm sóc người cao tuổi, bảo vệ, chăm sóc

và giáo dục trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ có tiến bộ

Văn hóa, thể thao được quan tâm phát triển Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thểđược công nhận là di sản văn hóa quốc gia và thế giới Phát triển thể dục thể thao quầnchúng, thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp Các hoạt động giao lưu văn hóa, thểthao quốc tế được đẩy mạnh Thông tin truyền thông phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầuthông tin đa dạng của nhân dân

● Phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí đạt được một số kết quả

Công tác phòng chống tham nhũng tiếp tục được thực hiện gắn với triển khai Nghị quyếtTrung ương 4 khoá XI về “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và việchọc tập, làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh Đã tổng kết thực hiện Nghị quyếtTrung ương 3 và Luật Phòng chống tham nhũng Tiếp tục hoàn thiện thể chế, tổ chức bộmáy và thực hiện nhiều giải pháp phòng chống tham nhũng, lãng phí, tập trung vào cáclĩnh vực dễ phát sinh tiêu cực Tăng cường chỉ đạo, đôn đốc kiểm tra và công khai kếtquả xử lý các vụ việc tham nhũng Trong gần 3 năm, qua thanh tra đã phát hiện 319 vụviệc với 517 cá nhân có hành vi liên quan đến tham nhũng; chuyển cơ quan điều tra 111

vụ và 235 cá nhân; xử lý trách nhiệm 52 người đứng đầu

Nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại tố cáo Tăng cường đốithoại, giải quyết khiếu nại ngay từ cơ sở, hạn chế phát sinh mới các khiếu nại vượt cấp

Đã tập trung rà soát, ra quyết định xử lý cuối cùng theo quy định của pháp luật đối với

466 trong số 528 vụ việc tồn đọng kéo dài, bảo đảm công khai minh bạch và lợi ích hợppháp của người dân

7

Trang 10

4 An toàn thực phẩm và an ninh lương thực

Tuy trong năm 2010 Việt Nam đã đạt được mục tiêu thứ nhất trong các MTPTTNK (Đánh giá tình hình thực hiện Mục tiêu phát triển thiên niên kỉ), là giảm số người thiếu đóixuống còn một nửa vào năm 2015, nhưng vẫn còn khoảng 14% dân số bị thiếu ăn Trong

số trẻ em dưới năm tuổi, tỷ lệ trẻ bị thiếu cân là 20% và chậm phát triển là 35,8% Ướctính có 27% bà mẹ nuôi con dưới năm tuổi bị thiếu năng lượng trường diễn Việt Nam đãđạt được bước tiến rất lớn trong việc đảm bảo dinh dưỡng cho bà mẹ và trẻ em, nhưngviệc làm giảm số người bị suy dinh dưỡng vẫn còn là ưu tiên của y tế công

● Biến đổi khí hậu ( ảnh hưởng đến tình hình lương thực)

Trong bảng xếp hạng chỉ số nguy cơ khí hậu toàn cầu, Việt Nam được xếp ở vị trí thứnăm, sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu Trong những năm gần đây,Liên Hợp Quốc (LHQ) đã giúp Chính phủ điều phối việc xây dựng Chương trình Mụctiêu Quốc gia về Ứng phó với Biến đổi khí hâu

LHQ cũng xúc tiến và ủng hộ việc lồng ghép vấn đề biến đổi khí hậu vào trong Kế hoạchPhát triển Kinh tế xã hội Quốc gia dưới sự chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, và hỗ trợ

Bộ Tài nguyên và Môi trường làm việc với các tỉnh và các bộ ngành (nông nghiệp, thông

Ngày đăng: 10/04/2015, 16:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[4] Vương Quang Việt, 2014. Đánh giá tác động môi trường - Cơ sở và ứng dụng. Tp.Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động môi trường - Cơ sở và ứng dụng
[1] Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 153/2004/QĐ-TTG ngày 17 tháng 8 năm 2004 về việc Ban hành định hướng Chiến lược Phát triển bền vững ở Việt Nam ( Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). Có tại : http://www.moj.gov.vn/ Link
[2] Báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH năm 2012 và nhiệm vụ 2013. Có tại : http://www.chinhphu.vn/ Link
[3] Báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2013, kết quả 3 năm thực hiện kế hoạch 5 năm ( 2011-2015) và nhiệm vụ 2014-2015. Có tại : http://www.chinhphu.vn/ Link
[5] Bách khoa toàn thư mở, An ninh lương thực. Có tại : http://vi.wikipedia.org/ Link
[6] Bách khoa toàn thư mở, Phát triển bền vững. Có tại : http://vi.wikipedia.org/Tiếng Anh Link
[1] Food and Agriculture Organization of the United Nations, Viet Nam - Country Information. Available from : http://www.fao.org/ Link
[2] Wise Geek, Environmental Problems. Available from: http://www.wisegeek.org/ Link

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w