1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

QUẢN LÝ SỰ BIẾN ĐỔI TRONG PHÁT TRIỂN WEB ONTOLOGY

42 301 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 3,81 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN LỚP CAO HỌC QUA MẠNG – KHÓA 6 BÀI THU HOẠCH MÔN HỌC: BIỂU DIỄN TRI THỨC VÀ ỨNG DỤNG QUẢN LÝ SỰ BIẾN ĐỔI TRONG PHÁT TRIỂN WEB ONTOLOGY Giảng viên: PGS TS Đỗ Văn Nhơn Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Hạc MSHV: CH1101081 TP. HCM, 12/2012 LỜI CÁM ƠN!  Tôi xin trân trọng dành những lời cảm ơn đầu tiên tới PGS TS Đỗ Văn Nhơn, người trực tiếp hướng dẫn và giảng dạy môn Biểu diễn Công nghệ tri thức và ứng dụng. Xin chân thành cám ơn các thầy cô khác trong trường Đại Học Công nghệ Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh. Xin gởi lời cảm ơn tới các bạn và những người đã hổ trợ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành đề tài này. Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn mọi người bằng cả tấm lòng!. Học viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Hạc 2 MỤC LỤC 3 1. Giới thiệu Ontology là những đặc tả hình thức cho sự chia sẻ các khái niệm trên một phạm vi nào đó của sự trao đổi. Sự trao đổi này lan truyền rộng rãi trong các hệ thống thông tin, đặc biệt là khi xây dựng một lingua franca để giải quyết các thuật ngữ và các khái niệm không tương thích giữa các mạng thông tin có kiến trúc và nguồn gốc khác nhau. Một trong những công việc chủ yếu của các nhà nghiên cứu phải đối mặt trong lĩnh vực biểu diễn tri thức là biểu diễn có hiệu quả tri thức của con người như là các ontology. Để duy trì các ontology thường tốn không gian lớn và không ngừng biến đổi, sự tương thích của các ontology với những tri thức mới là một trong những vấn đề khó khăn nhất trong nghiên cứu Semantic Web. Do tính chất không kiểm soát, phân cấp, và phức tạp của Semantic Web, quản lý biến đổi các ontology là một nhiệm vụ phức tạp. Quản lý biến đổi Ontology nhằm giải quyết vấn đề có tính quyết định đó là sự thay đổi cách thực hiện trong một Ontology - thực hiện đầy đủ các thay đổi - và sự quản lý những ảnh hưởng của nó phụ thuộc vào các cấu trúc dữ liệu, các ontology, các dịch vụ và các ứng dụng. Nghiên cứu quá trình phát triển ontology để giải quyết các vấn đề có liên quan khác chẳng hạn như sự phù hợp của ontology đó là các ontology không khác nhau về cơ bản. Sự phát triển các ontology bao gồm các biến đổi trong ontology khi có một nhu cầu nhất định cho việc thay đổi như Communities of Practice liên quan đến lĩnh vực tri thức mở rộng cho sự hiểu biết sâu sắc hơn trong phạm vi của một thảo luận. Quá trình phát triển ontology diễn ra khi quan điểm trong một lĩnh vực nào đó đã thay đổi. Tiến trình phát triển ontology nhằm giải quyết sự tăng trưởng của ontology cũng như việc thu giữ các thông tin mới. Sự tiến triển ontology sang trạng thái mới, các ontology phụ thuộc và các dịch vụ có thể trở nên không hợp lệ. Do đó, giải pháp quản lý sự biến đổi ontology nhằm trả lời một số câu hỏi và một trong những câu hỏi đó là: “Làm thế nào để duy trì tất cả các biến đổi này một cách nhất quán và chặt chẽ?”. Trong quá trình làm phong phú thêm ontology, sự biến đổi thực hiện trên ontology và sự phát triển này từ một trạng thái chung nay đến những trạng thái khác mà không cần lưu giữ các thông tin của trạng thái trước đó. Điều này dẫn đến khó khăn hơn cho việc xem trạng thái trước đó, trừ khi việc biến đổi này được lưu giữ dưới một vài hình thức. Hơn nữa, vai trò lịch sử thay đổi thông tin trở nên quan trọng khi một người dùng trái phép làm thay đổi 4 hoặc một kỹ sư ontology muốn phục hồi sự thay đổi này. Một cấu trúc lưu trữ cho các thông tin như vậy cũng rất quan trong cho việc truy cập có hiệu quả. Ngoài ra, sự truy tìm nguồn gốc thay đổi và hiệu quả trực quan của việc thay đổi cũng phải được quản lý toàn diện bởi một nền làm việc chung (framework). Mục đích chung của nghiên cứu này nhằm cung cấp một cơ chế giám sát sự thay đổi theo thời gian trong suốt vòng đời của một ontology. Mục tiêu làm việc cụ thể trên ontology là quản lý sự biến đổi, phục hồi, trực quan hóa những biến đổi và những tác động trên ontology nhằm biết được sự hoạt động phát triển của ontology. Để đạt được điều này, tất cả những thay đổi phải được duy trì và quản lý một cách thống nhất. Một Sematically làm phong phú cho Change History Ontology (CHO) được phát triển và sử dụng để ghi nhận những thay đổi của ontology trong Change History Log (CHL). Chứng minh cho khái niệm này, chúng tôi đã phát triển một hệ thống như là plug- in gọi là ontology editor Protégé, chương trình này theo dõi và ghi nhận lại tất cả các thay đổi của ontology trong CHL. Sau đó, những ghi nhận cho sự thay đổi này được sử dụng cho mục đích phục hồi ontology (Roll Back and Roll Forward). Chúng tôi đã thiết kế và thực hiện đầy đủ thuật giải Roll Back and Roll Forward. Những ghi nhận sự thay đổi này cũng được sự dụng cho việc quan sát các thay đổi và tác động của nó ở những giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển ontology. Chức năng xem lại giúp chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về lịch sử hoạt động phát triển của ontology Để kiểm tra và xác nhận sự phát triển hệ thống, chúng tôi đã so sánh khả năng nắm bắt sự thay đổi với các plug-in như: Change Tracer, ChangeTab và VersionLogGenerator của Protege; ChangeDetection và ChangeCapturing của NeOn Toolkit. Kết quả cho thấy plug-in của chúng tôi phát triển có sự chính xác tốt hơn so với ChangesTab, VersionLogGenerator và ChangeDetection, trong khi đó độ chính xác gần như tương tự với ChangeCapturing. Hơn nữa, hệ thống của chúng tôi đề nghị sử dụng phương thức difference() để nắm bắt và ghi nhận tất cả những thay đổi bị mất trong khi những hệ thống khác không có. Với các thuật giải xác nhận sự phục hồi (RollBack và RollForward), chúng tôi đã kiểm tra trên các tập dữ liệu mẫu như Semantic Web Technology Evaluation Ontology (SWETO), CRM Ontology , Semantic Web for Research Communities (SWRC) Ontology, và Ontology Metadata Vocabulary (OMV) Ontology. Với độ chính xác cao hơn 5 cho cả hai thuật giải đã được tiến hành trên các mẫu thử. Về tổng thể cho thấy hệ thống của chúng tôi đưa ra có sự chính xác, sự phù hợp và sự bao quát hơn cả. Phần còn lại của bài báo này được tổ chức như sau: Phần 2, cung cấp vấn đề nền tảng tri thức về thay đổi sự quản lý, các kỹ thuật phục hồi có sẵn trong ontology và các phạm vi có liên quan của nó. Chúng tôi cũng đối chiếu với các phương pháp tiếp cận khác có liên quan. Phần 3, trình bày mô tả tổng quát sự phát triển cấu trúc ngữ nghĩa cho việc duy trì các thay đổi ontology. Phần 4, trình bày các ứng dụng khác nhau của CHL. Phần 5, thảo luận về những thuật giải phục hồi với một ứng dụng minh họa và được trình bày chi tiết. Phần 6, trình bày chi tiết về hệ thống. Phần 7, trình bày sự phân tích so sánh và xác nhận các kết quả của phương pháp được đề xuất bằng cách sử dụng Semantic Web Technology Evaluation Ontology (SWETO), CIDOC Conceptual Reference Model, SWRC Ontology, và OMV Ontology. Cuối cùng là kết luận và khả năng phát triển được trình bày ở Phần 8. 2. Kiến thức cơ bản Thay đổi sự quản lý ontology để giải quyết vấn đề mang tính quyết định đó là sự thay đổi cách thực hiện của ontology nhằm đáp ứng một yêu cầu nhất định cho sự thay đổi. Cơ chế này đảm bảo những thay đổi cần được phản ánh trong ontology và đó là một trạng thái thống nhất. Nó được giải quyết trên bốn khía cạnh khác nhau: • Ontology evolution là tiến trình chỉnh sửa ontology nhằm đáp ứng cho một thay đổi chắc chắn xảy ra trong miền giá trị hoặc trong khái niệm của nó. • Ontology versioning là khả năng xử lý sự phát triển của ontology bằng cách tạo ra và quản lý các phiên bản khác nhau của nó. • Ontology integration là tiến trình kết hợp ontology từ các thông tin được tìm thấy trong hai hoặc nhiều ontology trong những miền giá trị có liên quan với nhau. • Ontology merging là tiến trình kết hợp ontology từ những thông tin được tìm thấy trong hai hay nhiều ontology chồng chéo nhau hoặc giống hệt nhau. Để hỗ trợ tính chất không ngừng thay đổi của Semantic Web, phải có một số cơ chế nhằm đối phó với sự phát triển liên tục của các mô hình miền (domain models) và kho tri thức. Do đó, điều quan trọng là cần quản lý những thay đổi ontology một cách 6 hiệu quả và duy trì mối quan hệ giữa những thay đổi và các mô hình. Rất nhiều nghiên cứu dựa trên lược đồ tiến hóa đã được thực hiện trong cơ sở dữ liệu quan hệ. Lược đồ tiến hóa xử lý các thay đổi trong một lược đồ của cơ sở dữ liệu mà không làm mất dữ liệu và cung cấp cách thức truy cập rõ ràng cho dữ liệu cũ và dữ liệu mới thông qua các lược đồ mới. Đó là nhiệm vụ phức tạp xét về việc không ngừng thay đổi của các ontology và nó cũng quan trọng trong việc hổ trợ kết nối giữa các ontology. Ontology evolution và Ontology versioning có thể được hợp nhất trong một giải pháp toàn diện để quản lý thay đổi ontology cũng như sự tác động của chúng. 2.1. Quá trình trình tiến hóa Ontology Quá trình tiến hóa ontology có hai biến thể sau đây: Ontology Population và Ontology Enrichment. Các khái niệm mới trước khi mã hóa cần phải được giới thiệu, trường hợp các khái niệm đã có cần phải được cập nhật. Kết quả, A-Box thay đổi và phản ánh thực tế mới, gọi là quần thể ontology (Ontology Population). Trong khi đó, tiến trình Ontology Enrichment bao gồm: miền giá trị khái niệm mới, các thuộc tính và những hạn chế sẽ được giới thiệu hoặc cập nhật. Biến thể này đề cập đến những thay đổi trong lược đồ hoặc T-Box. Nhìn chung, quá trình tiến hóa tạo ontology từ một trạng thái thống nhất đến một trạng thái khác. Hình 1 mô tả tổng quan về quá trình này trình bày một kết nối giữa các thành phần. Các thành phần này đảm bảo các ontology được phát triển sang một trạng thái mới thích hợp, kết hợp tất cả các thay đổi cần thiết. Các thành phần này sẽ được mô tả chi tiết trong các phần tiếp theo. 7 Hình 1: Tiến trình tiến hóa ontology khi một thay đổi trong ontology được yêu cầu 2.1.1. Phát hiện và mô tả sự biến đổi (Change detection and Description) Bước đầu tiên trong quá trình này là để phát hiện những thay đổi, cho dù những đề nghị thay đổi này đã được thể hiện trong ontology mục tiêu hay không. Thêm nữa, lược đồ và các thành phần riêng lẽ khác nhau có thể được phát hiện ra một cách hiệu quả. Trong trường hợp chú trọng các khái niệm hoàn toàn mới và không có thêm thông tin thì thuật giải H–Match được sử dụng. Thuật giải này lấy các khái niệm mới bổ sung vào ontology như là dữ liệu đầu vào và trả về các khái niệm phù hợp nhất của ontology nhằm xác định vị trí để phân loại khái niệm Nhận biết sự thay đổi gồm: Thay đổi cơ bản (nguyên tử / đơn giản), như thay đổi tên của một lớp hoặc tên của một thuộc tính. Thay đổi hỗn hợp (phức tạp) chẳng hạn việc sáp nhập hai hệ thống phân cấp với tất cả các ràng buộc của nó được thể hiện trong một định dạng phù hợp. Những thay đổi này đầu tiên được tập hợp theo một trình tự và tiếp theo là thực hiện thay đổi. Chúng tôi tập trung vào những sự thay đổi nguyên tử và xem xét tất cả những thay đổi hỗn hợp là một chuỗi các thay đổi nguyên tử. Change History Ontology được dùng để biểu diễn cho những thay đổi này. 2.1.2. Phát hiện sự mâu thuẫn (Inconsistencies detection) 8 Trong mô-đun này, những thay đổi ontology được phân tích một cách có hệ thống để đảm bảo tính nhất quán của các ontology không bị mất. Hai loại mâu thuẫn có thể xảy ra: (1) Các mâu thuẩn cú pháp xảy ra khi sử dụng một cấu trúc không được định nghĩa hoặc không phù hợp với cấp độ meta ontology. (2) Các mâu thuẩn ngữ nghĩa xảy ra khi ý nghĩa của thực thể ontology được thay đổi trong quá trình phát triển. 2.1.3. Thực hiện và kiểm tra (Implementation and Verification) Quá trình này bao gồm ba khía cạnh sau: (1) Sự thay đổi nên được áp dụng hoàn toàn riêng biệt, là nguyên tử, ổn định và phù hợp. (2) Mỗi bổ sung thay đổi được xác nhận với các yêu cầu thay đổi và (3) tất cả những bổ sung thay đổi phải được ghi trong CHL để theo dõi những thay đổi được thực hiện một cách có trình tự 2.2. Ontology versioning và quản lý sự biến đổi Những chiến lược khác nhau có thể được áp dụng để lưu giữ những thay đổi trong ontology bao gồm cả việc sử dụng cơ sở dữ liệu hoặc các tập tin semi-structure log. Các nhà nghiên cứu khác nhau đã cung cấp các kỹ thuật khác nhau để duy trì những thay đổi này. Ví dụ Changes Tab và Changes Capturing của Protégé giám sát sự thay đổi ontology và lưu giữ chúng trong một log file là tập tin có thể thêm, xóa, sửa các chú thích về những thay đổi được thực hiện trong mô hình. Changes Tab và Changes Capturing có thể được cấu hình cho mô hình client-server trong Collaborative Protege và NeOn Toolkit. Nó cũng đi kèm với một bảng trình bày theo qui ước phục vụ cho việc tìm kiếm và định hướng trong phạm vi sự thay đổi Klein đã làm được một việc có ý nghĩa để quản lý thay đổi cho các ontology phân tán. Tác giả đã phát triển sự thay đổi ontology bằng cách mô hình hóa cả hai thay đổi nguyên tử và phức tạp. Một phân loại toàn diện những sự thay đổi ontology khác nhau cũng được cung cấp. Sự phân loại này và việc thay đổi ontology là nền tảng của công việc nghiên cứu của chúng tôi và được sử dụng để mô hình một cấu trúc đại diện cho những thay đổi ontology. Tương tự, chúng tôi cũng sử dụng các phương pháp của Liang, Alani, Palma và những người khác. Những thay đổi ontology được lưu trữ trong một tập tin như một kịch bản theo trình tự thời gian. Chi tiết kịch bản được cung cấp trong Log Ontology và OWL 2 Change Ontology. Khi có yêu cầu của người dùng, tập tin kịch bản này được sử dụng để 9 thực hiện Undo hay Redo các thao tác. Như vậy các log file được duy trì cho các lần chỉnh sửa cụ thể. Bằng cách này, lịch sử lệnh của một phiên chỉnh sửa được duy trì trong Protégé và là một ứng cử viên cho trả lời rõ ràng cho truy vấn. Change Capturing có nhiệm vụ nắm bắt sự thay đổi các ontology và nhân rộng cho những trường hợp khác của cùng ontology trên các nút khác nhau cả ở gần và ở xa. Chúng tôi tin rằng cần phải có một cơ chế để duy trì những thay đổi cho một khoảng thời gian dài hơn, ví dụ khai thác các mẫu thay đổi trong mạng ontology. 2.3. Ontology và phục hồi cơ sở dữ liệu Để tốt nhất cho tri thức của chúng tôi, không có công cụ chỉnh sửa ontology nào giải quyết vấn đề phục hồi ontology. Vì vậy, nó đề cập đến các kỹ thuật phục hồi có sẵn trong các lĩnh vực có liên quan, chẳng hạn như cơ sở dữ liệu. Những cơ sở dữ liệu quan hệ cũng thay đổi và những thay đổi này được quản lý bởi hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu cho việc phục hồi và truy xuất nguồn gốc. Mục đích cơ bản phục hồi cơ sở dữ liệu là: thứ nhất, nó được sử dụng để phục hồi dữ liệu sau khi hệ thống hoặc đĩa bị hư hỏng; thứ hai, nó lưu giữ những thuộc tính ACID trong các giao dịch và đưa các cơ sở dữ liệu vào một trạng thái thống nhất sau khi sữa các lỗi giao dịch. Từ quan điểm phục hồi ontology, chúng tôi không quan tâm đến sự cố hệ thống. Khía cạnh này có thể dễ dàng được giao cho hệ thống lưu trữ cơ bản. Hệ thống này có thể duy trì một bản sao lưu đầy đủ toàn bộ ontology. Mặt khác, phục hồi từ những mâu thuẫn cũng không yêu cầu một bản sao lưu trữ cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh. Một số kỹ thuật đã được đề xuất trong các tài liệu về phục hồi các cơ sở dữ liệu bao gồm việc ghi chép, kiểm tra, phân trang và khác nhau giữa các bảng nổi bật nhất. Thay vì trực tiếp cập nhật trên các bảng của cơ sở dữ liệu cho sự thay đổi trong một giao dịch, các bản cập nhật trung gian có thể được ghi lại trong một tập tin tuần tự gọi là nhật ký giao dịch (log file). Log file được dùng để lưu trữ lịch sử các hoạt động cơ sở dữ liệu gần đây. Hệ thống cơ sở dữ liệu cũng có thể duy trì một bản ghi thời điểm kiểm tra (checkpoint) trong nhật ký. Bản ghi này sau này có thể được sử dụng để phục hồi dữ liệu và đưa các cơ sở dữ liệu trở về một trạng thái thống nhất. Tương tự như phương thức ghi nhật ký (logging), việc cập nhật nên được ghi lại trong các bảng khác nhau hơn là làm thay đổi bảng ban đầu hoặc duy trì bản lưu hoàn 10 [...]... dụng riêng Trong 35 biến đổi xảy ra, ChangesTab bắt giữ 28 biến đổi, VersionLogGenerator bắt giữ 28 biến đổi, ChangeDetection bắt giữ 33 biến đổi, ChangeCapturing bắt 32 biến đổi, trong khi đó chúng tôi đề xuất plug-in, ChangeTracer bắt giữ 32 biến đổi Đồ thị biểu diễn kết quả được đưa ra trong hình 17, trục y đại diện cho số lượng biến đổi bắt giữ và trục x đại diện cho tổng số các biến đổi Hình 17:... các hệ thống quản lý sự thay đổi ontology đề cập trước đó tập trung chủ yếu vào việc phát hiện và lưu trữ những thay đổi ontology Tuy nhiên, những thay đổi này không được sử dụng cho việc undo/redo trong collaborative ontology engineering thậm chí trong việc phục hồi ontology Truy nguyên nguồn gốc sự thay đổi và trực quan hóa vẫn là một lĩnh vực cần nghiên cứu khám phá Trong Managing ontology changes... sử dụng CHO 35 biến đổi khác nhau đã tự kết hợp trong Bibliography ontology Tất cả các biến đổi đã được chia thành ba loại: (1) mức độ biến đổi hệ thống phân cấp, bao gồm cả những biến đổi có ảnh hưởng với Lớp, 34 các thuộc tính, và những ràng buộc của nó (2) mức độ biến đổi trên các lớp, biến đổi xảy ra khi sửa đổi các lớp và những ràng buộc của các lớp Những thay đổi này cũng làm thay đổi ở hệ thống... Change management and ontology recovery (Quản lý sự thay đổi và phục hồi ontology) : Tất cả các bản ghi nhật ký lịch sử sự thay đổi được lập chỉ mục theo thời gian qua các mẫu được sắp xếp trong CHO Chỉ mục thời gian giúp sửa lại ontology về trạng thái thống nhất trước đó Quản lý thay đổi ontology trong suốt quá trình tiến hóa cũng giúp cho một người dùng mới hiểu biết về các thay đổi được thực hiện Thêm... thay đổi giúp ta biết thêm những thay đổi trong ontology, trong dữ liệu và trong ứng dụng Nhật ký cũng được sử dụng để hiểu ngữ nghĩa của sự thay đổi trên các cấu trúc ontology có sẵn Tất cả các thay đổi được ghi lại, người ta cũng cố gắng đưa ra mô hình của sự thay đổi bằng cách áp dụng các thuật toán học máy • Temporal traceability of ontology changes (Thời gian truy nguyên nguồn gốc sự thay đổi ontology) :... từ quá trình tồn tại của ontology Để hình dung sự biến đổi, quá trình phân tích sự biến đổi ontology yêu cầu ChangeSets và những biến đổi tương ứng của nó Những biến đổi được trở lại nguyên bản hoặc thực hiện trên ontology với sự trợ giúp của các module phục hồi để có trạng thái trước hoặc sau của ontology Chúng tôi đã mở rộng TouchGraph API để vẽ đồ thị trực quan cấu trúc ontology Các lớp được biểu... lần thực hiện thay đổi, từ các khái niệm cho đến các thuộc tính, đều có thể ảnh hưởng quá trình tiến hóa Ontology Những sự biến đổi này đã được thảo luận kỹ hơn trong những phần trước Sự hiểu biết những biến đổi khác nhau của ontology là cần thiết nhằm giải quyết chính xác những yêu cầu của sự biến đổi trực tiếp hoặc gián tiếp Vì mục đích đó chúng tôi đã thiết kế và phát triển một ontology để ghi lại... mức độ biến đổi là nhỏ nhất Mặt khác, ChangeSet gửi tất cả những biến đổi vào trong 01 hệ thống ChangeSet chịu trách nhiệm quản lý tất cả những biến đổi Ontology và sắp xếp chúng theo một trật tự dễ nhìn Việc sắp xếp này còn phân loại ChangeSet thành hai phần Instant và Interval Phần Instant chỉ lưu giữ một biến đổi xảy ra trong một khoảng thời gian ngắn còn Interval lưu giữ những biến đổi xảy ra trong. .. thay đổi 3 Lịch sử biến đổi ontology (Change history ontology) Việc phục hồi và truy xuất nguồn gốc thay đổi là thành phần thiết yếu của bất kỳ hệ thống quản lý việc thay đổi nào cho sự tiến hóa các ontology Chúng tôi đề xuất một chiến lược cho việc biểu diễn những thay đổi ontology, gọi là Change History Ontology (CHO) Một nền tảng làm việc chung (framework) cho việc truy xuất nguồn gốc thay đổi sẽ... hóa ontology Việc ghi lại những thay đổi trong phần thiết lập còn giúp duy trì và quản lý đánh giá những thay đổi trong ontology tại những thời điểm khi có yêu cầu khôi phục lại ontology (được thảo luận ở những phần sau) Công cụ ChangeSet phổ biến trong nhiều hệ thống, như là CVS và SVN ChangeSet giữ lại thông tin về những lần thay đổi trong quá trình áp dụng ontology ChangeSet có thể duy trì trong . của Semantic Web, quản lý biến đổi các ontology là một nhiệm vụ phức tạp. Quản lý biến đổi Ontology nhằm giải quyết vấn đề có tính quyết định đó là sự thay đổi cách thực hiện trong một Ontology -. một ontology. Mục tiêu làm việc cụ thể trên ontology là quản lý sự biến đổi, phục hồi, trực quan hóa những biến đổi và những tác động trên ontology nhằm biết được sự hoạt động phát triển của ontology. . định hướng trong phạm vi sự thay đổi Klein đã làm được một việc có ý nghĩa để quản lý thay đổi cho các ontology phân tán. Tác giả đã phát triển sự thay đổi ontology bằng cách mô hình hóa cả hai thay đổi nguyên

Ngày đăng: 10/04/2015, 11:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w