Trong thời gian qua, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án về quản lý chất lượngđào tạo đại học song hiện nay chưa có luận án nào nghiên cứu sâu về quản lý chất lượng đào tạo đạ
Trang 1NGUYỄN LAN PHƯƠNG
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
THEO QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 62.14.01.14
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2015
Trang 2TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HCM
Người hướng dẫn khoa học:
T.S Nguyễn Đức Danh – Trường Đại học Sư phạm TP HCM
Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Trường, họp tại Trường Đại học Sư phạm TP HCM
Vào hồi giờ, ngày ….tháng …… năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Quốc gia Việt Nam Thư viện Trường Đại học Sư phạm TP HCM
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chất lượng đào tạo tại các trường đại học nói chung và các trường đại học tư thục nói riêng
đã và đang được quan tâm của các cấp quản lý và toàn xã hội Tuy nhiên, hệ thống quản lý chấtlượng đào tạo ở các trường đại học trong đó có các trường đại học tư thục chưa được quan tâmđúng mức nhằm đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực vàyêu cầu kiểm định chất lượng theo quy định của Luật Giáo Dục nước ta
Trong thời gian qua, tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu, luận án về quản lý chất lượngđào tạo đại học song hiện nay chưa có luận án nào nghiên cứu sâu về quản lý chất lượng đào tạo đạihọc ở trường Đại Học Tư Thục (ĐHTT) theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) tạiTP.HCM Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu lý luận về quản lý chất lượng đào tạo và nhu cầu thực
tiễn, tác giả chọn đề tài: “Quản lý chất lượng đào tạo tại các trường đại học tư thục ở TP.HCM
theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể” làm đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến
sĩ về quản lý giáo dục
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, khảo sát và đánh giá thực trạng về quản lý chất lượng đàotạo tại các trường ĐHTT tại TP HCM, luận án xây dựng hệ thống biện pháp quản lý chất lượngđào tạo theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) nhằm từng bước đảm bảo và nâng caochất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu kiểm định chất lượng đào tạo tại các trường Đại Học Tư Thục
ở TP HCM
3 Khách thể, đối tượng và vấn đề nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Công tác quản lý chất lượng đào tạo tại các trường đại học ở TP HCM
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể
(TQM) tại các trường đại học tư thục ở TP HCM
4 Giả thuyết khoa học
Công tác quản lý chất lượng đào tạo hệ đại học ở các trường ĐHTT ở TP HCM tuy đã cónhững bước phát triển và đạt được một số thành tựu nhất định song còn nhiều yếu kém, bất cập nhưnhận thức của đội ngũ CBQL, GV, NV về chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo chưa đầy đủ;chưa ứng dụng các mô hình quản lý chất lượng hiện đại trong quản lý chất lượng đào tạo; chưa chútrọng quản lý tổng thể trong quá trình đào tạo Nếu xây dựng và triển khai từng bước hệ thốngbiện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) theo cáckhâu của hoạt động đào tạo: từ quá trình tuyển sinh đầu vào – quá trình đào tạo – đầu ra thì sẽ từngbước đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực và yêu cầu kiểm định chấtlượng đào tạo tại các trường đại học tư thục ở TP HCM
5 Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo ở trường ĐH theo quan điểm quản
lý chất lượng tổng thể.
Trang 45.2 Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý chất lượng đào tại các trường đại học tư thục TP.HCM.
5.3 Xây dựng hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các trường ĐHTT ở TP HCM theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể.
5.4 Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo TQM
5.5 Thực nghiệm một số biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM tại trường
ĐH Nguyễn Tất Thành TP HCM
6 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại một số trường Đại Học Tư Thụcchủ yếu tập trung vào hệ đào tạo ĐH của các trường ĐHTT ở TP.HCM
- Luận án xây dựng hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM ápdụng vào hệ đào tạo đại học ở ĐHTT tại TP.HCM
- Luận án thực nghiệm một số biện pháp quản lý chất lượng đào tạo hệ đại học tại trường Đạihọc Nguyễn Tất Thành trong năm học 2013-2014
7 Phương pháp luận và các phương pháp nghiên cứu
7.1 Phương pháp luận
7.1.1 Phương pháp luận duy vật biện chứng
Quan điểm duy vật biện chứng đòi hỏi phải xem xét vấn đề chất lượng và quản lý chấtlượng đào tạo đại học một cách khách quan, khoa học trong mối quan hệ biện chứng với các tácđộng qua lại và sự vận động, phát triển của công tác quản lý chất lượng đào tạo trong các giai đoạnphát triển của giáo dục đại học tại Việt Nam
7.1.2 Tiếp cận hệ thống - cấu trúc
Luận án tiếp cận theo quan điểm hệ thống để nghiên cứu về quản lý chất lượng đào tạo theoquan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM) tại các trường ĐHTT trong đó chú trọng xem xét cácthành tố và các mối quan hệ của chúng trong cấu trúc hệ thống quản lý chất lượng đào tạo ở trong
và ngoài trường ĐHTT Luận án nghiên cứu hoạt động quản lý chất lượng đào tạo trong mối liên hệchặt chẽ với các hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục khác trong trường ĐHTT
7.1.3 Tiếp cận lịch sử-logic
Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của các quan điểm về đào tạo chất lượng, chấtlượng đào tạo và quản lý, quản lý và quản lý chất lượng, quản lý chất lượng và các cấp độ quản lýchất lượng, các mô hình quản lý chất lượng đào tạo qua các giai đoạn phát triển và tính logic của nókhi áp dụng vào trường đại học cũng như mức độ hợp lý, logic khi áp dụng trong quản lý chấtlượng đào tạo đại học ở Việt Nam hiện nay nói chung và ở các trường ĐHTT tại TP HCM nóiriêng
7.1.4 Tiếp cận thực tiễn
Luận án tiếp cận theo quan điểm thực tiễn các trường ĐHTT để nghiên cứu về quản lý chấtlượng đào tạo và đề xuất các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM tại trườngĐHTT Để đưa ra được hệ thống các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo phù hợp với các trường
Trang 5ĐHTT cần căn cứ vào kết quả nghiên cứu thực trạng ở các trường ĐHTT, lấy cơ sở thực tiễn làmtiền đề cho việc đề xuất hệ thống quản lý chất lượng đào tạo và các biện pháp triển khai hệ thống.
7.1.5 Tiếp cận quan điểm TQM
Quản lý chất lượng đào tạo quan điểm TQM là đảm bảo và từng bước nâng cao chất lượngđào tạo, thỏa mãn các nhu cầu nhân lực, hướng tới khách hàng, đề cao vai trò lãnh đạo, huy độngtất cả mọi người tham gia, chú trọng quá trình, tư duy hệ thống, cải tiến liên tục của người học Cácnghiên cứu trong luận án này đều dựa vào các quan điểm chủ đạo này để nghiên cứu lý luận vàđánh giá thực trạng về quản lý chất lượng đào tạo trường ĐHTT và áp dụng các quan điểm này đểxây dựng hệ thống biện pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động quản lý chất lượng đàotạo tại các trường ĐHTT ở TP HCM
7.2 Phương pháp nghiên cứu
7.2.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Sử dụng các phương pháp: phân tích - tổng hợp, khái quát hoá và hệ thống hóa, so sánh, đốichiếu, mô hình hóa, phân tích, so sánh, khái quát hóa và tổng hợp các công trình nghiên cứu, các chủtrương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của ngành giáo dục, của các cấp quản lý, các tài liệu, giáotrình tham khảo và thông tin chính thức trên hệ thống Internet của các trường ĐHTT và số liệu thống
kê chính thức của Bộ GD&ĐT, Tổng cục thống kê để thực hiện đề tài để làm rõ các khái niệm cơbản, các luận điểm về đào tạo, quản lý đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo đại học theo TQM tạitrên cơ sở đó hình thành cơ sở lý luận của luận án
7.2.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
7.2.2.1 Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi
Khảo sát, đánh giá khách quan về thực trạng quản lý chất lượng đào tạo tại các trườngĐHTT tại TP HCM; tính cần thiết và khả thi của hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạotheo quan điểm TQM ở các trường ĐHTT; đánh giá kết quả thực nghiệm một số biện pháp quản lýchất lượng đào tạo theo TQM ở trường ĐH Nguyễn Tất Thành
7.2.2.2 Phương pháp nghiên cứu điển hình
Lựa chọn và tìm hiểu sâu về thực trạng các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở 04trường ĐHTT tại TP HCM gồm các Trường Đại học Hoa Sen; Trường Đại học Nguyễn Tất Thành;Trường Đại học Dân lập Ngoại Ngữ và Tin học TP HCM và Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM(HUTECH) So sánh và đánh giá thực trạng và các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở cáctrường được chọn nghiên cứu điển hình
7.2.2.3 Phương pháp thực nghiệm
Luận án đã sử dụng phương pháp thực nghiệm để chứng minh rằng các biện pháp được xâydựng là cần thiết và khả thi, phù hợp với cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý chất lượng đào tạo ởcác trường ĐHTT tại TP.HCM Ngoài ra, thông qua thực nghiệm để làm sáng tỏ giả thuyết khoahọc của luận án là nếu xây dựng và thực hiện được các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo theoquan điểm TQM tại các ĐHTT tại TP HCM thì sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động quản lýchất lượng đào tạo trường ĐHTT tại TP.HCM, qua đó góp phần đảm bảo và từng bước nâng caochất lượng đào tạo đại học ở các trường ĐHTT tại TP HCM, đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội vàyêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục đại học
Trang 67.2.2.4 Phương pháp thống kê toán học
Luận án xử lý số liệu bằng excel (các bảng biểu, biểu đồ), kỹ thuật thống kê toán học đểthống kê, phân tích số liệu trong các bảng hỏi, và các số liệu, thông tin thu thập và biểu đồ tiêu biểucần thiết cho việc khảo sát và lý giải kết quả nghiên cứu
8 Các luận điểm bảo vệ, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
8.1 Các luận điểm bảo vệ
1 Quản lý chất lượng tổng thể (TQM) là cách tiếp cận hiện đại và là cơ sở lý luận chủ đạo
để xây dựng khung lý thuyết về quản lý chất lượng đào tạo ở các trường đại học tư thục.
2 Công tác quản lý chất lượng đào tạo ở các trường đại học tư thục tại TP HCM có những
hạn chế và bất cập Trong đó, một trong những nguyên nhân chính là do các trường đại học tư thụcchưa xây dựng và triển khai được hệ thống quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm quản lý chấtlượng tổng thể
3 Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo ở các trường đại học tư thục tại TP HCM theoquan điểm quản lý chất lượng tổng thể được xây dựng trong luận án có cơ sở khoa học, thực tiễn và
có tính cần thiết và khả thi cao
8.2 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
8.2.1 Ý nghĩa khoa học
Các kết quả nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng đào tạo ở trường ĐH theo quanđiểm quản lý chất lượng tổng thể góp phần khẳng định quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểmTQM ở trường ĐH nói chung và trường ĐHTT nói riêng đã và đang là xu hướng phát triển mới về
lý luận quản lý chất lượng đào tạo Việc nghiên cứu, vận dụng và xây dựng hệ thống biện pháp và
mô hình quản lý chất lượng đào tạo ở trường ĐH theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể nhằmđảm bảo và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học nói chung và các trườngđại học tư thục nói riêng
8.2.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả khảo sát, đánh giá thực trạng đã làm rõ công tác quản lý chất lượng đào tại cáctrường ĐHTT ở TP HCM có nhiều ưu điểm nhưng còn có nhiều hạn chế và bất cập do nhiềunguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chính là các trường ĐHTT chưa quan tâm xây dựng và triểnkhai hệ thống quản lý chất lượng đào tạo (QMS) bên trong nhà trường Vì vậy, để từng bước vàđảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, các trường ĐHTT cần xây dựng và triển khai hệ thống quản
lý chất lượng (QMS) bên trong nhà trường theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể (TQM)
Kết quả nghiên cứu xây dựng hệ thống biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các trườngĐHTT ở TP HCM theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể góp phần giúp các trường ĐHTTtừng bước triển khai và đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu kiểm định chấtlượng đào tạo đại học nói chung và các trường ĐHTT nói riêng
9 Cấu trúc của luận án
Trang 7Chương 3: Các biện pháp quản lý chất lượng đào tạo tại các trường đại học tư thục ở TP HCMtheo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể
Kết luận và kiến nghị
Công trình nghiên cứu khoa học
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THEO QUAN ĐIỂM QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TỔNG THỂ
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài
Vào những năm 50 của thế kỷ XX, QLCL trong sản xuất – kinh doanh rất được quan tâmvới nhiều nhà nghiên cứu như Shewhart, Edward Deming, Crosby v.v xuất phát từ ý tưởng đầutiên của các tác giả như Eli Whitney, Winslow Taylor, Karl Friedrich Bens về QLCL từng côngđoạn của sản phẩm
Trong hai thập niên cuối của thế kỷ XX, có rất nhiều cách nhìn mới về quản lý và kiểm soátchất lượng xuất hiện như: ISO, QFD, Kaizen, Zero Defect Program, Six sigma, PDCA, Qualitycircle, TQM…Trong đó, TQM luôn luôn được các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý quan tâm
và được xem là một cách thức, phương pháp quản lý hiệu quả nhất Hiện nay, một số nước đã ápdụng thành công mô hình TQM trong sản xuất, kinh doanh và trong giáo dục, đặc biệt là giáo dụcĐại học
Vào những năm cuối của thế kỷ XX, nhiều tác giả như E Stalls (1993) đã viết về quản lýchất lượng tổng thể (TQM) trong giáo dục; Harvey và Green (1993) viết về các khía cạnh thể hiệncủa chất lượng giáo dục như sự xuất sắc, hoàn hảo, sự phù hợp và thể hiện giá trị; E.Stanley và W.Patrick (1998) viết về Bảo đảm Chất lượng trong giáo dục Đại học ở Hoa Kỳ và Anh Quốc; Austin(1985) viết về lý thuyết giá trị gia tăng trong giáo dục và các nghiên cứu về ứng dụng TQM tronggiáo dục của J.M Juran, Trong đó, giai đoạn cải tiến liên tục còn được gọi là quản lý chất lượngtổng thể (TQM) được coi là mức độ cao nhất của QLCL
1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước
Trong thời gian vừa qua, đã có một số công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo của một sốtác giả trong nước đã nghiên cứu về chất lượng, quản lý chất lượng giáo dục và các mô hình QLCLvận dụng trong GDĐH như Nguyễn Đức Chính, Trần Khánh Đức, Phạm Thành Nghị, NguyễnĐức Trí; Trần Kiểm; Nguyễn Lộc và một số luận án Tiến sĩ về quản lý chất lượng giáo dục ở một
số trường đại học công lập
Các kết quả nghiên cứu của các Luận án trên chủ yếu là vận dụng các quan điểm, mô hìnhquản lý chất lượng theo ISO hoặc TQM trong quản lý chất lượng dạy học hoặc đào tạo ở một cơ sởđào tạo Đại học công lập cụ thể Tuy nhiên, tác giả nhận thấy chưa có công trình, luận án nào đi sâuvào nghiên cứu quản lý chất lượng đào tạo tại các trường ĐHTT ở TP Hồ Chí Minh theo quan điểmquản lý chất lượng tổng thể (TQM)
Trang 81.1.3 Các giai đoạn phát triển quản lý chất lượng đào tạo đại học Việt Nam
- Đảm bảo chất lượng qua tuyển chọn chất lượng đầu vào
- Đảm bảo chất lượng qua các nguồn lực
- Đảm bảo chất lượng qua đáp ứng tiêu chuẩn
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Chất lượng, đào tạo, chất lượng đào tạo đại học
Các nhóm quan niệm về chất lượng:
Nhóm thứ nhất: Chất lượng là sự vượt trội
Nhóm thứ hai: Chất lượng là sự hoàn hảo nhất quán
Nhóm thứ ba: Chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu
Nhóm thứ tư: Chất lượng đo bằng tính đáng giá đồng tiền
Nhóm thứ năm: Chất lượng là giá trị chuyển đổi
Tuy có nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng, trong luận án này tác giả cho rằng: “Chấtlượng là sự đáp ứng mục tiêu” là phù hợp nhất trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo Luận án lấy quanniệm này làm cơ sở để triển khai các nội dung nghiên cứu
1.2.2 Quản lý và quản lý đào tạo đại học
Trong luận án, khái niệm quản lý được hiểu: Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh
đạo và kiểm tra công việc của các thành viên thuộc một hệ thống/đơn vị và việc sử dụng các nguồnlực phù hợp để đạt được các mục đích đã định
Quản lý đào tạo đại học là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đếntoàn bộ quá trình đào tạo nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực, các thời cơ của tổ chức đểđạt được mục tiêu đào tạo đã đặt ra trong các điều kiện và môi trường bên trong và ngoài nhàtrường
1.2.3 Quản lý chất lượng và quản lý chất lượng đào tạo tổng thể
Tiêu chuẩn Việt Nam về chất lượng "TCVN-5814-94" (tiếp thu hệ tiêu chuẩn Quốc tếISO.9000) cho rằng “Quản lý chất lượng là tập hợp những hoạt động của chức năng quản lý chung,xác định chính sách chất lượng, mục đích, trách nhiệm và thực hiện chúng thông qua các biện phápnhư lập kế hoạch chất lượng, điều khiển và kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiếnchất lượng trong khuôn khổ hệ chất lượng” Luận án lấy định nghĩa trên là cơ sở cho các nghiêncứu các nội dung của luận án
Trong quản lý chất lượng có 3 cấp độ chính: kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng vàquản lý chất lượng tổng thể (TQM)
1.3 Các mô hình quản lý chất lượng đào tạo
Trang 91.3.6.1 Quan niệm chung về mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM)
Quản lý chất lượng tổng thể là cách quản lý một tổ chức tập trung vào chất lượng, dựa vào
sự tham gia của tất cả các thành viên của nó, nhằm đạt được sự thành công lâu dài nhờ việc thỏamãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức và cho xã hội
Quan niệm về TQM rất đa dạng và được thể hiện ở nhiều cấp độ từ triết lý đến hệ thống,quá trình, phương pháp, công cụ quản lý chất lượng trong đó nhấn mạnh các đặc trưng về quản lýquá trình tổng thể, hướng vào khách hàng, huy động mọi sự tham gia và nỗ lực của các thành viêntrong tổ chức, cải tiến liên tục và hình thành văn hóa chất lượng TQM cũng đặt ra yêu cầu ở cáccấp độ kiểm soát, duy trì, đảm bảo và nâng cao chất lượng theo các chuẩn mực chất lượng
Trong khuôn khổ luận án, tác giả xem quản lý chất lượng đào tạo quan điểm quản lý chất
- Là “làm tốt ngay từ đầu”, ngăn ngừa rủi ro, tránh sai sót ngay từ khâu đầu tiên của quátrình làm ra sản phẩm hoặc dịch vụ Do đó, triết lý của TQM là “liên tục cải tiến” Điều này đòi hỏimọi thành viên cam kết luôn luôn nâng cao CL, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài và là vănhóa trong tổ chức;
- TQM đòi hỏi sự thay đổi văn hóa của tổ chức được hiểu là thay đổi tác phong, quan hệ,phương pháp làm việc, quản lý kể cả việc xây dựng và phát triển truyền thống, uy tín của tổ chức
- Quản lý chất lượng một cách toàn diện từ đầu vào, quá trình, đầu ra nhằm đáp ứng nhu cầukhách hàng và cải tiến liên tục…
- Cung cấp một hệ thống quản lý toàn diện và ưu tiên mọi khía cạnh liên quan đến chấtlượng Không áp đặt các quy trình, chuẩn mực quản lý cứng nhắc như ISO
- Thống nhất được sự nỗ lực của tất cả cán bộ, lôi kéo sự tham gia của mọi thành viên vàocác hoạt động cải tiến, nâng cao chất lượng một cách đồng bộ tạo ra một hệ thống hoạt động nhịpnhàng Chú trọng văn hóa chất lượng
- Cải thiện uy tín, khắc phục lỗi và các vấn đề được phát hiện và sắp xếp nhanh hơn, nângcao tinh thần của nhân viên thúc đẩy thêm trách nhiệm làm việc phải theo nhóm và sự tham gia vàocác quyết định của TQM
Trang 101.3.6.2 Các quy tắc nền tảng trong mô hình TQM
1.3.6.3 Các nguyên tắc quản lý trong mô hình TQM
1.4 Mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể
1.4.1 Đặc điểm mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM
Mô hình QLCLĐT theo quan điểm TQM được xây dựng trên nền hệ thống đảm bảo chấtlượng (QA) và định hướng tới các yêu cầu theo quan điểm TQM về đáp ứng khách hàng, liên tụccải tiến; huy động sự tham gia của mọi người và chú trọng hình thành văn hóa chất lượng, văn hóa
tổ chức
1.4.2 Mô hình quản lý chất lượng đào tạo đại học theo quan điểm TQM
Dựa vào đặc điểm mô hình TQM, tác giả đề xuất mô hình quản lý chất lượng đào tạo theoquan điểm TQM là một mô hình quản lý chất lượng mới, liên quan đến nhiều cấp, nhiều bộ phận cóchức năng khác nhau nhưng đòi hỏi một sự hợp tác đồng bộ trong trường ĐH Sơ đồ mô hình quản
lý chất lượng đào tạo ở trường đại học theo quan điểm TQM như sau:
Ghi chú: QL: Quản lý; HD: Hành động
Hình 1.13 Mô hình quản lý chất lượng đào tạo đại học theo quan điểm TQM
1.4.3 Nguyên tắc triển khai mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM ở trường đại học
1.4.4 Tác dụng của việc triển khai áp dụng mô hình quản lý chất lượng đào tạo theo quan điểm TQM ở trường đại học
Các quy trình, chuẩn mực QLCL ĐT Theo ISO và AUN&QA
QL ĐẦU VÀO QL QUÁ TRÌNH QL ĐẦU RA
SỨ MẠNG, TẦM NHÌN VÀ HỆ GIÁ TRỊ CỦA NHÀ TRƯỜNG
NHU CẦU
XÃ HỘI/
Khách hàng
CÁC QUAN ĐIỂM TQM
HĐ điều chỉnh + HĐ phát huy + HĐ uốn nắn + HĐ xử lý ( A) Hoạch định &
Thiết kế ( P)
Tổ chức & Thực
hiện (D) Kiểm tra & Đánh giá ( C)
MÔI TRƯỜNG VĂN HOÁ CHẤT LƯỢNG
Chuẩn đầu ra và chương trình ĐT
Văn hoá , sự cam kết, kế hoạch chất lượng Giao tiếp
và thông tin
Trang 11Tiểu kết chương 1
Chương 1 của Luận án đã trình bày tổng quan những tư tưởng, quan điểm về chất lượng vàquản lý chất lượng đã được nghiên cứu, áp dụng trong sản xuất - kinh doanh và ứng dụng trongquản lý chất lượng giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng với quan điểm giáo dục là mộtloại hình dịch vụ cơ bản của xã hội Khung lý thuyết của luận án đã được hình thành trên cơ sở hệthống các khái niệm cơ bản về chất lượng; đào tạo, quản lý và quản lý chất lượng; quản lý chấtlượng đào tạo và các cấp độ quản lý chất lượng Kết quả phân tích cấu trúc và nội dung các môhình quản lý chất lượng phổ biến như mô hình ISO 9001 2008; Mô hình SEAMEO; mô hìnhEFQM; mô hình AUN&QA cho thấy phần lớn các mô hình này điều đã tiếp cận các quan điểmquản lý quá trình theo TQM ở các mức độ khác nhau và đều có khả năng vận dụng trong quản lýchất lượng đào tạo đại học Các công trình nghiên cứu về quản lý và bảo đảm chất lượng giáo dụcđại học trong và ngoài nước khẳng định việc nghiên cứu và áp dụng các quan điểm quản lý chấtlượng tổng thể TQM là phù hợp với xu hướng phát triển của công tác quản lý chất lượng đào tạođại học hiện nay
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu lý luận cơ bản về quản lý chất lượng đào tạo nói chung
và quản lý chất lượng đào tạo đại học nói riêng, tác giả luận án đề xuất mô hình quản lý chất lượngđào tạo theo quan điểm quản lý chất lượng tổng thể TQM với các thành tố chủ yếu sau:
- Quản lý Đầu vào là quản lý tuyển sinh, mục tiêu, chương trình đào tạo, các nguồn lực cho đàotạo bao gồm giảng viên, sinh viên, cơ sở vật chất, tài chính và thực hiện các quy chế, quy địnhcủa trường;
- Quản lý Quá trình là quản lý hoạt động dạy và học, hoạt động nghiên cứu khoa học và hoạtđộng QLĐT;
- Quản lý Đầu ra là phẩm chất đạo đức, kỹ năng, kỹ xảo và đáp ứng nhu cầu thị trường lao độngcủa người học, trưởng thành của đội ngũ giảng viên, cán bộ QL; uy tín và thương hiệu của nhàtrường
Quy trình này sẽ được thực hiện dựa trên các chuẩn mực của đảm bảo chất lượng, sứ mạng,tầm nhìn, hệ giá trị của từng trường ĐHTT và theo quy tắc 5S; triết lý 3C của quản lý chất lượngđào tạo theo quan điểm TQM gồm Commitment (Cam kết chất lượng), Culture (văn hóa chấtlượng) và Communication (thông tin chất lượng đào tạo) với định hướng lấy khách hàng làm trọngtâm và chất lượng đào tạo phải phù hợp và đáp ứng nhu cầu xã hội
Mô hình trên là cơ sở lý luận để triển khai các nội dung nghiên cứu tiếp theo ở chương 2 và
3 của luận án
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƯ THỤC Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1 Tổng quan về hệ thống chính sách và đặc điểm các trường đại học tư thục tại Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển các chính sách đối với các trường đại học tư thục
Từ năm 1987 Việt Nam từ bỏ mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp, chấp nhận
mô hình “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, các thành phần kinh tế ngoài quốc
Trang 12doanh được công nhận, đó là cơ sở để phát triển hệ thống GDĐH ngoài công lập Năm 1993, quychế đầu tiên về trường ĐHTT đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành Tuy quy chế này vẫn tồn tại,không bị hủy bỏ, nhưng do nhiều lý do khách quan và chủ quan, quy chế này đã không được đưavào cuộc sống Năm 1994, Bộ GD-ĐT ban hành Quy chế tạm thời về trường ĐH dân lập và Quychế tạm thời trường đại học bán công, và đến năm 2000 thì có Quy chế chính thức Tuy nhiên, cácvăn bản này chỉ thể hiện một số quan điểm dè dặt đối với sở hữu tư nhân và phân chia lợi nhuận.Nhìn chung, mô hình bán công và dân lập dựa trên nền tảng sở hữu tập thể và có nhiều yếu tố philợi nhuận, vì nhà nước quy định phần chênh lệch thu chi phải dành cho quỹ dự trữ bắt buộc, đầu tư
cơ sở vật chất; trả lãi và hoàn trả vốn góp, vốn vay
Bước ngoặt đối với GDĐH ngoài công lập là Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 2/8/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục Theo cácvăn bản này, hai loại hình trường đại học bán công và dân lập bị xoá bỏ, chỉ còn một loại hình
trường ĐHTT duy nhất là trường đại học tư thục Năm 2005, Quy chế tổ chức và hoạt động
của trường ĐHTT được ban hành theo Quyết định 14/2005/QĐ-TTg ngày17/01/2005 Với quy chế này, các khái niệm “góp vốn”, “phần vốn góp”, “vốn điều lệ”, “vốn cóquyền biểu quyết”, “Thành viên sáng lập’’, “Đại hội đồng cổ đông”, “Hội đồng quản trị” vốn lànhững khái niệm gắn liền với doanh nghiệp, lần đầu tiên được sử dụng cho lĩnh vực giáo dục đàotạo (Điều 3) [13] Điều này thể hiện rất rõ quan điểm xem trường tư thục là một doanh nghiệp vì lợinhuận Toàn bộ tài sản của trường thuộc sở hữu của các nhà đầu tư (Điều 35) Thu nhập còn lại saukhi thực hiện nghĩa vụ và trích lập quĩ, được phân chia cho các thành viên góp vốn theo tỷ lệ vốngóp (Điều 36) Cổ đông có quyền chuyển nhượng và rút vốn Trong trường hợp nhà trường bịgiải thể, việc xử lý về tài chính, tài sản được áp dụng theo quy định của pháp luật về giải thể doanhnghiệp [6]
2.1.2 Một số đặc điểm của trường ĐHTT
2.1.2.1 Định nghĩa đại học tư thục
Cơ sở giáo dục tư thục do tổ chức xã hội, xã hội – nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cánhân thành lập khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép Nguồn đầu tư xây dựng cơ sởvật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động của cơ sở giáo dục tư thục là nguồn vốn ngoài ngân sáchnhà nước
Theo Luật Giáo dục đại học 2013-Điều 3 quy định “ Cơ sở giáo dục đại học tư thục là cơ sởgiáo dục đại học mà phần lợi nhuận tích lũy hằng năm là tài sản chung không chia, để tái đầu tưphát triển cơ sở giáo dục đại học; các cổ đông hoặc các thành viên góp vốn không hưởng lợi tứchoặc hưởng lợi tức hằng năm không vượt quá lãi suất trái phiếu Chính phủ.” Cũng theo Luật nàyĐiều 7 mục 2b nêu rõ “Cơ sở giáo dục ĐHTT thuộc sở hữu của tổ chức xã hội, tổ chức xã hội -nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân, do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp,
tổ chức kinh tế tư nhân hoặc cá nhân đầu tư, xây dựng cơ sở vật chất” [47]
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức trường ĐHTT
Cơ cấu hệ thống quản lý chất lượng của các trường ĐHTT khác với các trường công lập ởchỗ các trường ĐHTT chịu sự quản lý, chỉ đạo chung của Hội đồng quản trị và sự điều hành trựctiếp của Hiệu trưởng nhà trường và không được nhà nước rót vốn hoạt động
Trang 13a) Hội đồng quản trị nhà trường: Chịu trách nhiệm xem xét và thông qua chính sách, chiếnlược phát triển nhà trường nói chung và đảm bảo chất lượng đào tạo nói riêng Đảm bảo cácnguồn lực về tài chính, nhân sự và cơ sở vật chất cho công tác này Trường đại học tư thụcđược tự chủ về tài chính và được chủ động dành nguồn đầu tư tài chính cần thiết cho hoạtđộng đảm bảo chất lượng.
b) Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm xây dựng, tổ chức và chỉ đạo triểnkhai các kế hoạch chất lượng; hình thành bộ máy giúp việc Hiệu trưởng để tư vấn, đôn đốccông tác đảm bảo chất lượng của nhà trường Xây dựng cơ chế và ban hành các văn bảnpháp quy về đảm bảo chất lượng trong nhà trường Phê duyệt các báo cáo tự đánh giá củanhà trường
c) TT đảm bảo chất lượng: Là đơn vị chuyên môn giúp Hiệu trưởng chỉ đạo, tư vấn, đôn đốccông tác đảm bảo chất lượng của nhà trường Phối hợp với các đơn vị liên quan trong xâydựng các chuẩn mực, quy trình, phương pháp, công cụ và các hướng dẫn đảm bảo chấtlượng (đầu vào - quá trình - đầu ra) Thu thập và xứ lý các thông tin phản hồi về chất lượngđào tạo từ phụ huynh, sinh viên và người sử dụng lao động (Doanh nghiệp, cơ quan)
d) Phòng/Ban chuyên môn-nghiêp vụ : Tùy theo chức năng, nhiệm vụ của mình mà triển khaithực hiện các hoạt động quản lý, đảm bảo chất lượng đào tạo ( chất lượng tuyển sinh; pháttriển chương trình đào tạo và đội ngũ giảng viên; đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị dạyhọc )
e) Các Khoa/TT chuyên môn: Chịu trách nhiệm đảm bảo chất lượng trong tổ chức triển khaicác hoạt động đào tạo và chuyên môn của đơn vị được giao; phối hợp với TT đảm bảo chấtlượng của Trường trong công tác đánh giá thường xuyên và định kỳ về hoạt động đảm bảochất lượng
2.1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng quản trị trong đại học tư thục
Theo Luật giáo dục đại học - Điều 17 quy định Hội đồng quản trị phải thực hiện các nhiệm
vụ sau:
1 Hội đồng quản trị được thành lập ở trường cao đẳng, trường ĐHTT
2 Hội đồng quản trị là tổ chức đại diện duy nhất cho chủ sở hữu của trường ĐHTT
Hội đồng quản trị có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện các nghị quyết của đại hội đồng cổ đông;
b) Quyết nghị chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển và quy chế về tổ chức và hoạt độngcủa nhà trường;
c) Quyết nghị phương hướng hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế, bảođảm chất lượng giáo dục;
d) Quyết nghị những vấn đề về tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và phương hướng đầu tưphát triển của nhà trường;
e) Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng quản trị, việc thực hiện quy chế dânchủ trong các hoạt động của nhà trường