1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

162 1,3K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 162
Dung lượng 1,23 MB

Nội dung

Đánh giá chân thực về hoạt động đầu tư CNTT tại NHPT trong giai đoạn vừa quacó thể nhận thấy rằng hầu như các dự án đầu tư ứng dụng CNTT đều chậm tiến độ, rấtkhó khăn tron

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

VIỆN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGUYỄN THỊ LAN ANH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Hà Nội - 2013

Trang 2

NGUYỄN THỊ LAN ANH

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

Ngành: Công nghệ thông tin

Chuyên ngành: Quản lý hệ thống thông tin

Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Chức danh khoa học và Họ tên

Hà Nội - 2013

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các số liệu, kết luận được đưa ra trong luận văn là trung thực,có nguồn gốc rõ ràng

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 4

lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ TS Lê Quang Minhngười đã luôn quan tâm, trách nhiệm và nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên tácgiả trong quá trình thực hiện nghiên cứu của mình Tác giả xin gửi lời cảm ơn chânthành tới TS Lê Quang Minh.

Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Viện Cộng nghệ thông tin– Đại học Quốc Gia Hà Nội, các bạn đồng nghiệp, lãnh đạo và cán bộ nhân viên Ngânhàng phát triển Việt Nam và các bạn lớp Cao học CIO2 đã giúp đỡ tác giả trong suốtthời gian học tập và nghiên cứu luận văn của mình

Để đạt được những kết quả nghiên cứu tốt hơn trong tương lai, tác giả rất mongtiếp tục nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ của các nhà chuyên môn, của các thầy côtrong Viện Công nghệ thông tin – Đại học Quốc Gia Hà Nội về phương pháp luận,cách thức tiếp cận khoa học và hợp lý

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Lan Anh

Trang 5

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ QUẢN LÝ ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CNTT TẠI NGÂN HÀNG PTVN 4

1.1 Tổng quan ngân hàng PTVN 4

1.1.1 Sơ lược về Ngân hàng Phát triển Việt Nam 4

1.1.2 Lịch sử hình thành, phát triển Ngân hàng phát triển Việt Nam 4

1.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ 5

1.2 Hiện trạng ứng dụng và phát triển CNTT tại Ngân hàng PTVN 8

1.2.1 Hiện trạng các ứng dụng CNTT 8

1.2.2 Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT 9

1.2.3 Công tác đào tạo CNTT 10

1.3 Hiện trạng hệ thống quản lý, đầu tư CNTT tại NHPT 11

1.3.1 Quy chế, quy trình, quy định quản lý, đầu tư ứng dụng CNTT 11

1.3.2 Quy trình đầu tư, triển khai một dự án CNTT hiện nay tại NHPT 12

1.4 Đánh giá tổng thể 14

1.4.1 Kết quả đạt được 14

1.4.2 Những tồn tại 15

CHƯƠNG II QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CNTT SỬ DỤNG NGUỒN VỐN NSNN 16

2.1 Vốn nhà nước và hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT 16

2.1.1 Ngân sách nhà nước 16

2.1.2 Vốn ngân sách nhà nước 18

2.1.3 Sơ đồ hệ thống hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT tương ứng với nguồn vốn ngân sách nhà nước 23

2.2 Những khái niệm chung về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT 24

2.2.1 Khái niệm về quản lý 24

2.2.2 Khái niệm về đầu tư 25

2.2.3 Khái niệm về Công nghệ thông tin - ứng dụng CNTT 25

2.3 Quy trình quản lý đầu tư ứng dụng CNTT 26

2.3.1 Đánh giá hoạt động quản lý đầu tư ứng dụng CNTT trước khi nghị định 102/2009/NĐ-CP có hiệu lực: 26

2.3.2 Quy trình quản lý đầu tư ứng dụng CNTT 29

2.3.3 Đánh giá hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT sau khi nghị định 102/2009/ NĐ-CP có hiệu lực: 38

2.4 Văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT .41 2.4.1 Khái niệm 41

2.4.2 Các loại văn bản quy phạm pháp luật 41

2.4.3 Nguyên tắc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật 42

2.4.4 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 43

CHƯƠNG III QUY TRÌNH QUẢN LÝ, ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CNTT TẠI NHPT 44

3.1 Các điều kiện tiền đề khi xây dựng quy trình Quản lý, đầu tư ứng dụng CNTT tại NHPT 44

3.1.1 Phát triển và thành lập đơn vị chuyên về quản lý, đầu tư ứng dụng CNTT ……… 44

Trang 6

3.2 Quy trình đầu tư tại Ngân hàng phát triển 45

KẾT LUẬN 76

TÀI LIỆU THAM KHẢO 78

PHỤ LỤC 79

Trang 7

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

1 NHPT Ngân hàng Phát triển Việt Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 So sánh chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên 17

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Hình 1.1 Sơ đồ tổ chức tại NHPT 6

Hình 1.2 Mô hình tổ chức Bộ máy quản lý Công nghệ thông tin NHPT 9

Hình 1.3 Quy trình đầu tư, triển khai dự án CNTT tại NHPT 13

Hình 2.1 Hoạt động ứng dụng CNTT và nguồn vốn NSNN 23

Hình 2.2: Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý 24

Hình 2.3 Quy trình đầu tư ứng dụng CNTT theo nghị định 102/2009/NĐ-CP 37

Trang 8

1 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài

Từ cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 với sự phát triển mạnh mẽ của ngành côngnghiệp công nghệ thông tin (Information Technology Industry), hệ thống thông tin(Information System) của các tổ chức đã được xây dựng, hoạt động có hiệu quả, khoahọc gấp nhiều lần so với các giai đoạn lịch sử trước đây Trong thời kỳ này, hệ thốngcông nghệ thông tin là một thành phần không thể thiếu của bất cứ một tổ chức nào, đặcbiệt là các tổ chức tín dụng ngân hàng

Trong phạm vi các tổ chức tín dụng ngân hàng, CNTT là một trong 4 trụ cộtcủa chiến lược phát triển tổng thể ngành ngân hàng CNTT hiện được xếp ngang hàngvới kế hoạch cải cách thể chế, phát triển nguồn lực… Công nghệ chính là hạ tầng để

các ngân hàng đổi mới dịch vụ, gia tăng tiện ích, mở rộng phạm vi hoạt động Trong bối cảnh nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt hiện nay và xu hướng hội nhập quốc tế phát triển mạnh thì sự thua kém về công nghệ dẫn đến thua kém về cạnh tranh là điều tất yếu xảy ra Vì vậy sức ép tăng cường đầu tư và phát triển CNTT đang

ngày càng lớn và cấp bách khiến các tổ chức tín dụng ngân hàng ở Việt Nam khôngthể bỏ qua Các tổ chức tín dụng ngân hàng ở Việt Nam cũng nhận thức sâu sắc rằng

để có thể tăng khả năng cạnh tranh, quản trị tốt rủi ro, đảm bảo phát triển bền vững,nâng tầm khu vực và quốc tế, con đường phát triển CNTT là con đường tất yếu, vàNgân hàng Phát triển Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ

Với đặc thù tuổi đời còn non trẻ (thành lập từ tháng 7/2006), hệ thống CNTT củaNHPT chưa thực sự đi theo mô thức của một hệ thống ngân hàng chuyên nghiệp,việcđầu tư cho hệ thống CNTT cũng chưa thực sự đáng kể Với NHPT trong ngắn và trunghạn, sức ép đầu tư phát triển CNTT không chỉ để trở thành chuyên nghiệp hiện đại,tăng cường tự chủ, quản trị tốt rủi ro mà còn để sánh ngang các tổ chức tín dụng ngânhàng hàng đầu của Việt Nam Tuy chặng đường phía trước đầy khó khăn nhưng đặcthù của công nghệ đã chứng minh những bước bứt phá ngoạn mục của các quốc gia, tổchức “đi sau về trước” (như Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc ); khẩu ngữ “đi tắt đónđầu” không chỉ là là câu nói suông Vì vậy sự đầu tư phát triển CNTT của NHPTkhông chỉ là yêu cầu tất yếu, sức ép khách quan mà còn là một trong những sự đầu tưkhôn ngoan và nhanh chóng, hiệu quả nhất

Đánh giá chân thực về hoạt động đầu tư CNTT tại NHPT trong giai đoạn vừa quacó thể nhận thấy rằng hầu như các dự án đầu tư ứng dụng CNTT đều chậm tiến độ, rấtkhó khăn trong công việc tổ chức thực hiện chủ yếu do vướng mắc trong quy trình, thủtục đầu tư Một vấn đề đặt ra đó là việc áp dụng, vận dụng các cơ chế, chính sách củaNhà nước vào trong đơn vị như thế nào, cụ thể: trình tự phê duyệt dự án đầu tư và hồ

sơ dự án CNTT; trình tự tiến hành thẩm định thiết kế cơ sở và hồ sơ thẩm định; cácbước thực hiện quản lý và tổ chức thực hiện dự án Công nghệ thông tin ra sao? đang

Trang 9

thống công nghệ thông tin hiện đại do đó cần phải tăng cường đầu tư các ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả hoạt động trở thành ngân hàng chuyên nghiệp hiện đại.

Nhận thức được vấn đề trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “ Nghiên cứu xây dựng

quy trình quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

a Mục tiêu chung:

Tìm hiểu cơ chế, chính sách của Nhà nước và Ngân hàng Phát triển Việt Nam

(NHPT) từ đó xây dựng quy trình đầu tư áp dụng cụ thể vào NHPT để góp phần loại

bỏ các tồn tại, vướng mắc hiện có giúp việc đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin(CNTT) tại NHPT hiệu quả nâng cao sức cạnh tranh của NHPT

b Mục tiêu cụ thể:

- Tìm hiểu các văn bản pháp quy của Nhà nước về đầu tư ứng dụng CNTT và hệthống văn bản, quy trình, quy định nội bộ NHPT từ đó xây dựng một hệ thốngvăn bản, quy trình, quy định về đầu tư ứng dụng CNTT tại NHPT tuân thủ theocác quy định hiện hành của Nhà nước và NHPT;

- Xây dựng quy trình đầu tư ứng dụng CNTT loại bỏ các tồn tại, vướng mắctrong quy trình đầu tư hiện tại, tăng cường hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT tạiNHPT

3 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: Các văn bản pháp quy liên quan đến quy trình thủ tụcđầu tư ứng dụng CNTT do Nhà nước quy định; các văn bản, quy trình thủ tụcđầu tư ứng dụng CNTT hiện tại của NHPT

- Phạm vi nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu để áp dụng cho đầu tư ứng dụngCNTT tại NHPT

4 Phương pháp nghiên cứu:

Để có thể phân tích khách quan và khoa học, đưa ra được những quy trình hợp

lý và đúng đắn, các phương pháp được sử dụng:

- Thu thập, nghiên cứu các tài liệu, văn bản liên quan đến trình tự thủ tục đầu tưcủa Nhà nước; thu thập và nghiên cứu tìm hiểu các văn quản, quy trình nội bộ

Trang 10

nhìn chính xác nhất về hiện trạng đầu tư cũng như các vướng mắc trong quytrình thủ tục đầu tư hiện tại.

- Trao đổi và thảo luận: trực tiếp trao đổi những đơn vị tham gia thực hiện vàoquy trình đầu tư ứng dụng CNTT tại NHPT, tham khảo các đơn vị ngoài hệthống NHPT có cơ cấu tổ chức, hoạt động tương tự như NHPT để học hỏi kinhnghiệm và rút ra bài học

- Phân tích và tổng hợp: từ những tài liệu thu thập được, tiến hành phân tích vàtổng hợp các nguồn thông tin đó để xây dựng hệ thống văn bản, quy trình, quyđịnh về đầu tư ứng dụng CNTT phù hợp

5 Kết quả của đề tài

Một quy trình đầu tư xây dựng cụ thể, chi tiết và rõ ràng sẽ là các cải tiến, thayđổi hữu ích, tác động trực tiếp đến hiệu suất và hiệu quả làm việc của các đơn vị tạiNHPT cũng như nâng cao được hiệu quả đầu tư tại NHPT, cụ thể:

- Giảm thiểu các thủ tục hành chính qua lại giữa các đơn vị bởi tất cả các thủ tục,các bước và các mẫu văn bản quy định cần thiết phải làm như thế nào, làm rasao đều đã được cụ thể hóa rõ ràng

- Giảm thời gian khi triển khai dự án bởi vai trò cùa các đơn vị đã được ghi cụthể do đó sẽ không còn hiện tượng không xác định được trách nhiệm cũng nhưnhiệm vụ thuộc đơn vị Bên cạnh đó sự tường minh trong mọi khâu, mọi thủ tụcgiúp Lãnh đạo NHPT ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả

- Nâng cao hiệu quả đầu tư ứng dụng CNTT, tăng sức cạnh tranh của NHPT sovới các Ngân hàng trong nước và khu vực

6 Kết cấu của đề tài

Đề tài được kết cấu gồm 4 phần (chương) chính trong đó:

Phần mở đầu: giới thiệu các yêu cầu khách quan, chủ quan, cơ sở thực tiễnnghiên cứu và xây dựng đề tài

Chương I: giới thiệu tổng quan chung về NHPT, hiện trạng về CNTT và quản

lý đầu tư ứng dụng CNTT tại NHPT

Chương II: trình bày quy trình đầu tư ứng dụng CNTT chung vận dụng các quyđịnh của Nhà nước

Chương III xây dựng quy trình đầu tư ứng dụng CNTT tại NHPT

Phần kết luận: kết luận tổng thể về luận văn

Trang 11

CHƯƠNG I HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ QUẢN LÝ ĐẦU

TƯ ỨNG DỤNG CNTT TẠI NGÂN HÀNG PTVN.

1.1 Tổng quan ngân hàng PTVN

1.1.1 Sơ lược về Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tên tiếng Việt: Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tên giao dịch quốc tế: The Vietnam Development Bank

1.1.2 Lịch sử hình thành, phát triển Ngân hàng phát triển Việt Nam

Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện cơ chế quản lý kinh tế và cơ chế quản lýtín dụng đầu tư và phát triển của Nhà nước, với mục tiêu vốn cho đầu tư phát triển củaNhà nước cần được tập trung vào một đầu mối, giảm bao cấp, tăng cường hiệu quảvốn đầu tư, nâng cao tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của chủ đầu tư và tổ chức chovay Trên tinh thần đó, Quỹ Hỗ trợ phát triển Việt Nam (Quỹ HTPT) được thành lậptheo Nghị định số 50/1999/CĐ-CP ngày 8/7/1999 Sự ra đời và phát triển của hệ thốngQuỹ HTTP đã khắc phục được những khó khăn cơ bản về vốn cho đầu tư phát triển,đồng thời đã trở thành công cụ hữu ích của Chính phủ trong việc hỗ trợ phát triển cácngành, các vùng, các sản phẩm “chiến lược”, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúcđẩy xuất khẩu

Tuy nhiên, sau hơn 5 năm thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ giao, bên cạnhnhững cố gắng nỗ lực để vượt qua những thách thức trong thời kỳ đổi mới, năng lực tổchức điều hành, năng lực thẩm định, dự báo của Quỹ Hỗ trợ phát triển còn chưa theokịp sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là khả năng đánh giá hiệu quả của các dự ánđầu tư dài hạn còn hạn chế, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả đầu tư Hệ thống cơ chế chínhsách về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, các cơ chế quản lý và điều hành củaNhà nước và của bản thân Quỹ Hỗ trợ phát triển đã bộc lộ những tồn tại, vướng mắc.Chính những tồn tại, vướng mắc này đã hạn chế khả năng phát triển của Quỹ HTPT,ảnh hưởng đến an toàn trong hoạt động tài chính, ảnh hưởng đến việc hoàn thànhnhiệm vụ được giao

Xuất phát từ những hạn chế của Quỹ HTPT, kết hợp với những yêu cầu khi

Trang 12

19/5/2006 về thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam (NHPT) trên cơ sở tổ chức lạiQuỹ HTPT Theo đó, NHPT với nhiệm vụ chính là huy động vốn trung và dài hạn, tiếpnhận và quản lý các nguồn vốn của Nhà nước để thực hiện chính sách tín dụng đầu tư

và tín dụng xuất khẩu

Hệ thống Ngân hàng phát triển Việt Nam chính thức đi vào hoạt động trênphạm vi cả nước từ ngày 1/7/2006 theo Điều lệ tổ chức và hoạt động được Thủ tướngChính phủ phê duyệt tại Quyết định số 110/2006/QĐ-TTg ngày 19/5/2001 NHPTđược thành lập đánh dấu sự ra đời của một trung gian tài chính có quy mô lớn ở ViệtNam

1.1.3 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ

1.1.3.1 Cơ cấu tổ chức

NHPT được tổ chức theo hệ thống ngành dọc và thực hiện nhiệm vụ thống nhấttừ trung ương đến địa phương Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Phát triển gồm:

a Hội đồng quản lý:

b Ban Kiểm soát

c Bộ máy điều hành gồm:

- Hội sở chính đặt tại Thủ đô Hà Nội;

- Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện

Tính đến thời điểm hiện nay, toàn hệ thống NHPT có 02 Sở Giao dịch, 01 Vănphòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh, 05 Chi nhánh khu vực và 49 Chi nhánhNHPT tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Trang 13

HỘI ĐỒNG QUẢN LÝ TỔNG GIÁM ĐỐC

CÁC PHÓ TỔNG GIÁM

ĐỐC

CÁC BAN NGHIỆP VỤ CÁC TRUNG TÂM VĂN PHÒNG TẠP CHÍ VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN BAN QUẢN LÝ K1 HÀO NAM BAN QLXD TT ĐÀ LẠT

SỞ GIAO DỊCH CHI NHÁNH, CHI NHÁNH KV

Trang 14

chức trong và ngoài nước thông qua hợp đồng nhận uỷ thác giữa NHPTvới các tổ chức uỷ thác.

- Ủy thác cho các tổ chức tài chính, tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng của NHPT Việt Nam

- Cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng và tham gia hệ thốngthanh toán trong nước và quốc tế phục vụ các hoạt động của NHPT ViệtNam theo quy định của pháp luật

- Thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tín dụng đầu tư pháttriển và tín dụng xuất khẩu

- Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Thủ tướng Chính phủ giao

1.1.3.3 Một số thành tựu đạt được

Cùng với quá trình phát triển của đất nước, việc ra đời và đi vào hoạt động của

hệ thống Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã đánh dấu một bước phát triển quan trọng,khẳng định được vai trò, vị trị của hệ thống NHPT trong quá trình phát triển kinh tế -

xã hội của đất nước trong thời kỳ mở cửa và hội nhập Sau hơn 6 năm chính thức đivào hoạt động từ khi chuyển đổi từ Quỹ HTPT sang mô hình ngân hàng, NHPT đã đạtđược một số thành tựu đáng kể:

- Cung ứng một khối lượng vốn lớn cho đầu tư phát triển, góp phần tạo hànghóa và thúc đẩy quá trình phát triển của thị trường tài chính

- Quy mô hoạt động của NHPT tăng trưởng nhanh, có thị phần đáng kể và cótổng tài sản thuộc nhóm hàng đầu trong các ngân hàng lớn ở Việt Nam

- Cho vay các dự án đầu tư, góp phần tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật, pháttriển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế NHPT đã quản lý và cho vay hơn 2.200dự án vay vốn tín dụng đầu tư với số vốn theo hợp đồng tín dùng trên200.000 tỷ đồng, tập trung vào nhóm ngành trọng điểm như: điện, xi măng,công nghiệp đóng tàu, đường sắt, hóa chất Trong đó nổi bật là các dự áncông trình thủy điện Sơn La, nhà máy lọc dầu Dung Quất, dự án vệ tinhVinasat, dự án thủy điện Lai Châu, dự án nhà máy đạm Cà Mau…với sốvốn vay tại NHPT trên 1000 tỷ đồng

- Thực hiện tín dụng xuất khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh củahàng Việt Nam trên thị trường quốc tế Thành tựu nổi bật trong thời gianqua đối với hoạt động tín dụng xuất khẩu, trước hết đó là số vốn tài trợ xuấtkhẩu không ngừng được đẩy mạnh, tốc độ tăng trưởng cao qua các năm Từ8.000 tỷ đồng doanh số cho vay tín dụng xuất khẩu năm 2006, thì đến 2010doanh số cho vay đã đạt 20.211 tỷ đồng

Trang 15

- Thứ hai: việc quản lý phần mềm phụ thuộc vào một số cán bộ nhất định, hệthống thông tin chia sẻ (các tài liệu kỹ thuật như phân tích, thiết kế, mãnguồn ) chưa được tổ chức khoa học, công tác đào tạo phổ biến đơn lẻ, tựphát dẫn đến sự phụ thuộc cao vào một số cá nhân, dự phòng nhân lực kém,tính kế thừa không cao

- Thứ ba: các phần mềm hiện tại chưa bao phủ được hết các yêu cầu nghiệpvụ đặt ra, mới đáp ứng được một số qui trình các Ban nghiệp vụ nhất định

- Thứ tư: các phần mềm còn nhỏ lẻ, chưa có ứng dụng lớn bao quát hết cácnghiệp vụ ngân hàng

- Thứ năm: Một số phần mềm triển khai trên công nghệ lạc hậu (Foxpro,Access), cơ sở hạ tầng cũ gây ra thiếu đồng bộ về dữ liệu giữa Hội sở chính

và Chi nhánh cũng như mất rất nhiều thời gian cho cán bộ kiểm soát số liệu

- Thứ 6: Đa phần phần mềm phát triển cho một hoặc một số nghiệp vụ nhấtđịnh gây khó khăn cho người dùng vì phải thực hiện công việc hằng ngàytrên nhiều phần mềm khác nhau, điều này cũng gây ra sai lệch khi đồng bộdữ liệu giữa các phần mềm, việc bảo trì và hỗ trợ thường xuyên phải cần đếnnhiều cán bộ tin học

- Thứ 7: Hầu hết các phần mềm đều thiếu sự liên kết với nhau, do thườngxuyên sửa đổi bổ sung theo yêu cầu thay đổi của nghiệp vụ dẫn đến chắp vá,rời rạc, không ổn định và không đảm bảo độ an toàn bảo mật, không tích hợpđược chức năng, dữ liệu với nhau

- Thứ 8: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển phần mềm ứng dụng thiếu hợp lý: Một

cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cho CNTT phải ưu tiên số một cho phần mềm, thứ

Trang 16

của NHPT chưa cao, mới chỉ đạt khoảng 14% trong tổng chi, mua sắm phầncứng chiếm khoảng 86%, đào tạo và bảo hành bảo trì chiếm tỷ lệ không đángkể.

1.2.2 Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT

Mô hình chi tiết tổ chức hệ thống tin học của NHPT được mô tả như hình dướiđây

Hình 1.2 Mô hình tổ chức Bộ máy quản lý Công nghệ thông tin NHPT

Trung tâm CNTT thực hiện nhiệm vụ quản lý cấp trung ương toàn bộ hệ thốngthông tin tin học trong toàn ngành NHPT Trung tâm CNTT hiện có 27 cán bộ chínhthức, trong đó ban lãnh đạo có 03 người, các cán bộ còn lại được phân công công việctheo 4 phòng ban khác nhau

Tại các Chi nhánh, do vấn đề về nhân sự và nhu cầu trước mắt, không có tổchức phòng chuyên trách về CNTT (trừ một số Chi nhánh như: Sở giao dịch I, Sở giaodịch II, Ðà Nẵng) Trong mô hình hiện nay, các cán bộ tin học thuộc phòng Kế toán -

là nơi thường ứng dụng CNTT nhiều hơn so với các phòng khác Chức năng chủ yếucủa cán bộ tin học Chi nhánh là duy trì hoạt động hệ thống tin học tại Chi nhánh, triểnkhai các ứng dụng do HSC phát triển

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Cán bộ tin học Chi nhánh

Phòng xử lý thông tin

CẤP ĐỊA PHƯƠNG

Quan hệ chủ đạo Quan hệ trao đổi thông tin

BAN LÃNH ĐẠO NHPTCẤP HỘI SỞ CHÍNH

Phòng tổng hợp thống kê

Trang 17

10Qua sơ đồ tổ chức Bộ máy quản lý Công nghệ thông tin cho thấy một số tồn tại

về nguồn lực CNTT như sau:

- Thứ nhất: Với số lượng cán bộ như trên là rất khiêm tốn so với yêu cầu, chưacó đầy đủ các vị trí dự phòng cần thiết, đặc biệt là khi nhu cầu ổn định, dựphòng ngày càng cao

- Thứ hai: Cán bộ tin học đa số chỉ có kiến thức và kinh nghiệm về chuyênngành công nghệ thông tin, các kiến thức về kinh tế tài chính, tài chính ngânhàng chỉ ở mức rất cơ bản, do đó việc tiếp nhận các yêu cầu từ ban nghiệp vụ

để xây dựng ứng dụng gặp nhiều khó khăn Đây là thách thức lớn để tiếp cậnphát triển ứng dụng CNTT mang tính nghiệp vụ cao

- Thứ ba: Lực lượng cán bộ tin học phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc, (cụthể cán bộ thuộc phòng phát triển ứng dụng): phải nghiên cứu tìm hiểunghiệp vụ, phải khảo sát – phân tích yêu cầu nghiệp vụ, thiết kế, gia công(cài đặt, cấu hình, lập trình ), kiểm thử, viết tài liệu, hỗ trợ…Chưa có sựphân tách từng mảng hay bộ phận đảm nhiệm từng lĩnh vực điều này làmhiệu quả công việc không cao Không tạo được sự chuyên môn hóa cho cánbộ; cán bộ tin học tại chi nhánh đôi khi còn kiêm nhiệm cả các công việcthuộc phòng TCKT

- Thứ tư: Nguồn lực cán bộ có nhiều biến động Các cán bộ chủ chốt có kinhnghiệm đều đi khỏi hệ thống, đội ngũ cán bộ mới cần có thời gian đào tạo đểcó thể đảm đương được yêu cầu công việc

1.2.3 Công tác đào tạo CNTT

Trong thời gian 5 năm trở lại đây công tác đào tạo cán bộ CNTT trong phạm vitoàn ngành NHPT nhìn chung không có chuyển biến rõ rệt, chưa có định hướng, kếhoạch rõ ràng, chưa tạo sự phát triển về lượng và chất

Từ các số liệu thống kê và khảo sát cho thấy công tác đào tạo cán bộ CNTTtrong ngành NHPT nổi lên những tồn tại cơ bản như sau:

- Kế hoạch đào tạo hàng năm gần như không được triển khai (đào tạo chủ yếugắn trong các dự án CNTT do Trung tâm CNTT triển khai), công tác lập kếhoạch (nội dung, kinh phí) còn chưa mang tính thực tế, bố trí chưa cụ thể, vaitrò chủ động của Trung tâm CNTT còn hạn chế

- Nội dung, phạm vi và đối tượng đào tạo chủ yếu dành cho cán bộ CNTT tạiHSC, chưa mang tầm và qui mô toàn ngành (còn thiếu cái nhìn và sự quantâm thích đáng cho cán bộ CNTT tại các đơn vị thuộc, trực thuộc và các Chinhánh)

- Nội dung đào tạo chủ yếu dừng lại ở các trình độ cơ bản (Fundamental), đàotạo chuyên sâu (Professional) rất ít, gần như không có chương trình đào tạothường xuyên (định kỳ hàng năm)

Trang 18

sang các phạm vi mang tính công nghệ cao, hiện đại như quản lý dự án, quản

lý dịch vụ CNTT (IT Service Management), quản trị CNTT (ITGovernance)

- Số lượng cán bộ được đào tạo cơ bản chính quy theo các chương trình chínhthống chuẩn quốc tế (như quản trị mạng CCNA, CCNP; quản trị cơ sở dữliệu OCA, OCP ) còn quá ít (dưới 10 cán bộ và chỉ tập trung tại HSC)

- Chưa chủ động trong việc đào tạo cơ bản, nâng cao ở nước ngoài; các khoáđào tạo ở nước ngoài đều tập trung trong phạm vi các dự án do Trung tâmCNTT triển khai và chủ yếu là đào tạo cơ bản

1.3 Hiện trạng hệ thống quản lý, đầu tư CNTT tại NHPT

1.3.1 Quy chế, quy trình, quy định quản lý, đầu tư ứng dụng CNTT

Chính sách và quy trình đầu tư ứng dụng CNTT đưa ra những nguyên tắc chungcho việc đầu tư, triển khai các ứng dụng CNTT, quản lý được việc đầu tư ứng dụngCNTT một cách hiệu quả tránh hiện tượng chồng chéo, hiệu quả đầu tư không cao, kéodài thời gian đầu tư

Sau hơn 6 năm hoạt động, hiện tại NHPT đã xây dựng được nhiều quy trình,quy chế nội bộ phục vụ hoạt động, điều hành và quản lý dùng chung cho toàn hệ thống

và cho từng đơn vị, cụ thể:

- Các quy định dùng chung cho toàn hệ thống: Quy định về chế độ làm việc,quy định về văn hóa công sở, quy định chức năng và nhiệm vụ của các đơn

Bên cạnh đó, trong thực tế phát sinh đầu tư ứng dụng CNTT có rất nhiều vướng

Trang 19

12mắc, NHPT cũng như tất cả các đơn vị khác sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nướcđều phải tuân thủ các quy chế, quy định chung của Nhà nước về đầu tư ứng dụngCNTT Trước khi có Nghị định 102/2009/NĐ-CP, hoạt động đầu tư ứng dụng CNTTtại các đơn vị sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước nói chung và tại NHPT nóiriêng đều dựa trên Nghị định 52/1999/NĐ-CP về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu

tư và xây dựng và Ban QLXD là đơn vị chịu trách nhiệm hướng dẫn về mặt trình tựthủ tục đầu tư Tuy nhiên khi có nghị định 102/2009/NĐ-CP ngược với việc khi cóquy trình cụ thể mọi việc sẽ đơn giản hơn thì hiện tại việc áp dụng, triển khai khá khókhăn, xét về chức năng nhiệm vụ của Ban QLXD không có chức năng hướng dẫn vềtrình tự thủ tục đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo nghị định 102/2009/NĐ-CP(quy định chức năng nhiệm vụ: Ban QLXD chịu trách nhiệm về trình tự, thủ tục đầu tưxây dựng cơ bản) chính vì thế việc đầu tư, triển khai các ứng dụng CNTT đi một vònggiữa các đơn vị để xác định được đơn vị nào có trách nhiệm làm gì, làm ra sao và đơn

vị nào là đầu mối vẫn là một vướng mắc lớn trong đầu tư ứng dụng CNTT tại NHPT

Để rút ngắn khoảng cách về CNTT so với các ngân hàng trong nước, trong khuvực và trên thế giới, NHPT cần linh hoạt hơn trong việc vận dụng những quy định vềđầu tư của Nhà nước để phát triển CNTT Đầu tư cho CNTT một cách hiệu quả nhằmphát huy cao độ sức mạnh nội lực trong việc phát triển hệ thống tin học từ đó nắmvững và làm chủ công nghệ hiện đại là bài toán hết sức quan trọng muốn vậy ngay từbây giờ NHPT phải có những tháo gỡ và có những quy định, quy trình rõ ràng để nângcao hiệu quả đầu tư

1.3.2 Quy trình đầu tư, triển khai một dự án CNTT hiện nay tại NHPT

Đơn vị thực hiện/phối hợp Công việc Kết quả đạt được

Ban nghiệp vụ/Trung tâm

Đơn vị được giao nhiệm vụ:

Ban nghiệp vụ hoặc trung tâm

CNTT hoặc Ban QLDA (nếu

thành lập) hoặc đơn vị tư vấn

(trong trường hợp thuê tư vấn)

Báo cáo nghiên cứu

kỹ thuật, thiết kế kỹthuật, tổng dự toán(hoặc báo cáo đầutư)

Đơn vị thẩm định (thường là

Ban QLXD)

Báo cáo kết quảthẩm định

Thanh lý hợp đồng

Trình chủ trương đầu tư

Phê duyệt chủ

trươngLập báo cáo NCKT, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán (hoặc báo cáo đầu tư)

Thẩm định và trình phê duyệt dự án đầu tư

Phê duyệt đầu tư

Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà thầu thi công

Tổ chức thẩm định trình phê duyệt kết quả đấu thầu/lựa chọn nhà thầu

Phê duyệt kết quả thầu

Thương thảo, ký kết hợp đồng với nhà thầu

Bàn giao, nghiệm thu sản phẩm

Thanh lý hợp đồng

Trang 20

Lãnh đạo NHPT Quyết định đầu tư

Đơn vị được giao nhiệm vụ:

Ban nghiệp vụ hoặc trung tâm

CNTT hoặc Ban QLDA (nếu

thành lập) hoặc Tổ chuyên gia

đấu thầu (nếu thành lập)

Xác định nhà thầutrúng thầu để trìnhduyệt

duyệt kết quả thầu

Đơn vị được giao nhiệm vụ:

Trung tâm CNTT hoặc Ban

nghiệp vụ, Ban QLDA (nếu

thành lập)…

Biên bản thươngthảo hợp đồng, hợpđồng

Đơn vị được giao nhiệm

vụ:Trung tâm CNTT hoặc Ban

nghiệp vụ, Ban QLDA (nếu

thành lập)…

Biên bản nghiệmthu, sản phẩm theohợp đồng

Đơn vị được giao nhiệm vụ:

Trung tâm CNTT hoặc Ban

nghiệp vụ, Ban QLDA (nếu

thành lập)…

Hoàn thiện các côngviệc thanh lý với nhàthầu

Hình 1.3 Quy trình đầu tư, triển khai dự án CNTT tại NHPT

Ứng dụng quy trình triển khai dự án CNTT như trên, một số dự án đã triển khaitại NHPT như sau: Dự án xây dựng mạng truyền thông diện rộng thời gian xây dựnghơn 4 năm, kế toán giao dịch tập trung trực tuyến hơn hai năm….thời gian dự án kéodài chủ yếu do thực hiện các thủ tục hành chính từ xin chủ trương tới có quyết địnhđầu tư dự án Tiêu biểu như dự án mạng truyền thông diện rộng, thời gian chuẩn bị

Trang 21

14triển khai dự án gấp gần 12 lần thời gian thực hiện hợp đồng (5 tháng), sự chậm trễnày gây nhiều tổn thất cho NHPT:

- Mất nhiều thời gian và nhân lực cho việc chuẩn bị thủ tục, chỉnh sửa lại hồ

sơ cho phù hợp với yêu cầu hiện tại (do không có quy trình, quy chế hay quyđịnh nào nên cứ làm xong lại sửa)

- Mất chi phí cơ hội trong hoạt động nghiệp vụ (thanh toán tập trung, thanhtoán quốc tế, vị thế CNTT, quảng bá hình ảnh, chất lượng hoạt động nghiệpvụ không cao vì thiếu công cụ hỗ trợ đắc lực, ) khi triển khai chậm các dựán CNTT

- Một vấn đề nữa, không chỉ riêng của ngành ngân hàng, đó là sự lãng phí dothiết bị công nghệ thông tin mất giá Theo Cục công nghệ tin học Ngân hàngNhà nước, hiện tượng máy tính thay máy chữ, trang bị máy tính không trang

bị phần mềm ứng dụng kịp thời, hay phải chờ đợi cơ chế vận hành làm tăngcho tính hiệu quả chưa cao của vốn đầu tư

- Các thiết bị CNTT có tuổi thọ rất thấp, có thiết bị chỉ sau 3 năm mặc dù chưatàn nhưng đã phế vì nó không tương thích với những phần mềm mới Từ khi

mở thầu thiết bị (giá cả thường là theo loại, chất lượng, cấu hình và giá thờiđiểm mở thầu) đến khi lắp đặt và bàn giao mà kéo dài (từ 1 năm trở lên) thìtrong thực tế, có thiết bị giá chỉ còn một nửa Điều này gây tốn kém choNHPT nhưng lại mang lợi cho nhà thầu

- Hiện tượng chảy máu chất xám sang đơn vị ngoài quốc doanh cũng một phầnvì sự nản chí trước thử thách của thủ tục hành chính hoặc nhẹ hơn cũng làmgiảm dần nhiệt huyết cống hiến cho sự nghiệp CNTT

Như vậy đến nay, phương thức thống nhất triển khai dự án, quy định tráchnhiệm rõ ràng của các đơn vị có liên quan, quy trình cụ thể về đầu tư ứng dụng CNTT,

…đang là vấn đề nhức nhối cần được giải quyết, đặc biệt trong bối cảnh năm 2013 vànhững năm tới, các dự án tin học và phát triển các sản phẩm mới trong hệ thống NHPTngày càng nhiều

1.4 Đánh giá tổng thể

1.4.1 Kết quả đạt được

- Ban Lãnh đạo NHPT đã có sự quan tâm và chỉ đạo ứng dụng và phát triểnCNTT thông qua việc tỷ lệ đầu tư vào CNTT ngày càng tăng

- Hệ thống phần mềm cơ bản đáp ứng được yêu cầu nghiệp vụ đặt ra

- Hệ thống các văn bản, quy trình, quy định nội bộ NHPT tuy chưa hoàn thiệnnhưng cơ bản đã có nền tảng từ đó để sửa đổi và bổ sung

- Đội ngũ cán bộ NHPT có kiến thức nền tảng do đó việc tiếp thu các kiếnthức về quản lý đầu tư ứng dụng CNNT và đào tạo sẽ thuận lợi

Trang 22

- Triển khai các dự án CNTT chậm, đặc biệt là dự án phần mềm: Điều này dẫnđến rủi ro đổ vỡ dự án khi không kiểm soát được phạm vi dự án, bị đối tác bỏcuộc giữa chừng Vì vậy buộc phải lựa chọn những đối tác mạnh, có tiềmlực tài chính và chiến lược tốt để hạn chế rủi ro Về trang bị phần cứng, đó làsự lãng phí do thiết bị CNTT mất giá (khấu hao vô hình) Trong khi côngnghệ sản xuất thiết bị tin học không ngừng phát triển kéo theo giảm giá thànhsản phẩm thì hầu hết máy tính trang bị không hiệu quả, không gắn liền vớitrang bị phần mềm ứng dụng, các thiết bị CNTT có tuổi thọ rất thấp, có thiết

bị chỉ sau 3 năm đã không còn sử dụng được vì không tương thích với nhữngphần mềm mới Mặt khác, các dự án đầu tư mua sắm thiết bị tin học từ khiđấu thầu mua sắm thiết bị (giá cả thường là theo loại, chất lượng, cấu hình vàgiá tại thời điểm Lãnh đạo phê duyệt đầu tư) đến khi lắp đặt và bàn giao diễn

ra trong thời gian kéo dài, lúc này trên thị trường các thiết bị giá giảm đáng

kể Điều này gây tốn kém cho NHPT nhưng lại mang lợi cho nhà thầu

- Về nhân sự Trung tâm CNTT: hiện nay có 28 cán bộ (chỉ bằng 01 phòng củaTrung tâm CNTT tại các NHTM), riêng phòng Ngiên cứu phát triển chỉ có

07 cán bộ trong khi việc tuyển mới rất khó khăn Việc nghiên cứu và làm chủcông nghệ mới chưa được triển khai mạnh mẽ, còn bị động Mặt khác, khôngchỉ của riêng NHPT mà cơ chế đãi ngộ trong các ngân hàng thương mại quốcdoanh, doanh nghiệp Nhà nước hiện nay rất khó giữ được những chuyên giaCNTT giỏi Đào tạo được một kỹ sư CNTT am hiểu nghiệp vụ Ngân hàngkhông phải là điều đơn giản, nhưng việc họ ra đi quá đơn giản

- Về sự phối hợp của các đơn vị: do sự phân nhiệm giữa các đơn vị chỉ mangtính chung chung do đó việc xác định công việc, phối hợp giữa các đơn vịtrong hệ thống không rõ ràng làm giảm hiệu quả triển khai công việc trong hệthống Đơn cử việc triển khai một dự án CNTT tại NHPT thủ tục hành chínhchiếm quá nửa vì việc hồ sơ giấy tờ qua lại giữa các đơn vị

- Quy trình, quy chế quy định : còn thiếu và chưa đầy đủ để đáp ứng yêu cầucông việc đặt ra do đó dẫn đến tình trạng làm việc không thống nhất lãng phíthời gian

CHƯƠNG II QUY TRÌNH QUẢN LÝ ĐẦU TƯ ỨNG DỤNG CNTT SỬ DỤNG

NGUỒN VỐN NSNN.

Trang 23

2.1 Vốn nhà nước và hoạt động đầu tư ứng dụng CNTT

Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảolãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh

nghiệp nhà nước và các vốn khác do Nhà nước quản lý (khoản 1 – điều 4 luật đấu thầu)

2.1.1 Ngân sách nhà nước.

2.1.1.1 Khái niệm

Theo luật ngân sách nhà nước năm 2002, ngân sách nhà nước là toàn bộ cáckhoản thu chi của Nhà nước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định vàđược thực hiện trong một năm để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhànước

Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách địa phương.Ngân sách trung ương là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộcChính phủ và các cơ quan khác ở trung ương Ngân sách địa phương bao gồm ngânsách của đơn vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân

Ngân sách nhà nước có hai nội dung lớn là thu ngân sách nhà nước và chi ngânsách nhà nước, Nhà nước thông qua thu nhập để tạo lập quỹ tài chính – tiền tệ của

mình Nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước là thuế Chi ngân sách nhà nước

được hiểu là quá trình phân phối và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước theo nhữngnguyên tắc nhất định nhằm thực hiện những nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội củaNhà nước Nội dung chi ngân sách nhà nước rất phong phú và thể được phân loại theonhiều tiêu thức khác nhau tuỳ theo yêu cầu nghiên cứu và quản lý

Theo tính chất phát sinh của các khoản chi, chi ngân sách nhà nước bao gồm

chi thường xuyên và chi không thường xuyên.

Theo mục đích sử dụng cuối cùng, chi ngân sách nhà nước bao gồm chi tích luỹ

và chi tiêu dùng

Theo phương thức chi tiêu, chi ngân sách nhà nước được bao gồm chi thanhtoán và chi chuyển giao

2.1.1.2 Sử dụng nguồn ngân sách nhà nước

Theo nghị định 60/2003/NĐ-CP, ngày 06/06/2003 quy định chi tiết và hướngdẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước, tại điều 3 nghị định quy định chi ngân sáchnhà nước bao gồm:

- Chi đầu tư phát triển: là khoản chi phát sinh không thường xuyên có tính

định hướng cao nhằm mục tiêu: xây dựng cơ sở hạ tầng, ổn định và phát triểnkinh tế

Trang 24

quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội.

- Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay

- Chi viện trợ cho các Chính phủ và tổ chức nước ngoài

- Chi cho vay theo quy định của pháp luật

- Chi trả gốc và lãi các khoản huy động vốn đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng(theo khoản 3 điều 8, Luật Ngân sách Nhà nước)

- Chi bổ sung cho Ngân sách địa phương

- Chi chuyển nguồn từ Ngân sách Trung Ương năm trước sang Ngân sách Trungương năm sau

2.1.1.3 Sự khác nhau cơ bản giữa chi thường xuyên và chi đầu tư

Sự khác nhau cơ bản giữa chi thường xuyên và chi đầu tư phát triển trong ngânsách nhà nước:

Bảng 2.1 So sánh chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên

Tiêu chí Chi đầu tư phát triển Chi thường xuyên

Nội

dung chi

Đầu tư xây dựng các công trình kết

cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không

có khả năng thu hồi vốn; Đầu tư và

hỗ trợ cho các DN, các TCKT, các

tổ chức tài chính của Nhà nước;

góp vốn cổ phần, liên doanh vào

các DN thuộc lĩnh vực cần thiết có

sự tham gia của Nhà nước; Chi bổ

sung dự trữ nhà nước; Các khoản

chi khác theo quy định của pháp

luật;

Các hoạt động sự nghiệp (kinh tế, giáodục và đào tạo, y tế, xã hội, văn hoáthông tin văn học nghệ thuật, thể dụcthể thao, khoa học và công nghệ, môitrường, các hoạt động sự nghiệp khác;Quốc phòng, an ninh và trật tự, antoàn xã hội; Hoạt động của các cơquan Nhà nước, ĐCS và cácTCCTXH; Trợ giá theo chính sáchcủa Nhà nước; Các chương trình quốcgia; Hỗ trợ quỹ bảo hiểm xã hội theoquy định của Chính phủ; Trợ cấp chocác đối tượng chính sách xã hội; Hỗtrợ cho các TCXH nghề nghiệp theoquy định của pháp luật; Các khoản chikhác theo quy định của pháp luật;Tính

chất của

khoản

chi

Là khoản chi có tính tích luỹ không

để tiêu dùng hiện tại có tác dụng

tăng trưởng kinh tế, khoản chi

không mang tính phí tổn – có khả

năng hoàn vốn

Là khoản chi có tính chất tiêu dùnghiện tại bảo đảm duy trì hoạt độngbình thường của cơ quan nhà nước,bảo đảm sự ổn định xã hội, là khoảnchi có tính phí tổn Không có khả

Trang 25

năng hoàn trả hay thu hồi

Hình

thức chi

Cấp phát không hoàn lại; Chi cho

vay Có thể chi theo dự toán kinh

phí hoặc cấp phát theo lệnh chi

Bao gồm nguồn thu ngân sách từ

thuế, phí lệ phí (thu trong cân đối

NS) và cả từ nguồn vốn vay của

Bao gồm tổng dự toán và dự toán

bố trí hàng năm chi thường vào

thời điểm cụ thể nên có kế hoạch

chi để bảo đảm nguồn

Chỉ gồm dự toán chi ngân sách trongdự toán chi hàng năm Chi thườngxuyên được thực hiện tương đối đềutrong các tháng, quý của năm

Mức độ

ưu tiên

Mức độ ưu tiên thấp hơn Cao hơn

2.1.2 Vốn ngân sách nhà nước

Vốn ngân sách được hình thành từ vốn tích luỹ của nền kinh tế, vốn khấu hao

cơ bản và một số nguồn khác dành cho đầu tư Xây dựng cơ bản và được Nhà nước duy

trì trong kế hoạch ngân sách để cấp cho các đơn vị thực hiện các kế hoạch Nhà nước

hàng năm, kế hoạch 5 năm và kế hoạch dài hạn

Là nguồn vốn được huy động chủ yếu từ nguồn thu thuế và các loại phí, lệ phí

(nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước) Đây là nguồn vốn có ý nghĩa quan

trọng mặc dù vốn ngân sách chỉ chiếm khoảng 13% tổng vốn đầu tư xã hội, song là

nguồn vốn Nhà nước chủ động điều hành, đầu tư các lĩnh vực cần ưu tiên phát triểnthen chốt của nền kinh tế những khu vực khó có khả năng thu hồi vốn, những lĩnh vực

mà tư nhân hoặc doanh nghiệp không muốn hoặc không thể đầu tư vào

Vốn ngân sách nhà nước: Gồm ngân sách TW và ngân sách địa phương

Gắn với phạm vi chi ngân sách nhà nước có sự phân định các nguồn vốn khácnhau:

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản: vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN (vốnđầu tư phát triển)

- Chi thường xuyên bao gồm: nguồn chi thường xuyên, hành chính sự nghiệphàng năm và nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

2.1.2.1 Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN (vốn đầu tư phát triển)

2.1.2.1.1 Khái niệm chung về vốn đầu tư:

Trang 26

hoặc hàng hoá hữu hình, hàng hoá vô hình và hàng hoá đặc biệt khác.

Nguồn vốn đầu tư là các kênh tập trung và phân phối cho vốn đầu tư phát triển đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và xã hội

Nguồn vốn đầu tư bao gồm:

- Nguồn vốn trong nước

Nguồn vốn nhà nước: vốn đầu tư từ nguồn vốn của ngân sách nhà nước,

nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước

 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân: Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹ của các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tácxã

- Nguồn vốn nước ngoài: Đây là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế vàcác chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang pháttriển, , có thể phân loại các nguồn vốn nước ngòai chính như sau:

 Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance) Nguồn này bao gồm: Viện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development

assistance) và các hình thức viện trợ khác Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF;

 Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại;

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài;

 Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế

Dưới giác độ là một nguồn vốn đầu tư nói chung, vốn đầu tư XDCB từ NSNN cũng như các nguồn vốn khác – đó là biểu hiện bằng tiền của giá trị đầu tư, bao gồm các chi phí tiêu hao nguồn lực phục vụ cho hoạt động đầu tư, nghĩa là bao gồm toàn bộchi phí đầu tư Theo luật đầu tư (2005) của Việt Nam: “Vốn đầu tư là tiền và tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp”

Trang 27

20Dưới giác độ là một nguồn lực tài chính quốc gia, vốn đầu tư XDCB từ NSNN

là một bộ phận của nguồn NSNN trong khoản chi đầu tư NSNN hàng năm được bố trícho đầu tư vào các công trình, dự án XDCB của nhà nước

Ghi chú: Trước những năm 2000, do chế độ và điều kiện hạch toán, chỉ tiêu

“vốn đầu tư cơ bản” hay thường gọi là “vốn đầu tư xây dựng cơ bản” được sử dụngphổ biến

Nhưng từ năm 2000 trở lại đây do thay đổi cơ chế quản lý, chế độ và điều kiệnhạch toán, đồng thời do quan điểm của các nhà lãnh đạo, chỉ tiêu “Vốn đầu tư pháttriển” đã trở thành một chỉ tiêu thay thế chỉ tiêu “vốn đầu tư XDCB” (trong niêm giámcủa ngành thống kê hiện nay chỉ công bố số liệu của chỉ tiêu “vốn đầu tư phát triển”)

2.1.2.1.3 Một số đặc điểm của vốn đầu tư XDCB từ NSNN:

- Thứ nhất: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với hoạt động NSNN nói chung và hoạt động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý và sử dụng vốn theo phân cấp

về chi NSNN cho đầu tư phát triển Do đó việc hình thành, phân phối, sử dụng

và thanh quyết toán nguồn vốn này được thực hiện chặt chẽ, theo luật định quy định của nhà nước

- Thứ hai: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với các quy trình đầu tư và dự án, chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kết thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng Việc sử dụng nguồn vốn này gắn với quá trình thực hiện và quản lý dự án đầu tư với các khâuliên hoàn với nhau từ khâu quy hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, kết thúc dự án

- Thứ ba: Vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng Căn cứ tính chất, nội dung, đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trình đầu tư mà người ta phân loại vốn như: vốn để thực hiện các dự án quy hoạch, vốn để chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện đầu tư Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có thể được sử dụng cho đầu tư xây mới hoặc sửa chữa lớn; xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc mua sắm thiết bị

- Thứ tư: nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng bao gồm cả nguồn bên trong và bên ngoài quốc gia Các nguồn bên trong quốc gia chủ yếu

là từ thuế và các nguồn thu khác của Nhà nước như bán tài nguyên, cho thuê tài sản quốc gia Nguồn từ bên ngoài chủ yếu từ nguồn vay nước ngoài, hỗ trợ pháttriển chính thức (ODA) và một số nguồn khác

- Thứ năm: chủ thể sử dụng nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN rất đa dạng, bao gồm các cơ quan nhà nước và các tổ chức ngoài nhà nước, nhưng trong đó đối tượng sử dụng nguồn vốn này chủ yếu vẫn là các tổ chức nhà nước

2.1.2.2 Nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản

2.1.2.2.1 Khái niệm

Trang 28

chất hiện có nhằm phục hồi hoặc tăng giá trị tài sản cố định (bao gồm cả việc xây dựngmới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan đơn vị HCSN).

Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản là vốn đầu tư, do dùng để

lại chi thường xuyên của các đơn vị HCSN nên được gọi là vốn sự nghiệp.

Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng không phải là một khái niệm cơbản trong lý thuyết về tài chính công mà là một khái niệm được đặt ra xuất phát từ yêucầu quản lý và phân cấp quản lý Ngân sách

2.1.2.2.2 Một số đặc điểm của vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng

Chi vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là một loại chi “lưỡng tính” vừamang tính chất thường xuyên vừa mang tính không thường xuyên Mang tính khôngthường xuyên vì chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sỏ vật chất của các đơn vịHCSN không phải là khoản chi ổn định, đều đặn hàng năm như chi cho con người, chiquản lý hành chính Tuy nhiên, vì nó là khoản chi phục vụ cho hoạt động quản lý Nhànước và hoạt động sự nghiệp, không phải là khoản chi xây dựng những cơ sở hạ tầng

then chốt như đầu tư XDCB nên trong tổng hợp chi ngân sách nhà nước, nó được xếp

vào chi thường xuyên.

“Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng” chỉ được dùng để chi cho việcsửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất sẵn có của các đơn vị HCSN, nhằm

duy trì hoặc tăng cường chức năng hoạt động của các cơ sở vật chất này Không được

dùng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng để đầu tư xây dựng mới,

trừ việc sử dụng mới các hạng mục công trình trong các cơ sở đã có của các cơ quan,đơn vị HCSN Các dự án xây dựng mới phải xin khinh phí từ nguồn vốn đầu tưXDCB

Đối tượng sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng là các cơ quan,đơn vị HCSN, tổ chức Đảng, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp

2.1.2.3 Nguồn chi thường xuyên hành chính sự nghiệp hàng năm

2.1.2.3.2 Một số đặc điểm của chi thường xuyên

Trang 29

22Nguồn lực tài chính trang trải cho các khoản chi thường xuyên được phân bổtương đối đều giữa các quý trong năm, giữa các tháng trong quý, giữa các năm trong

Chi thường xuyên có vai trò trong nhiệm vụ chi của NSNN, chi thường xuyêngiúp cho bộ máy nhà nước duy trì hoạt động bình thường để thực hiện tốt chức năngQLNN Thực hiện tốt nhiệm vụ chi thường xuyên có ý nghĩa quan trọng trong việcphân phối và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính của đất nước tạo điều kiện giảiquyết tốt mối quna hệ giữa tích lũy và tiêu dùng Chi thường xuyên hiệu quả và tiếtkiệm sẽ tăng tích lũy vốn NSNN để chi cho đầu tư phát triển thúc đầy nền kinh tế pháttriển

Trang 30

Hình 2.1 Hoạt động ứng dụng CNTT và nguồn vốn NSNN

HOẠT ĐỘNG CHI NSNN

NGUỒN NSNN

VĂN BẢN HƯỚNG DẪN

Nguồn chi thường xuyên HCSN hàng năm

Nguồn vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư

Nguồn vốn đầu tư PT (Vốn đầu tư XDCB)

Lập dự toán thuyết

minh Lập đề cương và dự toán chi tiết Lập dự án

Dưới 3 tỷ

Thông tư BKH&ĐT-BTTTT Thông tư 21/2010/TT- BTTTT 102/2009/NĐ-CP Nghị định

19/TTLT-BTC-Đúng

Sai

Trang 31

- Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không lập dự án chỉ lập đề cương

và dự toán chi tiết (được điều chỉnh bởi thông tư 21/2010/TT-BTTTT)

- Các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin không lập dự án, không lập đề cương và dự toán chi tiết (được điều chỉnh bởi thông tư 19/TTLT-BTC&ĐT-BTTTT)

2.2 Những khái niệm chung về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT

2.2.1 Khái niệm về quản lý

Quản lý (nói chung) là sự tác động của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lýnhằm đạt được những mục tiêu nhất định trong điều kiện biến động của môi trường

Chủ thể quản lý (người quản lý): tạo ra các tác động quản lý Chủ thể quản lýphải thu nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để tạo ra quyết định quản lý

Đối tượng quản lý (người bị quản lý): tiếp nhận các tác động của chủ thể quản

lý Đồng thời có sự trao đổi thông tin ngược lại chủ thể quản lý

Mục tiêu cần đạt được: Các mục đích nhằm thống nhất giữa chủ thể và đốitượng quản lý

Môi trường quản lý: Môi trường quản lý luôn biến động bởi tính linh hoạt, thíchnghi, điều chỉnh, đổi mới của chủ thể quản lý

Hình 2.2: Mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý

Một số khái niệm khác nhau về quản lý

- Quản lý là một nghệ thuật đạt mục đích thông qua nỗ lực của những người khác(Khái niệm định tính)

- Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả của các hoạt động của những cộng sự

khác nhau trong tổ chức cùng một tổ chức

Chủ thể quản lý

Đối tượng quản lý

Trang 32

kiện môi trường luôn luôn biến động.

2.2.2 Khái niệm về đầu tư

- Đầu tư: là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình

để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của Luật này

và các quy định khác của pháp luật có liên quan

- Hoạt động đầu tư: là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư bao gồmcác khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư (luật đầu tư 2005)

- Chủ đầu tư : là tổ chức, cá nhân sở hữu vốn hoặc người thay mặt chủ sở hữuhoặc người vay vốn và trực tiếp quản lý, sử dụng vốn để thực hiện hoạt độngđầu tư.(luật đầu tư 2005)

"Chủ đầu tư” là người được giao quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách nhànước để đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin (nghị định 102/2009/NĐ-CP)

2.2.3 Khái niệm về Công nghệ thông tin - ứng dụng CNTT

Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và côngcụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thôngtin số (Điều 4- Luật CNTT 2006)

Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạtđộng thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt độngkhác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này (Điều 4 –luật CNTT 2006)

Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước: là việc

sử dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng caochất lượng, hiệu quả trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước và giữa các cơ quan

nhà nước, trong giao dịch của cơ quan nhà nước với tổ chức và cá nhân; hỗ trợ đẩy

mạnh cải cách hành chính và bảo đảm công khai, minh bạch (Điều 3, Nghị định số64/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 10/4/2007 về ứng dụng CNTT trong hoạt động

cơ quan nhà nước

Trang 33

2.3 Quy trình quản lý đầu tư ứng dụng CNTT

2.3.1 Đánh giá hoạt động quản lý đầu tư ứng dụng CNTT trước khi nghị định

102/2009/NĐ-CP có hiệu lực:

Quản lý đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước là mộthoạt động vô cùng phức tạp, khó khăn, thậm chí đã từng được ví là một nhiệm vụ khókhả thi Trong suốt thời gian dài qua, việc triển khai các dự án ứng dụng CNTT tại cácđơn vị sử dụng vốn ngân sách nhà nước gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc Nguyênnhân cơ bản là do trong lĩnh vực này chưa hề có một quy định, văn bản hướng dẫn đầu

tư chính thức nào Các dự án CNTT chỉ biết dựa vào Nghị định 52/1999/NĐ-CP vềviệc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng và các hệ thống văn bản hướngdẫn kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ-CP Nhưng các dự án CNTT nói chung và dự ánphần mềm nói riêng có rất nhiều khác biệt so với xây dựng cơ bản, do đó dẫn đếnnhiều khó khăn, vướng mắc và bất cập, cụ thể:

a Quy trình đầu tư không hợp lý:

Quy trình đầu tư dự án theo Nghị Định 52/1999/NĐ-CP đòi hỏi phải có "Thiếtkế thi công và tổng dự toán" trước khi phê duyệt Mức chi phí cho xây dựng dự án khảthi là từ 0,3-0,5%, cho thiết kế thi công kỹ thuật và tổng dự toán là dưới 2% Bản vẽthiết kế thi công sẽ là chuẩn mực để giám sát và nghiệm thu côngtrình.Đối với các dự án ứng dụng CNTT, đặc biệt là các dự án phần mềm, khâu thiết kế kỹthuật không thể theo mô hình "thác nước" như trong xây dựng cơ bản, mà phải thườngxuyên điều chỉnh trong triển khai theo mô hình "xoáy trôn ốc" và thường chiếm 50-70% chi phí dự án Như vậy, với mức chi phí quá thấp theo Nghị Định 52/1999/NĐ-

CP, chất lượng bản thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt sẽ rất kém vì không đủ đầu tư

và cũng không thực tế do không được xây dựng trong thực tiễn triển khai Bám vàobản thiết kế kỹ thuật thi công này để triển khai các dự án về CNTT thì hiệu quả kém làđiều không tránh khỏi

Bên cạnh đó lĩnh vực CNTT thường biến đổi rất nhanh, nhưng các quy địnhtrong đầu tư xây dựng cơ bản lại không cho phép điều chỉnh sau khi phê duyệt thiết kếthi công và tổng dự toán

b Định mức không có hoặc không phù hợp:

Theo kết quả khảo sát của Ban Chỉ Đạo Quốc Gia về CNTT tại 140 cơ quan bộ,ngành, tỉnh, thành, doanh nghiệp (DN), hiệp hội CNTT, bên cạnh những vướng mắcnhư lập dự án đầu tư, trình tự thẩm định, phê duyệt dự án khó khăn lớn nhất đối vớicác đơn vị này khi triển khai dự án CNTT là vấn đề định giá phần mềm ứng dụng(phần mềm may đo) và xác định tổng dự toán đầu tư do đó việc định giá và để cấp trênphê duyệt rất khó khăn bởi không có một khung quy định cụ thể nào để làm căn cứtrong khi đó định mức về phần cứng và các thiết bị viễn thông đã hoàn thiện

Trang 34

phần mềm Một cơ cấu vốn đầu tư hợp lý cho CNTT phải ưu tiên số một cho phầnmềm, thứ hai cho đào tạo chuyển giao, thứ ba cho mua sắm phần cứng, thứ tư cho bảohành bảo trì Do đó để đầu tư CNTT hiệu quả phải đảm bảo tỷ lệu đầu tư giữa phầncứng và phần mềm ít nhất phải đạt 1:4 Tuy nhiên khi nói đến việc triển khai các dự ánCNTT sử dụng nguồn NSNN, các chuyên gia và các nhà quản lý trong ngành đều lắcđầu ngao ngán Ở đâu có dự án là lại thấy mua sắm phần cứng ào ào, các dự án đầu tư

phần mềm thì hầu như không thấy đâu bởi “ đưa phần mềm vào đồng nghĩa không thanh toán được”.

Việc đầu tư ào ạt vào hạ tầng, phần cứng dẫn đến hiệu quả đầu tư kém và lãngphí bởi chỉ trong vòng từ 06 tháng đến 01 năm nếu hạ tầng đầu tư không phát huyhiệu quả, coi như đã lãng phí 1/3 đến 1/2 giá trị vốn đầu tư Và nếu không có đầu tưvào phần mềm ứng dụng thì hệ thống chắc chắn không hiệu quả Hạ tầng lúc đó chỉ cótác dụng thay máy chữ, truy cập Internet và chơi game chứ không làm được các ứngdụng dự định đầu tư ban đầu

Bên cạnh việc thiếu định mức phần mềm, việc áp dụng định mức trong xâydựng cơ bản vào các dự án CNTT cũng không hợp lý, cụ thể trong xây dựng cơ bản,chi phí tư vấn, vận hành thử nghiệm thường chiếm tỷ trọng rất nhỏ, nhưng trong dự ánCNTT chi phí này lại rất lớn điều này dẫn đến việc xác định và đánh giá đúng chi phícho một dự án CNTT không chính xác

Đánh giá cơ chế đầu tư giai đoạn đó, đa số các chuyên gia quản lý dự án thời điểm đó nhận định cơ chế đầu tư vào các dự án CNTT theo Nghị Định 52/1999/NĐ-

Bộ Kế Hoạch - Đầu Tư quản lý và Quỹ Đầu Tư về CNTT do Bộ Viễn Thông quản lý.Mỗi mục chi đều có các quy định sử dụng phù hợp

Riêng về CNTT, do chưa được khai sinh trong luật ngân sách, hiện tại vẫn phảichịu cảnh "ăn nhờ ở đậu" Có nơi vẫn có quan điểm sai lầm cho rằng chi về CNTTphải lấy từ chi sự nghiệp về khoa học công nghệ Có nơi "tạm gửi" CNTT vào chi đàotạo hay các khoản vặt vãnh như văn phòng phẩm, xà phòng, giẻ lau và giấy vệ sinh

Trang 35

28Nếu Luật CNTT sắp tới không đưa đầu tư phần mềm và tư vấn về CNTT vào mục chisự nghiệp trong phân bổ ngân sách thì các dự án về CNTT vẫn tiếp tục manh mún vàbế tắc.

Trang 36

Ghi chú: Quy trình quản lý đầu tư ứng dụng CNTT dưới đây được điều chỉnh theo Nghị định 102/2009/NĐ-CP

A CHUẨN BỊ ĐẦU TƯ

Xin chủ trương đầu tư

Xin chủ trương, lập nhiệm vụ, đề cương khái toán kinh phí

Thực hiện điều tra khảo sát lập dự án: Tự thực hiện/Thuê tư vấn

2 Phê duyệt chủ

trương

2 Phê duyệt chủ

trương

3 Lập KHĐT : lập nhiệm vụ khảo sát, thực

hiện khảo sát, giám sát, lập dự án

3 Lập KHĐT : lập nhiệm vụ khảo sát, thực

hiện khảo sát, giám sát, lập dự án

1 Xin chủ trương đầu tư

4 Phê duyệt kế

hoạch đấu thầu

4 Phê duyệt kế

hoạch đấu thầu

Trang 37

Lưu ý: có thể áp dụng quy trình chỉ định thầu rút gọn theo điều 41 nghị định 85 nếu như gói thầu thỏa mãn các điều kiện.

Nếu hình thức đấu thầu: chỉ định thầu/trước bước này phải lập dự toán gói thầu

Tổ chức thẩm định để lấy căn cứ phê duyệt HSMT/HSYC

5 Lập hồ sơ lựa chọn tư vấn khảo sát (lập dự

án )(HSMT/HSYC)

5 Lập hồ sơ lựa chọn tư vấn khảo sát (lập dự

án )(HSMT/HSYC)

6 Thẩm định hồ sơ lựa chọn tư vấn khảo sát,

(lập dự án )

6 Thẩm định hồ sơ lựa chọn tư vấn khảo sát,

(lập dự án )

7 Phê duyệt

HS MT/HSYC

7 Phê duyệt

HS MT/HSYC

8 Tổ chức đấu thầu các gói thầu

9 Thẩm định và phê duyệt kết quả thầu

10 Thương thảo và ký kết hợp đồng với tư

vấn

10 Thương thảo và ký kết hợp đồng với tư

vấn

11 Lập nhiệm vụ khảo sát

13.1 Thực hiện điều tra, khảo sát

12 Phê duyệt nhiệm vụ ks

12 Phê duyệt nhiệm vụ ks

13.2 Giám sát công tác khảo sát

Trang 38

giá các hồ sơ,

Lưu ý: Nếu tại bước trên không gộptất cả các công việc chuẩn bị đầu tưvào làm một thì khi tới từng côngviệc chi tiết tiến hành làm tương tựquy trình và các bước như trên

14 Lập báo cáo kết quả khảo sát

15 Nghiệm thu kết quả khảo sát

16 Lập dự án

17 Thẩm định và trình phê duyệt dự án

18 Phê duyệt dự

án đầu tư

18 Phê duyệt dự

án đầu tư

Trang 39

Lưu ý: Nếu tại bước trên không gộptất cả các công việc chuẩn bị đầu tưvào làm một thì khi tới từng côngviệc chi tiết tiến hành làm tương tựquy trình và các bước như trên

Thẩm định, phê duyệt dự án

Lưu ý: Nếu tại bước trên không gộptất cả các công việc chuẩn bị đầu tưvào làm một thì khi tới từng công việc chi tiết tiến hành làm tương tự quy trình và các bước như trên

Thanh toán với các tư vấn

19 Thanh toán với các tư vấn

3 Lập HS lựa chọn tư vấn TKTC-TDT

1 Lập KHĐT gói thầu TKTC-TDT (KS bổ

sung, giám sát nếu có)

1 Lập KHĐT gói thầu TKTC-TDT (KS bổ

sung, giám sát nếu có)

2 Phê duyệt KHĐT

2 Phê duyệt KHĐT

Trang 40

B GIAI ĐOẠN THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

Lập thiết kế thi công và tổng dự toán: tự thực hiện/thuê tư vấn

Tương tự như các bước trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư

7 Thẩm định và phê duyệt kết quả thầu

8 Thương thảo và ký kết HĐ với tư vấn

10 Tổ chức lập TKTC-TDT

5 Phê duyệt HS chọn TKTC-TDT

5 Phê duyệt HS chọn TKTC-TDT

Ngày đăng: 10/04/2015, 09:18

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w