1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu ảnh hưởng của mạng lưới xã hội đến việc làm và đời sống của lao động nữ di cư tự do trên địa bàn thành phố Hà Nội

116 1,2K 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 116
Dung lượng 3,37 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI ------ TRẦN THỊ HẢI HÀ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG LƯỚI Xà HỘI ðẾN VIỆC LÀM VÀ ðỜI SỐNG CỦA LAO ðỘNG NỮ DI CƯ TỰ DO TRÊN ðỊA

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

- -

TRẦN THỊ HẢI HÀ

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG LƯỚI XÃ HỘI ðẾN VIỆC LÀM VÀ ðỜI SỐNG CỦA LAO ðỘNG NỮ DI CƯ

TỰ DO TRÊN ðỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học : PGS TS NGUYỄN THỊ MINH HIỀN

HÀ NỘI – 2012

Trang 2

LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này

là trung thực, chưa ñược sử dụng trong bất kỳ nghiên cứu nào Các tài liệu tham khảo ñã ñược trích dẫn ñầy ñủ

Hà Nội ngày 30 tháng 8 năm 2012

Học viên

Trần Thị Hải Hà

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

ðể hoàn thành luận văn này trước hết tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc ñến các thầy giáo trong bộ môn Phát triển nông thôn¸ cùng toàn thể các thầy, cô giáo trong khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn - Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội

Cho phép tôi ñược bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất tới cô giáo

TS Nguyễn Thị Minh Hiền, Bộ môn Phát triển nông thôn, người ñã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn Tôi xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các chị em ñang làm công việc Bán hàng rong, Cửu vạn – gánh thuê, Thu gom phế liệu ñã giúp tôi có ñược những thông tin hữu ích sử dụng trong ñề tài

Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc ñến gia ñình, bạn bè ñã giúp ñỡ, tạo ñiều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình

Cuối cùng tôi xin chúc toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế

và Phát triển nông thôn - Trường ðại học Nông Nghiệp Hà Nội, các chị

em lao ñộng tự do cùng gia ñình và bạn bè sức khoẻ, hạnh phúc

Hà Nội, ngày 01 tháng 10 năm 2012 Học viên

Trần Thị Hải Hà

Trang 4

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong ñề tài 30

4.1 Thực trạng Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư tự do 31

4.1.1 Những thông tin chung và ñặc ñiểm nhóm lao ñộng nữ di cư 31

4.1.2 Cấu trúc Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư tự do 40

Trang 5

4.1.3 Loại hình Mạng lưới xã hội của lao ựộng nữ di cư tự do 42

4.1.4 Kết quả hỗ trợ của Mạng lưới xã hội 45

4.1.5 Hạn chế của Mạng lưới xã hội của những lao ựộng nữ di cư 63

4.2 Những ảnh hưởng của Mạng lưới xã hội ựến việc làm và ựời

sống của lao ựộng nữ di cư trên ựịa bàn Hà Nội 63

4.2.1 Ảnh hưởng của Mạng lưới xã hội trong ựịnh hướng, tư vấn công việc 64

4.2.2 Ảnh hưởng của Mạng lưới xã hội trong tìm kiếm việc làm 67

4.2.3 Ảnh hưởng của Mạng lưới xã hội trong công việc hàng ngày của

4.2.4 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong ựời sống hàng ngày của người

4.2.5 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong việc kết nối với gia ựình 83

4.2.6 đánh giá vai trò của Mạng lưới xã hội trong việc làm và ựời sống

4.3 định hướng và một số giải pháp liên quan ựến tăng cường vai trò

của Mạng lưới xã hội ựến việc làm và ựời sống của những lao

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

1.1 Tỷ lệ và số lượng người di cư ñến Hà Nội qua các năm 2

4.2 Trình ñộ học vấn của những lao ñộng nữ nghiên cứu 35

4.3 Tình trạng hôn nhân và số con của lao ñộng nữ di cư 38

4.4 Mối quan hệ giữa trình ñộ học vấn và số con trong gia ñình 38

4.6 Thời gian làm việc TB/ngày của những lao ñộng nữ nghiên cứu 50

4.7 Chi tiêu cho ăn uống một ngày của lao ñộng nữ di cư 54

4.8 Tỷ lệ mắc các bệnh từ khi làm việc ở Hà Nội 57

4.10 Dịp về thăm nhà của lao ñộng nữ di cư 61

4.11 Người ñịnh hướng, tư vấn công việc cho lao ñộng nữ di cư 66

4.13 Mối quan hệ giữa Mức ñộ và hiệu quả của sự tư vấn, giúp ñỡ

4.14 Cơ cấu những lao ñộng nhận ñược sự chia sẻ công việc 76

4.15 Người giúp mang tiền về nhà của những lao ñộng nữ 83

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ðỒ

4.1 Cơ cấu ñộ tuổi của lao ñộng nữ nghiên cứu 324.2 Sự khác nhau của thành phần Mạng lưới xã hội theo ñộ tuổi 344.3 Sự khác nhau của thành phần Mạng lưới xã hội theo trình ñộ học vấn 37

4.10 Nhận ñịnh về sức khỏe sau khi ra Hà Nội 574.11 Hoạt ñộng lúc rảnh rỗi của lao ñộng nữ 624.12 Những nguyên nhân di cư ở nơi ñi của lao ñộng nữ 654.13 Người giúp ñỡ lao ñộng nữ có công việc hiện nay 68

4.14 Vai trò của mạng lưới xã hội trong ñời sống của lao ñộng nữ di cư 804.15 Mức ñộ cần thiết của sự giúp ñỡ trong ñời sống 82

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

4.1 Một số hình ảnh về những người bán hàng rong 46

4.3 Ảnh tương phản giữa lúc nhấp nhổm chờ việc và khi có công việc 49

4.4 Chen chúc ñể mưu sinh - chợ Long Biên 50

4.5 Bữa ăn của những lao ñộng nữ thu gom phế liệu 55

4.6 Nơi ở, nơi nghỉ ngơi của lao ñộng nữ di cư (6) 56

4.7 Các chị em cùng chia sẻ và chung sức ñể hoàn thành công việc 77

DANH MỤC CÁC MÔ HÌNH

4.1 Mô hình mạng lưới xã hội của lao ñộng nữ di cư 414.2 Kiểu hành vi tìm kiếm việc làm theo mô hình mạng lưới truyền

Trang 9

4.7 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong ựịnh hướng di cư 654.8 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong công việc hàng ngày 694.9 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong tìm kiếm công việc 704.10 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong chia sẻ kinh nghiệm làm việc 744.11 Thuận lợi khi có Mạng lưới xã hội chia sẻ kinh nghiệm làm việc 754.12 Khó khăn khi không có Mạng lưới xã hội chia sẻ kinh nghiệm

4.13 Tần suất chia sẻ công việc của các thành phần trong Mạng lưới xã

4.14 Tần suất chia sẻ công việc của các thành phần trong Mạng lưới xã

4.15 Chia sẻ dụng cụ làm việc trong Mạng lưới xã hội 784.16 Vai trò của Mạng lưới xã hội trong ựời sống hàng ngày 814.17 đánh giá mức ựộ của sự giúp ựỡ trong Mạng lưới xã hội 814.18 Nguyên nhân của nhận ựịnh (18%) Ộmức ựộ cần thiết bình thườngỢ

Trang 10

1 ðẶT VẤN ðỀ

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài

Theo kết quả trong “ Nghiên cứu việc làm và ñời sống của lao ñộng nữ di

cư tự do trên ñịa bàn thành phố Hà Nội” (Trần Thị Hải Hà, 2009) cho thấy: Trong nền kinh tế thị trường, ñặc biệt là một nước ñang phát triển như Việt Nam thì việc di cư lao ñộng trong ñó có lao ñộng nữ từ nông thôn ra thành thị làm những công việc tự do là ñiều tất nhiên, không thể tránh khỏi Nhà nước không thể ngăn chặn quá trình ñó bằng những biện pháp hành chính ñơn thuần bởi sự di cư về cơ bản nó diễn ra theo quy luật cung - cầu về lao ñộng

Những lao ñộng nữ di cư, họ ñến từ rất nhiều vùng miền khác nhau,

có nhiều lứa tuổi với nhiều hoàn cảnh riêng ða phần họ mới chỉ tốt nghiệp tiểu học Với những gì họ có ñược, thì việc tìm kiếm việc làm ở thành phố với họ là không hề dễ dàng Họ phải chấp nhận làm những công việc vất

vả, nặng nhọc ñể tồn tại và có những khoản tích lũy dành lo cho gia ñình và con cái mà không cả quan tâm ñến sức khỏe của bản thân Họ ñang làm những công việc mà không biết nó kéo dài ñược bao lâu, họ biết có bao nhiêu rủi ro có thể sẽ ñến với họ trong tương lai, nhưng họ lại không còn sự lựa chọn nào khác

Do những yếu tố “ñẩy - hút”, tình hình kinh tế xã hội, quá trình ñô thị hoá…mà xu hướng di cư trong thời gian tới sẽ ngày một tăng lên Cũng

như nghiên cứu của TS ðinh Văn Thông (2010) về vấn ñề "Di dân ngoại

tỉnh vào thành phố Hà Nội - vấn ñề ñặt ra và giải pháp”cũng cho thấy tình

trạng di cư (bao gồm cả di cư tự do của các lao ñộng nữ) vào Hà Nội qua các năm sẽ liên tục tăng

Trang 11

Bảng1.1: Tỷ lệ và số lượng người di cư ñến Hà Nội qua các năm

Nguồn: Số liệu thống kê dân số Hà Nội qua các năm

ðiều này ñặt ra một thách thức lớn ñối với thành phố - sức mang, biện pháp giải quyết của thành phố ñối với những người nhập cư tự do này

Một trong những vấn ñề nổi cộm mà chúng tôi nhận thấy ñược khi thực

hiện ñề tài là Vai trò của mạng lưới xã hội trong việc làm và ñời sống của lao

ñộng nữ di cư Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư tự do này giúp

họ giảm bớt chi phí di cư, tìm kiếm việc làm, giảm bớt rủi ro và bất trắc trong ñời sống và làm việc hàng ngày cũng như thúc ñẩy sự hội nhập của họ trong quá trình nhập cư

ðể biết ñược Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư làm công việc tự do ảnh hưởng như thế nào ñến việc làm và ñời sống của họ chúng tôi

quyết ñịnh tiến hành thực hiện ñề tài: “Nghiên cứu những ảnh hưởng của

Mạng lưới xã hội ñến việc làm và ñời sống của lao ñộng nữ di cư tự do trên ñịa bàn thành phố Hà Nội” ñể tìm ra những sự thay ñổi trong việc làm và ñời

sống của những lao ñộng nữ di cư ñang làm các công việc tự do như bán hàng rong, thu gom phế liệu, cửu vạn – gánh thuê…trước bối cảnh một Hà Nội văn minh hiện ñại, an sinh xã hội ñang ñược quan tâm và ñề cao Từ ñó có thể ñưa

Trang 12

quả của mạng lưới cũng như cải thiện việc làm và ñời sống của lao ñộng nữ di

cư trên ñịa bàn thành phố Hà Nội

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn mạng lưới xã hội và những ảnh hưởng của Mạng lưới xã hội ñến việc làm và ñời sống của lao ñộng di cư, ñặc biệt là lao ñộng nữ

- Thực trạng về Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư tự do trên ñịa bàn thành phố Hà Nội

- Phân tích những ảnh hưởng của Mạng lưới xã hội ñối với việc làm và ñời sống của những lao ñộng nữ di cư làm công việc tự do

- ðưa ra một số khuyến nghị, giải pháp tăng cường phát triển mạng lưới xã hội ñể hỗ trợ có hiệu quả cho việc làm và ñời sống của những lao ñộng nữ di cư tự do

1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 ðối tượng nghiên cứu

Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư ñang làm những công việc tự do trên ñịa bàn thành phố Những ảnh hưởng của nó trong việc làm và ñời sống của nhóm lao ñộng này

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Từ ñúc rút kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu về Việc làm và ñời sống của lao ñộng nữ di cư tự do năm 2009, việc làm và ñời sống của những lao ñộng tự do có tính tương ñồng, không có

sự khác biệt về ñịa ñiểm làm việc Chính vì vậy, trong ñề tài nghiên cứu, chúng tôi chỉ tập trung vào nghiên cứu tại các ñiểm tập trung nhiều lao ñộng tự do trên ñịa bàn Hà Nội:

+ Lao ñộng nữ bán hàng rong: Nghiên cứu tại ñịa bàn chợ ñầu mối Long Biên, và các tuyến ñường lân cận

Trang 13

+ Lao ñộng nữ làm cửu vạn – gánh thuê: Tập trung ở ñịa bàn Chợ ðồng Xuân, khu chợ lao ñộng – chợ người, các khu công trường, khu dân cư có nhà ñang xây dựng

+ Lao ñộng nữ thu gom phế liệu: Các của hàng thu gom phế liệu ñã từng ñiều tra, lấy số liệu của giai ñoạn nghiên cứu trước (năm 2009)

- Phạm vi về thời gian:

+ Kết quả của nghiên cứu ñược thực hiện năm 2009

+ Số liệu khảo sát mới trong năm 2011 - 2012

- Phạm vi nội dung: ðề tài nghiên cứu và hoàn thiện nội dung tập trung vào 3 nhóm lao ñộng nữ làm các công việc tự do: bán hàng rong, thu gom phế liệu và cửu vạn - gánh thuê Qua khảo sát thì 3 nhóm ñối tượng này có những ñặc ñiểm tương ñồng về xuất thân cũng như mạng lưới xã hội trợ giúp cho việc làm và ñời sống trong quá trình di cư

Trang 14

2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm Mạng lưới xã hội

Có rất nhiều quan niệm khác nhau về mạng lưới xã hội:

- Theo ðặng Nguyên Anh, mạng lưới xã hội là một tập hợp liên kết

giữa các cá nhân hay nhóm dân cư nhất ñịnh (ðặng Nguyên Anh, 1998)

- Theo Lê Ngọc Hùng, mạng lưới xã hội dùng ñể chỉ phức hợp các mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống của họ với tư cách là thành viên của xã hội (Lê Ngọc Hùng, 2003.)

- Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì Mạng lưới xã hội là một cấu trúc xã hội hình thành bởi những cá nhân (hay những tổ chức), các cá nhân ñược gắn kết bởi sự phụ thuộc lẫn nhau thông những nút thắt như tình bạn, quan hệ họ hàng, sở thích chung, trao ñổi tài chính, quan hệ tình dục, những mối quan hệ về niềm tin, kiến thức và uy tín

ðơn giản hơn, mạng lưới xã hội là ñồ thị những mối quan hệ xác ñịnh,

ví dụ như tình bạn Các nút thắt gắn kết cá nhân với xã hội chính là những mối liên hệ xã hội của cá nhân ñó Mạng lưới xã hội có thể dùng ñể kiểm tra vốn xã hội - giá trị mà cá nhân có ñược từ mạng lưới xã hội Những khái niệm này thường ñược biểu thị trong biểu ñồ mạng xã hội, trong ñó các nút thắt chính là các ñiểm và các mối quan hệ là những ñường kẻ

- Theo Barne và Bott, mạng lưới xã hội là sự liên hệ có mục ñích trong một nhóm người thông qua các mối quan hệ chính thức hoặc không chính thức (Barne, 1954 và Bott, 1957)

+ Quan hệ xã hội: Mối quan hệ có mục ñích, lặp ñi lặp lại giữa các cá nhân và nhóm xã hội

+ Quan hệ chính thức: Quan hệ chức năng (ví dụ như quan hệ giữa cấp trên cấp dưới, quan hệ trong công việc…)

Trang 15

+ Quan hệ phi chính thức: Quan hệ tình cảm (như quan hệ của những người cĩ cùng huyết thống, quan hệ làng xĩm…)

Khái niệm mạng lưới xã hội dùng để chỉ phức thể các mối quan hệ xã hội do con người xây dựng, duy trì và phát triển trong cuộc sống thực của

họ với tư cách là thành viên của xã hội Một hay nhiều quan hệ của hai chủ thể với nhau tạo thành một liên kết Mạng lưới xã hội là tập hợp của các liên kết, bao gồm các quan hệ đan chéo nhau, chằng chịt từ quan hệ gia đình, thân tộc, bạn bè đến các quan hệ trong tổ chức, đồn thể, hiệp hội, đảng phái, nghề nghiệp…

Trên bình diện xã hội học, khái niệm mạng lưới xã hội dựa trên cơ sở

lý thuyết hệ thống và tương tác xã hội Mạng lưới xã hội là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân hay giữa các nhĩm dân cư nhất định Thơng qua

sự tiềm ẩn trong những mỗi liên hệ, cũng như quyền lợi và trách nhiệm chi phối các mối quan hệ đĩ, mạng lưới xã hội được sử dụng nhằm đạt được mục đích nhất định Mạng lưới xã hội hình thành từ quá trình di cư cũng

như phục vụ cho mục đích di cư được gọi là Mạng lưới xã hội Những quan

hệ, trao đổi và tương tác trong hoạt động di cư, do đĩ, là một bộ phận của mạng lưới xã hội rộng lớn

Một trong những đặc điểm rõ nét nhất của Mạng lưới xã hội là sự liên kết xã hội giữa những người di chuyển Thơng qua những quan hệ họ hàng, bạn bè, người thân, người di cư tiếp nhận được thơng tin và sự trợ giúp cần thiết tại nơi mà họ sẽ chuyển đến Chính ở đây, các quan hệ lâu bền dựa trên nền tảng gia đình trở nên hết sức quan trọng Thơng qua sự gắn kết chặt chẽ với nhau, người di chuyển tạo nên những liên kết thơng qua gia đình, thân tộc tin cậy hơn nhiều so với những quan hệ người ngồi Cĩ thể nĩi rằng tính bền vững của thiết chế gia đình và các quan hệ thân tộc trong xã hội Việt Nam đã gĩp phần hình thành nên Mạng lưới xã hội sâu rộng giữa các miền lãnh thổ,

Trang 16

Mạng lưới xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích các loại hình di chuyển, quá trình ñịnh cư và thích ứng cũng như ý ñịnh chuyển cư trong tương lai Bởi di cư vốn làm quá trình mang nhiều bất trắc, một mạng lưới xã hội tin cậy sẽ góp phần làm giảm thấp những rủi ro do thiếu thông tin Các liên kết xã hội giữa nơi xuất cư và nơi nhập cư sẽ góp phần giảm thấp cái giá (kinh tế và tâm lý) phải trả cho quá trình di cư, ñồng thời làm tăng vận hội thành công của ñối tượng di chuyển tại nơi ñến Gia ñình, bạn bè, người thân…tại nơi chuyển ñến thường giữ vai trò cưu mang, cung cấp thông tin, giúp liên hệ việc làm cũng như vượt qua những khó khăn ban ñầu Những quan hệ mà người di chuyển có ñược tại nơi nhập cư sẽ làm thuận lợi thêm quá trình hòa nhập của họ vào môi trường sống mới Có thể nói rằng, chi phí

và trở ngại ñối với di dân càng lớn thì Mạng lưới xã hội càng có vai trò quan trọng (Mullan, 1989; Massey, 1993) Khả năng kết nối và hòa nhập vào Mạng lưới xã hội là một thuận lợi nhưng tiềm lực này có ñược phát huy hay không còn tùy thuộc vào từng loại hình di cư và mức ñộ giao tiếp xã hội của người

di chuyển (ðặng Nguyên Anh,1998)

2.1.2 Khái niệm việc làm và ñời sống

• Khái niệm về việc làm

ðứng trên các góc ñộ nghiên cứu khác nhau, người ta ñã ñưa ra rất

nhiều ñịnh nghĩa nhằm làm sáng tỏ: “việc làm là gì? ” Và ở các quốc gia

khác nhau do ảnh hưởng của nhiều yếu tố (như ñiều kiện kinh tế, chính trị, luật pháp…) người ta quan niệm về việc làm cũng khác nhau Chính vì thế không có một ñịnh nghĩa chung và khái quát nhất về việc làm

 Theo bộ luật lao ñộng_ ðiều 13: “ Mọi hoạt ñộng tạo ra thu nhập, không bị pháp luật cấm ñều ñược thừa nhận là việc làm”

Trên thực tế việc làm nêu trên ñược thể hiện dưới 3 hình thức:

+ Một là, làm công việc ñể nhận tiền lương, tiền công hoặc hiện vật cho công việc ñó

+ Hai là, làm công việc ñể thu lợi cho bản thân mà bản thân lại có

Trang 17

quyền sử dụng hoặc quyền sở hữu (một phần hay toàn bộ) tư liệu sản xuất ñể tiến hành công việc ñó

+ Ba là, làm các công việc cho hộ gia ñình mình nhưng không ñược trả thù lao dưới hình thức tiền lương, tiền công cho công việc ñó Bao gồm sản xuất nông nghiệp, hoạt ñộng kinh tế phi nông nghiệp do chủ hộ hoặc

1 thành viên khác trong gia ñình có quyền sử dụng, sở hữu hoặc quản lý Khái niệm trên nói chung là khá bao quát nhưng chúng ta cũng thấy

rõ hai hạn chế cơ bản Hạn chế thứ nhất: hoạt ñộng nội trợ không ñược coi

là việc làm trong khi ñó hoạt ñộng nội trợ tạo ra các lợi ích phi vật chất và gián tiếp tạo ra lợi ích vật chất không hề nhỏ Hạn chế thứ hai: khó có thể

so sánh tỉ lệ người có việc làm giữa các quốc gia với nhau vì quan niệm về việc làm giữa các quốc gia có thể khác nhau phụ thuộc vào luật pháp, phong tục tập quán,…Có những nghề ở quốc gia này thì ñược cho phép và ñược coi ñó là việc làm nhưng ở quốc gia khác lại bị cấm Ví dụ: ñánh bạc ở Việt Nam bị cấm nhưng ở Thái Lan, Mỹ ñó lại ñựơc coi là một nghề thậm chí là rất phát triển vì nó thu hút khá ñông tầng lớp thượng lưu

 Theo quan ñiểm của Mac: “Việc làm là phạm trù ñể chỉ trạng thái phù hợp giữa sức lao ñộng và những ñiều kiện cần thiết (vỗn, tư liệu sản xuất, công nghệ,…) ñể sử dụng sức lao ñộng ñó”

Sức lao ñộng do người lao ñộng sở hữu Những ñiều kiện cần thiết như vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ,… có thể do người lao ñộng có quyền

sở hữu, sử dụng hay quản lý hoặc không Theo quan ñiểm của Mac thì bất

cứ tình huống nào xảy ra gây nên trạng thái mất cân bằng giữa sức lao ñộng

và ñiều kiện cần thiết ñể sử dụng sức lao ñộng ñó ñều có thể dẫn tới sự thiếu việc làm hay mất việc làm

Tuỳ theo các mục ñích nghiên cứu khác nhàu mà người ta phân

chia việc làm thành nhiều loại

Theo mức ñộ sử dụng thời gian làm việc ta có việc làm chính

Trang 18

gian nhất hay có thu nhập cao nhất

+ Việc làm phụ: là việc làm mà người lao ñộng dành nhiều thời

gian nhất sau công việc chính

Ngoài ra, người ta còn chia việc làm thành việc làm bán thời gian, việc làm ñâỳ ñủ, việc làm có hiệu quả,

Ở ñây vận dụng khái niệm việc làm vào ñề tài của mình, chúng tôi muốn ñi vào tìm hiểu nhóm lao ñộng nữ di cư ñang làm một số việc như: Bán hàng rong, thu gom phế liệu, cửu vạn – gánh thuê ðây là những việc làm mang tính chất tạm thời, thời vụ và nhóm lao ñộng nữ có thể chuyển nghề một cách linh hoạt, phù hợp với hoàn cảnh, khả năng và sức khỏe của bản thân

• Khái niệm ñời sống

ðời sống là một khái niệm rất trìu tượng, mỗi người có một quan niệm khác nhau về ñời sống

Theo Từ ñiển Tiếng Việt, ñời sống là sự hoạt ñộng của người ta trong từng lĩnh vực: ñời sống vật chất, ñời sống tinh thần

ðời sống vật chất là những vật dụng, ñồ dùng…phục vụ cho nhu cầu của con người như nhu cầu ăn, ở, may mặc…

ðời sống tinh thần như nhu cầu về tiếp cận văn hóa, du lịch hay tình cảm gia ñình, sự quan tâm chăm sóc của người thân…

2.1.3 Khái niệm về di cư, di cư lao ñộng

Có nhiều ñịnh nghĩa về di cư ñược ñưa ra, song mỗi ñịnh nghĩa ñều xuất phát từ những phương diện khác nhau, do ñó khó có thể lựa chọn ñược ñịnh nghĩa thống nhất, bao quát cho mọi tình huống bởi tính ña dạng phức tạp của hiện tượng di cư

Theo một số tác giả nước ngoài như Petersen (trong phân tích thực trạng di dân tự do ñến ðắc Lắk và ảnh hưởng của nó tới sự phát triển kinh

tế - xã hội, 2002), di cư là sự di chuyển vĩnh viễn tương ñối của một người trong một khoảng cách ñáng kể ðịnh nghĩa này về di cư còn thiếu

Trang 19

cụ thể vì nghĩa “vĩnh viễn tương ñối” là bao nhiêu? khoảng cách ñáng kể

là bao xa? chưa ñược xác ñịnh rõ

Còn theo Smith (trong Di dân tự do ñến ñô thị Hà Nội và ảnh hưởng kinh tế - xã hội của nó, 2000) ông cho rằng thuật ngữ di cư thường ñược sử dụng ñể ñề cập ñến mọi di chuyển lý học trong không gian với ngụ ý ít nhiều

rõ rệt là sự thay ñổi nơi cư trú hay nơi ở

Thomlinson (trong Di dân tự do nông thôn – thành thị ở thành phố

Hồ Chí Minh, 1998) nêu rõ không phải tất cả những sự thay ñổi vị trí ñịa

lý của mình ñều là những người di cư, họ cần thực hiện một cuộc di chuyển kéo theo những hậu quả nhất ñịnh Do vậy, các nhà dân số học xác ñịnh người di cư là người thay ñổi nơi sinh sống của mình trong khoảng thời gian ñáng kể và ñồng thời trong quá trình thay ñổi ñáng kể ñó phải vượt qua một ranh giới chính trị

Năm 1958 Liên Hiệp Quốc ñã ñưa ra ñịnh nghĩa về di cư như sau: “Di

cư là một hình thức di chuyển trong không gian của con người từ một ñơn vị lãnh thổ này tới một ñơn vị lãnh thổ khác, hoặc sự di chuyển với khoảng cách tối thiểu quy ñịnh Sự di chuyển này diễn ra trong khoảng thời gian di cư xác ñịnh và ñặc trưng bởi sự thay ñổi nơi cư trú thường xuyên” Sự thay ñổi nơi

cư trú ñược thể hiện ở hai ñặc ñiểm sau:

+ Nơi xuất cư (hay nơi ñi) là nơi người di cư chuyển ñi

+ Nơi nhập cư (hay nơi ñến) là nơi người di cư chuyển ñến

ðịnh nghĩa của Liên Hiệp Quốc ñã loại ra những người ñang sống lang thang, dân du mục và di dân theo kiểu con lắc (ñi về hàng ngày)

Theo từ ñiển Tiếng Việt: Di cư thường ñược hiểu là chuyển ñến một chỗ ở khác cách chỗ ở cũ một khoảng cách ñủ lớn buộc người di cư phải thay ñổi hộ khẩu thường trú: chuyển ñến một thành phố khác, một tỉnh khác hay một nước khác Theo ñó, mỗi một cuộc dịch chuyển (di chuyển) của con người ñều ñược xem như là hiện tượng di cư Tuy nhiên, hiện tượng di cư cần

Trang 20

- Không gian của di cư: Qua từng vùng, miền, lãnh thổ ựịa lý của khu vực nào ựó đó phải là sự di chuyển ra khỏi ựơn vị hành chắnh lãnh thổ này sang một ựơn vi hành chắnh lãnh thổ khác, có thể từ xã này sang xã khác, tỉnh này sang tỉnh khác, xa hơn là từ quốc gia này sang quốc gia khác

- Thời gian di cư là lâu dài, ổn ựịnh hay tạm thời

- Phải diễn ra sự hòa nhập trong quá trình di cư Tức là có sự thay ựổi quan hệ xã hội, thay ựổi nghề nghiệp, gắn liền với tìm kiếm những ựiều kiện, khả năng tồn tại và phát triển của người di chuyển

Di cư tự do ựược xem là dạng di dân không có tổ chức Di cư tự do hoàn toàn do người di cư quyết ựịnh ựi ựâu, bao nhiêu người, bao giờ ựi và sinh sống như thế nào?Ầ Tất cả những chi phắ trong quá trình di chuyển, ựịnh

cư và tìm việc làm ựều do người di cư tự lo lấy và hầu như không nhận ựược

sự trợ giúp nào

2.1.4 Lý thuyết về cấu trúc mạng lưới xã hội

Lý thuyết về mạng lưới xã hội là một vấn ựề của phương pháp luận liên quan ựến các nghiên cứu về xã hội học, nhân học và nhiều chuyên ngành khoa học xã hội

Mô hình 1: Mạng lưới xã hội của người di cư

Trang 21

Theo từ ựiển Wikipdia, mạng lưới xã hội là một sự mô tả cấu trúc

xã hội giữa các cá nhân, thường là các cá thể hay các tổ chức Nó chỉ ra phương thức mà người ta liên kết với nhau thông qua những tương ựồng

xã hội, ựa dạng từ các mối quan hệ xã giao tới các mối quan hệ thân tộc,

họ hàng

2.1.5 Lý thuyết về loại hình mạng lưới xã hội

Về mặt lý thuyết có thể nêu khái quát ba kiểu mạng lưới xã hội như sau:

* Mạng lưới truyền thống: Cá nhân chủ yếu dựa vào các quan hệ gia ựình ựể tìm kiếm việc làm đó là các quan hệ trong gia ựình, quan hệ anh chị

em, họ hàng, huyết thống Kiểu mạng lưới truyền thống này xuất hiện từ rất sớm Emile Durkheim cho rằng ựó chắnh là kiểu ựoàn kết cơ giới Ờ ựặc trưng cho các xã hội nông nghiệp lạc hậu

* Mạng lưới hiện ựại Ờ mạng lưới chức năng: Cá nhân chủ yếu dựa vào các mối quan hệ chức năng với các cơ quan, các tổ chức và các thiết chế, các nhóm của thị trường lao ựộng ựể tìm kiếm việc làm Quan hệ với các thiết chế

xã hội khác nhau như quan hệ bạn bè, ựồng hương, quan hệ làng xóm, y tế, giáo dục, pháp luật, tôn giáo, ựạo ựứcẦcó thể ựó là quan hệ thân thiết hoặc

xã giao Emile Durkheim cho rằng ựó là kiểu ựoàn kết hữu cơ, chỉ xuất hiện trong các xã hội công nghiệp hiện ựại

* Mạng lưới hỗn hợp: Là mạng lưới xã hội kết hợp cả hai loại mạng lưới truyền thống và hiện ựại Kiểu mạng lưới xã hội này ựược ựánh giá là phổ biến nhất hiện nay Cá cá nhân không chỉ thiết lập các quan hệ dựa trên

cơ sở huyết thống, thân tộc mà còn cộng gộp cả quan hệ chức năng Trong xã hội hiện nay, kiểu quan hệ xã hội hỗn hợp này tỏ ra là hiệu quả hơn hẳn so với hai kiểu mạng lưới xã hội trước ựó (Lê Ngọc Hùng, 2003)

Mạng lưới xã hội là một tập hợp liên kết giữa các cá nhân hay nhóm di

Trang 22

trưng rõ nét nhất của di cư là sự liên kết giữa những người di chuyển trong quan hệ họ hàng, thân tộc, bạn bè, người thân khả năng tiếp nhận thông tin và

sự trợ giúp cần thiết tại nơi mà họ sẽ chuyển ñến

Áp dụng lý thuyết này vào nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận lý thuyết mạng xã hội dựa theo hướng tiếp cận của George Simmel và Jacob Moreno Theo ñó, chúng tôi muốn nhìn nhận vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư của lao ñộng nữ trên ñịa bàn thành phố

Hà Nội Qua sự gắn bó với nhau, các lao ñộng nữ ñã tạo nên những liên kết thông qua gia ñình, họ hàng, thân tộc và bạn bè của mình Các quan hệ lâu bền dựa trên nền tảng gia ñình là rất quan trọng Có thể nói rằng tính năng bền vững của gia ñình và các quan hệ họ tộc trong xã hội Việt Nam ñã góp phần ñáng kể trong việc hình thành nên Mạng lưới xã hội sâu rộng giữa các vùng lãnh thổ

Mạng lưới xã hội có ý nghĩa quan trọng trong việc giải thích các loại hình di cư, sự thích ứng của người di chuyển cũng như ý ñịnh chuyển cư trong tương lai Bởi vì di cư vốn là một quá trình có nhiều yếu tố bất trắc, một mạng lưới xã hội tin cậy sẽ góp phần làm giảm những rủi ro do thiếu thông tin, giảm chi phí cho quá trình di cư, ñồng thời làm tăng cơ hội thành công của lao ñộng nữ di cư Gia ñình, bạn bè, người thân tại nơi nhập cư thường giữ vai trò quan trọng trong việc cưu mang, cung cấp thông tin, giúp ñỡ tìm kiếm công việc, ñộng viên tình cảm… Những quan hệ mà lao ñộng nữ di cư

có ñược tại nơi nhập cư sẽ giúp cho quá trình hòa nhập của họ vào môi trường mới ñược thuận lợi hơn Có thể nói rằng chi phí và trở ngại ñối với di cư càng lớn thì Mạng lưới xã hội càng có vai trò quan trọng

2.1.6 Phát triển lý luận về di cư lao ñộng

Trên thực tế, có rất nhiều lý thuyết nhìn nhận rất khác nhau về di cư và cho ñến nay những nghiên cứu về di cư chưa bao giờ có ñược một lý thuyết bao trùm ñược tất cả các khuynh hướng nghiên cứu cũng như chưa có ñược

Trang 23

những kết quả có tính chất tổng quát Trong phạm vi nghiên cứu của ñề tài,

chúng tôi ñã áp dụng một số lý thuyết cơ bản sau:

 Lý thuyết của Ravestein: ñây là một trong những lý thuyết về di

cư sớm nhất trong trường phái cổ ñiển, ñược ñưa ra vào cuối thế kỉ XIX Theo ông, di cư xảy ra sớm bởi sự khác biệt về trình ñộ phát triển, bởi tiến trình công nghiệp hoá và phát triển thương mại giữa các khu vực của một quốc gia Mặt khác, sự di cư bị chi phối bởi khát vọng về một cuộc sống tốt ñẹp hơn Những người sống ở khu vực kém phát triển hay nghèo khổ thường có xu hướng chuyển ñến những khu vực phát triển hơn Theo Ravestein, tỉ lệ người tham gia di cư có quan hệ thuận với khoảng cách giữa hai khu vực nơi họ xuất phát và nơi họ ñến (Nguyễn Thị Thanh Tâm, 2003)

Lý thuyết này của Ravestein ñã bị một số học giả phê phán vì nó không tính ñến các yếu tố văn hoá, lịch sử và tâm lí - những yếu tố con người có ảnh hưởng quan trọng ñến quá trình di cư (Lagecrantz, Mah mound, 2000)

 Lý thyết của Lewis: Lý thuyết này ra ñời vào những năm 50 của thế kỉ XX Lý thuyết của Lewis ra ñời trong bối cảnh các nước trong thế giới thứ 3 bước vào giai ñoạn công nghiệp hoá, dẫn ñến sự bùng nổ của làn sóng

di cư từ nông thôn ra các thành phố công nghiệp và các ñô thị

Lewis ñã trình bày quan ñiểm của di cư từ nông thôn ra thành thị

trong cuốn: “ Sự phát triển kinh tế ñối với việc cung cấp không giới hạn về

lao ñộng” (Economic Development with Unlimited Suplies of Labour,

1954) Theo ông, lí do di cư dân số từ nông thôn ra ñô thị là: Thứ nhất, sự tăng trưởng kinh tế và sự mở rộng của khu vực công nghiệp ñặt ra ñòi hỏi phải có thêm lực lượng lao ñộng ñáp ứng Sự tăng lên không ngừng của dân số trong khi ñất ñai không tăng ñã làm cho lao ñộng nông nghiệp dư thừa Số lao ñộng dư thừa này có khuynh hướng tìm kiếm các cơ hội làm việc tại các khu công nghiệp và thành phố, nơi có nhu cầu tuyển dụng

Trang 24

giữa nông thôn và ựô thị Sự di cư lao ựộng này sẽ dừng lại khi mức lương

ở ựô thị cân bằng với mức thu nhập của người dân ở nông thôn Từ quan ựiểm này người ta gọi lắ thuyết của Lewis là mô hình cân bằng Lý thuyết của Lewis ựã ựặt nền móng cho lý thuyết mới có tên gọi là Mô hình kinh tế ựôi của Ranis và Fei ra ựời vào thập kỉ 60

Trong thập kỉ 50, khi mà các làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị không ngừng tăng lên ngay cả khi lao ựộng ở ựô thị thất nghiệp nhiều điều này làm cho lý thuyết của Lewis ựã ựơn giản hoá nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng di dân từ nông thôn ra ựô thị là do yếu tố kinh tế quyết ựịnh

 Lý thuyêt di cư của Lee: Trong tác phẩm ỘMột học thuyết chung

về di cưỢ (A general theory of migration) năm 1996 Lee ựã khái quát tất cả những yếu tố có thể ảnh hưởng ựến quyết ựịnh di cư của cá nhân trong hai phạm trù là các yếu tố ựẩy (lực ựẩy Ờ những yếu tố gây cản trở, khó khăn cho người dân ựịa phương) và các yếu tố kéo (lực hút Ờ những ựiều kiện thuận lợi thu hút lao ựộng ngoại tỉnh của vùng nhập cư) Theo thuyết này, quá trình di

cư xảy ra khi có một sự khác biệt về một số yếu tố ựặc trưng giữa hai vùng: vùng xuất cư và vùng nhập cư

Ngoài ra, Lee còn phân tắch một số các yếu tố khác ảnh hưởng ựến việc

di cư đó là nhận thức, sự thông minh, hiểu biết của người di cư qua kinh nghiệm bản thân hay qua các kênh thông tin ựại chúng, qua bạn bè, họ hàngẦ đây là ựiều mà các lý thuyết trước ựó ắt ựề cập tới Việc di cư, theo Lee còn phụ thuộc vào tắnh toán và thu nhập mong ựợi trong thời gian nhất ựịnh hơn là tắnh toán về khác biệt thu nhập giữa thành thị và nông thôn

Áp dụng các lý thuyết di cư ựã trình bày vào ựề tài của mình, chúng tôi muốn xem xét hiện tượng lao ựộng nư di cư từ nông thôn ra thành phố

Hà Nội làm các công việc bán hàng rong, thu gom phế liệu, và cửu vạn Ờ gánh thuê cũng là do các yếu tố ựẩy ở nông thôn và các yếu tố hút ở ựô thị Các yếu tố ựẩy bao gồm cả những yếu tố tiêu cực như nghèo ựói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu ựất, mức sống thấpẦở quê hương của

Trang 25

các lao ñộng nữ - nơi họ xuất cư Sự thịnh vượng, mức sống cao, cơ hội tìm việc dễ dàng hơn, thu nhập cao và các ñiều kiện về y tế, giáo dục ñào tạo tương ñối tốt…chính là các yếu tố hút của thành thị Do những yếu tố hút và ñẩy ñó, các lao ñộng nữ ở các tỉnh ngoài ñã nhập cư vào Hà Nội ñể kiếm sống thông qua các mối quan hệ - mạng lưới xã hội của mình Do vậy chúng ta có thể thấy hiện tượng di cư trong ñó có di cư nông thôn –

ñô thị không phải là một hiện tượng ñộc lập, tách rời mà nó nằm trong mối quan hệ ñan chéo nhau Nghĩa là sự di cư của lao ñộng nữ là do các yếu tố tiêu cực ở nông thôn ñã ñẩy họ ñi và các yếu tố tích cực ở thành thị

ñã kéo họ vào và thông qua các mối quan hệ của mình họ ñã tìm kiếm ñược việc làm có thu nhập ở thành thị

2.2 Cơ sở thực tiễn

Di cư là một hiện tượng lịch sử xã hội, xảy ra trong suốt quá trình lịch

sử của nhân loại Có lẽ trong lịch sử phát triển của mình, không một dân tộc, một quốc gia nào không xảy ra hiện tượng di cư theo các mức ñộ khác nhau Chính vì vậy, sự chuyển dịch lao ñộng từ nông thôn ra thành thị không phải là hiện tượng ñột biến mà là hiện tượng có tính tất yếu của quá trình phát triển

kinh tế thị trường, quá trình ñô thị hoá…

2.1.1 Thực tiễn về di cư các nước trong khu vực

Ở Châu Á, làn sóng di cư từ nông thôn ra thành thị khá mạnh mẽ và phổ biến Hiện tượng này ñược một số nhà nghiên cứu quan tâm ñặc biệt là các công trình của các nhà khoa học ấn ðộ, Indonexia, Philipin như Mc Nicoll (1968), M.Narin (1971), Riperfor(1979), Upelly (1983), L.Trager (1984), G.Standing (1985) và A Rodenburg (1994) Các nghiên cứu này ñã xem việc di chuyển lao ñộng theo thời vụ từ nông thôn ra thành thị như một hiện tượng kinh tế - xã hội của những xã hội riêng biệt và sự tác ñộng của dịch chuyển xã hội ñến sự thay ñổi của gia ñình Tuy vậy, các nghiên cứu này

Trang 26

cận này ñã bỏ qua yếu tố chủ ñạo về kinh tế xã hội ở tầm vĩ mô tác ñộng ñến hiện tượng di cư lao ñộng

2.1.2 Thực tiễn về di cư ở Việt Nam

Ở Việt Nam, việc di cư diễn ra từ rất sớm, “ñối với cá nhân và gia ñình,

di cư là rời quê hương cũ ñến quê hương mới, ñối với dân tộc trong lịch sử là việc phát triển vùng sinh sống, mở rộng lãnh thổ từ ñịa bàn sẵn có” (ðặng Thu, 1994)

Trong những thập kỉ gần ñây khi chúng ta tiến hành chuyển ñổi nền kinh tế, ñổi mới, mở cửa, quá trình ñô thị hoá diển ra khá mạnh, nhất là ở các thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh, ðồng Nai, Bình Dương, Hải Phòng…chính các tỉnh, thành phố này là tiêu ñiểm của làn sóng di cư ra thành thị ñể kiếm việc Một thuật ngữ mà chúng ta vẫn thường sử dụng trong những năm gần ñây là “làn sóng của những người lao ñộng ngoại tỉnh” Hiện tượng này cũng ñược một số các nhà nghiên cứu Việt Nam quan tâm

Khi nhận ñịnh về vai trò di cư nông thôn - ñô thị, tác giả ðặng Nguyên Anh cho rằng di cư ñang góp phần vào sự nghiệp xoá ñói giảm nghèo, nâng cao mức sống, cải thiện thu nhập cho các gia ñình ở nông thôn hiện nay Người lao ñộng nông thôn từ thành phố trở về mang theo những tri thức gắn liền với nhịp sống văn minh thành phố, các thang giá trị mới trong lối sống

mà trước ñó chưa từng tồn tại ở làng quê Tác giả cho rằng xu hướng cư này ngày càng gia tăng là ñiều tất yếu ở Việt Nam cũng như ñối với bất kì quốc gia nào ñang trên ñường CNH-HðH vì di cư là một trong những ñặc trưng của quá trình phát triển Ngoài ra, tác giả còn ñề cập ñến các chính sách quản

lí di dân của Nhà Nước, thường là “nhấn mạnh vào việc kiểm soát di cư tự do, hạn chế các luồng di chuyển lao ñộng từ nông thôn ra thành phố lớn” và khẳng ñịnh các chính sách này ít khả thi và không ñem lại kết quả lâu bền; yêu cầu Nhà Nước cần tạo ñiều kiện cho người lao ñộng nhập cư ổn ñịnh cuộc sống, bình ñẳng, khuyến khích mặt tích cực của người lao ñộng nhập cư nhằm phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế (ðặng Nguyên Anh, 1997)

Trang 27

Hai tác giả Lê Ngọc Lân, Phùng Thị Kim Anh, khi phân tắch về chắnh sách việc làm cho lao ựộng nữ nông thôn trong thời kì ựổi mới ựã cho rằng

ỘTình trạng thiếu việc làm và thu nhập thấp cũng tạo nên dòng chảy lao ựộng

từ nông thôn ra thành phố, trong ựó có nhiều phụ nữ Họ làm ựủ các nghề từ giúp việc nhà, buôn bán phế liệu ựến bán hàng rong thậm chắ có chị em còn làm những nghề bị xã hội ngăn cấmẦTuy nhiên, việc di chuyển lao ựộng tự

do từ các vùng nông thôn ra thành thị, ựặc biệt là các ựô thị lớn ựang là vấn ựề nổi cộm, nảy sinh nhiều vấn ựề phức tạp, nhất là các tệ nạn xã hộiẦỢ Nhận ựịnh này cũng ựồng nhất với nhận ựịnh trong các nghiên cứu của Hà Thị Phương Tiến (1997), Nguyễn Kim Hà (2001) và Nguyễn Thanh Tâm (2003) Mai Huy Bắch ựã nghiên cứu lao ựộng làm thuê việc nhà của những người phụ nữ nghèo, ắt học từ nông thôn ra thành thị Tác giả ựã phân tắch một số ựiểm tắch cực và tiêu cực của hình thức lao ựộng này đó là nhu cầu thuê mướn lao ựộng làm việc nhà nhưng ựiểu này chưa ựược ựáp ứng vì người ta ra thành phố tìm việc làm khác chứ không phải ựể làm ỘÔ sinỢ Sự xuất hiện của loại hình lao ựộng ỘÔ sinỢ ựã và ựang khẳng ựịnh vai trò, tầm quan trọng của công việc gia ựình Trước ựây những công việc gia ựình do người vợ, người mẹ làm, thường không ựược tắnh ựến, còn nếu thuê người làm thì phải mất từ 300.000 ựến 500.000 ựồng/tháng với cơm nuôi và chỗ ở điều này ựã làm lay chuyển mạnh mẽ quan niệm thịnh hành lâu nay cho rằng việc nhà là loại hình lao ựộng chỉ tạo ra giá trị sử dụng chứ không tạo

ra lời lãi, không ựược trả công, không sinh lợi (Mai Huy Bắch, 2004) Lao ựộng làm việc nhà phản ánh tiêu cực sự bình ựẳng giới và người ta cho rằng làm việc nhà chỉ có người phụ nữ mà thôi Phụ nữ ựi làm thuê việc không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà ựã vượt ra ngoài biên giới Làn sóng di cư của các cô gái nước ta sang đài Loan ngày càng tăng Mỗi năm có ựến hàng nghìn cô gái ựi lao ựộng ở đài Loan ựể làm các công việc trong các gia ựình

Trang 28

ñược quan tâm như: lao ñộng của người phụ nữ nặng nhọc, nhân phẩm bị trà ñạp, tình trạng cô ñơn…

Qua ñây ta thấy, vấn ñề di cư tự do nói chung và vấn ñề di cư tự do của lao ñộng nữ ñã diễn ra từ rất lâu và có nhiều nghiên cứu về hiện tượng này dưới nhiều góc ñộ khác nhau Và chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu vấn ñề di

cư của lao ñộng nữ dưới khía cạnh việc làm và ñời sống

2.1.3 Thực tiễn về vai trò của Mạng lưới xã hội trong quá trình di cư

Qua tìm hiểu, nghiên cứu tài liệu sách báo, tạp chí, mạng internet… chúng tôi nhận thấy ở Việt Nam cũng như trên thế giới còn chưa có nhiều nghiên cứu ñề cập ñến vấn ñề Vai trò của Mạng lưới xã hội ñối với việc làm

và ñời sống của những lao ñộng nữ di cư làm công việc tự do Tuy nhiên, Mạng lưới xã hội trong quá trình di cư ñã ñược ñề cập ñến nhiều trong các nghiên cứu về di cư

Theo ðặng Nguyên Anh (1998) Mạng lưới xã hội như một trong những ảnh hưởng của yếu tố văn hóa – xã hội ñối với di cư, nó là nhân tố quan trọng quyết ñịnh toàn bộ quá trình chuyển cư Khái niệm Mạng lưới xã hội trên thực

tế ñược ứng dụng rộng rãi trong nhiều nghiên cứu và ñã trở thành một cấu thành cơ bản trong các lý thuyết ñương ñại về di cư, kể cả di cư trong nước lẫn di cư quốc tế Ảnh hưởng của mạng lưới xã hội ñối với di cư khác nhau theo ñặc ñiểm cá nhân và hộ gia ñình, cũng như khác biệt giữa nam và nữ ðối với nhóm ñối tượng di chuyển có nguồn lực hạn chế, mạng lưới xã hội góp phần tạo nên một chiến lược quan trọng ñối với sự phát triển kinh tế cá nhân v à hộ gia ñình Mạng lưới xã hội của người di cư có ảnh hưởng sâu rộng ñối với các hình thái và ñối tượng di chuyển khác nhau

Mạng lưới xã hội góp phần làm giảm bớt chi phí di cư, tìm kiếm việc làm cũng như thúc ñẩy sự hội nhập của người di chuyển trên ñịa bàn nhập cư Trong bối cảnh các thủ tục hành chính và quản lý xã hội còn quá nhiều rườm

rà, Mạng lưới xã hội ñã góp phần không nhỏ và việc cưu mang, bảo lãnh, hợp pháp hóa người di cư từ nông thôn ra thành phố Sự khác biệt theo chiều cạnh

Trang 29

giới cũng ñã ảnh hưởng nhất ñịnh ñối với kết quả thu ñược Nhìn chung, nữ giới phụ thuộc vào Mạng lưới xã hội nhiều hơn so với nam giới Việc cung cấp các thông tin chính xác về cơ hội việc làm và thu nhập cho người di cư có thể ñược tiến hành một cách hiệu quả thông qua Mạng lưới xã hội Thông tin chính xác sẽ giúp người di cư tiếp cận tốt hơn với các dịch vụ y tế, giáo dục

và hành chính tại nơi chuyển ñến, tránh ñược những hậu quả tiêu cực Công tác tư vấn và ñạo tạo việc làm, tổ chức lao ñộng nhập cư có thể tiến hành một cách hiệu quả thông qua Mạng lưới xã hội Sự hòa nhập vào thị trường lao ñộng và cuộc sống mới của phần ñông người di chuyển phụ thuộc rất nhiều vào mạng lưới quan hệ xã hội của họ tại nơi nhập cư

Tuy nhiên, từ những vấn ñề ñược ñề cập nghiên cứu của ðặng Nguyên Anh (1998), những tương ñồng trong vấn ñề nghiên cứu Chúng tôi nhận thấy, trong ñề tài nghiên cứu này, cần coi ñây là một tài liệu tham khảo quan trọng

ñể có những lập luận và hướng nghiên cứu chính xác

Trang 30

3 đẶC đIỂM đỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU

3.1 đặc ựiểm ựịa bàn nghiên cứu

3.1.1 đặc ựiểm tự nhiên

Thành phố Hà Nội nằm ở ựồng bằng Bắc Bộ trù phú (diện tắch Hà Nội mở rộng lên tới 3.324, 92 km2) Hà Nội nằm ở phắa hưũ ngạn sông đà, hai bên sông Hồng và chi lưu các sông Ngoài hai con sông lớn, trên ựịa phận Hà Nội còn có các sông: đuống, Cầu, NhuệẦ Hồ ựầm ở Hà Nội có nhiều, những hồ nổi tiếng ở Hà Nội như hồ Tây, hồ Trúc Bạch, hồ Hoàn KiếmẦ hàng chục hồ, ựầm thuộc ựịa phận Hà Nội cũ: hồ Kim Liên, hồ Linh đàm, ựầm Vân TrìẦ và những hồ thuộc ựịa phận Hà Tây cũ: Ngải Sơn, đồng Mô, Suối Hai Phắa Bắc Hà Nội giáp với các tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên; phắa Nam giáp Hà Nam; phắa Tây giáp Hòa Bình; phắa đông giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên Với vị trắ và ựịa thế ựẹp, thuận lợi,

Hà Nội là trung tâm chắnh trị, kinh tế, văn hóa và khoa học lớn; là ựầu mối giao thông quan trọng của cả nước

Khắ hậu Hà Nội tiêu biểu cho khắ hậu Bắc Bộ với ựặc ựiểm là khắ hậu nhiệt ựới gió mùa: mùa hè nóng ẩm và mưa nhiều, mùa ựông lạnh khô và mưa

ắt Do nằm trong vùng nhiệt ựới nên Hà Nội quanh năm tiếp nhận ựược lượng bức xạ mặt trời rất dồi dào (nhiệt ựộ trung bình hàng năm là 23,6 0C), ựộ ẩm trung bình hàng năm là 79%, lượng mưa trung bình hàng năm là 1800 mm

- Hà Nội có hai dạng ựịa hình chắnh là ựồng bằng và ựồi núi địa hình ựồng bằng chủ yếu thuộc ựịa phận Hà Nội cũ và một số huyện phắa đông của Hà Tây cũ, chiếm khoảng 3/4 diện tắch tự nhiên Phần lớn ựịa hình ựồi núi thuộc ựịa phận các huyện Sóc Sơn, Ba Vì, Quốc Oai, Mỹ đức

* Hành chắnh

Hà Nội là một trong năm thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam, cùng với Thành phố Hồ Chắ Minh, Hải Phòng, đà Nẵng và Cần Thơ

Trang 31

Riêng Thành phố Hồ Chắ Minh và Hà Nội còn ựược xếp vào ựô thị loại ựặc biệt, thỏa mãn các tiêu chuẩn như tỷ lệ lao ựộng phi nông nghiệp trong tổng

số lao ựộng trên 90%, quy mô dân số trên 1,5 triệu, mật ựộ dân số bình quân

từ 15.000 người/kmỗ trở lên, cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh

Cũng như các tỉnh và thành phố khác của Việt Nam, Hội ựồng nhân dân thành phố Hà Nội do người dân thành phố trực tiếp bầu nên, là cơ quan quyền lực Nhà nước ở thành phố Hội ựồng nhân dân Hà Nội hiện nay, nhiệm kỳ 2004Ờ2009, gồm 95 ựại biểu, trong ựó có 37,76% nữ giới, 23,07% không thuộc đảng Cộng sản Việt Nam và 0.6% là người dân tộc thiểu số Ủy ban nhân dân thành phố là cơ quan chấp hành của Hội ựồng nhân dân và là cơ quan hành chắnh nhà nước ở thành phố, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của Chắnh phủ và các nghị quyết của Hội ựồng nhân dân thành phố Ngoài các sở, ban như những tỉnh khác, thuộc Ủy ban nhân dân Hà Nội còn có thêm báo Hà Nội mới, báo Kinh tế và đô thị, đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội, Ban Chỉ ựạo 1000 năm Thăng Long, Ban quản lý khu phố cổ và một số Tổng công ty trên ựịa bàn thành phố

Sau những thay ựổi về ựịa giới và hành chắnh năm 2008, Hà Nội hiện có 29 ựơn vị hành chắnh cấp huyện Ờ gồm 10 quận, 18 huyện, 1 thị

xã Ờ và 577 ựơn vị hành chắnh cấp xã Ờ gồm 401 xã, 154 phường và 22 thị trấn

Trang 32

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế ……… 23

Danh sách các ñơn vị hành chính cấp quận, huyện của Hà Nội

Trang 33

3.1.2 đặc ựiểm kinh tế xã hội

Hà Nội là một thành phố lớn và ựông dân, có mặt ựộ dân số cao Theo số liệu thống kê 1/4/2009, dân số Hà Nội vào khoảng 6.448.837 người (chiếm khoảng 7,5% dân số cả nước) Từ năm 2001 ựến năm 2009, tại Hà Nội trung bình có hơn 100.000 trẻ em ra ựời, tỷ lệ nhập cư về Hà Nội trung bình khoảng 100.000 người/năm Như vậy, mỗi năm quy mô dân số Hà Nội dự kiến tăng thêm tương ựương một dân số huyện lớn Năm 2009, mặt ựộ dân số trung bình của Hà Nội là 1926 người/km2, cao gấp 7,4 lần so với cả nước Hà Nội là trung tâm kinh tế, văn hóa, giao thông, du lịch, giáo dục, chắnh trị lớn của cả nước Hà Nội hiện có trên 4000 di tắch và danh thắng, trong ựó xếp hạng quốc gia trên 900

di tắch và danh thắng Với hàng trăm ựền, chùa, công trình kiến trúc, danh thắng nổi tiếng, nhiều lễ hội, các món ăn ngon, các làng nghề truyền thống, Hà Nội trở thành một trung tâm du lịch lớn, du khách có dịp khám phá nhiều công trình kiến trúc văn hóa Ờ nghệ thuật ựược xây dựng qua nhiều thế hệ trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước Hà Nội là trung tâm và ựầu mối giao thông của cả nước

Từ Hà Nội, ta có thể ựi khắp mọi miền ựất nước bằng bất cứ phương tiện nào đường bộ có giao thông công cộng (xe bus, taxi) phủ khắp thành phố, giao thông cá nhân (xe máy, ô tô) đặc biệt ở Hà Nội có loại hình xắch lô thường dùng ựể phục vụ khách du lịch Xe ô tô khách liên tỉnh xuất phát từ các bến xe phắa Nam, Gia Lâm, Lương Yên, nước ngầm, Mỹ đình tỏa ựi khắp mọi miền ựất nước theo các quốc lộ 1 xuyên Bắc Ờ Nam, quốc lộ 2 ựi Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang; quốc lộ 3 ựi Thái Nguyên, Cao Bằng; quốc lộ 5 ựi Hải Phòng, Quảng Ninh; quốc lộ 6 ựi Hòa Bình, Sơn La Ngoài ra, Hà Nội cũng là ựầu mối của tuyến giao thông ựường sắt xuyên Việt và liên vận quốc tế Hà Nội cũng là trung tâm ựường không với cảng hàng không sân bay Nội Bài Hà Nội cũng có hệ thống sông ngòi chằng chịt, nằm cạnh hai con sông lớn là sông Hồng

Trang 34

Dương, cầu Thanh Trì và cầu Vĩnh Tuy ựể phục vụ cho việc giao thông của thành phố giữa hai bờ sông Hồng, nối liền thành phố với các tỉnh phắa Bắc và phắa đông Bắc của Tổ quốc

Thành phố Hà Nội có khoảng 70 trường đại học, 20 trường Cao ựăng,

60 trường Trung cấp, dạy nghề, nhiều trung tâm ựào tạo của nước ngoài Hàng năm có rất nhiều học sinh, sinh viên ựổ về học tập

Hà Nội là Thủ ựô và cũng là Thành phố có diện tắch lớn nhất ựông dân thứ hai sau thành phố Hồ Chắ Minh Hà Nội là một trong hai ựầu tàu kinh tế của cả nước, với các ngành dịch vụ, du lịch và bảo hiểm giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố Trong lĩnh vực công nghiệp, Hà Nội

ựã xây dựng hoàn chỉnh 9 khu công nghiệp và 11 cụm công nghiệp vừa và nhỏ Nhiều sản phẩm công nghiệp, trong ựó có một số sản phẩm mới của ngành công nghiệp ựiện tử, công nghiệp phần mềm, chế tạo khuôn mẫuẦ ựã ựứng vững trên thị trường Thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, phát triển các ngành các lĩnh vực và sản phẩm công nghệ caoẦ Với những ựặc ựiểm và lợi thế ựó, Hà Nội thực sự là mảnh ựất hấp dẫn dân nhập cư

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1 Thông tin thứ cấp

Sử dụng phương pháp kế thừa tất cả các thông tin, số liệu ựã công bố

về thực trạng số lượng người lao ựộng di cư tại ựịa bàn Hà Nội Thông tin sẽ thu thập trên các chuyên ựề, các loại sách, tạp chắ, trang web

Trang 35

Bảng 3.4 Nguồn thông tin số liệu thứ cấp

Các thông tin chung về Hà Nội Cục thống kê Thành phố Hà Nội

Các kết quả nghiên cứu, báo cáo khoa

* Phương pháp ñiều tra

Sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp những người lao ñộng di cư

thuộc ba nhóm nữ lao ñộng tự do ñang làm công việc Bán hàng rong, Cửu vạn –

gánh thuê, Thu mua phế liệu, tại các ñiểm ñã chọn, tôi tiến hành ñiều tra ngẫu

nhiên 30 - 34 người ở mỗi nhóm theo mẫu phiếu có sẵn, mỗi một người có một

phiếu riêng

* Phỏng vấn sâu

Phỏng vấn sâu một số người ñể lấy câu chuyện ñiển hình

* Sử dụng một số công cụ của phương pháp PRA: thảo luận nhóm, Tiến hành thảo luận một nhóm người lao ñộng di cư trong một khu vực chợ

người lúc rảnh rỗi, khu nhà trọ xem nhận ñịnh của họ về vai trò của Mạng

lưới xã hội như thế nào? Và mong muốn ra sao?

* Chọn mẫu ñiều tra:

Do ñặc ñiểm của những lao ñộng nữ di cư làm các công việc tự do, họ

không có một ñịa ñiểm làm việc cố ñịnh mà di ñộng theo thời gian, ngày làm

việc xung quanh ñịa bàn thành phố Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành ñiều tra

ngẫu nhiên lấy thông tin từ các ñối tượng lao ñộng nữ di cư trên ñịa bàn các

quận này

Trang 36

trong khu vực Chợ ñầu mối Long Biên – nơi các lao ñộng nữ này mua hàng ñi bán cũng như ở những nơi họ dừng chân ñể nghỉ ngơi và bán hàng trên các tuyến phố lân cận

- ðối với lao ñộng nữ thu mua phế liệu, chúng tôi tìm ñến những ñiểm thu gom phế liệu ñể ñiều tra, và ngẫu nhiên trên các tuyến phố khi có cơ hội tiếp cận

- Lao ñộng nữ làm công việc cửu vạn – gánh thuê thì chúng tôi ñi ñến các khu chợ lao ñộng (chợ người) cũng như những lao ñộng nữ ñang làm việc tại các ñịa ñiểm ñược thuê mướn như chợ ðồng Xuân, Chợ Long Biên, ven ñường Trần Khánh Dư khu vực bến xe Lương Yên, …

- ðối với những lao ñộng nữ di cư chọn ñể phỏng vấn sâu, chúng tôi chọn ngẫu nhiên trên ñường ñi ñiều tra nghiên cứu; những ñối tượng có thể tiếp cận dễ dàng và thuận lợi

* Xây dựng phiếu ñiều tra:

Phiếu ñiều tra ñược hoàn thiện thông qua các bước sau:

+ Bước 1: Dự thảo nội dung mẫu phiếu ñiều tra ứng với các mục tiêu

nghiên cứu

+ Bước 2: Tiến hành ñiều tra thử một số mẫu ở các ñiểm nghiên cứu + Bước 3: Bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thiện mẫu phiếu ñiều tra, ñó

chính là mẫu phiếu ñiều tra chính thức cho các ñiểm chọn nghiên cứu ñề tài

* Nội dung chính của phiếu ñiều tra: trong phiếu ñiều tra là các thông tin thu thập về các khía cạnh sau:

• Các thông tin chung và ñặc ñiểm của ñối tượng phỏng vấn: tên, tuổi, ngành nghề, quê quán, giới tính, trình ñộ văn hóa

• Những thành phần có trong Mạng lưới xã hội của họ

• Những ảnh hưởng của mạng lưới xã hội ñến việc làm và ñời sống

• Một số ý kiến khác

Trang 37

3.2.2 Phương pháp xử lý thông tin

Sử dụng kết hợp phần mền SPSS 16.0 và phần mềm EXCEL ñể tổng hợp và tính toán, vẽ biểu ñồ ñể xử lý thông tin

* Phương pháp xử lý số liệu bằng SPSS 16.0 for Windows

Thông tin sau khi thu thập từ phỏng vấn bằng bảng hỏi ñược xử lý bằng

phần mềm thống kê SPSS 16.0 for Windows Dựa trên cơ sở các câu hỏi ñã

ñược ñưa ra trong bảng hỏi, sau khi thu thập thông tin trên thực ñịa, chúng tôi

sử dụng phầm mềm thống kê ñể phân loại dữ liệu, mã hóa và nhập dữ liệu, tính toán tần số, tần suất cũng như kiểm ñịnh mối quan hệ giữa các yếu tố trong nghiên cứu

Chúng tôi sử dụng Chi – Square ñể kiểm ñịnh xem có tồn tại mối quan

hệ giữa hai yếu tố ñang nghiên cứu trong tổng thể hay không Kiểm ñịnh này gọi là kiểm ñịnh tính ñộc lập

1 ðặt giả thuyết thống kê: - Giả thuyết không H0: Hai biến ñộc lập với nhau

- Giả thuyết ñối H1: Hai biến có quan hệ với nhau

2 Tính toán ñại lượng: (Oij – Eij)

χ 2 : ðại lượng Chi - Square dùng ñể kiểm ñịnh

Oij : Tần số quan sát thực tế trong ô bảng chéo

Eij : Tần số quan sát lý thuyết trong ô bảng chéo c: Số cột của bảng

r: Số dòng của bảng

Eij ñược tính theo công thức sau:

Ri x Cj

Trang 38

Ri : Tổng số quan sát của dòng thứ i

Cj : Tổng số quan sát cột thứ j

Từ công thức tính χ 2 có thể thấy ngay là χ 2 = 0 khi tất cả các tần số quan sát bằng với tấn số mong ñợi, tức là lúc này không có mối liên hệ nào giữa 2 biến Mặc dù Chi – bình phương có thể = 0, no không bao giờ nhận giá trị âm O khác biệt với E càng nhiều thì giá trị χ 2 tính ñược càng lớn, nghĩa là lúc này có mối quan hệ giữa 2 biến

3 Tìm giá trị giới hạn χ 2 (r-1) (c-1), ∞

Kết quả kiểm ñịnh Chi – Square tìm giá trị giới hạn ở bậc tự do 9 và mức ý nghĩa 0.05 (ứng với ñộ tin cậy 95%) Mức ý nghĩa quan sát này thường ñược gọi là P – value hay Sig (Observed significancel level) hay vắn tắt hơn

là ∞ Với mức ñộ tin cậy 95%, nguyên tắc kiểm ñịnh là:

+ Trình ñộ học vấn và số con trong gia ñình

+ Trình ñộ học vấn và nhìn nhận tính ổn ñịnh của công việc

3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

3.2.3.1 Công cụ phân tích và xử lý số liệu

Số liệu ñiều tra sau khi thu thập ñủ ñược tôi tiến hành kiểm tra, rà soát, loại bỏ những thông tin không hợp lý, sẽ mang lại sai số quá lớn cho mẫu ñiều tra, từ ñó tiến hành ñiều tra mẫu bổ sung (nếu cần), chuẩn hóa lại các thông tin làm cơ sở cho việc thiết lập hệ thống số liệu có cơ sở khoa học và thực tiễn

Trang 39

Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ñược thực hiện với sự trợ giúp của phần mềm SPSS và EXCEL trên máy vi tính

3.2.3.2 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này giúp mô tả về toàn bộ thực trạng Mạng lưới xã hội của nhóm lao ñộng nữ, các ảnh hưởng của mạng lưới Từ ñó có thể ñưa ra những giải pháp thích hợp

3.2.3.3 Phương pháp so sánh

ðây là phương pháp sử dụng nhiều trong nghiên cứu, chúng tôi sử dụng phương pháp này ñể so sánh giữa những thay ñổi trong việc làm và ñời sống hiện tại và trước ñây, mức ñộ chia sẻ của các nhóm ñối tượng

3.2.3.4 Phương pháp minh họa bằng biểu ñồ, hình ảnh

Phương pháp này ñược dùng khá phổ biến trong bài ñể thấy rõ ñược sự khác nhau về công việc, thu nhập và cuộc sống của 3 nhóm lao ñộng di cư trên ñịa bàn Hà Nội

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong ñề tài

- Các chỉ tiêu mô tả ñặc ñiểm nhóm lao ñộng nữ di cư tự do (tuổi, trình

ñộ học vấn, tình trạng hôn nhân, số năm ra hà nội, số con trong gia ñình, thu nhập của hộ, nguồn gốc xuất cư.)

- Các tiêu chí mô tả mạng lưới và Mạng lưới xã hội của lao ñộng nữ di

cư tự do (loại kết nối, số người kết nối, mối quan hệ với cá nhân (tổ chức), hình thức kết nối, cách thức kết nối, kết quả có ñược từ sự kết nối mạng lưới

xã hội)

- Kết quả có ñược thông qua Mạng lưới xã hội

- Các chỉ tiêu ñánh giá ảnh hưởng của Mạng lưới xã hội (người tư vấn, ñịnh hướng di cư, tìm kiếm công việc; người giúp ñỡ trong công việc, ñời sống hàng ngày ) ñến việc làm và ñời sống của lao ñộng nữ di cư tự do

Trang 40

4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1 Thực trạng Mạng lưới xã hội của những lao ñộng nữ di cư tự do

4.1.1 Những thông tin chung và ñặc ñiểm nhóm lao ñộng nữ di cư

a/ Quê quán

Lao ñộng nữ di cư vào thành phố Hà Nội, họ ñến từ rất nhiều vùng quê khác nhau, với các lý do di cư rất ña dạng Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy họ chủ yếu ñến từ các vùng miền xung quanh khu vực Hà Nội Tập trung nhiều ở các tỉnh như Hà Nội (18%), Hưng Yên (18%), Hà Nam (16%), Hòa Bình (15%) Cụ thể:

Bảng 4.1: Quê quán của lao ñộng nữ nghiên cứu

Nguồn: Số liệu tổng hợp từ phiếu ñiều tra

Có sự tập trung này là vì ñây là các tỉnh cách Hà Nội không xa, giao thông ñi lại dễ dàng, thuận tiện ðiều ñặc biệt ở ñây là có một số ñáng nói những lao ñộng này ñến từ Hà Nội, ñiều này cũng dễ giải thích Vì hiện nay,

Hà Nội mở rộng, tỷ lệ những người dân sống ở Nông thôn trong thành phố tương ñối cao, những khu vực ven ñô, người dân sống bằng nông nghiệp vẫn còn nhiều, cuộc sống của họ vẫn còn rất khó khăn Chính vì vậy, họ di

Ngày đăng: 10/04/2015, 03:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. ðặng Nguyên Anh (số 2/1998), Vai trò của mạng lưới xã hội trong quá trình di cư, Tạp chí xã hội học Khác
2. Nguyễn Văn Chớnh (số 2/1996), Vấn ủề chợ lao ủộng ở Hà Nội, Tạp chớ Xã hội học Khác
3. Trần Thị Hải Hà (2009), Nghiờn cứu việc làm và ủời sống của lao ủộng nữ di cư tự do trờn ủịa bàn thành phố Hà Nội Khác
4. Lê Ngọc Hùng (số 2/2003), Lý thuyết và phương pháp tiếp cận mạng lưới xã hội: trường hợp tìm kiếm việc làm của sinh viên – tạp chí xã hội học Khác
5. Nguyễn Thanh Tõm (số 6/2003), Một số quan ủiểm lý thuyết về di dõn và phụ nữ di cư, Tạp chí Khoa học về Phụ nữ Khác
6. Hồ Khỏnh Thiện (2006), Nụng dõn ủối mặt với thất nghiệp Khác
7. Nguyễn Thỳy Lành – Nguyễn Thiờn Hảo (số 3/2001), Lao ủộng nữ di cư từ nụng thụn ra thành thị và vấn ủề chăm súc sức khỏe, Tạp chớ khoa học và phụ nữ Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w