và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Lạng Sơn trong thời gian tới
Xây dựng BIDV thành một tập đoàn tài chính- tín dụng đa năng (đa khách hàng, đa thị phần, đa thị trường, đa sở hữu trong đó sở hữu Nhà nước là chủ đạo). Với mô hình tổ chức phù hợp, có Trung tâm điều hành và các đơn vị thành viên hợp lý – tổ chức theo nhóm khách hàng lớn, theo nhóm sản phẩm ở những địa bàn cần thiết
Quản trị điều hành hoạt động Ngân hàng theo đúng pháp luật, từng bước theo thông lệ (theo các nguyên lý quản lý Ngân hàng trong nền kinh tế thị trường)
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh doanh, tăng trưởng liên tục phù hợp với tốc độ phát triển kinh tế của đất nước, có cơ cấu hợp lý và bảo đảm an toàn hệ thống.
Tiếp tục phát huy kinh nghiệm, Ngân hàng truyền thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường, phục vụ đắc lực cho đầu tư phát triển.
Phát huy nội lực và truyền thống, tranh thủ sự hợp tác chặt chẽ toàn diện cùng phát triển và hội nhập của hệ thống Ngân hàng trong và ngoài nước, đổi mới mạnh mẽ để hội nhập
Mục tiêu – phương châm kinh doanh:
“Chất lượng – Tăng trưởng bền vững – Hiệu quả - An toàn”
Chất lượng: Nâng cao chất lượng hoạt động thông qua việc thực hiện phân loại nợ xấu, phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro đối với dư nợ Tín dụng thương mại ; Tăng cường kiểm soát và hạn chế nợ xấu phát sinh. Nâng cao chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng
Tăng trưởng bền vững: Mở rộng và tăng thị phần hoạt động dịch vụ, huy động vốn; đảm bảo tăng trưởng quy mô phù hợp với năng lực tài chính và khả năng kiểm soát rủi ro. Đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ tài chính, đưa vào khai thác các sản phẩm dịch vụ mới; Gắn tăng trưởng hoạt động dịch vụ với ứng dụng công nghệ hiện đại. Tiếp tục mở rộng và
phát triển mạng lưới và các kênh phân phối ở các thành phố lớn trọng điểm, các tỉnh vùng kinh tế động lực; Có kế hoạch nâng cấp hệ thống các điểm đặt ATM, POS… để chuyển mạnh sang bán lẻ phục vụ dân cư, phục vụ tiêu dùng.
Hiệu quả: Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động thông qua việc điều chỉnh cơ cấu tài sản nợ - tài sản có theo hướng : tăng hoạt động dịch vụ, hoạt động đầu tư vốn, tăng tín dụng ngắn hạn trong đó tập trung vào tín dụng thương mại xuất khẩu, tín dụng ngoài quốc doanh, tín dụng tiêu dùng,…tập trung cho những lĩnh vực, khu vực, ngành nghề, địa bàn có khả năng sinh lời và nguồn thu tín dụng lớn đảm bảo tăng trưởng nhưng an toàn và hiệu quả cao.
An toàn: Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, phấn đấu đạt chỉ số an toàn vốn theo đúng lộ trình quy định của NHNN tại QĐ 457 và hướng dần theo thông lệ, chuẩn mực quốc tế.
Các mục tiêu định hướng đối với các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu giai đoạn tới
Nguồn vốn:
- Đáp ứng đủ vốn cho nhu cầu tín dụng và đầu tư - Đẩy mạnh kinh doanh vốn thu lợi nhuận.
- Đảm bảo an toàn vốn (tính thanh khoản và chênh lệch kỳ hạn thực tế) - Tăng cường huy động vốn dài hạn
Tín dụng:
- Xây dựng nền khách hàng vững chắc
- Thị trường mới cho ngân hàng là khối khách hàng cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ
- Tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn, giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn - Phát triển tín dụng tiêu dùng, tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ - Nâng cao chất lượng tín dụng, giảm dần tỷ lệ nợ xấu xuống mức thông lệ. - Thực hiện phân loại nợ xấu, phấn đấu trích đủ dự phòng rủi ro
Đầu tư:
- Phát triển đầu tư tài chính, bảo hiểm, quản lý quỹ đầu tư
- Phát triển kinh doanh chứng khoán (cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trong nước, trái phiếu Chính phủ nước ngoài và Việt Nam)
- Đầu tư bất động sản với hình thức và quy mô hợp lý, an toàn. - Tham gia hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)
Dịch vụ:
- Gắn tăng trưởng hoạt động dịch vụ với ứng dụng công nghệ hiện đại
- Phát triển dịch vụ đi kèm với mở rộng và nâng cao năng lực mạng lưới điểm giao dịch.
- Phát triển các dịch vụ mới qua kênh phân phối ngân hàng điện tử( internet/ phone/ SMS banking) quản lý vốn, dịch vụ cho các khách hàng VIP
Định hướng công tác huy động vốn - Đối với Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam
Với mục tiêu cơ bản là nâng cao chất lượng, khả năng sinh lời và đảm bảo an toàn trong hoạt động, chủ động tham gia các chương trình kinh tế trọng điểm như năng lượng, vật liệu xây dựng, công nghiệp tàu thủy, viễn thông,... Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam lấy cơ sở thực hiện là phải triển khai được chiến lược huy động vốn với các nội dung cơ bản sau:
Một là, phấn đấu thực hiện huy động vốn tăng trưởng với tốc độ bình quân 20% năm để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng.
Hai là, đa dạng hóa hình thức huy động vốn: có tính đến hình thức phát hành trái phiếu quốc tế vay vốn nước ngoài nhằm tài trợ cho các dự án của các doanh nghiệp khách hàng có những dự án đầu tư dài hạn, có tính khả thi cao, dự kiến huy động khoảng 1 đến 1,3 tỷ USD.
Ba là, tiếp tục tăng cường huy động vốn từ dân cư để đảm bảo duy trì nguồn vốn ổn định, tích cực huy động các nguồn vốn trung và dài hạn để đảm bảo cân đối giữa cơ cấu huy động và cho vay
Bốn là, tiếp tục thực hiện tốt vai trò của ngân hàng bán buôn cho dự án tài chính nông thôn II do ngân hàng thế giới tài trợ, góp phần cung ứng nguồn vốn với lãi suất ưu đãi cho phát triển khu vực nông thôn.
Năm là, tích cực xây dựng Liên doanh Quản lý quỹ Đầu tư giữa BIDV với đối tác Mỹ nhằm thúc đẩy chương trình đầu tư trực tiếp và gián tiếp của BIDV và các đối tác kinh doanh vào các doanh nghiệp Việt Nam.
Bên cạnh đó một nội dung quan trọng trong định hướng hoạt động của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã được khởi động từ năm 2005 là tiến hành cổ phần hóa. Vấn đề này vừa phù hợp với chủ trương của Đảng và Chính phủ vừa là nhu cầu cấp thiết đối với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay, đặc biệt trong việc nâng cao năng lực tài chính, cải cách toàn diện hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành, tăng cường sức cạnh tranh.
- Đối với chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Lạng sơn:
Trong thời gian tới chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Lạng Sơn xác định: Nguồn vốn lớn là động lực tạo đà cho việc thực hiện thành công chiến lược phát triển chính vì vậy Ngân hàng tiếp tục duy trì và phát huy các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, nhằm thu hút nguồn vốn lớn nhàn rỗi của dân cư và của các doanh nghiệp.
Hiện nay, nhu cầu nguồn vốn trung và dài hạn để cho vay và tài trợ các dự án có xu hướng ngày càng tăng trong khi đó nguồn vốn huy động trung và dài hạn của Chi nhánh lại rất thấp. Vì vậy việc tính toán cân đối nguồn vốn và đẩy mạnh giải pháp tăng vốn trung và dài hạn để cho vay các dự án lớn, dài hạn trong thời gian tới là hết sức cần thiết.
Bên cạnh đó đặc thù nền kinh tế Việt Nam là tỷ lệ tiền mặt trong lưu thông còn khá lớn, tỷ lệ người dân sử dụng dịch vụ ngân hàng còn thấp. Nhiệm vụ đặt ra là phải từng bước khắc phục tình trạng trên. Chính vì vậy chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và phát triển Lạng sơn xác định định hướng phát triển nguồn vốn trong thời gian tới như sau:
- Tạo ra nguồn tiền gửi ổn định huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế trở thành một nguồn vốn chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của mình giảm bớt sự phụ thuộc vào các nguồn vốn khác hay biến động của thị trường.
- Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng nhằm cung cấp các sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, đặc trưng của ngân hàng để nâng cao uy tín đối với khách hàng, góp phần tạo nguồn vốn ổn định với quy mô, cơ cấu phù hợp với yêu cầu phát triển.
- Đa dạng hóa các hình thức huy động vốn nhằm thu hút tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong các tầng lớp dân cư và tổ chức. Coi trọng, khai thác triệt để các nguồn vốn dưới mọi hình thức theo nhiều kênh khác nhau.
- Chú trọng cải thiện cơ cấu nguồn vốn theo hướng phát triển nguồn vốn trung và dài hạn nhằm giảm tỷ lệ dùng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn từ đó giảm được rủi ro.
- Đảm bảo cơ cấu loại tiền VNĐ và ngoại tệ một cách hợp lý. Luôn theo sát biến động về lãi suất trên thị trường, chỉ đạo của Hội sở chính về lãi suất chỉ đạo và kịp thời điều chỉnh lãi suất huy động vốn.
Gắn chiến lược tạo nguồn vốn với chiến lược sử dụng vốn trong một thể thống nhất, đồng bộ, nhịp nhàng, phát huy cao nhất hiệu quả sử dụng vốn.