Nguồn vốn ủy thác và tín thác

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tiền gửi khách hàng của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 38)

Nguồn ủy thác: gồm cả ủy thác cho vay, ủy thác đầu tư, ủy thác giải ngân, ủy thác cấp phát,…: Đây là nguồn được hình thành do các tổ chức, cá nhân, ủy thác tiền, tài sản vào ngân hàng nhờ ngân hàng cho vay, đầu tư, giải ngân vốn. Cùng với sự phát triển các mối quan hệ đa phương, rất nhiều tổ chức kinh tế xã hội có cùng mục tiêu phát triển như của Ngân hàng, có nguồn tài chính đã sử dụng mạng lưới Ngân hàng như các kênh dẫn vốn tới các mục tiêu kết quả là hình thành nguồn ủy thác, làm gia tăng nguồn vốn cho ngân hàng. Nguồn này khá ổn định, các Ngân hàng thực hiện hộ khách hàng và hưởng hoa hồng, không phải trả lãi tuy nhiên chi phí để có và duy trì chúng là rất đáng kể như phải tìm kiếm các chủ đầu tư, tìm hiểu yêu cầu của họ, nghiên cứu dự án mà họ tài trợ,…

Nguồn tín thác: Không phải tất cả các Ngân hàng đều có năng lực cung cấp dịch vụ tín thác bởi năng lực này phải được các nhà lập pháp thông qua song phần lớn các Ngân hàng lớn và trung bình đều có bộ phận tín thác. Bộ phận tín thác thường cung cấp một lượng rất lớn tiền gửi cho ngân hàng bởi họ quản lí tài sản của khách hàng trong đó có cả khách hàng là cá nhân, tổ chức. Các hoạt động của phòng tín thác có thể chịu sự chỉ đạo của khách hàng cũng có thể thay mặt cho khách hàng đưa ra các quyết định cụ thể ví dụ như lựa chọn tài khoản tiền gửi có lợi nhất cho khách hàng. Tiền gửi tại phòng tín thác đòi hỏi phải tuyệt đối an toàn và được bảo hiểm giống như bảo hiểm tiền gửi. Tín thác được coi là một trong những loại hình dịch vụ cần thiết đem lại lợi nhuận cho khách hàng của ngân hàng song nó thường không đem lại lợi nhuận lớn cho Ngân hàng bởi để có thể cung cấp được dịch vụ tín thác Ngân hàng phải đầu tư một lượng lớn các cán bộ có trình độ cao, chuyên nghiệp tuy nhiên cùng với sự phát triển của các dịch vụ Ngân hàng xu hướng tăng cường đánh phí đối với các dịch vụ, hoạt động kinh doanh tín thác Ngân hàng đã trở thành một nguồn thu phí dịch vụ ngày càng phổ biến.

Tín thác bao gồm tín thác hiện hữu hay tín thác trợ cấp có thể hủy ngang cho phép cán bộ tín thác đại diện cho khách hàng hiện đang sống mà không cần luật pháp phải cho phép, việc này thường giúp khách hàng tránh khỏi những chi phí không nhỏ trong quá trình thực hiện chúc thư khi họ qua đời hoặc không đủ năng

lực pháp lý. Ngoài ra còn có hình thức tín thác chúc thư để thực hiện di chúc, tín thác không hủy ngang cho phép tài sản là quà tặng hoặc có thể sử dụng để phân bổ các quỹ nhận được theo phán quyết của tòa án hoặc theo hợp đồng, tín thác từ thiện

ủng hộ các mục tiêu nhân đạo, tín thác hợp đồng là trường hợp Ngân hàng giữ và quản lý tài sản được sử dụng để làm vật đảm bảo cho việc phát hành chứng khoán của công ty và sau đó thay mặt công ty phát hành mua lại toàn bộ chứng khoán khi mãn hạn.

Như vậy, phòng tín thác thực hiện những vai trò và chức năng rất quan trọng chủ yếu là việc tạo lập mối quan hệ ủy thác với khách hàng, bảo vệ tài sản của khách hàng, ra các quyết định quản lý tài sản và phân bổ lại tài sản, lập kế hoạch cho các bất động sản và đảm bảo rằng bất động sản sẽ được chuyển nhượng cho người có quyền thụ hưởng hợp pháp. Đồng thời, bộ phận tín thác đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút một lượng đáng kể tiền gửi, hơn nữa, nhiều Ngân hàng còn sử dụng phòng tín thác để tạo ra các quỹ đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng tín thác cũng như cho phép ngân hàng tăng quy mô vốn đầu tư nhanh hơn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao công tác huy động vốn tiền gửi khách hàng của Ngân hàng BIDV – Chi nhánh Lạng Sơn (Trang 38)

w